Suy nghĩ hướng giáo dục Phật giáo cho tuổi trẻ
Ngày đăng: 02:37:54 11-01-2016 . Xem: 22604
Tuổi trẻ học Phật không có mục đích trở thành nhà nghiên cứu Phật học, mà học Phật là tự thực tập khả năng tư duy bén nhạy, linh hoạt, để có thể nhìn thẳng vào bản chất sự sống. Cho nên, sự học Phật pháp không hề cản trở sự học thế gian pháp
>> Giáo dục Phật giáo
>> Tôn giáo - Văn Hóa - Đạo Đức
Phật Giáo Việt Nam đang chứng kiến những xáo trộn và khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử. Các mô hình tổ chức, những lễ tiết sinh hoạt, từ ma chay, cưới hỏi các thứ, được cố gắng rập khuôn theo mô hình phương Tây một cách vội vã đã làm xói mòn phần nào truyền thống tâm linh của dân tộc. Thêm vào đó, dưới tác động của xã hội tiêu thụ, và sức ép của quyền lực chính trị làm nảy sinh những tâm trạng bệnh hoạn do bởi quan điểm thế quyền và giáo quyền thiếu nền tảng giáo lý. Tình trạng đó tất nhiên đã có những tác động tiêu cực lên đường hướng giáo dục thanh niên Phật Tử Việt Nam.
Ngày nay, nói đến tuổi trẻ Việt Nam, có lẽ nên tượng hình như hai đường thẳng mà điểm hội tụ là một điểm trong xã hội tiêu thụ. Ðó là hai bộ phận tuổi trẻ trong nước và ngoài nước. Tuy tất cả cùng được giáo dục theo mô hình giáo dục phương Tây, nhưng do khác biệt định chế xã hội dựa trên quyền lực chính trị chứ không phải do xu hướng phát triển tự nhiên. Ðó là sự khác biệt, giả tạo như vũng sình, không biết đâu là chỗ chắc thật để bám vào mà thoát thân. Tuổi trẻ Việt Nam đang bị bật rễ, do đó có nguy cơ mất hướng, hay thực sự đã mất hướng. Tuổi trẻ của đạo Phật Việt Nam cũng không ngoại lệ, và không dễ dàng vượt qua tình trạng mất hướng này. Ở đây tôi nói mất hướng là nhìn từ điểm đứng dân tộc. Tuổi trẻ ở nước ngoài chỉ cần quên, hay tạm thời quên, nguồn gốc Việt Nam của mình, thì hướng đi cho nhân cách được xác định ngay từ khi vừa bước chân vào cổng đại học. Nói cách khác, tuổi trẻ Việt Nam hải ngoại không phải hoàn toàn bị bật rễ, nhưng ở trong tình trạng di thực. Quýt phương Nam đem trồng trên đất phương Bắc, có thể ngọt hơn, có thể chua hơn, và cũng có thể èo uột vì không hợp phong thổ. Tuổi trẻ trong nước là thân cây còn dính chặt với gốc rễ trên bản địa. Nhưng để sinh tồn, và muốn phát triển nhanh chóng, bị sức hút của sự thăng tiến tác động từ bên ngoài, nên có nguy cơ bật rễ. Ðại bộ phận tuổi trẻ Việt Nam ngày nay biết rất ít về quá khứ ông cha mình, đã yêu nhau như thế nào, đã suy nghĩ như thế nào để bắt kịp những giá trị tâm linh phổ quát của nhân loại.
Tuổi trẻ của đạo Phật Việt Nam tuy có thể được tin tưởng là còn cố bám chặt lấy gốc rễ truyền thống để vươn lên, nhưng do sự thiếu trách nhiệm hoặc thiếu nhận thức về hướng đi của thời đại của những người đang đứng trên cương vị giáo dục vô tình chẳng khác nào bác sỹ không còn biết liệu pháp nào hay hơn là cho uống thuốc ngủ để người bịnh quên đi những nhức nhối của thời đại mà tuổi trẻ cần phải biết để chọn hướng đi tương lai cho đời mình. Mặt khác, do sức ép chính trị mà tuổi trẻ cần phải được tập hợp thành lực lượng tiền phong và hậu bị để bảo vệ chế độ, do đó việc giảng giải đạo Phật cho tuổi trẻ không được phép vượt qua các cổng chùa. Bên trong cổng chùa, tuổi trẻ chỉ được giảng dạy những ý nghĩa vô thường hay vô ngã không như là quy luật vận động để tồn tại, phát triển và hủy diệt của thiên nhiên và xã hội, mà như là một bức tranh toàn xám của cuộc đời được tô trét bởi những người mà tuổi đời đã mệt mỏi với những thành công và thất bại đã làm thui chột ý chí.
Trong một xã hội mà các giá trị tâm linh truyền thống đang bị băng hoại, một số thanh niên tác quái tại các đô thị lớn dựa vào quyền lực chính trị của cha chú, hay tiền của bất chính của bố mẹ; một số khác miệt mài học chỉ để làm thuê, làm những người nô lệ kiểu mới trung thành với những ông chủ giàu sụ. Một số khác, cam chịu thân phận nghèo đói, thất học, cam chịu tất cả nhục nhã của một dân tộc nghèo nàn lạc hậu. Trong tình trạng đó, sự hiện diện của các Đoàn Sinh Gia Đình Phật Tử, những đơn vị tập hợp các thanh niên biết tìm lẽ sống cho bản thân, thật sự là một thách thức xã hội, mà quyền lực chính trị cảm thấy như một đe dọa nếu không vận dụng được để phục vụ cho tham vọng đen tối, mà vì tham vọng ấy có khi sẵn sàng mãi quốc cầu vinh. Như thế thì, tất nhiên là ảo tưởng khi nói rằng, chúng ta chỉ tập họp tuổi trẻ để dạy đạo, không cần biết cái gì khác nữa. Nói thế chẳng khác nào lùa những nai con vào một chỗ để cho cọp dữ dễ dàng thao túng.
Tất nhiên, đất nước cần tuổi trẻ để xây dựng. Ðạo pháp cũng cần tuổi trẻ để thể hiện bản hoài tiếp vật lợi sinh của mình. Theo bản hoài đó, giáo dục đạo Phật cho tuổi trẻ không chỉ có mục đích chiêu dụ họ vào trong bốn vách tường nhà chùa để cách ly những phòng trà, hộp đêm, những môi trường cám dỗ, sa đọa. Tuy nhiên, cơ bản giáo dục đạo Phật vẫn phải là rèn luyện đạo đức, phát triển trình độ nhận thức tâm linh.
Trước hết, hãy nói về rèn luyện đạo đức. Ở đây hoàn toàn không có vấn đề nhồi nhét những tín điều đức lý. Nghĩa là, không nói với tuổi trẻ không được làm điều nầy, không được làm điều kia. Tuổi trẻ có thể làm bất cứ điều gì mà họ tự thấy thích ứng với thời đại. Nhưng không để cho tuổi trẻ bị lôi cuốn bởi những yếu tố độc hại của thời đại, không bị lệch hướng nhận thức bởi các phong trào thời thượng, do đó cần thiết lập một không gian an toàn, và di động. Không gian an toàn đó là Bồ-đề tâm. Tính di động, đó là Vô Trụ xứ của Bồ-tát. Chúng ta cần nói thêm hai điểm này.
Lớn lên tại các đô thị phồn vinh, rồi bước vào xã hội với học vị cao, mức sống ổn định, một bộ phận tuổi trẻ ít khi trực tiếp sống với những đau khổ của các bạn trẻ khác ở những vùng đất tối tăm xa lạ. Thiếu đồng cảm về những khổ đau của đồng loại, do đó cũng thiếu luôn cả nhận thức về thực chất của sự sống, không thể hiểu hết tất cả ý nghĩa thiết cốt của khát vọng sinh tồn. Cho nên, đưa đạo Phật đến với tuổi trẻ, phải có nghĩa là đưa tuổi trẻ đến giáp mặt với thực tế của sinh tồn. Ðó là làm phát khởi bồ đề tâm nơi tuổi trẻ: Ở nơi nào hiểm nạn, tôi nguyện sẽ là cầu đò. Nơi nào tối tăm, tôi nguyện sẽ là ngọn đuốc sáng. Ðây có thể là ước nguyện xa vời, thậm chí sáo rỗng đối với một số người. Nhưng đó chính là mặt đất kim cang để trên đó tuổi trẻ tự vạch hướng đi cho mình, tự quy định những giá trị sống thực cho chính đời mình.
Về tính di động, đó là tính mở rộng, không tự câu thúc vào trong một không gian xã hội chật hẹp, để có thể có tầm nhìn xa hơn, vượt ngoài thành kiến và truyền thống khép kín của xã hội mình đang sống. Nói cụ thể hơn, tuổi trẻ được giáo dục để luôn luôn ở trong tư thế sẵn sàng lên đường. Ðến bất cứ nơi nào trên trái đất này, nơi mà đau khổ được sống thực hơn, hạnh phúc được trắc nghiệm chân thực hơn. Trong một ý nghĩa khác, tính di động như vậy đồng nghĩa với tính phiêu lưu. Từ khi sống tại những đô thị được xem là ổn định, nhân loại đã dập tắt đi tính phiêu lưu nơi tuổi trẻ, nhưng khơi dậy tính du lịch nơi người lớn đi tìm những lạc thú mới để thay đổi khẩu vị thường nhật.
Tinh thần Vô Trụ Xứ tất nhiên có nhiều điểm khác biệt. Vô Trụ Xứ nói, không trụ sinh tử, không trụ Niết-bàn. Ðó là tinh thần khai phóng, không bị buộc chặt vào bất cứ giá trị truyền thống nào. Tuổi trẻ cần được học hỏi để sống với tinh thần khai phóng và bao dung, để tự mình định giá chuẩn xác giá trị các nền văn minh nhân loại, tự mình chọn hướng đi thích hợp trong dòng phát triển hài hòa của tất cả các nền văn minh nhân loại, tuy khác biệt tín ngưỡng, khác biệt tập quán tư duy, khác biệt cả phong thái sinh hoạt thường nhật.
Về sự phát triển trình độ nhận thức tâm linh nơi tuổi trẻ, ở đây chúng ta nói đến sự học tập thông qua kinh điển truyền thống. Tam tạng Thánh điển là kho tàng kiến thức bao la. Dựa trên những lời dạy căn bản của đức Phật về giá trị của sự sống, bản chất của đau khổ và hạnh phúc, trên đó nhiều quy luật về thiên nhiên, về xã hội, về tâm lý, ngôn ngữ, của con người lần lượt được phát hiện qua nhiều thời đại trong nhiều khu vực địa lý có truyền thống lịch sử khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng, trong toàn bộ lịch sử các nền văn minh nhân loại, đang tồn tại hay đã biến mất, không một học thuyết nào mà không từng bị nhận thức của người đời sau vượt qua. Có học thuyết bị vượt qua và bị đào thải luôn. Có học thuyết bị vượt qua, rồi được phục hoạt. Nhưng có rất ít học thuyết được phục hoạt mà bản chất không bị biến dạng. Biến dạng cho đến mức nếu so sánh với quá khứ, nó như là quái thai. Giáo lý của Phật khẳng định quy luật vô thường, nên vấn đề là khế lý và khế cơ, chứ không phải là vấn đề bị hay không bị vượt và đào thải.
Tuổi trẻ học Phật không có mục đích trở thành nhà nghiên cứu Phật học, mà học Phật là tự thực tập khả năng tư duy bén nhạy, linh hoạt, để có thể nhìn thẳng vào bản chất sự sống. Cho nên, sự học Phật pháp không hề cản trở sự học thế gian pháp; kiến thức Phật học không xung dột với kiến thức thế tục. Duy chỉ có điều khác biệt, là học Phật khởi đi từ thực trạng đau khổ của nhân sinh để nhận thức đâu là hạnh phúc chân thật. Bi và Trí là đôi cánh chắc thật sẽ nâng đỡ tuổi trẻ bay liệng vào suốt không gian vô tận của đời sống.
Vietnamese Buddhism is witnessing a turmoil and crisis unprecedented in its history. Organizational models and everyday ceremonies, from funerals to weddings, are hastily trying to copy the Western models, which undermine Vietnamese spiritual traditions. Additionally, under the impact of consumerist society, the pressure of political power gives rise to negative consequences. This morbid standpoint results from a secular and religious doctrine that lacks a basic foundation in Buddhism. That course, in turn, has a negative impact on Buddhist education plans for Vietnamese youth. Today, when talking about Vietnamese youth (in Vietnam and abroad), perhaps one can construct two figurative parallels that intersect at the point of consumerist society.
These two figurative parallels are the development of the youth in Vietnam and abroad. Even though youth, both in Vietnam and abroad, have been educated based on a Western educational model, they exist in different social institutions. In Vietnam, the education of youth is based on political power rather than following a natural growth trend. This artificial difference is like living in a mud puddle, not knowing where to find a real place to gain enough footing to escape. Vietnamese youth are being uprooted, and face a great risk of losing their life direction; some have indeed already lost their life direction. The Buddhist youth in Vietnam are no exception, and it is not easy to overcome this loss of direction in life. Here, the emphasis on the loss of direction is from the standpoint of Vietnam as a nation. The Vietnamese youth abroad have either temporarily or permanently forgotten their Vietnamese origins, so their direction in life is determined primarily when entering college age. In other words, overseas Vietnamese youths do not have their life direction and culture entirely eradicated, but are in a state of acclimatization and assimilation (into their new environment). When tangerine seeds from the South are planted in the land of the North, they could be sweeter, they could be more sour, or the crop could be meager because of an inappropriate climate and soil.
Vietnamese youth in the home country are like the trunk of a tree that still has its indigenous roots. The drive to survive and to grow rapidly means the attraction for development from external forces; this could bring the risk of uprooting the entire tree. The majority of Vietnamese youth today know very little about their family’s personal past, about their parents, or ancestors. They don’t know how their parents fell in love with each other, or what their thinking is about the universal spiritual values of mankind.
One can believe that Buddhist youth in Vietnam are still trying to cling to traditional roots to grow. The lack of obligation and responsibility or a lack of awareness about the direction of modern society by those who are in leadership roles, in both spiritual and educational settings, are like a doctor who does not know any better therapy for an illness, and just gives sleeping pills so the patient will forget their aches. The lack of proper education and leadership is the ache and agony of the times. The youth currently need proper education and leadership in order to plan for a better direction and future in life. On the other hand, due to political pressures, youths need to be gathered into institutions which protect the regimes. Teaching Buddhism to young people is controlled and not allowed to spread beyond the ‘temple gates’. Inside the gates, youths are taught the meaning of impermanence and no-true-identity (selflessness), not as a philosophy of knowledge campaigning for survival, nor the development and destruction of natural processes as well as society, but as an overall pessimistic picture of life, one that is filled with hopelessness, aging, and exhaustion with the successes and failures that have thwarted the will.
In a society where traditional spiritual values are decaying, some youth in large urban areas are acting out based on the political power of their parents, or with the illicit money of their parents. Others study and work hard just to make ends meet—these are modern slaves loyal to the wealthy boss. Others, doomed to poverty status and illiteracy, endure humiliating poverty and backwardness. In that dire situation, the presence of the Vietnamese Buddhist Youth Association (GĐPT) gathers the youths, to guide and nurture them to find meaningful reasons for better living for themselves. It is really a challenge in society, because the politically powerful feel them as a threat that can’t be manipulated to serve their dark ambition. Because of that dark ambition, sometimes those with political power are willing to sacrifice their country for their own desire for power. Thus, it is, of course, an illusion to say, “We gathered the youth to teach religious doctrine, and they do not need to know anything else.” A metaphor is just like deer being herded into a room for the tiger to easily target.
Of course, the country needs its youth in order to develop. Religion also needs youth to carry out its missions and doctrines that are beneficial to the youth themselves, other beings, and society, both in the present and in the future. According to this skeptical perspective, Buddhist education for youth is not only for the purpose of luring them into the four walls of the temple to insulate them from pubs, nightclubs, and other depraved, tempting environments. However, the foundation of Buddhist education is about moral training, developing ethical values and spiritual knowledge. First, let’s talk about ethics training. Here, there is absolutely no brain-washing or stuffing the youths with dogmatic religious doctrines. That means, do not tell young people, “Do not to do this, do not to do that.” Youths can do anything, if they find themselves adapting to the times. But also don’t let the youth fall into the trap of harmful elements of the era, or deflect and abandon their guided principles, core values and awareness when they interact with different movements of the current era. Thus, one must establish a safe space, mobile and dynamics. That safe space is bodhichitta. The mobility and dynamics are the selflessness and non-abiding (no-abode or “non-stationary”) of the Bodhisattva. We need to address more about these two points.
Growing up in prosperous cities, and then stepping into society with a proper higher education, and a stable life, some youths rarely have direct contact with the suffering of other young people in remote or unknown lands. The lack of empathy for the suffering of fellow human beings leads to the lack of knowledge of the essence of life; they can not understand the core significance of aspirations for life. Thus, bringing Buddhism to youths mean asking our youths to confront the reality of life, of existential survival, that is, to develop and arise their bodhichitta: “Wherever there is danger, I vow to be the means to reach the safe haven. Wherever there is darkness, I vow to be the guiding light.” (Shantideva, The Way of the Bodhisattva). This may be a farfetched aspiration, even a cliché for some people. But it is the vajra ground, the diamond foundation, for the youth themselves to plan their own life direction, and self-regulate their real core values for their own lives.
Regarding mobility and dynamics, which means to be open-minded, and not being confined in a narrow social space, and being able to have more foresight, beyond prejudices and the closed traditional society in which we live. In particular, youth are taught to always be in ready to take off; set foot in anywhere, any place on this earth, where suffering would be experienced more realistically, real happiness would be tasted. In a sense, such mobility and dynamics are synonymous with adventure. Since living in urban areas is considered stable, mankind has extinguished the adventurous minds of the youths; on the other hand, it has aroused tourist characteristics where adults seek new tempting pleasures to add variety to their everyday tastes.
The spirit of selflessness and the “non-abiding” nature of the Bodhisattva has many different viewpoints. It means not to become attached either to the world or Nirvana. It is the liberal spirit, not tied to any traditional values. Youths need to learn to live with the spirit of openness and tolerance, to self-assess the value of human civilization, to choose appropriate personal direction that demonstrates harmonious development with all of human civilization, despite differences of beliefs, practices and viewpoints, and even different demeanors in everyday life activities.
Regarding the development of the youth’s moral value and spiritual knowledge, here we emphasize learning of the canonical scriptures. The Tripiṭaka or the Three Baskets of Sacred Texts, hold an immense wealth of knowledge and wisdom. Based on the fundamental teachings of the Buddha on the value of life, the nature of suffering and happiness, in which a lot of laws of nature, society, psychological factors, linguistics have been disclosed through the ages in many geographical areas in different traditions. However, we also know that, in the entire history of human civilizations, those that still exist and those that have disappeared, not a single theory goes without being tested or without ever being surpassed by later finding. There are theories that existed in the past and were eliminated forever. There are theories that have been surpassed and then revived. But there are very few theories that are revived without being changed or transformed or deformed– deformed to the point that when compared with the past, it sounds monstrous. The teachings of the Buddha affirm the law of impermanence, so the problem when teaching Buddhism is whether the content and level are proper and appropriate or not, rather than the issue being whether or not the Teachings of Buddha are overtaken and eliminated.
Our young people study Buddhism not to become researchers of Buddhism or Buddhist scholars, but to study and practice critical thinking skills, to be dynamic, flexible, and have the ability to look into the nature and reality of life. Therefore, studying Buddhism does not hinder learning of secular education; Buddhist knowledge does not conflict with mundane knowledge. The only difference is when studying Buddhism we begin with the actual situation of human suffering in order to realize true happiness. Compassion (love) and Wisdom (truth) will give young people the wings to support and nurture them throughout their search in the endless space of life.
>> Giáo dục Phật giáo
>> Tôn giáo - Văn Hóa - Đạo Đức
Phật Giáo Việt Nam đang chứng kiến những xáo trộn và khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử. Các mô hình tổ chức, những lễ tiết sinh hoạt, từ ma chay, cưới hỏi các thứ, được cố gắng rập khuôn theo mô hình phương Tây một cách vội vã đã làm xói mòn phần nào truyền thống tâm linh của dân tộc. Thêm vào đó, dưới tác động của xã hội tiêu thụ, và sức ép của quyền lực chính trị làm nảy sinh những tâm trạng bệnh hoạn do bởi quan điểm thế quyền và giáo quyền thiếu nền tảng giáo lý. Tình trạng đó tất nhiên đã có những tác động tiêu cực lên đường hướng giáo dục thanh niên Phật Tử Việt Nam.
Ngày nay, nói đến tuổi trẻ Việt Nam, có lẽ nên tượng hình như hai đường thẳng mà điểm hội tụ là một điểm trong xã hội tiêu thụ. Ðó là hai bộ phận tuổi trẻ trong nước và ngoài nước. Tuy tất cả cùng được giáo dục theo mô hình giáo dục phương Tây, nhưng do khác biệt định chế xã hội dựa trên quyền lực chính trị chứ không phải do xu hướng phát triển tự nhiên. Ðó là sự khác biệt, giả tạo như vũng sình, không biết đâu là chỗ chắc thật để bám vào mà thoát thân. Tuổi trẻ Việt Nam đang bị bật rễ, do đó có nguy cơ mất hướng, hay thực sự đã mất hướng. Tuổi trẻ của đạo Phật Việt Nam cũng không ngoại lệ, và không dễ dàng vượt qua tình trạng mất hướng này. Ở đây tôi nói mất hướng là nhìn từ điểm đứng dân tộc. Tuổi trẻ ở nước ngoài chỉ cần quên, hay tạm thời quên, nguồn gốc Việt Nam của mình, thì hướng đi cho nhân cách được xác định ngay từ khi vừa bước chân vào cổng đại học. Nói cách khác, tuổi trẻ Việt Nam hải ngoại không phải hoàn toàn bị bật rễ, nhưng ở trong tình trạng di thực. Quýt phương Nam đem trồng trên đất phương Bắc, có thể ngọt hơn, có thể chua hơn, và cũng có thể èo uột vì không hợp phong thổ. Tuổi trẻ trong nước là thân cây còn dính chặt với gốc rễ trên bản địa. Nhưng để sinh tồn, và muốn phát triển nhanh chóng, bị sức hút của sự thăng tiến tác động từ bên ngoài, nên có nguy cơ bật rễ. Ðại bộ phận tuổi trẻ Việt Nam ngày nay biết rất ít về quá khứ ông cha mình, đã yêu nhau như thế nào, đã suy nghĩ như thế nào để bắt kịp những giá trị tâm linh phổ quát của nhân loại.
Tuổi trẻ của đạo Phật Việt Nam tuy có thể được tin tưởng là còn cố bám chặt lấy gốc rễ truyền thống để vươn lên, nhưng do sự thiếu trách nhiệm hoặc thiếu nhận thức về hướng đi của thời đại của những người đang đứng trên cương vị giáo dục vô tình chẳng khác nào bác sỹ không còn biết liệu pháp nào hay hơn là cho uống thuốc ngủ để người bịnh quên đi những nhức nhối của thời đại mà tuổi trẻ cần phải biết để chọn hướng đi tương lai cho đời mình. Mặt khác, do sức ép chính trị mà tuổi trẻ cần phải được tập hợp thành lực lượng tiền phong và hậu bị để bảo vệ chế độ, do đó việc giảng giải đạo Phật cho tuổi trẻ không được phép vượt qua các cổng chùa. Bên trong cổng chùa, tuổi trẻ chỉ được giảng dạy những ý nghĩa vô thường hay vô ngã không như là quy luật vận động để tồn tại, phát triển và hủy diệt của thiên nhiên và xã hội, mà như là một bức tranh toàn xám của cuộc đời được tô trét bởi những người mà tuổi đời đã mệt mỏi với những thành công và thất bại đã làm thui chột ý chí.
Trong một xã hội mà các giá trị tâm linh truyền thống đang bị băng hoại, một số thanh niên tác quái tại các đô thị lớn dựa vào quyền lực chính trị của cha chú, hay tiền của bất chính của bố mẹ; một số khác miệt mài học chỉ để làm thuê, làm những người nô lệ kiểu mới trung thành với những ông chủ giàu sụ. Một số khác, cam chịu thân phận nghèo đói, thất học, cam chịu tất cả nhục nhã của một dân tộc nghèo nàn lạc hậu. Trong tình trạng đó, sự hiện diện của các Đoàn Sinh Gia Đình Phật Tử, những đơn vị tập hợp các thanh niên biết tìm lẽ sống cho bản thân, thật sự là một thách thức xã hội, mà quyền lực chính trị cảm thấy như một đe dọa nếu không vận dụng được để phục vụ cho tham vọng đen tối, mà vì tham vọng ấy có khi sẵn sàng mãi quốc cầu vinh. Như thế thì, tất nhiên là ảo tưởng khi nói rằng, chúng ta chỉ tập họp tuổi trẻ để dạy đạo, không cần biết cái gì khác nữa. Nói thế chẳng khác nào lùa những nai con vào một chỗ để cho cọp dữ dễ dàng thao túng.
Tất nhiên, đất nước cần tuổi trẻ để xây dựng. Ðạo pháp cũng cần tuổi trẻ để thể hiện bản hoài tiếp vật lợi sinh của mình. Theo bản hoài đó, giáo dục đạo Phật cho tuổi trẻ không chỉ có mục đích chiêu dụ họ vào trong bốn vách tường nhà chùa để cách ly những phòng trà, hộp đêm, những môi trường cám dỗ, sa đọa. Tuy nhiên, cơ bản giáo dục đạo Phật vẫn phải là rèn luyện đạo đức, phát triển trình độ nhận thức tâm linh.
Trước hết, hãy nói về rèn luyện đạo đức. Ở đây hoàn toàn không có vấn đề nhồi nhét những tín điều đức lý. Nghĩa là, không nói với tuổi trẻ không được làm điều nầy, không được làm điều kia. Tuổi trẻ có thể làm bất cứ điều gì mà họ tự thấy thích ứng với thời đại. Nhưng không để cho tuổi trẻ bị lôi cuốn bởi những yếu tố độc hại của thời đại, không bị lệch hướng nhận thức bởi các phong trào thời thượng, do đó cần thiết lập một không gian an toàn, và di động. Không gian an toàn đó là Bồ-đề tâm. Tính di động, đó là Vô Trụ xứ của Bồ-tát. Chúng ta cần nói thêm hai điểm này.
Lớn lên tại các đô thị phồn vinh, rồi bước vào xã hội với học vị cao, mức sống ổn định, một bộ phận tuổi trẻ ít khi trực tiếp sống với những đau khổ của các bạn trẻ khác ở những vùng đất tối tăm xa lạ. Thiếu đồng cảm về những khổ đau của đồng loại, do đó cũng thiếu luôn cả nhận thức về thực chất của sự sống, không thể hiểu hết tất cả ý nghĩa thiết cốt của khát vọng sinh tồn. Cho nên, đưa đạo Phật đến với tuổi trẻ, phải có nghĩa là đưa tuổi trẻ đến giáp mặt với thực tế của sinh tồn. Ðó là làm phát khởi bồ đề tâm nơi tuổi trẻ: Ở nơi nào hiểm nạn, tôi nguyện sẽ là cầu đò. Nơi nào tối tăm, tôi nguyện sẽ là ngọn đuốc sáng. Ðây có thể là ước nguyện xa vời, thậm chí sáo rỗng đối với một số người. Nhưng đó chính là mặt đất kim cang để trên đó tuổi trẻ tự vạch hướng đi cho mình, tự quy định những giá trị sống thực cho chính đời mình.
Về tính di động, đó là tính mở rộng, không tự câu thúc vào trong một không gian xã hội chật hẹp, để có thể có tầm nhìn xa hơn, vượt ngoài thành kiến và truyền thống khép kín của xã hội mình đang sống. Nói cụ thể hơn, tuổi trẻ được giáo dục để luôn luôn ở trong tư thế sẵn sàng lên đường. Ðến bất cứ nơi nào trên trái đất này, nơi mà đau khổ được sống thực hơn, hạnh phúc được trắc nghiệm chân thực hơn. Trong một ý nghĩa khác, tính di động như vậy đồng nghĩa với tính phiêu lưu. Từ khi sống tại những đô thị được xem là ổn định, nhân loại đã dập tắt đi tính phiêu lưu nơi tuổi trẻ, nhưng khơi dậy tính du lịch nơi người lớn đi tìm những lạc thú mới để thay đổi khẩu vị thường nhật.
Tinh thần Vô Trụ Xứ tất nhiên có nhiều điểm khác biệt. Vô Trụ Xứ nói, không trụ sinh tử, không trụ Niết-bàn. Ðó là tinh thần khai phóng, không bị buộc chặt vào bất cứ giá trị truyền thống nào. Tuổi trẻ cần được học hỏi để sống với tinh thần khai phóng và bao dung, để tự mình định giá chuẩn xác giá trị các nền văn minh nhân loại, tự mình chọn hướng đi thích hợp trong dòng phát triển hài hòa của tất cả các nền văn minh nhân loại, tuy khác biệt tín ngưỡng, khác biệt tập quán tư duy, khác biệt cả phong thái sinh hoạt thường nhật.
Về sự phát triển trình độ nhận thức tâm linh nơi tuổi trẻ, ở đây chúng ta nói đến sự học tập thông qua kinh điển truyền thống. Tam tạng Thánh điển là kho tàng kiến thức bao la. Dựa trên những lời dạy căn bản của đức Phật về giá trị của sự sống, bản chất của đau khổ và hạnh phúc, trên đó nhiều quy luật về thiên nhiên, về xã hội, về tâm lý, ngôn ngữ, của con người lần lượt được phát hiện qua nhiều thời đại trong nhiều khu vực địa lý có truyền thống lịch sử khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng, trong toàn bộ lịch sử các nền văn minh nhân loại, đang tồn tại hay đã biến mất, không một học thuyết nào mà không từng bị nhận thức của người đời sau vượt qua. Có học thuyết bị vượt qua và bị đào thải luôn. Có học thuyết bị vượt qua, rồi được phục hoạt. Nhưng có rất ít học thuyết được phục hoạt mà bản chất không bị biến dạng. Biến dạng cho đến mức nếu so sánh với quá khứ, nó như là quái thai. Giáo lý của Phật khẳng định quy luật vô thường, nên vấn đề là khế lý và khế cơ, chứ không phải là vấn đề bị hay không bị vượt và đào thải.
Tuổi trẻ học Phật không có mục đích trở thành nhà nghiên cứu Phật học, mà học Phật là tự thực tập khả năng tư duy bén nhạy, linh hoạt, để có thể nhìn thẳng vào bản chất sự sống. Cho nên, sự học Phật pháp không hề cản trở sự học thế gian pháp; kiến thức Phật học không xung dột với kiến thức thế tục. Duy chỉ có điều khác biệt, là học Phật khởi đi từ thực trạng đau khổ của nhân sinh để nhận thức đâu là hạnh phúc chân thật. Bi và Trí là đôi cánh chắc thật sẽ nâng đỡ tuổi trẻ bay liệng vào suốt không gian vô tận của đời sống.
THE CURRENT THINKING ABOUT BUDDHIST EDUCATION PLANS FOR VIETNAMESE YOUTH
The Most Venerable Thich Tue Sy
Translated by Phe Bach
The Most Venerable Thich Tue Sy
Translated by Phe Bach
Vietnamese Buddhism is witnessing a turmoil and crisis unprecedented in its history. Organizational models and everyday ceremonies, from funerals to weddings, are hastily trying to copy the Western models, which undermine Vietnamese spiritual traditions. Additionally, under the impact of consumerist society, the pressure of political power gives rise to negative consequences. This morbid standpoint results from a secular and religious doctrine that lacks a basic foundation in Buddhism. That course, in turn, has a negative impact on Buddhist education plans for Vietnamese youth. Today, when talking about Vietnamese youth (in Vietnam and abroad), perhaps one can construct two figurative parallels that intersect at the point of consumerist society.
These two figurative parallels are the development of the youth in Vietnam and abroad. Even though youth, both in Vietnam and abroad, have been educated based on a Western educational model, they exist in different social institutions. In Vietnam, the education of youth is based on political power rather than following a natural growth trend. This artificial difference is like living in a mud puddle, not knowing where to find a real place to gain enough footing to escape. Vietnamese youth are being uprooted, and face a great risk of losing their life direction; some have indeed already lost their life direction. The Buddhist youth in Vietnam are no exception, and it is not easy to overcome this loss of direction in life. Here, the emphasis on the loss of direction is from the standpoint of Vietnam as a nation. The Vietnamese youth abroad have either temporarily or permanently forgotten their Vietnamese origins, so their direction in life is determined primarily when entering college age. In other words, overseas Vietnamese youths do not have their life direction and culture entirely eradicated, but are in a state of acclimatization and assimilation (into their new environment). When tangerine seeds from the South are planted in the land of the North, they could be sweeter, they could be more sour, or the crop could be meager because of an inappropriate climate and soil.
Vietnamese youth in the home country are like the trunk of a tree that still has its indigenous roots. The drive to survive and to grow rapidly means the attraction for development from external forces; this could bring the risk of uprooting the entire tree. The majority of Vietnamese youth today know very little about their family’s personal past, about their parents, or ancestors. They don’t know how their parents fell in love with each other, or what their thinking is about the universal spiritual values of mankind.
One can believe that Buddhist youth in Vietnam are still trying to cling to traditional roots to grow. The lack of obligation and responsibility or a lack of awareness about the direction of modern society by those who are in leadership roles, in both spiritual and educational settings, are like a doctor who does not know any better therapy for an illness, and just gives sleeping pills so the patient will forget their aches. The lack of proper education and leadership is the ache and agony of the times. The youth currently need proper education and leadership in order to plan for a better direction and future in life. On the other hand, due to political pressures, youths need to be gathered into institutions which protect the regimes. Teaching Buddhism to young people is controlled and not allowed to spread beyond the ‘temple gates’. Inside the gates, youths are taught the meaning of impermanence and no-true-identity (selflessness), not as a philosophy of knowledge campaigning for survival, nor the development and destruction of natural processes as well as society, but as an overall pessimistic picture of life, one that is filled with hopelessness, aging, and exhaustion with the successes and failures that have thwarted the will.
In a society where traditional spiritual values are decaying, some youth in large urban areas are acting out based on the political power of their parents, or with the illicit money of their parents. Others study and work hard just to make ends meet—these are modern slaves loyal to the wealthy boss. Others, doomed to poverty status and illiteracy, endure humiliating poverty and backwardness. In that dire situation, the presence of the Vietnamese Buddhist Youth Association (GĐPT) gathers the youths, to guide and nurture them to find meaningful reasons for better living for themselves. It is really a challenge in society, because the politically powerful feel them as a threat that can’t be manipulated to serve their dark ambition. Because of that dark ambition, sometimes those with political power are willing to sacrifice their country for their own desire for power. Thus, it is, of course, an illusion to say, “We gathered the youth to teach religious doctrine, and they do not need to know anything else.” A metaphor is just like deer being herded into a room for the tiger to easily target.
Of course, the country needs its youth in order to develop. Religion also needs youth to carry out its missions and doctrines that are beneficial to the youth themselves, other beings, and society, both in the present and in the future. According to this skeptical perspective, Buddhist education for youth is not only for the purpose of luring them into the four walls of the temple to insulate them from pubs, nightclubs, and other depraved, tempting environments. However, the foundation of Buddhist education is about moral training, developing ethical values and spiritual knowledge. First, let’s talk about ethics training. Here, there is absolutely no brain-washing or stuffing the youths with dogmatic religious doctrines. That means, do not tell young people, “Do not to do this, do not to do that.” Youths can do anything, if they find themselves adapting to the times. But also don’t let the youth fall into the trap of harmful elements of the era, or deflect and abandon their guided principles, core values and awareness when they interact with different movements of the current era. Thus, one must establish a safe space, mobile and dynamics. That safe space is bodhichitta. The mobility and dynamics are the selflessness and non-abiding (no-abode or “non-stationary”) of the Bodhisattva. We need to address more about these two points.
Growing up in prosperous cities, and then stepping into society with a proper higher education, and a stable life, some youths rarely have direct contact with the suffering of other young people in remote or unknown lands. The lack of empathy for the suffering of fellow human beings leads to the lack of knowledge of the essence of life; they can not understand the core significance of aspirations for life. Thus, bringing Buddhism to youths mean asking our youths to confront the reality of life, of existential survival, that is, to develop and arise their bodhichitta: “Wherever there is danger, I vow to be the means to reach the safe haven. Wherever there is darkness, I vow to be the guiding light.” (Shantideva, The Way of the Bodhisattva). This may be a farfetched aspiration, even a cliché for some people. But it is the vajra ground, the diamond foundation, for the youth themselves to plan their own life direction, and self-regulate their real core values for their own lives.
Regarding mobility and dynamics, which means to be open-minded, and not being confined in a narrow social space, and being able to have more foresight, beyond prejudices and the closed traditional society in which we live. In particular, youth are taught to always be in ready to take off; set foot in anywhere, any place on this earth, where suffering would be experienced more realistically, real happiness would be tasted. In a sense, such mobility and dynamics are synonymous with adventure. Since living in urban areas is considered stable, mankind has extinguished the adventurous minds of the youths; on the other hand, it has aroused tourist characteristics where adults seek new tempting pleasures to add variety to their everyday tastes.
The spirit of selflessness and the “non-abiding” nature of the Bodhisattva has many different viewpoints. It means not to become attached either to the world or Nirvana. It is the liberal spirit, not tied to any traditional values. Youths need to learn to live with the spirit of openness and tolerance, to self-assess the value of human civilization, to choose appropriate personal direction that demonstrates harmonious development with all of human civilization, despite differences of beliefs, practices and viewpoints, and even different demeanors in everyday life activities.
Regarding the development of the youth’s moral value and spiritual knowledge, here we emphasize learning of the canonical scriptures. The Tripiṭaka or the Three Baskets of Sacred Texts, hold an immense wealth of knowledge and wisdom. Based on the fundamental teachings of the Buddha on the value of life, the nature of suffering and happiness, in which a lot of laws of nature, society, psychological factors, linguistics have been disclosed through the ages in many geographical areas in different traditions. However, we also know that, in the entire history of human civilizations, those that still exist and those that have disappeared, not a single theory goes without being tested or without ever being surpassed by later finding. There are theories that existed in the past and were eliminated forever. There are theories that have been surpassed and then revived. But there are very few theories that are revived without being changed or transformed or deformed– deformed to the point that when compared with the past, it sounds monstrous. The teachings of the Buddha affirm the law of impermanence, so the problem when teaching Buddhism is whether the content and level are proper and appropriate or not, rather than the issue being whether or not the Teachings of Buddha are overtaken and eliminated.
Our young people study Buddhism not to become researchers of Buddhism or Buddhist scholars, but to study and practice critical thinking skills, to be dynamic, flexible, and have the ability to look into the nature and reality of life. Therefore, studying Buddhism does not hinder learning of secular education; Buddhist knowledge does not conflict with mundane knowledge. The only difference is when studying Buddhism we begin with the actual situation of human suffering in order to realize true happiness. Compassion (love) and Wisdom (truth) will give young people the wings to support and nurture them throughout their search in the endless space of life.
Các Tin Khác