Huế ơi ! Vàng Son Xưa Có Trở Lại Bao Giờ
Hoa Sen Đất Việt giới thiệu bộ ảnh của Đại Đức Thích Nhật Chiếu cùng Ekip Đất Việt Media đã ghi tại Huế.
Chùa Thiên Mụ (còn gọi là chùa Linh Mụ) nằm ở đồi Hà Khê, trên bờ bắc sông Hương, phường Kim Long. Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía tây. Được xây dựng vào năm 1601 bởi chúa Tiên Nguyễn Hoàng - vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong, chùa Thiên Mụ có thể được coi là ngôi chùa cổ nhất ở Huế.
Với vẻ đẹp tự nhiên của nó và quy mô mở rộng kể từ thời điểm đó, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất ở Đàng Trong. Thông qua các sự kiện lịch sử, chùa Thiên Mụ đã được tái phục hồi nhiều lần trong suốt triều đại của các vua nhà Nguyễn. Vua Thiệu Trị, người kế vị Minh Mạng, đã dựng lên Từ Nhân Tháp vào năm 1844, mà bây giờ được gọi là tháp Phước Duyên.
Ở Hai bên tháp có hai nhà tứ giác đặt hai tấm bia ghi lại lịch sử kiến trúc của tháp, cũng như những bài thơ sáng tác của Thiệu Trị.
At the two sides of the tower have two quadrilateral houses lay two tombstones that state the history of the tower’s architecture, also the poems that were created by Thieu Tri.
Thiên Mụ Chung Thanh
Cao cương cổ sát trấn điền xuyên
Nguyệt tướng thường viên tự tại thiên
Bách bát hồng thanh tiêu bách kết
Tam thiên thế giới tỉnh tam duyên
Tăng hoằng ngọ nhật u minh cảm
Liêu lượng dần tiêu đạo vị huyền
Phật tích Thánh công thùy hải vũ
Thiện nhân tăng quả phổ cai diên.
Dịch thơ: Tiếng Chuông Thiên Mụ
Trên bến gò xưa chùa lập ra
Bên trời tự tại mãi Gương Nga
Tiếng ngân trăm tám tan trăm oán
Thế giới ba ngàn giải nợ ba
Chuông động giữa trưa miền tối
Kinh gieo canh sớm đạo tăng gia
Truyền công Phật Thánh tràn non nước
Nhân quả ươm lành khắp chốn xa
-Vua Thiệu Trị-
Chùa Thiên Mụ được xếp là một trong 20 điểm đẹp nhất ở Huế. Trải qua nhiều sự mở rộng và đổi mới, bên cạnh các công trình kiến trúc như tháp Phước Duyên, điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan Âm... cùng bia đá, chuông đồng, chùa Thiên Mụ ngày nay là nơi có nhiều cổ vật quý trong cả lịch sử và nghệ thuật. Tượng Hộ Pháp, tượng Thập Vương, Phật Di Lặc … hoặc câu đối ở đây đã đánh dấu lịch sử một thời đại vàng son của chùa Thiên Mụ.
Thien Mu temple is one of 20 most beautiful places in Hue. It has been through many dilations and changes, aside from architecture sites like Phước Duyên tower, Đại Hùng palace, Địa Tạng palace, Quan Âm palace... with tombstones, copper bells, Thiên Mụ temple at the present day is where who has many valuable antiquities from either history and art. Hộ Pháp statue, Thập Vương statue, Phật Di Lặc … or the couplets here has a remarkable history event of a glorious era of Thien Mu temple.
Đại Nội Huế một điểm du lịch Huế được du khách trong và ngoài nước yêu thích. Nằm ở bờ Bắc của dòng sông Hương thơ mộng trữ tình, Kinh thành Huế được xây dựng trên một diện tích hơn 500ha, bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành, được gọi chung là Đại Nội.
Đại Nội Huế - a travel landmark that is very famous by all travelers that visit Hue. Stays in the North shore of the romantic Huong river, Huế Capital was built on an area that is 500ha large, includes the Hoanh Thanh and Tu Cam Thanh, they’re called Dai Noi in union.
Đây là trung tâm hành chính, chính trị của triều đình nhà Nguyễn và là nơi sinh hoạt của nhà vua và hoàng gia. Ðại Nội Huế với kiến trúc nghệ thuật cung đình và vườn hào độc đáo.
This is the administration center, the government of Nguyen dynasty and where the living activities happened of the Emperor and the royals.
Hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ nhà Nguyễn là ba tòa thành: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế.
Ðại Nội Huế has the fancy palace architecture and structure system that represents the power of Nguyen dynasty by three castles : Kinh Thanh Hue, Hoang thanh Hue and Tu cam thanh Hue.
Ngọ Môn là một trong những công trình kiến trúc cổ tiêu biểu của miền núi Ngự sông Hương. Mặc dù đã trải qua hơn một thế kỷ rưỡi với bao cơn bão táp của thiên nhiên và chiến tranh tàn phá, nhưng nhờ có kỹ thuật xây dựng khéo léo và nhất là nghệ thuật kiến trúc rất thành thạo, cho nên, Ngọ Môn vẫn còn đứng vững với thời gian để trở thành một trong những công trình kiến trúc cổ tiêu biểu của miền núi Ngự Sông Hương.
Ngọ Môn is one of the typical old architectures of the land of Ngu mountain and Huong river. Although it has been through one century and a half with many nature affects and wars, still, with cunning building skills, Ngo Mon is still standing with time to become one of the sympolize old buildings of this land.
Ngọ Môn xây dựng vào năm 1833, khi vua Minh Mạng cho quy hoạch lại mặt bằng và hoàn chỉnh hóa tổng thể kiến trúc trong Đại Nội.
Ngọ Môn was built in 1833, when emperor Minh Mang started scheming the surface and finishing every architecture parts in Dai Noi.
Quoc Hoc school is a famous school in Hue, Viet Nam. Formed in 23rd October, 1896, the school was formed by emperor Thanh Thai’s command. When it first formed, the school was called “Pháp tự Quốc học Trường môn”, then was eventually called École Primaire Supérieure, Khải Định, Ngô Đình Diệm and returned to its old name in 1956. Quoc Hoc is the third old high school in VietNam after Collège Chasseloup-Laubat and Collège de Mỹ Tho.
Đền thờ Công Chúa Huyền Trân [ Huế ] - Ảnh: Nhật Chiếu.
Tượng Ni Sư Hương Tràng ( Pháp danh của công chùa Huyền Trân sau khi xuất gia ) [ Huế ] - Ảnh: Nhật Chiếu.
Hồ Sen tại Huyền Không Sơn Thượng [ Huế ] - Ảnh: Nhật Chiếu.
Nằm cách cố đô Huế chừng 14 cây số, về huớng Tây, với địa danh là thôn Đồng Chầm (Hòn Vượn), phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế, có một ngôi chùa, một rừng thiền được gọi là Huyền Không Sơn Thượng (hoặc Huyền Không 2).
Far from Hue old city about 14 kilometers to the west, with a place named hamlet Dong Cham (Hon Vuon), Huong Ho ward, Thua Thien, Hue province, there lays a temple that is called Huyền Không Sơn Thượng (or Huyền Không 2).
Khách thập phương muốn đến đây, đi quá chùa Linh Mụ, men theo con lộ dọc sông Hương, qua Văn Thánh, Võ Thánh, qua cầu Xước Dũ; rồi chừng hơn 01 cây số nữa sẽ gặp ngã rẽ bên phải vào thôn Đồng Chầm. Từ đây, xin lưu ý là chừng 500 mét, hương lộ này sẽ cắt ngang đường tránh Huế, thẳng trước mặt sẽ thấy chiếc cổng làng Văn hóa thôn Đồng Chầm. Qua cổng này chừng 200 mét, bên phải có một tấm biển chỉ đường, theo lộ trình này, gần 3km nữa là đến vùng núi non Triều Sơn Phương tức Huyền Không Sơn Thượng (1km đường phía xóm làng, bên ngoài, trải bê-tông tương đối tốt, 1,5km bên trong, vào núi, đường đất không được tốt – nhưng có thể thuận tiện cho tất cả các lọại xe – kể cả xe 50 chỗ ngồi). Do đặc điểm địa lý – đồi tiếp đồi – nên đường vào chùa uốn lượn quanh co, dốc cao; nay đã được cải tạo, nâng cấp, tương đối khá thuận lợi cho mọi phương tiện lui tới.
If travelers want to come here, go past Linh Mu temple, go with the road by river Huong, past Van Thanh, Vo Thanh, past Xuoc Du bridge; then about 1 kilometers away to the Dong Cham hamlet’s crossroad. From there, about 500 meters, this road will intersect Hue road, then infront of our eyes will be the village’s gate : Van Hoa thon Dong Cham. Past these gates about 200 meters, on the right will have a road sign, following it, we’ll have 3 more km to reach the mountain place Trieu Son Phuong which is Huyền Không Sơn Thượng. Due to topography traits–hills to hills– so the way in will be crooked with high steeps; which now was improved and quite easy for engines to come.
Cầu Ngói Thanh Toàn [ Huế ] - Ảnh: Nhật Chiếu.
Cho em về với một đoàn cho vui
Cầu Ngói Thanh Toàn [ Huế ] - Ảnh: Nhật Chiếu.
Cầu ngói Thanh Toàn được xây dựng theo lối thượng gia hạ kiều có nghĩa là trên nhà dưới cầu. Mái được lợp bằng ngói ống lưu ly. Cầu có chiều dài 18 mét, rộng 5m, chiều dài cầu được chia làm 7 gian, hai bên có hai bục trải dài theo thân cầu và có lang can tựa lưng. Toàn bộ chất liệu tạo nên cây cầu này đều làm bằng gỗ, mặt cầu được cấu tạo như một sàn gỗ chắc chắn.
Cầu Tràng Tiền [ Huế ] - Ảnh: Nhật Chiếu.
Đây cũng là một trong những cây cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX theo kỹ thuật và vật liệu mới của phương Tây với kết cấu thép. Trước đó những cây cầu được xây dựng đều là công trình ngắn, bằng vật liệu tre, gỗ… không bền vững.
This is also one of the first bridges that were built in Dong Duong in the end of XIX century, and the beginning of century XX by new techniques and materials of Western with steel structures. Before that, all the bridges were short projects with usual materials like wood and bamboo,… not so stable.
Thủa ban đầu, tên chính thức của cây cầu thép bắc qua sông Hương là Thành Thái, rồi Clémenceau, Nguyễn Hoàng... Nhưng vì ngày trước đối diện phía tả ngạn của cầu có một xưởng đúc tiền của Triều Nguyễn, nên người dân nơi đây quen gọi là cầu Trường Tiền.
From the beginning, the official name of this iron bridge across river Huong was Thanh Thai, then Clemenceau, Nguyen Hoang,… but because that on the other side of the river had a money workshop of Nguyen dynasty, so that the local people usually call it Truong Tien bridge.
Mùa thu năm 1896, vua Thành Thái ban chỉ dụ xây dựng cầu sắt và nhấn mạnh: "Chính trị nhân đức không gì quan trọng bằng gia ơn cho dân. Gần đây, phàm tiến hành làm các cầu đường là để tiện cho dân vậy. Nay theo lời Cơ Mật viện tâu nói phía trước sông Hương là quan lộ, nghĩ nên làm một chiếc cầu sắt để tiện thông hành, duy vì phí tổn rất lớn nên còn phải chờ tính toán trù biện”.
In 1896’s fall, emperor Thanh Thai demanded to build the iron bridge and emphasized “The mót important thing in oliticals and humane is to require for people. Lately, let’s build roads and bridges to help our people more. Now, listening to Co Mat system, who said that in front of river Huong is an open road so it’s logical to build an iron bridge to let people transport easier, still, due to high cost, we need to consider carefully.”
Theo nhà văn Bửu Ý (80 tuổi, phường Phú Hội, TP Huế), lúc bấy giờ việc xây cầu qua sông Hương không dễ dàng vì đây vốn là dòng sông duyên dáng, tình tứ.
Based on the writer Buu Y ( 80 year old, Phu Hoi ward, Hue city ), at that time, to build a bridge across river Huong was not easy because it was a romantic and charming river.
Một năm sau khi vua Thành Thái ban chỉ dụ xây dựng cầu sắt, tháng 4/1897, Toàn quyền Đông Dương Doumer đến Huế và bàn bạc với triều đình tập trung đầu tư để có công trình bền vững lâu dài.
One year after emperor Thanh Thai gave the edict of building the iron bridge, on April, 2897, Dong Duong fullpower Doumer went to Hue and discussed with the court – focusing on investments in order to have a sustainable project.
Nhà vua sai bộ Hộ trích giao 190.000 đồng, số còn thiếu do phía Pháp giúp đỡ. Việc thi công cầu được giao cho hãng Eiffel.
The emperor demanded Ho trich ministry to give 190.000 dong, the rest will be supported by the France. The execution was commited to the Eiffel.
Khi cầu Trường Tiền bắt đầu được xây dựng, vua Thành Thái là người đặt viên đá đầu tiên. Sau hai năm, cây cầu gồm 6 nhịp dầm bằng thép hình chiếc lược ngà (bán nguyệt), nền lát gỗ lim được hoàn thành.
When Truong Tien bridge began its building, emperor Thanh Thai was the one who set the first block of brick. After 2 years, the bridge with spans made from steel that was shaped like a comb ( cresentiform ), and the wooden substruction was done.
Người dân xứ Huế quen với câu ca “Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp…”, nhưng chính xác cầu có sáu nhịp và 12 vài kết với nhau thành 6 cặp. Cầu có chiều dài khoảng hơn 400 mét tính từ hai mố, nếu tính cả đường dẫn thì độ dài của Trường Tiền khoảng 453 mét, lòng cầu rộng sáu mét. Lúc mới xây dựng, cầu chưa có phần lề dành cho người đi bộ.
Hue local people have used to the lyrics “Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp…”, but actually, the bridge has six spans and 12 some connect with each others to form 6 pairs. The bridge’s length is 400 meters from two abutents, if we count from the borders then Truong Tien is 453 meters long, and the center is 6 meter long. When it was new built, it didn’t have the sidewalk for pedestrians.
"Có thể nói Nhà thầu Eiffel của Pháp đã bỏ nhiều công sức trong việc thiết kế và thi công cầu Trường Tiền. Hình dáng cây cầu với màu nhũ bạc của buổi đầu xây dựng đã tô điểm thêm vẻ đẹp của dòng Hương", nhà văn Bửu Ý nhận xét.
"We can say that Eiffel constructore did spent many works and efforts in the job of designing and building Truong Tien bridge. The bridge’s shape with silver emulsions of the first days in construct has contributed to the beauty of Huong river.” Writer Bửu Ý commented.
Tường gạch cổ xưa rêu phong tại Thành Nội [ Huế ] - Ảnh: Nhật Chiếu.
Một nụ cười tại Huế
Một áo dài nét Huế Xưa.
Phố đêm Cầu Tràng Tiền [ Huế ] - Ảnh: Nhật Chiếu.
Một thoáng đời sống ở Huế [ Huế ] - Ảnh: Nhật Chiếu.
Huế ơi ! Vàng Son Xưa Có Trở Lại Bao Giờ - Ảnh: Nhật Chiếu
Huế, 19.03.2019
Thông tin về tác giả: Đại Đức Thích Nhật Chiếu - Mail: thichnhatchieu@gmail.com - ĐT: 0937.370.386