Chùa Pháp Hoa - Phap Hoa Pagoda
Ngày đăng: 00:53:34 28-04-2018 . Xem: 6526
Theo lịch sử viết lại rằng , đất chùa xưa kia nằm sát bờ kênh Nhiêu Lộc , chỉ là bãi bồi bên dòng kênh tươi mát đó .
Năm 1967, Nhân dịp Phật đản , Phật đản vùng ven kênh Nhiêu Lộc đã chung tay kiến tạo một lễ đài hoành tráng tại đó để làm đàn tràng Đại Lễ Phật Đản. Sau khi Đại Lễ Phật Đản viên mãn, tín đồ Phật tử đã cùng nhau kiến tạo thành một mảnh đất sát Kênh với diện tích khoàng gần 800 m vuông . Rồi sau đó , các Phật tử đã cung thỉnh cố HT. Thích Tuệ Hải về trụ trì và xây dựng chùa, tháp. Trải qua thời gian , với sự cố gắng của Sư Trụ Trì cùng toàn thể Tín đồ , ngôi Đại Hùng Bảo Điện cũng được hoàn thành và lấy tên là Chùa Pháp Hoa.
Cố HT. Thích Tuệ Hải là một nhà tu hành chân chính , suốt đời Ngài nghiêm mật tu hành và hoằng dương Phật Pháp cũng như cứu độ chúng sinh. Hòa Thượng Thích Tuệ Hải cũng là bậc Long tượng chốn Thiền môn , Ngài đã dịch kinh , viết sách với nhiều bản dịch nổi tiếng cho tới ngày nay như : Kinh Pháp Hoa dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Việt , Kinh Địa Tạng từ chữ Hán sang, Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai ( Bản kinh mà hầu hết các chùa trong cả nước đều sử dụng ) , Kinh Di Dà … và nhiều bản kinh khác.
Cuối năm 1982 , thuận theo thế Vô Thường – Ngài đã thu thần nhập tịch và được tín đồ Phật tử an táng và nhập tháp tại chùa.
Sau khi HT. Tuệ Hải viên tịch , Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đã cắt cử Đại Đức Thích Tâm Thông về quản lý và lãnh nhiệm chức vị Trụ Trì đời thứ Hai khi mới vừa ngoài 20.Đại Đức Thích Tâm Thông đã kế nhiệm chức vụ và phát huy hết khả năng của mình để gìn giữ và phụng sự cho nhân dân , Phật tử.
Năm 2001 cơ duyên vừa đến , Đại Đức đã quyết định truyền lại cương vị trụ trì cho T.T Thích Thọ Lạc – là đệ tử đời thứ 6 của Tổ Đình Kim Liên – Ninh Bình và cũng là đệ tử của cố Đức Đệ Nhất Pháp Chủ GHPG Việt Nam.
Năm 2004, vì bệnh căn khó qua nên Đ.Đ Tâm Thông đã viên tịch về miền Tịnh cảnh và được an vị tại Chùa.
Cũng trong thời gian đó , với cương vị là trụ trì đời thứ 3 nên T.T Thích Thọ Lạc đã cùng với bà con , nhân dân , Phật tử chung tay vận động tài chính xây dựng lại chùa Pháp Hoa theo kiến trúc ngày nay.
Đây là một bước ngoặt lịch sử trong Văn hóa Kiến trúc chùa Việt , Chùa Pháp Hoa đã được xây theo lối cao tầng và theo kiến trúc Miền Bắc .
Năm 2005 , Chùa Pháp Hoa đã hoàn thành và trở thành một điểm nhấn trong lúc bấy giờ .
Kể từ khi khánh thành tới nay , mặc dù nhỏ hẹp nhưng chùa đã phát huy hết tinh thần Từ , Bi , Hỷ , Xả của Phật giáo . Chùa trở thành nơi phục vụ tín ngưỡng của đông đảo nhân dân Phật tử và cũng là nơi tu học của những Tín đồ Phật giáo.
Năm 1967, Nhân dịp Phật đản , Phật đản vùng ven kênh Nhiêu Lộc đã chung tay kiến tạo một lễ đài hoành tráng tại đó để làm đàn tràng Đại Lễ Phật Đản. Sau khi Đại Lễ Phật Đản viên mãn, tín đồ Phật tử đã cùng nhau kiến tạo thành một mảnh đất sát Kênh với diện tích khoàng gần 800 m vuông . Rồi sau đó , các Phật tử đã cung thỉnh cố HT. Thích Tuệ Hải về trụ trì và xây dựng chùa, tháp. Trải qua thời gian , với sự cố gắng của Sư Trụ Trì cùng toàn thể Tín đồ , ngôi Đại Hùng Bảo Điện cũng được hoàn thành và lấy tên là Chùa Pháp Hoa.
Cố HT. Thích Tuệ Hải là một nhà tu hành chân chính , suốt đời Ngài nghiêm mật tu hành và hoằng dương Phật Pháp cũng như cứu độ chúng sinh. Hòa Thượng Thích Tuệ Hải cũng là bậc Long tượng chốn Thiền môn , Ngài đã dịch kinh , viết sách với nhiều bản dịch nổi tiếng cho tới ngày nay như : Kinh Pháp Hoa dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Việt , Kinh Địa Tạng từ chữ Hán sang, Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai ( Bản kinh mà hầu hết các chùa trong cả nước đều sử dụng ) , Kinh Di Dà … và nhiều bản kinh khác.
Cuối năm 1982 , thuận theo thế Vô Thường – Ngài đã thu thần nhập tịch và được tín đồ Phật tử an táng và nhập tháp tại chùa.
Sau khi HT. Tuệ Hải viên tịch , Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đã cắt cử Đại Đức Thích Tâm Thông về quản lý và lãnh nhiệm chức vị Trụ Trì đời thứ Hai khi mới vừa ngoài 20.Đại Đức Thích Tâm Thông đã kế nhiệm chức vụ và phát huy hết khả năng của mình để gìn giữ và phụng sự cho nhân dân , Phật tử.
Năm 2001 cơ duyên vừa đến , Đại Đức đã quyết định truyền lại cương vị trụ trì cho T.T Thích Thọ Lạc – là đệ tử đời thứ 6 của Tổ Đình Kim Liên – Ninh Bình và cũng là đệ tử của cố Đức Đệ Nhất Pháp Chủ GHPG Việt Nam.
Năm 2004, vì bệnh căn khó qua nên Đ.Đ Tâm Thông đã viên tịch về miền Tịnh cảnh và được an vị tại Chùa.
Cũng trong thời gian đó , với cương vị là trụ trì đời thứ 3 nên T.T Thích Thọ Lạc đã cùng với bà con , nhân dân , Phật tử chung tay vận động tài chính xây dựng lại chùa Pháp Hoa theo kiến trúc ngày nay.
Đây là một bước ngoặt lịch sử trong Văn hóa Kiến trúc chùa Việt , Chùa Pháp Hoa đã được xây theo lối cao tầng và theo kiến trúc Miền Bắc .
Năm 2005 , Chùa Pháp Hoa đã hoàn thành và trở thành một điểm nhấn trong lúc bấy giờ .
Kể từ khi khánh thành tới nay , mặc dù nhỏ hẹp nhưng chùa đã phát huy hết tinh thần Từ , Bi , Hỷ , Xả của Phật giáo . Chùa trở thành nơi phục vụ tín ngưỡng của đông đảo nhân dân Phật tử và cũng là nơi tu học của những Tín đồ Phật giáo.
Hình ảnh: An Chi
Hoa Sen Đất Việt - www.hoasendatviet.com
Hoa Sen Đất Việt - www.hoasendatviet.com
Các Tin Khác