Ai thoát được lời nguyền Á châu?
Ngày đăng: 02:07:09 23-09-2022 . Xem: 686
Ở các nước Á Đông, hiện tượng người thân ra toà để tranh chấp quyền lợi kinh tế rất phổ biến. Gia tộc nào càng giàu có, càng đông con thì cuộc chiến này càng khốc liệt. Không ai ngờ có 1 ngày, vợ chồng chung giường, cha con anh em chung mâm cơm đứng tranh cãi trước bàn dân thiên hạ về tiền bạc. Phương Tây cũng có nhưng ít, chủ yếu là các hoàng gia, nơi văn hoá gia tộc còn nặng nề. Còn ở châu Á thì rất phổ biến, nên các nhà xã hội học gọi đây là "lời nguyền Á châu" (The Asia's Curse).
Chúng ta đừng tưởng họ không có nhận thức tốt. Hầu như con cái những gia đình này đều được ăn học ở những trường tốt nhất, những thầy giỏi nhất, có bằng cấp học hàm học vị cao. Thế nhưng sự thực luôn cay đắng, con cái hiếm mà thương yêu nhau sau khi cha mẹ qua đời. Những gia đình sở hữu Chaebol lớn ở Hàn Quốc, hay các tập đoàn ở Trung Quốc, HK, Đài Loan, các tỷ phú ở Philippines, Thái Lan, Ấn Độ...cuối đời đều có hiện tượng này, kể cả những đứa con của Lý Quang Diệu, dù người cha tài giỏi dạy dỗ rất nghiêm khắc, nhưng 3 đứa con thành đạt của ông Lý vẫn sáng sáng lên báo Singapore chửi nhau. Nhà nghèo cũng vậy chứ chẳng phải nhà giàu. Chỉ vài người thoát được "lời nguyền Á châu", căn nguyên bắt nguồn từ văn hoá gia tộc, can thiệp cá nhân, ràng buộc đời nhau và mù quáng trong việc để lại tài sản cho con cái dưới danh nghĩa trách nhiệm, tình thương.
Văn hoá gia tộc ở phương Đông có biểu tượng là ba ông "phước lộc thọ". Ông phước (phúc) là hình ảnh ông già có con đàn cháu đống, nên nhiều gia đình ở châu Á tìm cách sinh nhiều con để có phước. Còn nhỏ, anh em nào cũng thương yêu nhau, cho đến khi lập gia đình. Khi cha mẹ mất, mâu thuẫn về quyền lợi thừa kế, và chuyển qua ghét nhau hơn cả người ngoài. Các hoàng tử, công chúa, vương phi...ngày xưa tự hãm hại nhau chủ yếu, tranh quyền để đoạt lợi. Các ông vua châu Á chết do người thân bức tử nhiều hơn giặc ngoại xâm giết. Hầu như mọi giá trị đạo đức, lời dạy bảo, nếp nhà gì đó...đều không thể thắng nổi lòng tham. Nhiều người nghĩ là mình kiểm soát được chữ THAM, mình sẽ dạy con cái mình thế này thế kia nhưng thực tế mới biết. Thích đẻ nhiều con để có phước, xong thì trăn trối ngậm ngùi trong quan tài vì "cha chung không ai khóc". Con đàn cháu đống, mỗi người 10 ý, trong đám tang thường cãi nhau nên cứ tang gia là có "bối rối", cáo phó nào cũng vậy. Cứ có tài sản thừa kế là con cái nóng ruột chờ "giải ngân", có đứa ác tâm còn mong cha mẹ chết sớm để được chia sớm.
Cạnh nhà mình, vợ chồng bác Bảy là nhà giáo đạo đức, luôn dạy bảo 2 đứa con phải yêu thương nhau, ngoan ngoãn, tử tế. Bác Bảy chia miếng đất nhỏ xíu làm 2 cho 2 đứa, nhưng 2 người con nghĩ là chia không công bằng, miếng bên ngoài mặt tiền giá trị cao hơn, công nuôi cha nuôi mẹ phải hơn, rồi gia cảnh thế này thế kia nên phải hơn. Hai bà vợ xúi vô "đi đòi quyền lợi", nhà cạnh nhau mà anh em thuê giang hồ dằn mặt. Vợ chồng bác Bảy ngày nào cũng buồn bã cho đến khi mất. Mất rồi mà 2 người con vẫn còn hận cha mẹ vì vụ chia đất không công bằng. Tối là nhà này mở karaoke loa to cho nhà kia mất ngủ. Bên này ca bài 'Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình" thì nhà kia "tình cha ấm áp, như vầng thái dương...".
Cũng vì cái văn hoá gia tộc quá nặng, nên SỰ THAM (lấy vào) cũng là tha về cho vợ cho con. Sự ích kỷ của người Châu Á khiến rất ít người có tình thương với tha nhân. Cũng vì văn hoá gia tộc mà mới đẻ ra mấy cái văn hoá tào lao như "tru di tam tộc, cửu tộc" trong khi cái đúng là "ai làm người đó chịu trách nhiệm cá nhân", hay "cha ăn mặn con khát nước". Ổng ăn mặn ổng bị bệnh thận ráng chịu chứ mắc mớ gì tui phải khát nước, 2 cá nhân độc lập mà. Ông chồng hiếp dâm giết người lừa đảo thì bỏ tù ổng chứ mắc mớ gì chửi vợ con ổng, họ có vi phạm pháp luật đâu. Ông ấy làm việc tốt thì bản thân ông ấy được hưởng, chứ sao con ông ấy được khen hoặc ưu tiên? Liên quan gì? Ai có công, người đó hưởng, không cho hưởng ké chỉ vì là thân nhân. Ai có tội người đó chịu, không phải chịu tội thay. Một xã hội đúng phải vận hành như vậy.
Người phương Tây trước kia cũng thế. Nhưng cỡ 100 năm trở lại đây họ giải quyết vấn đề này bằng cách giáo dục tính tự lập, tự chịu trách nhiệm cá nhân, và đặc biệt là về lòng yêu thương người khác. Xuyên suốt sách giáo khoa là các bài đọc về lòng nhân ái, lòng bác ái. Người phương Tây giàu có thường có quỹ từ thiện, ngoài lòng bác ái và xây dựng thương hiệu cá nhân, cũng một phần vì tránh bớt thuế (thu nhập, thừa kế, hôn nhân) để toàn quyền sử dụng số tiền đó trong việc làm thiện nguyện theo ý mình.
Nhiều doanh nghiệp phương Tây, ông chủ khi mất đi sẽ di chúc đưa toàn bộ cổ phiếu của họ vào quỹ tín thác (trust fund), quỹ này sẽ nắm giữ cổ phần chủ yếu trong doanh nghiệp, đảm bảo không ai có thể lái doanh nghiệp theo con đường khác. Quỹ này sẽ trích 1 tỷ lệ rất lớn lợi nhuận (có khi lên tới 30-50%) vào việc đầu tư cho xã hội ở các vùng sâu vùng xa. Làm từ thiện chuyên nghiệp, có pháp nhân, có đầy đủ mọi phòng ban, lên kế hoạch làm việc, nhân sự lương cả chục ngàn đô hẳn hoi chứ không phải từ thiện tuỳ hứng, xin tiền người này chèo thuyền đem đi cho người kia, bẻ cục tiền đưa chị kia, thấy sơn móng tay thì đòi lại, nói nghèo mà sơn móng tay, ghét không cho nữa. Tào lao hết sức.
Các tỷ phú châu Á có hiểu biết tầm nhìn dài hạn như Bành Dư Niên, hay diễn viên Châu Nhuận Phát (2 ông này không cho gia tộc đồng nào, chuyển hết vào quỹ từ thiện),...nên cuộc sống về già khá ung dung, nhàn hạ, tiêu dao, thần tiên, hạnh phúc. Bành tiên sinh từng nói, ông "đã làm hết sức mình trong đời để thể hiện là khả năng của mình tới đâu, lập được bao nhiêu nhà máy xí nghiệp, tổng số tiền kiếm được là bao nhiêu....rồi thành quỹ từ thiện mang tên mình, phụng sự cho nhân loại. Con cái, nếu nó giỏi, thì tự nó làm lại mọi thứ từ đầu, giỏi thì cần gì số tiền này. Nếu nó dở, cho bao nhiêu nó cũng làm mất". Cuối cùng, ông nói với con cái là "ông chỉ cho chúng cơ hội chào đời, nuôi dưỡng đến năm 18 tuổi, rồi, muốn làm gì, đi đâu thì tuỳ, tự chịu trách nhiệm với xã hội". Con ông có đứa trai ông muốn vào làm tập đoàn lớn nhất và ông là người có cổ phần chi phối ở đó, ông từ chối, bảo "nếu con thích thì hãy tự đi thi vào làm như mọi người. Nếu cha giúp thì con bị mặc định là người bất tài, vào đấy cũng sẽ không được mọi người nể phục, công danh còn khó hơn". Vì suy nghĩ đó mà ông thoát được lời nguyền Á Châu, sống hạnh phúc về già, con cái tiếp tục có động lực làm việc và có thành tựu. Lúc ông quyết định việc này, làn sóng chỉ trích ông dữ dội, bảo là "đồ điên, cho con không cho đi cho người ngoài", vợ con người nhà ông phản đối vì mất quyền lợi, nhưng ông Bành vẫn kiên quyết làm theo ý mình, và giờ đây mọi thứ đều ổn. May mà không ỷ lại tiền bạc của cha, nên con cái ông thành đạt và bay cao hơn.
Thừa kế và sự ỷ lại sẽ giết chết mọi nỗ lực của người trẻ.
***** Ai hiểu được bài trên thì sẽ có sự an trong tâm, nôm na là "tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến". Ai nói gì thì nói, ai tác động gì kệ, dù cha mẹ chồng vợ con cái gì tác động mình vẫn duy trì quan điểm "đời cua cua máy, đời cáy cáy đào", mỗi người là một cá thể độc lập, yêu thương nhưng không ràng buộc, không hy sinh và bắt phải trả ơn. Vậy mới văn minh và mới không đau khổ.
Nhất là với con cái, hãy giúp con cháu mình có được một nền giáo dục tốt nhất mình có thể có cho đến năm 18 tuổi, sau đó, các bạn trẻ HOÀN TOÀN tự do chọn lựa, học tiếp nghề nào đó hoặc đi làm ngay cũng được. Tuyệt đối không để lại tiền bạc trừ những đứa trẻ bị khiếm khuyết, không lành lặn về thể chất và trí tuệ, còn lại, một người bình thường phải tự kiếm ăn, tự tích luỹ.
Với các bạn trẻ, phải hiểu một điều là: Tiền tự mình làm ra thì mới có thể giữ được. "Của cho là của nợ", mình là con cái cũng lập tức từ chối, không dây vào nợ với ai hết, cha mẹ làm cha mẹ hưởng, đó là của họ, không phải của mình. Người Á Châu mình ít hào sảng, cho rồi là nhớ miết, nhắc miết, kể công miết, mệt mỏi lắm. Mẹ cho, say No, cha cho, say No. I do I eat, you do you eat (con làm con ăn, cha làm cha ăn), nói vậy đi cho dễ thương.
Mình cứ làm cật lực, dư dả cho bản thân mình hưởng thụ và giúp người. Mình tâm niệm 1 điểm rằng, mình CHỈ cho đi, chứ KHÔNG lấy vào, tuyệt đối không xin xỏ. Xin là khổ nhục. Ở tầm quốc gia, mình chỉ là nước đi viện trợ chứ đừng là nước nhận viện trợ, có nước nào nhận viện trợ trong lịch sử mà hoá rồng được đâu, vì bản thân không làm ra tiền, không sản xuất, cứ đi xin thì sao hùng mạnh được. Một dân tộc tự cường khi có những công dân tự chủ, tự lập.
Tony Buổi Sáng
Chúng ta đừng tưởng họ không có nhận thức tốt. Hầu như con cái những gia đình này đều được ăn học ở những trường tốt nhất, những thầy giỏi nhất, có bằng cấp học hàm học vị cao. Thế nhưng sự thực luôn cay đắng, con cái hiếm mà thương yêu nhau sau khi cha mẹ qua đời. Những gia đình sở hữu Chaebol lớn ở Hàn Quốc, hay các tập đoàn ở Trung Quốc, HK, Đài Loan, các tỷ phú ở Philippines, Thái Lan, Ấn Độ...cuối đời đều có hiện tượng này, kể cả những đứa con của Lý Quang Diệu, dù người cha tài giỏi dạy dỗ rất nghiêm khắc, nhưng 3 đứa con thành đạt của ông Lý vẫn sáng sáng lên báo Singapore chửi nhau. Nhà nghèo cũng vậy chứ chẳng phải nhà giàu. Chỉ vài người thoát được "lời nguyền Á châu", căn nguyên bắt nguồn từ văn hoá gia tộc, can thiệp cá nhân, ràng buộc đời nhau và mù quáng trong việc để lại tài sản cho con cái dưới danh nghĩa trách nhiệm, tình thương.
Văn hoá gia tộc ở phương Đông có biểu tượng là ba ông "phước lộc thọ". Ông phước (phúc) là hình ảnh ông già có con đàn cháu đống, nên nhiều gia đình ở châu Á tìm cách sinh nhiều con để có phước. Còn nhỏ, anh em nào cũng thương yêu nhau, cho đến khi lập gia đình. Khi cha mẹ mất, mâu thuẫn về quyền lợi thừa kế, và chuyển qua ghét nhau hơn cả người ngoài. Các hoàng tử, công chúa, vương phi...ngày xưa tự hãm hại nhau chủ yếu, tranh quyền để đoạt lợi. Các ông vua châu Á chết do người thân bức tử nhiều hơn giặc ngoại xâm giết. Hầu như mọi giá trị đạo đức, lời dạy bảo, nếp nhà gì đó...đều không thể thắng nổi lòng tham. Nhiều người nghĩ là mình kiểm soát được chữ THAM, mình sẽ dạy con cái mình thế này thế kia nhưng thực tế mới biết. Thích đẻ nhiều con để có phước, xong thì trăn trối ngậm ngùi trong quan tài vì "cha chung không ai khóc". Con đàn cháu đống, mỗi người 10 ý, trong đám tang thường cãi nhau nên cứ tang gia là có "bối rối", cáo phó nào cũng vậy. Cứ có tài sản thừa kế là con cái nóng ruột chờ "giải ngân", có đứa ác tâm còn mong cha mẹ chết sớm để được chia sớm.
Cạnh nhà mình, vợ chồng bác Bảy là nhà giáo đạo đức, luôn dạy bảo 2 đứa con phải yêu thương nhau, ngoan ngoãn, tử tế. Bác Bảy chia miếng đất nhỏ xíu làm 2 cho 2 đứa, nhưng 2 người con nghĩ là chia không công bằng, miếng bên ngoài mặt tiền giá trị cao hơn, công nuôi cha nuôi mẹ phải hơn, rồi gia cảnh thế này thế kia nên phải hơn. Hai bà vợ xúi vô "đi đòi quyền lợi", nhà cạnh nhau mà anh em thuê giang hồ dằn mặt. Vợ chồng bác Bảy ngày nào cũng buồn bã cho đến khi mất. Mất rồi mà 2 người con vẫn còn hận cha mẹ vì vụ chia đất không công bằng. Tối là nhà này mở karaoke loa to cho nhà kia mất ngủ. Bên này ca bài 'Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình" thì nhà kia "tình cha ấm áp, như vầng thái dương...".
Cũng vì cái văn hoá gia tộc quá nặng, nên SỰ THAM (lấy vào) cũng là tha về cho vợ cho con. Sự ích kỷ của người Châu Á khiến rất ít người có tình thương với tha nhân. Cũng vì văn hoá gia tộc mà mới đẻ ra mấy cái văn hoá tào lao như "tru di tam tộc, cửu tộc" trong khi cái đúng là "ai làm người đó chịu trách nhiệm cá nhân", hay "cha ăn mặn con khát nước". Ổng ăn mặn ổng bị bệnh thận ráng chịu chứ mắc mớ gì tui phải khát nước, 2 cá nhân độc lập mà. Ông chồng hiếp dâm giết người lừa đảo thì bỏ tù ổng chứ mắc mớ gì chửi vợ con ổng, họ có vi phạm pháp luật đâu. Ông ấy làm việc tốt thì bản thân ông ấy được hưởng, chứ sao con ông ấy được khen hoặc ưu tiên? Liên quan gì? Ai có công, người đó hưởng, không cho hưởng ké chỉ vì là thân nhân. Ai có tội người đó chịu, không phải chịu tội thay. Một xã hội đúng phải vận hành như vậy.
Người phương Tây trước kia cũng thế. Nhưng cỡ 100 năm trở lại đây họ giải quyết vấn đề này bằng cách giáo dục tính tự lập, tự chịu trách nhiệm cá nhân, và đặc biệt là về lòng yêu thương người khác. Xuyên suốt sách giáo khoa là các bài đọc về lòng nhân ái, lòng bác ái. Người phương Tây giàu có thường có quỹ từ thiện, ngoài lòng bác ái và xây dựng thương hiệu cá nhân, cũng một phần vì tránh bớt thuế (thu nhập, thừa kế, hôn nhân) để toàn quyền sử dụng số tiền đó trong việc làm thiện nguyện theo ý mình.
Nhiều doanh nghiệp phương Tây, ông chủ khi mất đi sẽ di chúc đưa toàn bộ cổ phiếu của họ vào quỹ tín thác (trust fund), quỹ này sẽ nắm giữ cổ phần chủ yếu trong doanh nghiệp, đảm bảo không ai có thể lái doanh nghiệp theo con đường khác. Quỹ này sẽ trích 1 tỷ lệ rất lớn lợi nhuận (có khi lên tới 30-50%) vào việc đầu tư cho xã hội ở các vùng sâu vùng xa. Làm từ thiện chuyên nghiệp, có pháp nhân, có đầy đủ mọi phòng ban, lên kế hoạch làm việc, nhân sự lương cả chục ngàn đô hẳn hoi chứ không phải từ thiện tuỳ hứng, xin tiền người này chèo thuyền đem đi cho người kia, bẻ cục tiền đưa chị kia, thấy sơn móng tay thì đòi lại, nói nghèo mà sơn móng tay, ghét không cho nữa. Tào lao hết sức.
Các tỷ phú châu Á có hiểu biết tầm nhìn dài hạn như Bành Dư Niên, hay diễn viên Châu Nhuận Phát (2 ông này không cho gia tộc đồng nào, chuyển hết vào quỹ từ thiện),...nên cuộc sống về già khá ung dung, nhàn hạ, tiêu dao, thần tiên, hạnh phúc. Bành tiên sinh từng nói, ông "đã làm hết sức mình trong đời để thể hiện là khả năng của mình tới đâu, lập được bao nhiêu nhà máy xí nghiệp, tổng số tiền kiếm được là bao nhiêu....rồi thành quỹ từ thiện mang tên mình, phụng sự cho nhân loại. Con cái, nếu nó giỏi, thì tự nó làm lại mọi thứ từ đầu, giỏi thì cần gì số tiền này. Nếu nó dở, cho bao nhiêu nó cũng làm mất". Cuối cùng, ông nói với con cái là "ông chỉ cho chúng cơ hội chào đời, nuôi dưỡng đến năm 18 tuổi, rồi, muốn làm gì, đi đâu thì tuỳ, tự chịu trách nhiệm với xã hội". Con ông có đứa trai ông muốn vào làm tập đoàn lớn nhất và ông là người có cổ phần chi phối ở đó, ông từ chối, bảo "nếu con thích thì hãy tự đi thi vào làm như mọi người. Nếu cha giúp thì con bị mặc định là người bất tài, vào đấy cũng sẽ không được mọi người nể phục, công danh còn khó hơn". Vì suy nghĩ đó mà ông thoát được lời nguyền Á Châu, sống hạnh phúc về già, con cái tiếp tục có động lực làm việc và có thành tựu. Lúc ông quyết định việc này, làn sóng chỉ trích ông dữ dội, bảo là "đồ điên, cho con không cho đi cho người ngoài", vợ con người nhà ông phản đối vì mất quyền lợi, nhưng ông Bành vẫn kiên quyết làm theo ý mình, và giờ đây mọi thứ đều ổn. May mà không ỷ lại tiền bạc của cha, nên con cái ông thành đạt và bay cao hơn.
Thừa kế và sự ỷ lại sẽ giết chết mọi nỗ lực của người trẻ.
***** Ai hiểu được bài trên thì sẽ có sự an trong tâm, nôm na là "tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến". Ai nói gì thì nói, ai tác động gì kệ, dù cha mẹ chồng vợ con cái gì tác động mình vẫn duy trì quan điểm "đời cua cua máy, đời cáy cáy đào", mỗi người là một cá thể độc lập, yêu thương nhưng không ràng buộc, không hy sinh và bắt phải trả ơn. Vậy mới văn minh và mới không đau khổ.
Nhất là với con cái, hãy giúp con cháu mình có được một nền giáo dục tốt nhất mình có thể có cho đến năm 18 tuổi, sau đó, các bạn trẻ HOÀN TOÀN tự do chọn lựa, học tiếp nghề nào đó hoặc đi làm ngay cũng được. Tuyệt đối không để lại tiền bạc trừ những đứa trẻ bị khiếm khuyết, không lành lặn về thể chất và trí tuệ, còn lại, một người bình thường phải tự kiếm ăn, tự tích luỹ.
Với các bạn trẻ, phải hiểu một điều là: Tiền tự mình làm ra thì mới có thể giữ được. "Của cho là của nợ", mình là con cái cũng lập tức từ chối, không dây vào nợ với ai hết, cha mẹ làm cha mẹ hưởng, đó là của họ, không phải của mình. Người Á Châu mình ít hào sảng, cho rồi là nhớ miết, nhắc miết, kể công miết, mệt mỏi lắm. Mẹ cho, say No, cha cho, say No. I do I eat, you do you eat (con làm con ăn, cha làm cha ăn), nói vậy đi cho dễ thương.
Mình cứ làm cật lực, dư dả cho bản thân mình hưởng thụ và giúp người. Mình tâm niệm 1 điểm rằng, mình CHỈ cho đi, chứ KHÔNG lấy vào, tuyệt đối không xin xỏ. Xin là khổ nhục. Ở tầm quốc gia, mình chỉ là nước đi viện trợ chứ đừng là nước nhận viện trợ, có nước nào nhận viện trợ trong lịch sử mà hoá rồng được đâu, vì bản thân không làm ra tiền, không sản xuất, cứ đi xin thì sao hùng mạnh được. Một dân tộc tự cường khi có những công dân tự chủ, tự lập.
Tony Buổi Sáng
Các Tin Khác