• Trang Chủ
  • Thông Tin
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút - Văn học
    • Tự truyện
    • Nghệ thuật
    • Truyện ngắn
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Nhật ký hành trình
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Giới thiệu sách mới
  • Giáo Dục
    • Thai giáo
    • Thiếu nhi
    • Thanh niên
    • Hôn nhân
    • Kiến thức
    • Phật giáo
    • Gia Đình Phật Tử
  • Nghiên Cứu
    • Lịch sử
    • Phật học
    • Khoa học
    • Văn học
    • Văn hóa
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Máy ảnh - Lens
    • Gia Đình Phật Tử
  • Tam Tạng
    • Kinh
    • Luật
    • Luận
  • Tự Viện
    • Di tích
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Nghệ Thuật
    • Điện ảnh
    • Kiến trúc
    • Hội họa
    • Thư pháp
    • Đồ họa
    • Sân khấu
    • Âm nhạc
  • Pháp Âm
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Khóa tu
    • Audio Phật giáo
    • Video Phật giáo
    • Nhật ký du lịch
  • Media Đất Việt
    • Đất Việt Media
  • Hoa Sen Audio
    • Audio
    • Media Audio
    • Truyện Dài
    • Lời Phật Dạy
  • Đọc Sách
    • Văn Học Phật Giáo
    • Văn Học Dân Gian
    • Văn Học Hiện Đại
    • Văn Học Nước Ngoài
    • Sách Hay
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Thông Tin
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút - Văn học
    • Tự truyện
    • Nghệ thuật
    • Truyện ngắn
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Nhật ký hành trình
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Giới thiệu sách mới
  • Giáo Dục
    • Thai giáo
    • Thiếu nhi
    • Thanh niên
    • Hôn nhân
    • Kiến thức
    • Phật giáo
    • Gia Đình Phật Tử
  • Nghiên Cứu
    • Lịch sử
    • Phật học
    • Khoa học
    • Văn học
    • Văn hóa
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Máy ảnh - Lens
    • Gia Đình Phật Tử
  • Tam Tạng
    • Kinh
    • Luật
    • Luận
  • Tự Viện
    • Di tích
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Nghệ Thuật
    • Điện ảnh
    • Kiến trúc
    • Hội họa
    • Thư pháp
    • Đồ họa
    • Sân khấu
    • Âm nhạc
  • Pháp Âm
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Khóa tu
    • Audio Phật giáo
    • Video Phật giáo
    • Nhật ký du lịch
  • Media Đất Việt
    • Đất Việt Media
  • Hoa Sen Audio
    • Audio
    • Media Audio
    • Truyện Dài
    • Lời Phật Dạy
  • Đọc Sách
    • Văn Học Phật Giáo
    • Văn Học Dân Gian
    • Văn Học Hiện Đại
    • Văn Học Nước Ngoài
    • Sách Hay
  • Trang chủ

  • Giáo Dục

  • Phật giáo

Chắp tay trong Phật giáo có ý nghĩa gì?

Ngày đăng: 14:06:11 04-01-2019 . Xem: 1139
  • Google +
  • Tweet

Trong nghi thức hằng ngày, khi lễ Phật, khi chào nhau, người Phật tử thường chắp tay và niệm Phật. Chắp tay là một trong những ấn tướng quan trọng của Phật giáo.

Hành động chắp tay trong Phật giáo gọi là hiệp chưởng, hợp thập hay hợp trảo. Chấp tay được biểu hiện bằng hình thức là hai bàn tay úp vào nhau, các ngón tay khít lại, lòng bàn tay rỗng không, trông như hình chiếc búp sen sắp nở.

Trên các bức tượng, phù điêu, họa ảnh… về Phật giáo ta thường thấy chư Phật, chư Bồ tát, Thánh tăng, tay thường bắt ấn quyết, đó là những ấn tướng thể hiện những ý nghĩa khác nhau trong giáo lý đạo Phật. Trong những ấn quyết đó có một ấn quyết được thực hiện nhiều khi lễ Phật, vái Phật, xá chào… gọi là hiệp chưởng, nghĩa là hai lòng bàn tay úp vào nhau.

Theo tinh thần Phật giáo, hai bàn tay chắp lại trước ngực, biểu thị lòng tôn kính, sự tập trung tư tưởng, thiền định, nhất tâm, tán dương và ca ngợi. Đồng thời, kế thừa và phát triển tư tưởng truyền thống, Phật giáo cho rằng, chắp tay có ý nghĩa dung hợp các phạm trù đối lập, biểu thị thật tướng của vũ trụ vạn pháp, tìm về với bản nguyên chân diện mục của pháp giới.

Chỉ riêng về ấn tướng hiệp chưởng này, trong giáo lý Phật giáo đã được nhắc đến trong nhiều Kinh. Kinh Pháp Hoa, phẩm Phương Tiện, dạy: “cung kính hiệp chưởng lễ”, chắp tay là thể hiện sự kính lễ được phát khởi.


Sau đây là 16 ý nghĩa của chắp tay trong Phật giáo:

1. Hai bàn tay khép lại biểu thị cho hòa bình, hữu nghị, đoàn kết và hợp tác, không tranh đấu và không làm tổn thương người khác.

2. Khoảng trống giữa hai lòng bàn tay biểu thị lý chân không, ý nghĩa là chúng ta phải ngộ nhập tính Không của vạn pháp.

3. Hai lòng bàn tay khép lại với nhau biểu thị hai tay chấm dứt vọng động, không còn phan duyên, không còn tạo nghiệp vì tham, sân, si.

4. Mu bàn tay hướng ra ngoài biểu thị ngoại cảnh lục trần, lòng bàn tay hướng vào trong biểu thị giác tâm bồ đề, vì vậy chắp tay còn có ý nghĩa là đi ngược cảnh trần, tìm về giác tâm.

5. Tay phải, tay trái là do vọng tưởng, chấp trước mà có. Kỳ thực phải hay trái đều là giả danh, đều là hư vọng. Chắp hai tay làm một, không còn có phải trái, rời tướng phân biệt, bình đẳng nhất như.

6. Mười ngón tay khép lại với nhau biểu thị mười pháp giới quy về nhất tâm, tất cả đều do tâm tạo, tất cả đều từ tâm mà biến hiện ra.

7. Mười ngón tay biểu thị mười phương, chắp lại trước ngực, có nghĩa là chúng sanh trong mười phương đều bình đẳng, cũng có nghĩa là nhiếp thủ chúng sanh trong mười phương quy hướng Phật đạo. Mười ngón tay còn biểu thị cõi Phật trong mười phương, chắp lại trước ngực, có nghĩa là cúng dường chư Phật, Bồ-tát trong mười phương bằng tâm cung kính, cũng có nghĩa là nhiếp thủ công đức của cõi Phật trong mười phương để trang nghiêm tự tâm, thành tựu căn lành.

8. Phật tử gặp nhau chắp tay niệm “A Di Đà Phật” chính là quy hướng biển nguyện nhất thừa của đức Di Đà, bất thoái thành Phật. Cũng biểu thị cõi Phật mười phương cùng xưng tán A Di Đà Phật, cùng tuyên dương pháp môn Tịnh Độ.

 

9. Mười ngón tay chắp lại trước ngực biểu thị chúng ta phải tu mười ba-la-mật mới có thể thành Phật. Ngoài ra, mười huyền môn Hoa Nghiêm hay mười nguyện vương Phổ Hiền đều biểu thị sự viên mãn; cho nên, mười ngón tay chắp lại chính là biểu thị khả năng viên thành Phật quả.

10. Tay trái thường tĩnh, biểu thị “thông hiểu”; tay phải thường động, biểu thị “thực hành”; hai tay chắp lại biểu thị hiểu và hành hợp nhất, có như vậy mới thành tựu được vô thượng bồ đề.

11. Tay trái thường tĩnh, biểu thị “tự giác” (tự mình giác ngộ); tay phải thường động, biểu thị “giác tha” (giúp cho người khác giác ngộ); hai tay chắp lại biểu thị kết hợp tự giác với giác tha, có như vậy mới là hành giả Bồ-tát, có như vậy mới được giác hạnh viên mãn.

12. Tay trái biểu thị nguyện, tay phải biểu thị hạnh, hai tay chắp lại biểu thị nguyện và hạnh hợp nhất, lấy nguyện để khởi hạnh, lấy hạnh để chứng nguyện, có như vậy đại nguyện mới viên thành.

13. Hai tay chắp lại biểu thị các pháp bình đẳng, không phân cao thấp. Thiền tịnh không hai, tịnh mật chẳng khác, tuy phương pháp bất đồng, nhưng bản chất giống nhau, cùng chung một mục đích.

14. Hai tay trái phải hợp thành một thể biểu thị lý “không hai”. Phiền não và bồ đề không hai, tự hành và hóa tha không hai, tự Phật và tha Phật không hai, tánh và tướng không hai…

15. Chắp tay chính giữa ngực biểu thị lý trung đạo, không chấp vào hai bên như: thường hay đoạn, không hay có.

16. Hai tay chắp lại giống như nụ hoa chưa nở, biểu thị nhân địa tu hành. Khi hoa nở cũng là lúc thành tựu bồ đề.

Trong đời sống tu hành hằng ngày của những người con Phật, những tín đồ Phật tử, khi gặp nhau họ cũng chắp tay chào hỏi nhau. Ngoài những ý nghĩa kinh điển như đã nói ở trên, hành động đó còn mang nhiều ý nghĩa nhân văn khác. Người đối diện mình đây có thể là một con người bình thường, hay một vị tu hành mật hạnh, một vị Thánh Tăng cao đạo, hay biết đâu là một vị Bồ tát thị hiện, nên chắp tay xá chào người là hành động không chỉ thể hiện sự khiêm từ, kiệm đức, mà còn là sự cung kính trước một chủng tử Bồ Đề, một hiện thân của chư Phật, một con người có hạt giống tâm thiện lành có thể sẽ thành Phật trong kiếp vị lai.

Ảnh:Internet

Theo Lâm Linh (TH)

 

Chia Sẻ
  • Google +
  • Tweet
Các Tin Khác
  • Giáo Dục Và Lòng Biết Ơn – Nền Tảng Xây Dựng Nhân Cách Và Xã Hội

    Giáo Dục Và Lòng Biết Ơn – Nền Tảng Xây Dựng Nhân Cách Và Xã Hội

  • 
Ở NHÀ PHẢI HIẾU (NHẬP TẮC HIẾU)

    Ở NHÀ PHẢI HIẾU (NHẬP TẮC HIẾU)

  • PHÉP NGƯỜI CON-THÁNH NHÂN DẠY

    PHÉP NGƯỜI CON-THÁNH NHÂN DẠY

  • PHÉP TẮC NGƯỜI CON

    PHÉP TẮC NGƯỜI CON

  • Bốn thứ che tâm.

    Bốn thứ che tâm.

Thai giáo

Phương pháp dạy con khi mang thai theo tinh thần Phật giáo

Phương pháp dạy con khi mang thai theo tinh thần Phật giáo

Thiếu nhi

Tính kiêu ngạo của con trẻ. Nguyên nhân và cách khắc phục?

Tính kiêu ngạo của con trẻ. Nguyên nhân và cách khắc phục?

  • 13 điều quan trọng người mẹ nên dạy con trai

    13 điều quan trọng người mẹ nên dạy con trai

  • 10 cách giáo dục con bằng lời nói

    10 cách giáo dục con bằng lời nói

Thanh niên

Câu chuyện thuần phục thiên lý mã và bài học sâu sắc về cách tôi luyện con người.

Câu chuyện thuần phục thiên lý mã và bài học sâu sắc về cách tôi luyện con người.

  • Luôn luôn ca thán khó khăn, đừng hỏi tại sao mãi thất bại!

    Luôn luôn ca thán khó khăn, đừng hỏi tại sao mãi thất bại!

  • Trưởng thành là không lấy người khác để đo lường cuộc đời mình.

    Trưởng thành là không lấy người khác để đo lường cuộc đời mình.

Hôn nhân

Đàn ông lấy được người phụ nữ này còn hơn có cả thiên hạ.

Đàn ông lấy được người phụ nữ này còn hơn có cả thiên hạ.

  • Điều kiện của hạnh phúc

    Điều kiện của hạnh phúc

  • Đừng làm khổ nhau

    Đừng làm khổ nhau

Kiến thức

Hãy hiểu tính chất cuộc thi Olympia Việt Nam

Hãy hiểu tính chất cuộc thi Olympia Việt Nam

  • Những triết lý của MAHATMA GANDHI...

    Những triết lý của MAHATMA GANDHI...

  • Những tố chất cần thiết để thành công

    Những tố chất cần thiết để thành công

Phật giáo

Giáo Dục Và Lòng Biết Ơn – Nền Tảng Xây Dựng Nhân Cách Và Xã Hội

Giáo Dục Và Lòng Biết Ơn – Nền Tảng Xây Dựng Nhân Cách Và Xã Hội

  • 
Ở NHÀ PHẢI HIẾU (NHẬP TẮC HIẾU)

    Ở NHÀ PHẢI HIẾU (NHẬP TẮC HIẾU)

  • PHÉP NGƯỜI CON-THÁNH NHÂN DẠY

    PHÉP NGƯỜI CON-THÁNH NHÂN DẠY

Gia Đình Phật Tử

Màu áo Lam nuôi dưỡng tâm tánh

Màu áo Lam nuôi dưỡng tâm tánh

  • GĐPT Bà Rịa Vũng Tàu tu Bát Quan Trai kỳ 2/2016

    GĐPT Bà Rịa Vũng Tàu tu Bát Quan Trai kỳ 2/2016

  • Thương mấy tiếng hót chim Oanh

    Thương mấy tiếng hót chim Oanh

  • Trang Chủ
  • Thông Tin
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Nghiên Cứu
  • Media Đất Việt
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Tam Tạng
  • Nghệ Thuật
  • Giáo Dục
  • Hoa Sen Audio
  • Đọc Sách


Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email: thichnhatchieu@gmail.com 
Ghi rõ nguồn www.hoasendatviet.com - Hoa Sen Đất Việt  khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Copyright by Lotus is traditional flower of Vietnam -  www.hoasendatviet.com. Designed by HSĐV