• Trang Chủ
  • Thông Tin
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút - Văn học
    • Tự truyện
    • Nghệ thuật
    • Truyện ngắn
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Nhật ký hành trình
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Giới thiệu sách mới
  • Giáo Dục
    • Thai giáo
    • Thiếu nhi
    • Thanh niên
    • Hôn nhân
    • Kiến thức
    • Phật giáo
    • Gia Đình Phật Tử
  • Nghiên Cứu
    • Lịch sử
    • Phật học
    • Khoa học
    • Văn học
    • Văn hóa
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Máy ảnh - Lens
    • Gia Đình Phật Tử
  • Tam Tạng
    • Kinh
    • Luật
    • Luận
  • Tự Viện
    • Di tích
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Nghệ Thuật
    • Điện ảnh
    • Kiến trúc
    • Hội họa
    • Thư pháp
    • Đồ họa
    • Sân khấu
    • Âm nhạc
  • Pháp Âm
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Khóa tu
    • Audio Phật giáo
    • Video Phật giáo
    • Nhật ký du lịch
  • Media Đất Việt
    • Đất Việt Media
  • Hoa Sen Audio
    • Audio
    • Media Audio
    • Truyện Dài
    • Lời Phật Dạy
  • Đọc Sách
    • Văn Học Phật Giáo
    • Văn Học Dân Gian
    • Văn Học Hiện Đại
    • Văn Học Nước Ngoài
    • Sách Hay
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Thông Tin
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút - Văn học
    • Tự truyện
    • Nghệ thuật
    • Truyện ngắn
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Nhật ký hành trình
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Giới thiệu sách mới
  • Giáo Dục
    • Thai giáo
    • Thiếu nhi
    • Thanh niên
    • Hôn nhân
    • Kiến thức
    • Phật giáo
    • Gia Đình Phật Tử
  • Nghiên Cứu
    • Lịch sử
    • Phật học
    • Khoa học
    • Văn học
    • Văn hóa
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Máy ảnh - Lens
    • Gia Đình Phật Tử
  • Tam Tạng
    • Kinh
    • Luật
    • Luận
  • Tự Viện
    • Di tích
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Nghệ Thuật
    • Điện ảnh
    • Kiến trúc
    • Hội họa
    • Thư pháp
    • Đồ họa
    • Sân khấu
    • Âm nhạc
  • Pháp Âm
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Khóa tu
    • Audio Phật giáo
    • Video Phật giáo
    • Nhật ký du lịch
  • Media Đất Việt
    • Đất Việt Media
  • Hoa Sen Audio
    • Audio
    • Media Audio
    • Truyện Dài
    • Lời Phật Dạy
  • Đọc Sách
    • Văn Học Phật Giáo
    • Văn Học Dân Gian
    • Văn Học Hiện Đại
    • Văn Học Nước Ngoài
    • Sách Hay
  • Trang chủ

  • Giáo Dục

  • Thiếu nhi

Đột phá trong cách giáo dục trẻ biết cảm thông: Thử nghiệm thành công của cô giáo Mỹ

Ngày đăng: 14:03:32 05-09-2019 . Xem: 955
  • Google +
  • Tweet
Cô Karen Loewe, một giáo viên ở Oklahoma, Hoa Kỳ đã có một trải nghiệm thú vị về việc dạy trẻ biết cảm thông, theo Little Things. Chia sẻ trên Facebook về kết quả cuộc thử nghiệm của cô khiến nửa triệu người không khỏi kinh ngạc.
 
 

Dạy trẻ về tầm quan trọng của lòng tốt và sự cảm thông chưa bao giờ là dễ dàng. Với lứa tuổi ô mai, khi các vấn đề về bắt nạt và cái tôi nổi lên một cách đáng lo ngại, rõ ràng đây là một trận chiến đầy thách thức. Bất chấp những trở ngại gặp phải, hàng triệu phụ huynh và nhà giáo dục tâm huyết đã và đang nỗ lực để truyền thụ đến các em những giá trị sống nền tảng. Cô Karen Loewe, một giáo viên cấp hai ở Oklahoma, sau 22 năm đứng lớp, đã nhận ra rằng cách tốt nhất để bắt đầu năm học sẽ là một bài học về sự đồng cảm.

“Tôi bắt đầu năm thứ 22 dạy ở trường trung học. Hôm qua có lẽ là một trong những ngày đặc biệt nhất tôi từng trải qua”, cô Karen bắt đầu bài đăng trên Facebook. “Tôi đã thử một hoạt động mới gọi là ‘Hoạt động hành lý’”.

Cô Karen đã có một cuộc thảo luận với học sinh về ý nghĩa của hành lý – những thứ các em mang theo bên mình. “Tôi đã hỏi bọn trẻ ý nghĩa của hành lý và hầu hết bọn trẻ cho rằng đó là những gánh nặng trên đôi vai và gây ra tổn thương”, câu trả lời cho thấy rằng chúng đang nắm bắt tốt những gì cô muốn truyền đạt.

“Tôi yêu cầu các em viết ra một mảnh giấy những gì đang làm chúng phiền lòng, những gì đè nặng trái tim, làm tổn thương chúng…”, cô giải thích. “Các tờ giấy đều ẩn danh. Các em vo tròn tờ giấy của mình lại và ném chúng khắp phòng”.

Sau đó, cô Karen bảo mỗi bạn lần lượt đọc to một tờ giấy ngẫu nhiên. “Mỗi em nhặt lên một cục giấy và đọc to những gì bạn cùng lớp đã viết. Sau khi một em đọc xong, tôi hỏi ai đã viết tờ giấy, nếu người viết sẵn lòng chia sẻ”, cô viết.

Bằng cách tạo cho học sinh cơ hội để cất lên tiếng nói về các vấn đề các em phải đối mặt mà không ép buộc, cô Karen đã giúp rất nhiều em mở lòng. “Nói thật rằng, tôi chưa bao giờ xúc động đến chảy nước mắt như khi bọn trẻ mở lòng và chia sẻ cùng cả lớp”. 

Chúng ta thường quên rằng những đứa trẻ không chỉ phải đối diện với những vấn đề của riêng chúng và các tương tác khác trong xã hội, mà còn phải chịu ảnh hưởng sâu sắc và đôi khi bất lực trước các vấn đề của những người xung quanh.

“Những thứ như tự tử, bố mẹ ngồi tù, gia đình có người nghiện, bị bố mẹ bỏ rơi, cái chết, ung thư, mất thú cưng (một em nói rằng chú chuột gerbil của em chết vì quá béo làm chúng tôi bật cười khúc khích), rồi cả những điều tương tự nữa”, cô Karen kể chi tiết hơn.

Bọn trẻ cũng cảm nhận được bầu không khí lắng đọng giống cô giáo của chúng. “Những em đọc tờ giấy đã khóc vì những gì được chia sẻ rất xúc động. Đôi khi người viết tờ giấy (nếu em ấy tự nguyện nhận) cũng khóc”, cô tiết lộ.

Nghe có vẻ như có rất nhiều điều cần giải quyết, nhưng cô Karen cảm thấy điều quan trọng là các em phải hiểu rằng mọi người đều phải trải qua khó khăn nào đó. “Đó là một ngày đầy cảm xúc, nhưng tôi tin chắc rằng bọn trẻ của tôi sẽ phán xét ít đi một chút, yêu thương nhiều hơn một chút, và tha thứ nhanh hơn một chút”.

Đối với các tờ giấy, cô Karen quyết định cất bộ sưu tập trong một cái túi treo trên cửa. “Chiếc túi này treo trước cửa để nhắc nhở rằng tất cả chúng tôi đều có hành lý. Chúng tôi sẽ để nó bên ngoài cửa lớp. Khi bọn trẻ ra về, tôi nói với các em, chúng không cô đơn, chúng được yêu thương và chúng tôi luôn có nhau”, cô kết luận. “Tôi rất vinh dự được làm giáo viên của chúng”.

Trải nghiệm của Karen đã lan truyền rộng rãi với hơn nửa triệu người chia sẻ câu chuyện của cô. Nhiều người ca ngợi cô với tư chất của một nhà giáo dục, không ít học sinh cũ của Karen cũng bày tỏ tình cảm của mình.

Nhiều cựu học sinh tâm sự rằng cô đã ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của họ và họ rất thích được cô chỉ bảo. Cô Karen là một trong rất nhiều nhà giáo dục tâm huyết đã đặt tất cả trái tim vào công việc của mình và làm thay đổi nhiều số phận.

Nguồn: dkn.vn
Chia Sẻ
  • Google +
  • Tweet
Các Tin Khác
  • Tính kiêu ngạo của con trẻ. Nguyên nhân và cách khắc phục?

    Tính kiêu ngạo của con trẻ. Nguyên nhân và cách khắc phục?

  • 13 điều quan trọng người mẹ nên dạy con trai

    13 điều quan trọng người mẹ nên dạy con trai

  • 10 cách giáo dục con bằng lời nói

    10 cách giáo dục con bằng lời nói

  • Cách dạy con bướng bỉnh

    Cách dạy con bướng bỉnh "một phát nghe ngay" không cần quát mắng

  • 9 cách dạy con ngoan mà không cần roi vọt

    9 cách dạy con ngoan mà không cần roi vọt

Thai giáo

Phương pháp dạy con khi mang thai theo tinh thần Phật giáo

Phương pháp dạy con khi mang thai theo tinh thần Phật giáo

Thiếu nhi

Tính kiêu ngạo của con trẻ. Nguyên nhân và cách khắc phục?

Tính kiêu ngạo của con trẻ. Nguyên nhân và cách khắc phục?

  • 13 điều quan trọng người mẹ nên dạy con trai

    13 điều quan trọng người mẹ nên dạy con trai

  • 10 cách giáo dục con bằng lời nói

    10 cách giáo dục con bằng lời nói

Thanh niên

Câu chuyện thuần phục thiên lý mã và bài học sâu sắc về cách tôi luyện con người.

Câu chuyện thuần phục thiên lý mã và bài học sâu sắc về cách tôi luyện con người.

  • Luôn luôn ca thán khó khăn, đừng hỏi tại sao mãi thất bại!

    Luôn luôn ca thán khó khăn, đừng hỏi tại sao mãi thất bại!

  • Trưởng thành là không lấy người khác để đo lường cuộc đời mình.

    Trưởng thành là không lấy người khác để đo lường cuộc đời mình.

Hôn nhân

Đàn ông lấy được người phụ nữ này còn hơn có cả thiên hạ.

Đàn ông lấy được người phụ nữ này còn hơn có cả thiên hạ.

  • Điều kiện của hạnh phúc

    Điều kiện của hạnh phúc

  • Đừng làm khổ nhau

    Đừng làm khổ nhau

Kiến thức

Hãy hiểu tính chất cuộc thi Olympia Việt Nam

Hãy hiểu tính chất cuộc thi Olympia Việt Nam

  • Những triết lý của MAHATMA GANDHI...

    Những triết lý của MAHATMA GANDHI...

  • Những tố chất cần thiết để thành công

    Những tố chất cần thiết để thành công

Phật giáo

Giáo Dục Và Lòng Biết Ơn – Nền Tảng Xây Dựng Nhân Cách Và Xã Hội

Giáo Dục Và Lòng Biết Ơn – Nền Tảng Xây Dựng Nhân Cách Và Xã Hội

  • 
Ở NHÀ PHẢI HIẾU (NHẬP TẮC HIẾU)

    Ở NHÀ PHẢI HIẾU (NHẬP TẮC HIẾU)

  • PHÉP NGƯỜI CON-THÁNH NHÂN DẠY

    PHÉP NGƯỜI CON-THÁNH NHÂN DẠY

Gia Đình Phật Tử

Màu áo Lam nuôi dưỡng tâm tánh

Màu áo Lam nuôi dưỡng tâm tánh

  • GĐPT Bà Rịa Vũng Tàu tu Bát Quan Trai kỳ 2/2016

    GĐPT Bà Rịa Vũng Tàu tu Bát Quan Trai kỳ 2/2016

  • Thương mấy tiếng hót chim Oanh

    Thương mấy tiếng hót chim Oanh

  • Trang Chủ
  • Thông Tin
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Nghiên Cứu
  • Media Đất Việt
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Tam Tạng
  • Nghệ Thuật
  • Giáo Dục
  • Hoa Sen Audio
  • Đọc Sách


Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email: thichnhatchieu@gmail.com 
Ghi rõ nguồn www.hoasendatviet.com - Hoa Sen Đất Việt  khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Copyright by Lotus is traditional flower of Vietnam -  www.hoasendatviet.com. Designed by HSĐV