• Trang Chủ
  • Thông Tin
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút - Văn học
    • Tự truyện
    • Nghệ thuật
    • Truyện ngắn
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Nhật ký hành trình
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Giới thiệu sách mới
  • Giáo Dục
    • Thai giáo
    • Thiếu nhi
    • Thanh niên
    • Hôn nhân
    • Kiến thức
    • Phật giáo
    • Gia Đình Phật Tử
  • Nghiên Cứu
    • Lịch sử
    • Phật học
    • Khoa học
    • Văn học
    • Văn hóa
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Máy ảnh - Lens
    • Gia Đình Phật Tử
  • Tam Tạng
    • Kinh
    • Luật
    • Luận
  • Tự Viện
    • Di tích
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Nghệ Thuật
    • Điện ảnh
    • Kiến trúc
    • Hội họa
    • Thư pháp
    • Đồ họa
    • Sân khấu
    • Âm nhạc
  • Pháp Âm
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Khóa tu
    • Audio Phật giáo
    • Video Phật giáo
    • Nhật ký du lịch
  • Media Đất Việt
    • Đất Việt Media
  • Hoa Sen Audio
    • Audio
    • Media Audio
    • Truyện Dài
    • Lời Phật Dạy
  • Đọc Sách
    • Văn Học Phật Giáo
    • Văn Học Dân Gian
    • Văn Học Hiện Đại
    • Văn Học Nước Ngoài
    • Sách Hay
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Thông Tin
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút - Văn học
    • Tự truyện
    • Nghệ thuật
    • Truyện ngắn
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Nhật ký hành trình
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Giới thiệu sách mới
  • Giáo Dục
    • Thai giáo
    • Thiếu nhi
    • Thanh niên
    • Hôn nhân
    • Kiến thức
    • Phật giáo
    • Gia Đình Phật Tử
  • Nghiên Cứu
    • Lịch sử
    • Phật học
    • Khoa học
    • Văn học
    • Văn hóa
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Máy ảnh - Lens
    • Gia Đình Phật Tử
  • Tam Tạng
    • Kinh
    • Luật
    • Luận
  • Tự Viện
    • Di tích
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Nghệ Thuật
    • Điện ảnh
    • Kiến trúc
    • Hội họa
    • Thư pháp
    • Đồ họa
    • Sân khấu
    • Âm nhạc
  • Pháp Âm
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Khóa tu
    • Audio Phật giáo
    • Video Phật giáo
    • Nhật ký du lịch
  • Media Đất Việt
    • Đất Việt Media
  • Hoa Sen Audio
    • Audio
    • Media Audio
    • Truyện Dài
    • Lời Phật Dạy
  • Đọc Sách
    • Văn Học Phật Giáo
    • Văn Học Dân Gian
    • Văn Học Hiện Đại
    • Văn Học Nước Ngoài
    • Sách Hay
  • Trang chủ

  • Giáo Dục

  • Thanh niên

Tâm sự gửi các bạn trẻ: Đừng quá nuông chiều bản thân !!!

Ngày đăng: 09:00:22 07-12-2018 . Xem: 1083
  • Google +
  • Tweet

1. Đừng tự cho mình cái cớ để nuông chiều bản thân

Người ta nói tuổi trẻ nông nổi và nóng nảy, người ta cũng nói tuổi trẻ gai góc và sục sôi nhiệt huyết. Nhưng gai góc và nhiệt huyết không phải là cái cớ để bạn tự nuông chiều bản thân.

Tôi đã từng gặp rất nhiều bạn trẻ, rõ ràng là ghê gớm, chua ngoa lại tự xưng mình ăn ngay nói thẳng; rõ ràng là tính toán so đo lại tự khen mình cẩn thận tỉ mỉ; lúc nào cũng cho là mình gai góc cá tính, tưởng mình hay ho lắm.

Các bạn hãy tự vắt tay lên trán và tự hỏi, bạn có thật sự đang kiên trì với cá tính của mình, hay chỉ là ngại nhận khuyết điểm, lười thay đổi bản thân?

Khi nói câu: "Tôi là người như thế đấy!" thì đa số đều đang gào thét trong lòng: "Tôi thích thế đấy, tôi cứ không sửa đấy, mấy người làm gì được tôi?!".

Người thực sự gai góc, là người kiên trì với sự nghiệp và lý tưởng, gặp khó khăn vẫn không lùi bước, không ngừng nỗ lực và cố gắng. Chuyện người khác không làm được, họ lại càng quyết chí xông lên.

Cái tính tự phụ của bạn không phải gai góc, mà là khuyết điểm.

Còn cái bạn gọi là nhiệt huyết, nói khó nghe thì là xốc nổi.

Hành động trước, suy nghĩ sau, chính mình làm sai lại còn tỏ ra là ấm ức lắm: Lẽ nào cố gắng tích cực chủ động là sai sao?

Tất nhiên là sai. Đầu tiên bạn phải xác định rõ việc cần làm, sau đó cân nhắc cách làm hiệu quả nhất. Bình tĩnh lại, từ từ làm từng bước một, hầu hết mọi việc đều sẽ được hoàn thành tốt hơn.

Vậy nên, nhân lúc còn trẻ, mong bạn hãy tập trung bồi dưỡng kĩ năng chuyên môn, đồng thời mài giũa kỹ năng sống.

2. Có thời gian rảnh thì bớt hẹn hò trà sữa lại, mau đi kiếm tiền đi!

Tiền là vạn năng. Có tiền trong tay thì kiểu gì cũng vẫn tốt hơn là không có.

Mặc dù không ai biết được tương lai rồi sẽ ra sao, nhưng ít nhất tiền trong tài khoản sẽ khiến chúng ta có cảm giác an toàn.

Có thể bây giờ bạn vẫn chưa có dự định gì cho tương lai, nhưng biết đâu sau đấy vài năm, bạn lại chợt nhận ra điều mình muốn làm thì sao? Lúc đó nếu có tiền, bạn sẽ có thể tìm cách bắt đầu. Còn nếu chẳng có đồng nào, thì bạn cũng lại phải tìm cách bắt đầu, nhưng là bắt đầu tích tiền.

"Anh hùng sẽ không khom lưng vì đấu gạo, chẳng uốn gối vì túi vàng". Đây là tư tưởng của không ít người trong xã hội hiện nay. Họ cho rằng việc quá ham tiền là "tục".

Đối với nhiều người, "tục" là một từ không quá tốt đẹp, đặc biệt là với những sinh viên mới ra trường, họ thường có thói quen đánh giá người khác qua quy tắc trên bàn ăn, sở thích cá nhân, lời nói cử chỉ… Để xem người này là người thế nào, liệu rằng có nên qua lại hay không?

Thật ra như vậy là không đúng. Bạn nên biết, có những người suốt ngày tụ tập nhậu nhẹt, tan làm là đánh bài, mở miệng là văng tục, nhưng họ vẫn được việc hơn bạn, được cấp trên xem trọng hơn bạn, quan hệ rộng hơn bạn.

Trước đây tôi cũng cảm thấy có một số người thật sự quá "tục", nhưng sau đó nghĩ lại, người ta "tục" như thế mà vẫn tồn tại được trong công ty, có nghĩa là họ nhất định phải có những thế mạnh khiến cho công ty muốn giữ họ lại.

Cho nên mọi người cũng nên thay đổi cách nhìn về "tục" và "hám tiền". "Hám tiền" có thể là động lực để bạn phấn đấu. Nói thật ra, ai mà chẳng thích tiền. Bạn tội gì phải coi ham muốn của mình như tội lỗi? 

Cứ thẳng thắn thừa nhận là mình cũng "tục", không cần gánh cái gánh nặng "anh hùng" chẳng biết từ đâu ra, bạn sẽ gần với "người phàm trần" hơn. Rồi bạn sẽ dần dần hòa vào đám đông, giống nhưng một cái cây trong một khu rừng, cố gắng phấn đấu, trở nên cao lớn. 

Sẽ có một ngày người ta giật mình nhận ra bạn, không còn ồn ào tự phụ, đang ở phía trên cao lẳng lặng xòe rộng tán lá.

Theo đuổi tiền tài hợp pháp là một điều rất hiển nhiên, vì thế trong khi không biết nên làm gì thì hãy kiếm tiền, kiếm càng nhiều càng tốt.

3. Đừng bao giờ dừng việc học lại

Chỉ có học mới giúp bạn có "vốn" để làm những việc kể trên.

Các bộ phim thực sự rất hay, các chương trình giải trí thực sự rất hài hước, nhưng chúng lại chẳng mang lại lợi ích gì cho bạn cả. Bạn không thể có được thành công của người khác, cũng không thể sống cuộc đời của người khác.

Cùng thời gian ấy, tại sao không tranh thủ đọc thêm vài quyển sách?

"Selfie" rất vui vẻ, uống trà sữa và ăn gà rất thú vị, ngủ dậy muộn rất sảng khoái, nhưng tiêu tốn thời gian vào những việc vô bổ đó là vô cùng lãng phí. Những việc đó đâu có giúp bạn gặt hái được một hoa một lạng thành công nào.

Tại sao không dành thời gian đó để trau dồi thêm kiến thức, học thêm một kĩ năng?

Mua sắm giúp bạn có cảm giác thỏa mãn, đồ mỹ phẩm "make up" giúp bạn đẹp hơn thu hút hơn, nhưng có cần thiết dành quá nhiều thời gian và tiền bạc vào nó thế không? Không ai cấm bạn làm đẹp, nhưng bạn cũng nên có giới hạn.

Thay vì tiêu phí tiền bạc cho những việc không thể giúp ích gì cho tương lai sau này, hãy chi cho sự nghiệp học hành của bạn. Như vậy có thể giúp bạn tiến xa hơn trên con đường thành công sau này.

Chọn đúng việc làm đúng cách, tất cả những gì bạn học được rồi sẽ cho bạn thấy tác dụng của chúng.

Con người ta xuống dốc rồi lại phải lên dốc. Đừng ngại đi đường vòng, đường vòng cũng là đường mà.

Bạn còn trẻ, đừng sợ sai. Cuộc đời còn dài lắm, nếu chẳng may thất bại rồi, thì có thể làm lại lần nữa. Nếu làm đi làm lại, toàn thân trầy xước mà vẫn chẳng thấy khả quan, bạn vẫn có thể tiếp tục làm lại lần nữa, hoặc thay đổi cách làm, cũng thay đổi mục tiêu.

Mãi rồi bạn cũng sẽ học được điều gì đó.

4. Sức khỏe là quan trọng nhất

Tiền tiêu hết có thể kiếm lại, nhưng sức khỏe dùng cạn rồi thì cơ hội bù lại rất mong manh.

Sức khỏe là 1, các cái khác đều là 0. Chỉ khi có sức khỏe, thì bạn mới có thể thêm nhiều số 0 vào sau số 1, cuộc sống của bạn mới phong phú đa dạng.

Nếu không có sức khỏe, thì cho dù có nhiều số 0 đến đâu, cộng lại cũng vẫn là 0 mà thôi.

Còn trẻ, xin hãy đối xử tốt với sức khỏe của bản thân, vì bạn sẽ luôn cần đến nó.

Dù có thể bạn đã nghe rất nhiều, nhưng tôi vẫn phải nhắc lại, trà sữa, đồ ăn nhanh, mọi cuộc vui thâu đêm suốt sáng bạn cho là rất đáng trải nghiệm đều đang tàn phá sức khỏe của bạn.

Thỉnh thoảng vì việc học hành hoặc công việc mà thức khuya có thể chấp nhận được, nhưng đừng để thức khuya trở thành thói quen của bạn.

Gác lại cảm giác thỏa mãn, bỏ qua cái ham vui nhất thời, đi ngủ sớm đi thôi.

Dù ban đầu vì cơ thể bạn đã quen với việc ngủ muộn nên có thể sẽ mất ngủ, khó ngủ, hoặc ngủ không sâu, nhưng sáng hôm sau nhất định phải dậy sớm.

Muốn "ngủ sớm, dậy sớm", thì trước tiên phải thực hiện được "dậy sớm, ngủ sớm".

Không nên dậy sớm chỉ vì phải dậy sớm, nên kết hợp dậy sớm với một sở thích nào đó, ví dụ như dậy sớm để nghe nhạc. Khi đã có được động lực hình thành thói quen dậy sớm thì tự nhiên bạn sẽ dậy sớm được thôi. Và tất nhiên nếu làm được như vậy, bạn đã dưỡng được một thói quen khỏe mạnh.

Và cuối cùng, dù có nói thế nào đi chăng nữa, tuổi trẻ vẫn là cái tuổi của những cuộc vui. Nhưng mong mọi người vui thôi đừng vui quá. Mong rằng mỗi lần cầm cốc trà sữa lên, bạn đều có thể nói rằng: "Lâu lắm rồi không uống cái này."

*Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, được trích từ YBOX.VN |Youth Confession.

Theo Trí Thức Trẻ

Chia Sẻ
  • Google +
  • Tweet
Các Tin Khác
  • Câu chuyện thuần phục thiên lý mã và bài học sâu sắc về cách tôi luyện con người.

    Câu chuyện thuần phục thiên lý mã và bài học sâu sắc về cách tôi luyện con người.

  • Luôn luôn ca thán khó khăn, đừng hỏi tại sao mãi thất bại!

    Luôn luôn ca thán khó khăn, đừng hỏi tại sao mãi thất bại!

  • Trưởng thành là không lấy người khác để đo lường cuộc đời mình.

    Trưởng thành là không lấy người khác để đo lường cuộc đời mình.

  • Thanh xuân như một tách trà, biết tu học sớm nghĩa là thanh xuân.

    Thanh xuân như một tách trà, biết tu học sớm nghĩa là thanh xuân.

  • Người cần đến sẽ đến, người phải đi sẽ đi.

    Người cần đến sẽ đến, người phải đi sẽ đi.

Thai giáo

Phương pháp dạy con khi mang thai theo tinh thần Phật giáo

Phương pháp dạy con khi mang thai theo tinh thần Phật giáo

Thiếu nhi

Tính kiêu ngạo của con trẻ. Nguyên nhân và cách khắc phục?

Tính kiêu ngạo của con trẻ. Nguyên nhân và cách khắc phục?

  • 13 điều quan trọng người mẹ nên dạy con trai

    13 điều quan trọng người mẹ nên dạy con trai

  • 10 cách giáo dục con bằng lời nói

    10 cách giáo dục con bằng lời nói

Thanh niên

Câu chuyện thuần phục thiên lý mã và bài học sâu sắc về cách tôi luyện con người.

Câu chuyện thuần phục thiên lý mã và bài học sâu sắc về cách tôi luyện con người.

  • Luôn luôn ca thán khó khăn, đừng hỏi tại sao mãi thất bại!

    Luôn luôn ca thán khó khăn, đừng hỏi tại sao mãi thất bại!

  • Trưởng thành là không lấy người khác để đo lường cuộc đời mình.

    Trưởng thành là không lấy người khác để đo lường cuộc đời mình.

Hôn nhân

Đàn ông lấy được người phụ nữ này còn hơn có cả thiên hạ.

Đàn ông lấy được người phụ nữ này còn hơn có cả thiên hạ.

  • Điều kiện của hạnh phúc

    Điều kiện của hạnh phúc

  • Đừng làm khổ nhau

    Đừng làm khổ nhau

Kiến thức

Hãy hiểu tính chất cuộc thi Olympia Việt Nam

Hãy hiểu tính chất cuộc thi Olympia Việt Nam

  • Những triết lý của MAHATMA GANDHI...

    Những triết lý của MAHATMA GANDHI...

  • Những tố chất cần thiết để thành công

    Những tố chất cần thiết để thành công

Phật giáo

Giáo Dục Và Lòng Biết Ơn – Nền Tảng Xây Dựng Nhân Cách Và Xã Hội

Giáo Dục Và Lòng Biết Ơn – Nền Tảng Xây Dựng Nhân Cách Và Xã Hội

  • 
Ở NHÀ PHẢI HIẾU (NHẬP TẮC HIẾU)

    Ở NHÀ PHẢI HIẾU (NHẬP TẮC HIẾU)

  • PHÉP NGƯỜI CON-THÁNH NHÂN DẠY

    PHÉP NGƯỜI CON-THÁNH NHÂN DẠY

Gia Đình Phật Tử

Màu áo Lam nuôi dưỡng tâm tánh

Màu áo Lam nuôi dưỡng tâm tánh

  • GĐPT Bà Rịa Vũng Tàu tu Bát Quan Trai kỳ 2/2016

    GĐPT Bà Rịa Vũng Tàu tu Bát Quan Trai kỳ 2/2016

  • Thương mấy tiếng hót chim Oanh

    Thương mấy tiếng hót chim Oanh

  • Trang Chủ
  • Thông Tin
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Nghiên Cứu
  • Media Đất Việt
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Tam Tạng
  • Nghệ Thuật
  • Giáo Dục
  • Hoa Sen Audio
  • Đọc Sách


Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email: thichnhatchieu@gmail.com 
Ghi rõ nguồn www.hoasendatviet.com - Hoa Sen Đất Việt  khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Copyright by Lotus is traditional flower of Vietnam -  www.hoasendatviet.com. Designed by HSĐV