Người Chiến Sỹ Truyền Tin - Sự Thật Đấu Tranh Phật Giáo 1963 Tại Huế
Ngày đăng: 04:04:13 10-04-2020 . Xem: 1549
Mùa hè miền Trung, cái nóng hậm hực như tạt lửa vào mặt. Người dân đã quen với lũ và thản nhiên với cái nóng; khí hậu khắc nghiệt hai mùa Hạ - Đông.
“Mùa Hè đỏ lửa” nói lên chiến dịch đánh nhau giữa lính VNCH và quân miền Bắc vào năm 1972 giữa mùa nắng cháy tại Quảng Trị. Toàn cảnh cuộc sống chìm lặng dưới cái chảo lửa vô hình từ trên không chụp xuống. Bầu trời không một gợn mây; mặt trời trốn đâu đó, thả từng luồng nhiệt trong mùa gió Lào tưới sang vùng đất khô cằn, làm cảnh vật câm lặng thiêm thiếp như loài vật ngủ Đông.
Ngôi chùa, đúng là tầm vóc và cảnh trí của một ngôi chùa miền Trung, nhưng nơi đây được gắn cho cái tên thật khiêm tốn: Am Thụy Ứng. Từ sân bay Hội Bái về đến làng Thi Ông, huyện Hải Lăng ngoài trăm cây số. Hai bên lộ, cảnh vật còn giữ nét hoang sơ. Ruộng đồng lưa thưa cỏ dại; từng căn nhà cũ kĩ núp giữa rừng cây lọt sâu trong cánh đồng; có lẽ vì thế, được hàng cây che chắn, cơn nóng Hè khó chui lọt vào chăng!
***
Hơn tám giờ sáng, ra khỏi sân bay, xe bốn chỗ đón khách từ SG, chạy thẳng về tiệm chay Liên Hoa ở Huế. Nét cổ kính, căn nhà gỗ mái ngói âm dương,trông giản dị. Cột kèo, tường vách đều phủ màu cà phê. Bàn ghế bằng mây tre.Tiệm vừa đủ chỗ cho khách vào ra lưa thưa.Người phục vụ cũng như khách vãng lai chẫm rãi như sự từ tốn của giòng chảy sông Hương. Trăm năm trước hay ngàn năm sau Huế và con người vẫn vậy, vẫn phong cách trầm lắng, đơn điệu, từ tốn. Cuộc sống được an bài, không có chi phải vội.
Người tài xế xe bốn chỗ như thân thuộc quán, cũng có vẻ ruột thịt với những người theo xe đi đón khách, cậu ta vào phía sau bếp, đặt món ăn.Bún Huế, bánh nậm, bánh lọc mà khỏi cần hỏi ý người trong đoàn. Ôn Minh Thông, tướng người rắn chắc của nông dân, xấp xỉ 80 mà phong cách vận động cứ như người tầm 50. Giọng nói rặt dân quê Quảng Trị.
⦁ Còn sớm, miềng (mình) ăn sáng, thong thả rồi về - Ôn Minh Thông cười khóe miệng hơi xếch do di chứng tai biến.
Bánh nậm, bánh lọc, bún Huế mỗi thứ một ít giống như điểm tô trên mặt bàn nhỏ hẹp.
Người khách từ miền Nam ra, cứ vâng dạ mà không nói lời nào. Chàng đảo mắt nhìn quanh cửa hàng chay, lại quan sát xe và người chẫm rãi qua lại trên đường nhựa.Khí trời mát dịu vào buổi sáng, mang theo hơi nước từ giòng sông Hương phả từng đợt vào Thành phố làm cảnh vật tươi tỉnh. Huế mộng mơ, Huế thơ mộng, không hề thay đổi.
Ăn xong, ôn Minh Thông đặt thêm một số bánh lọc, bánh nậm mang về. Đặc sản thực phẩm của Huế là bánh nậm, bánh lọc, bánh lọc nhỏ, ú nu như ngón tay, bánh nậm vừa ba ngón tay mỏng dẹp như tàu lá chuối. thức ăn cái gì cũng ít, nhỏ nhắn, kiểu cách như thời cung đình, phong kiến, thể hiện sự nho nhã đài các. Thực phẩm dọn lên bàn chỉ đủ nhét kẻ răng cho thực khách, nhưng nào ai đủ can đảm thể hiện sự phàm tục trong ăn uống giữa khung cảnh u nhã trầm lắng của xứ Thần kinh.
***
Từ Thành phố Huế về Hải Lăng độ sáu mươi km, xe chạy phải gần hai tiếng.Đường vào làng Thi Ông, hai bên trãi dài đồng ruộng bát ngát, nhà dân thưa thớt. Cư dân tụ thành làng xóm, nhà cửa nề nếp, thỉnh thoảng có những con lộ trong làng được đổ bê tông, không còn lầy lội khi mưa lũ về.
Am Thụy Ứng xuất hiện sau lũy tre xanh, cửa đóng im ỉm. Nói là am thật ra nguy nga đồ sộ như một ngôi chùa.Đất quanh chùa lưa thưa vài loại cây ăn trái. Trước sân, cây sung phủ tàng che mát chiếc võng, bàn trà.Ôn Minh Thông mời khách ngồi dưới tán cây ngoài sân; Tách trà, chung nước không đồng bộ, thiếu người chăm sóc, thiếu bạn đối ẩm, mang vết hoen ố thời gian.
Sau tuần trà giao bôi, bữa ăn trưa cũng vừa dọn sẵn. Chiếc bàn tròn Inox cách nhà bếp vài bước chân, mệ chẫm rãi bê từng món ăn dân dã miệt quê miền Trung, trịnh trọng đặt lên, mời Ôn, mời khách.
⦁ Ăn đạm bạc thôi hỉ! miệt quê, đồ ăn không đầy đủ như thành phố, dù sao cũng ngon hơn lúc hòa bình tái lập./ vừa nói, ôn vừa gắp thức ăn bỏ vào chén khách./ Ở chơi vài hôm sẽ kể tường tận vụ đấu tranh miền Trung cho mà nghe!.
* Mật lệnh tối khẩn số 153 là một sự kiện lịch sử đáng ghi nhớ
I. Hồi tưởng.
Người tu sĩ già, tuy tuổi trên 80, nhưng vóc dáng rắn chắc của một nông dân miền Trung Nam bộ, nâng chén trà bốc khói, mắt tư lự nhìn về xa xăm như đang tìm một kỷ niệm khó quên trong đời.
Mật lệnh, phải, một mật lệnh mà chỉ có người truyền tin trẻ tuổi đang có trong tay; số mệnh hàng ngàn người đang trong tay mình hay trong tay kẻ giết người đầy quyền lực kia? Ôn Minh Thông (Võ Đình Tọa) trầm ngâm suy nghĩ…
Dịch xong công lệnh tuyệt mật quốc gia, tay run run gõ lên mặt bàn lẫm nhẩm: - Phật Phật có linh thiêng cho con ra khỏi phòng dịch thuật để đến chùa báo cho họ biết, tránh chết chóc được chừng nào hay chừng đó.Chỉ còn 3 tiếng nữa là lệnh được thi hành.Hai đứa cháu bổng xuất hiện trong mơ, chỉ ra cửa sổ nói – cậu muốn ra cửa Thượng Tứ? xe ngoài kìa, vừa nói tay chỉ ra hướng cửa. Trong đầu xuất hiện cảnh quê nhà, sân vườn, ruộng đồng…chợt tỉnh, chiếc jeep đậu ngay cửa sổ thật, một tu sĩ Phật giáo bước xuống. Tôi vội gom hết tài liệu cho vào tủ sắt khóa kỷchỉ mang theo mật điện tối hậu quốc gia trong trí nhớ, đó là điều bắt buộc của một người làm truyền tin chuyên môn.Vị tu sĩ lạ bước xuống nói chuyên với vị sĩ quan chỉ huy, thiếu tá tiểu đoàn trưởng Nguyễn Thanh Hoành,, tôi leo lên xe jeep, ngồi mọp xuống để tránh sự dòm ngó, chiếc xe ra khỏi doanh trại, người thầy tu của đạo Phật thể hiện sự nhamh trí , nhìn qua biết người muốn cái gì, xe chạy thầy hỏi tôi, nhà ở đâu? Thầy đánh lạc hướng tài xế, tài xế lái xe cho thầy tu toàn là mật vụ an ninh cài vào để theo dõi thầy tu đạo Phật, chế độ miền Nam không tin thầy tu, cho thầy tu là cộng sản, tôi trả lời nhà ở cách cầu Bạch Thổ 100 mét, đường lên chùa Linh Mụ mép sông Hương, xe đến nơi dừng lại, tôi bước xuống thầy bảo tài xế chạy đến đường rộng để trở đầu xe, khi tài xế chạy rồi tôi nói với thầy, con có công điện đây, tối nay tiêu diệt Phật giáo toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, 1 giờ 30 tiến ra Quảng Trị có T41 M113, 2 khu trục cơ yểm trở, 3 đại đội cảnh sát dã chiến, do thượng sĩ Dương Văn Thái chỉ huy đập phá bàn thờ phật các hang ổ của đạo phật không cần lý do…
2. Khởi nghiệp truyền tin
Ngày ấy, người lính Truyền tin trẻ nhớ lại – sau khi tập quân sự Phú Bài Huế ba tháng, thi văn hóa để tuyển lựa học viên khóa truyền tin đặc biệt. Đại úy Dương văn Quang có mặt ngoài sân cùng với tân binh quân dịch vừa mãn khóa, tuyên bố: ai đỗ đầu được cấp giấy lên trình diện Sư đoàn một Bộ binh, Võ Đình Tọa trúng tuyển, được văn phòng cấp sự vụ lệnh lên Huế nhận lệnh vào bộ Tổng Tham mưu chuyển về trường Truyền tin Vũng Tàu.
Mấy hôm sau, 125 học viên, tôi (Võ Đình Tọa) đậu đầu, những ai rớt sẽ chuyển qua khóa học chuyên môn về ngành vừa sửa chửa, vừa chỉnh hình, tìm các hệ thống làn sóng vô tuyến, phát đi trên hệ thống vô tuyến như GC9-BC10. Tôi, đổ đầu mãn khóa, Bộ Tư lệnh tham mưu Sài gòn đưa về sư đoàn một, trình diện tiểu đoàn 2/3 đóng quân tại cây số 17, sau khi được một đại úy chất vấn, tôi đối đáp nhanh gọn, ông ta bắt tay khen: - cậu thật là người có biệt tài.
Sư đoàn cấp sự vụ lệnh vào trình diện bộ Tổng Tham mưu, được đưa ra Vũng Tàu, vào trường Thiếu sinh quân của Đại tướng Lê văn Tỵ.
Một khóa học thật đặc biệt, bên ngoai rào chắn cẩn thận, bên trong, cửa khóa chặt. Lớp học không ghi chép, chỉ nhớ sau khi nhìn qua màn hình; gọi là dịch thuật bằng những con số hàng ngang hàng dọc. Những lúc không kịp nhớ, người dạy phát tờ giấy có dán ảnh, đóng dấu nhà trường theo số thứ tự, xong, nạp lại trước khi ra khỏi phòng. Qua 5 năm học 5 ngôn ngữ vô cùng phức tạp, chỉ cần đậu 3 môn chính cũng được cấp nhận cả 5 năm học.
Sau một ngày học căng thẳng, sân trường có nơi giải trí thể thao; từng luồng gió biển từ Vũng Táu lướt nhẹ đong đưa những bẹ dừa, hàng dương, thổi trôi bao mệt nhọc để chuẩn bị cho bữa cơm chiều.Học viên trẻ truyền tin ngồi trên băng ghế đá, vọng hồn về chốn xa xăm, nơi quê hương miền Trung khắc khổ; nước ngập mùa lũ, đất nứt nẻ mùa hè, từng cơn gió nóng từ Lào làm khô héo cuộc sống; nơi đó, có cha, có mẹ có anh chị em bà con vẫn gắn chặt đời mình trên vùng đất “chó ăn đá gà ăn sỏi” mà không hề phiền muộn. Có xa nhà, có gò bó vào khuôn khổ nghiêm khắc mới thấy tiếc nuối một thời rong chơi vô định của thuở thiếu thời, mới thấy thương cha nhớ mẹ…
Bản kê khai lý lịch,giữa những môn sinh toàn là đạo dòng Công giáo, ba đời, riêng người truyền tin trẻ, tín ngưỡng chỉ là thờ cúng ông bà Tổ tiên, chính điều này làm cho ngành mật vụ yên tâm. Tuy vậy, tôi vẫn không tránh khỏi nhiều thử thách, dò xét trong suốt thời gian học tập.Có lẽ trong số hàng trăm môn sinh toàn tòng, chưa có ai đạt trình độ tối ưu cho một môn học quá khắc khe, ngành chuyên môn lẫn mật vụ đành chấp nhận Võ đình Tọa; Chàng nhớ: - Đề thi thứ nhất chiếu lên màn hình một ô vuông dài bằng nửa ngòi viết pic, trong đó có 5 con số to, chiếu một lần ra 10 ô vuông tức là 50 con số, chiếu từ từ hiện ra đủ hai ngàn con số trước mắt, phải đọc thuộc và ghi nhớ một cách chính xác. Ví dụ: 10 ô vuông thứ nhất, mỗi ô vuông có 5 con số, dưới ô vuông có chữ F-D-B hoặc W.W…Nếu ai đọc và nhớ trên 25 phút là hỏng. 22 phút trở xuống là đậu, nếu còn lờ mờ chiếu một lần cho đọc lại; Võ Đìng Tọa đọc và nhớ một cách chính xác, kể cả số dưới ô vuông BC…chỉ có 17 phút thừa 5 phút được chiếu để đọc lại. Đến môn thi thứ hai, 5 trang giấy chữ in mật lệnh khẩn đưa đến cho đơn vị thi hành gấp, trước khi trao mật lệnh, đọc cho người nhận nghe nội dung mật lệnh để mang đi; đến đơn vị thi hành độ 50m có 2 người mang súng chận lại bảo mang giấy mật lệnh đem ra đốt; qua vài chục mét nữa, có vọng gác của địch mà không bị bại lộ bí mật, về đến đơn vị, đọc lại bằng miệng mật lệnh đúng như thật, môn thi này đạt 70-80%, riêng Võ Đình Tọa được Ban giám khảo cho đạt diểm 100%. Sau môn thi động não, thí sinh được nghỉ dưỡng sức một tuần ở Vũng Tàu.
3. Thử thách
Chàng trai trẻ làng quê lần đầu xa nhà, đối diện với một thử thách chưa từng có, bằng một trí nhớ siêu phàm tương thích với nghiệp vụ mà chưa từng hình dung, cũng chưa hề kinh qua, viễn ảnh tương lai còn nhiều hứa hẹn trong binh nghiệp và chuyên ngành với tuổi đời ngoài 20. Dẫu sao cũng thoát được quê nghèo sống khó. Chàng trai họ Võ vừa tự tin khả năng bản thân, vừa tạo được niềm tin trong nghiệp vụ, cũng là điểm tựa vững chắc cho cuộc sống tương lai.
Cái khó của ngành truyền tin như thế vẫn chưa đủ, tuần sau lại tiếp tục môn học mới, an ninh mật vụ sắp xếp với chủ quán để thí sinh chọn mỗi bàn 5 người, ăn uống trao đổi thoải mái, tự do, trong số đó, một bàn có thể 12 người, 17 người không hạn chế, phải nhận tiếng nói từng người trong 45 phút qua tai nghe. Nếu là người lạ phải nhận diện cả áo quần và giọng nói. Như thế vẫn chưa là gì; anh A trao đổi với anh B, phải nhận diện tiếng nói của hai bên; nếu A và B nói lớn tiếng lấn át cả tiếng nói nhỏ của anh C và anh D trong khi anh C và anh D trao mật lệnh với nhau, phải nghe cho được tiếng nói của anh C và anh D.
Thời gian 1 tiếng, lắng tai nghe thật kỷ, tất cả máy móc đem về để trên bàn, ngồi nghe lại tai thâu, nhận diện được 75% là nhận được cả 5 môn trong 5 năm học, riêng Võ Đình Tọa bình quân ba môn học đạt 100%, đậu thủ khoa, được tưởng thưởng trọng hậu. Bộ Tổng Tham mưu cấp sự vụ lệnh về Huế, trình diện sư đoàn 1 bộ binh, nơi thường xảy ra biểu tình tranh đấu.
Cậu lính truyền tin trẻ kể tiếp: Sau khi trình diện tiểu đoàn 2/3 của Thượng sĩ Cái văn Thất, trưởng mật vụ, đồng chí thân thiết cùng tín ngưỡng với Ngô Đình Cẩn, ông ta xem bằng cấp xong, chỉ định chỗ nghỉ, sáng sớm hôm sau, tự tay lái chiếc jeep đến đón đưa tôi đi vòng quanh Huế, gần giờ trưa, đưa về nhà ở bãi Dâu, giới thiệu với gia đình giữa mâm cơm thịnh soạn. Hai cô gái ngồi gần bà Thất, tôi ngồi kế ông ta và một cô đang học lớp đệ tứ. Do giới thiệu thế nào đó với gia đình, bà Thất và cô gái tỏ ra ưu ái hết mực. Ông ta nói giữa gia dình – tôi chỉ có ba cô gái, không có con trai, chúng tôi muốn nhận cậu làm con đỡ đầu, cần giúp đỡ gì cứ việc tự nhiên nói; nhất là cần tiến thân trong đời binh nghiệp…Có lẽ ông Thất biết tôi có 5 bằng dịch thuật ngôn ngữ về văn hóa,khoa văn chương nên tỏ ra thân thiện.
4.vào giai đôạn khó khăn
Trở lại cây số 17 chiều hôm đó, sáng sớm mai lên xin Thượng sỹ Cái văn Thất vào Huế tìm thầy học thêm khoa văn chương; ông ta bảo – cậu vào Huế tìm được địa chỉ đem về đây, khi nào có việc cần, tôi cho người đến tìm cậu. Lên Huế chằng bao lâu, sáng ngày 6 tháng 6 năm 1963, vừa mở cửa đã thấy người lính binh nhì đến đưa tôi về lại cây số 17. Thượng sỹ Cái văn Thất trao cho tôi một thư tay gửi đại úy lạ mặt một sự vụ lệnh đặc biệt.Người lạ mặt mang lon Đại úy để điều hành cấp đại đội, cấp tiểu đoàn, thật ra ông ta là trùm mật vụ, cánh tay phải của Ngô Đình Diệm. Lúc này, đại úy Huỳnh văn Quang là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2/3, nhưng ông đại úy lạ mặt ra lịnh cho các đại đội, đại đội trưởng nào vắng mặt, không chấp hành lệnh, lột lon tại chỗ:
Bắt đầu chế độ Ngô Đình Diệm
Mệnh lệnh khẩn tuyệt mật quốc gia
Tối hậu thư công điện thượng khẩn
Bí mật quốc gia ra lịnh cho các toán
MV- TB – TS - AN ở khắp các ngả ba
Ngả tư, các ngõ hẻm, cửa vào chùa
Cửa ra chùa trong toàn tỉnh Thừa Thiên Huế
5. Những công điện lạ
Về nhận nhiệm sở, bắt tay vào việc, tôi choáng khi nhận được những công điện trấn áp Phật giáo và các đoàn biểu tình; không chỉ trấn áp mà còn mang tính tiêu diệt tập thể. Là một thanh niên trưởng thành từ miền quê hiền lành, chất phác chỉ biết truyền thống thờ cúng Tổ tiên ông bà, chưa từng biết đến Phật giáo hay công giáo, tôi tự hỏi – tại sao, tại sao lại tiêu diệt một tôn giáo lâu đời tồn tại trong lòng dân tộc? Đối với tôi, mọi tôn giáo đều cao thượng, nhất là đạo Phật gắn liền với dân tộc hàng ngàn năm nay, lý do nào phải tiêu diệt một Tôn giáo như thế?
Sóng gió từ đây đã bắt đầu:
⦁ Công điện 5159 giờ ngày 6/5/1963 gốc SG, ngày gửi : 6/5/1963 gửi đi Huế - Đổng lý văn phòng phủ Tổng Thống trân trọng chuyển đến quý ông Tỉnh trưởng Thừa Thiên Huế, chỉ thị sau đây của Tổng Thống: “Ra lịnh chỉ thị các cơ quan Phụng tự, nhà Thờ, chùa chiền vv…chỉ treo cờ Quốc gia mà thôi. Chính phủ đã hội ý các tổ chức Tôn giáo đều đồng thuận là con dân trong một nước chỉ treo cờ quốc gia. Việc treo cờ, ảnh phía trong cơ sở tôn giáo tùy ý, chỉ treo ảnh, có khi dán ảnh trên vải như lá cờ cũng được. Ở các nước, dầu nơi phụng tự người ta cũng treo cờ Quốc gia. Lúc trước, có khi treo cờ đỏ sao vàng của Việt Minh, hay cờ Tam Tài của Pháp hoặc Tôn giáo treo cờ riêng của minh. Nay nhà nước độc lập, chỉ nên treo cờ Quốc gia, nhà tư cũng vậy”
Trân trọng.
Phật giáo phúc đáp điên văn trên:
⦁ Điện văn cho Tổng Thống: “ Phật giáo rất xúc động nhận được công điện 9159 không được treo cờ Phật giáo Thế giới ngay trong ngày đại lễ Phật đản quốc tế, chúng tôi không tin rằng quyết định đó xuất phát từ Tổng Thống. Thỉnh cầu Tổng Thống ra lịnh điều tra và thâu hồi công điện nói trên”.
Trân trọng.
Một mật lệnh khác, người chiến sĩ truyền tin trẻ nhận được:
⦁ Nơi gửi: TĐ 2/3/HQ/MV/CTBT
Nơi nhận: ĐĐ1, ĐĐ2,ĐĐ3,ĐĐ4,ĐDDCH2 (Đại đội chỉ huy) Đ/VBP (đại đội biệt phái đc lập)
Số: 03/TĐ/3HQ/MV/CTBT lúc 9g10/07/6/1963 TCML( tham chiếu mật lệnh) khẩn cấp.
Nay TĐ thống nhất sở MV/CTBT ra lệnh SQ/QB ( sĩ quan quân báo) cho tất cả BS/QB (binh sĩ quân báo), TĐ và ĐĐ cải trang áo quần dân thường như màu lam màu đà để dự lễ.BS/QB được sở MV cấp một thẻ đỏ màu đục của MV để nhận diện hỗ trợ khi cần, tuyệt đối không được sơ hở; trong trường hợp hành và động nào, mang theo súng colt giấu kín chỉ được siwr dụng kh SQ/MV (sĩ quan mật vụ) cho phép hoặc một mình đối thủ nơi hoang vắng. Áo quần lam đi chùa như như một phật tử. Để nhận diệ giữa đám đông, thống nhất mũ lưỡi trai màu xanh viền trắng. Cần theo dõi bám sát kỹ tên Trí Quang, loại xe, số xe,, nơi đi, nơi đến,đi đường nào,đến đường nào, ai cùng đi, tu sĩ hay cư sĩ, mấy người trên xe. Vừa theo dõi, vừa bám sát, vừa gọi máy về sở MV kịp thời theo dõi. Nguồn tin chính thức tên Trí Quang thường hay có mặt tại chùa Từ Đàm, Báo Quốc,Linh Quang, Diệu Đế.
Stoops baos nhaanv
10g 10/7-6- 1963
⦁ Nơi gửi: TĐ2/3HQ//SQ/MV/CTBT
Nơi nhận: ĐĐ1, ĐĐ2, ĐĐ3, ĐĐ4,ĐĐCH2 Đ/VBP
⦁ Số: 04/TĐĐ2/HQ/MV/MB/CTBT lúc 13g40 ngày 10/11/7/1963.Sở MV đã họp các Đ/V nhận lệnh phân công địa điểm, nay SQMV kiêm CTBT xin nhắc lại những điểm sau:
1/ các trạm kiểm soát lối ra vào, ngã ba ngã tư, các hẽm quanh chùa Từ Đàm lân cận.
2/ kiểm soát rất nghiêm ngặt lố ra vào đều phải dở nón mũ, nắm tóc đưa lên cao xem thiệt hay giả, dùng ngụy trang để tẩu thoát.
3/ Có người biết rõ mặt tên Trí Quang,thường xuyên coa mặt để nhận dạng.
4/ Khi bắt được tên Trí Quang hoặc tu sĩ khác, người khả nghi, không cần lý do, bắt và giữ thật kín, gọi máy về sở mật vụ - sở MB kịp thời đem xe bít bùng đến chở.
Stoops baos nhaanv
15g30/11/7/1963
⦁ Nơi gửi: TDD2/3/HQ/SQ/MV/CTBT
Nơi nhận: ĐĐ1,ĐĐ2,ĐĐ3, ĐĐ4, ĐĐ CH2/3Đ/VBP
⦁ Số 05TĐ2/3/HQ/MV/CTBT lúc 16g30 18/8/1963 của sở MV+MV/HQ. Khi nhận được công điện khẩn này, đề nghị Đ/V trưởng cho báo động 24/24. Cá trạm kiểm soát tăng viện tối đa, rất nghiêm ngặt lối ra vào các cổng chùa. Bắt tất cả các người trong chùa ra ngoài, lai vãng hai bên đường.
Không cần lý do,bịt mặt đem đến địa điểm ấn định trong cuộc họp lúc 14g10 18/8/1963 gọi máy về Sở MV đem xe bít bùng đến chở.
Stoops baos nhaanv
18g10 18/8/1963
6. Bắt đầu hành sự
Tất cả mật lệnh công điện, mật thư, tối hậu thư… từ Huế gửi ra đều qua tay đại úy lạ mặt trao cho tôi ( Võ Đình Tọa) dịch để ra lệnh thi hành.
Độ 20g30, chuẩn bị mắc võng nghỉ, chuẩn úy Hội đánh thức gọi tôi cùng đi với ông ta.Đạp xe một lúc, luồn lách qua nhiều khu rậm rạp cây cối, đến một ngả ba, ông ta dừng lai, lấy cây đèn pin trong túi áo, bấm ra hiệu dài+ ngắn, từ bên trong đáp trả ám hiệu, chúng tôi âm thầm bước đi tiếp. Vào trong sâu, ánh sáng lờ mờ chập choạng, chân dò từng bước tìm được chiếc ghế đá. Bầy muỗi vo ve đến thăm khách, bộ đồ nhà binh dày cộm mà những chiếc vòi của muỗi vẫn xuyên thấu để thưởng thức những giọt máu lạ.Trong lòng hồi hộp, tôi chưa hình dung được việc gì sẽ xảy ra, bổng trong bóng tối lờ mờ bước ra một người ngồi vào ghế ngó xuống, nói tất cả mật mã, tôi nghe khá rõ giữa không gian im ắng tĩnh mịch: - ngày mai khoảng 3g30 hay 4g, tại chùa Từ Đàm Huế có một người nướng thịt, hắn dự định một người, nhưng ta sẽ cho hắn nướng thêm chừng nào tốt chừng đó. Bí mật này cánh tay phải của người nướng thịt cho ta biết trước, trong nội bộ họ chưa chắc biết được. bây giờ cho hắn nướng thêm một số khá đông, bằng cách mật mã nghe lệnh thi hành tuyệt đối; mật mã nghe rõ số hiệu của mình.
Mật mã số 02 ngọn lửa đang bốc cháy cho 2 quả M26
Mật mã 04 chùa Linh Quang cho 2 quả M26
Mật mã 06 chùa Từ Đàm cho 2 quả M26
Mật mã 07 mỗi bên 2 quả tức 2 bên 4 quả Nam giao Từ Đàm
Mật mã 08 chùa Báo Quốc cho 2 quả M26
Mật mã 12 Từ Đàm+ Nam Giao, Nam giáo + Bến Ngự cho 4 quả M26.
Nhận lệnh từ Đại úy lạ mặt, , cho mật vụ nghỉ sớm để chấp hành nghiêm chỉnh. Tôi và chuẩn úy Hội ra về, trong lòng tôi lúc bấy giờ chả biết buồn hay vui, tâm sự rối bời như có đám mây đen bao phủ trước mặt.Thầm nghĩ rằng, cần phải làm gì đó để cứu bao nhiêu nhân mạng vô tội trước nanh vuốt của ma quỷ.
Tôi lúc bấy giờ chỉ là một lính truyền tin trẻ, chỉ là kẻ thừa sai mệnh lệnh. Sinh mạng tôi như chỉ mành treo chuông.Tôi chưa phải là một tín đồ Phật giáo, chưa biết cách cầu nguyện, chỉ tin vào ơn trên, một cõi vô hình mông lung.
7. Lực vô hình
Phố Huế vắng vẻ một cách rợn người, không một bóng thường dân ngoại trừ mật vụ rãi khắp thành phố. Tôi thầm nguyện cầu ơn trên cho một sáng kiến trong lúc cấp bách thế này. Lúc chia tay chuẩn úy Hội, tôi chợt nghĩ đến Thượng sĩ Tích, trung đội trưởng thuộc đại đội chỉ huy Tiểu đoàn 2; mà Tiêu đoàn 2 có nhiệm vụ giữ an ninh từ ga tàu đến Đập Đá Một thành phố mang không khí ngột ngạt chết chóc, vắng vẻ lạ thường. Thấp thoáng bóng an ninh mật vụ bám sát các ngả ra vào Thành phố Huế; các đơn vị quân đội, cảnh sát ẩn mật tại các địa điểm được chỉ định. Các chùa đèn vẫn thắp sáng, chư Tăng và tín đồ luân phiên tụng niệm. Hình như họ cảm nhận được điều gì đó sắp xẩy ra, không ai nói với ai, lẳng lặng chờ đợi một điều gì đó từ cỏi mông lung vô hình quyết định vận mạng Phật giáo Huế, có thể lan đến các Tỉnh thành trên toàn quốc.
Tôi đánh liều tính mạng giữa lúc dầu sôi lửa bỏng, rẽ về hướng đơn vị Thượng sĩ Tích đóng quân, nháy mắt ra hiệu Thượng sĩ, vào nhà vệ sinh ga tàu nói chuyện. Sau khi hai bên thỏa thuận công việc, Thượng sĩ cho vợ trang phục quân đội, theo đơn vị đi tuần canh, ngang đến chùa nào đó, tách riêng chạy vào báo cáo sự việc để chùa lo liệu được đâu hay đó.Đây không phải lệnh của chính quyền địa phương bình thường mà là lệnh tuyệt mật của trùm mật vụ, ai không thi hành là thủ tiêu tại chỗ. Chỉ ngại liệu nhà chùa có tin hay còn ngờ vực để đến khi sự việc xảy ra rồi ân hận!.
Tôi trở về lại đơn vị, không sao ngủ được, 2g sáng, chuẩn úy Hội thức dậy, lòn từ bụi cây này đến bụi cây khác, nhìn về phía tay mặt, vầng thái dương viền sáng trên các đọt cây, nóc nhà. Bên trong sân chùa Từ Đàm, bóng người xôn xao đông đúc, ngọn lửa bốc cháy rực sáng..
Đến 3g30 ông đại úy hỏi chuẩn úy Hội một cách nghiêm khắc, khó hiểu: - Truyền lệnh có đúng không? Chuẩn úy ấp úng khép nép trả lời – dạ, dạ đúng, Ông đại úy thắc mắc bực dọc – Sao không thấy động tịnh gì hết vậy?
Ngọn lửa trong khuôn viên chùa Từ Đàm càng bốc cháy dữ dội, kẻ qua người lại xôn xao, ông đại úy, chuẩn úy Hội nhìn nhau tỏ vẻ nóng ruột, chờ đợi mãi không nghe tiếng súng và lựu đạn nổ; càng gần sáng càng im hơi lặng tiếng, nhìn đại úy như con hỗ đói lâu ngày sắp gặp được con mồi béo bở, ông ta bồn chồn, đi tới đi lui nôn nóng chờ đợi một cái gì quan trọng sắp xảy ra.Gương mặt căng thẳng, bực dọc.
Hơn 4g30 sáng, 2 bóng đen bịt kín mặt mũi, lúng túng chạy đến chân đại úy, quỳ mọp xuống bất động, xin chịu tội vì không thể thi hành đúng mệnh lệnh, hai tay bị tê liệt, 2 chân không lê bước được, toàn thân tê cứng không sao mở chốt lựu đạn được, miệng lắp bắp – xin chịu tội xin chịu tội…
Vài phút sau, 2 tên khác cùng chạy đến, quỳ mọp sát đất, trình bày y hệt hai tên trước; sáu cặp 12 tên đều chạy về trình tội như nhau. Ông đại úy thắc mắc tại sao lại như vậy! chưa bao giờ mệnh lệnh ban ra mà không thực hiện được như lần này, cả 12 người đều gặp phải phản ứng cơ thể như nhau là sao???
- Đồ ăn bám, cút xéo ngay, cút đi, cút đi..ông ta giận dữ. tức tối ra mặt.Hai vệ sĩ cùng đại úy ra về, kế hoạch cho lựu đạn từ trong chùa liệng ra, lấy cớ đó lính VNCH hô to tấn công tiêu diệt, mọi kế hoạch giết Phật giáo đều thất bại chả hiểu tại sao?
12g trưa hôm sau, tôi đến gặp Thượng sĩ Tích, cho biết – vợ Thượng sĩ báo cho nhà chùa lúc 24g40, kế hoạch ném lựu đạn vào chùa ,vì thế chùa thay đổi chương trình sinh hoạt, suốt đêm tụng kinh cầu nguyện, tránh được tình trạng lộn xộn bị chúng lợi dụng tung lựu đạn vu khống nhà chùa để lấy cớ tấn công tiêu diệt Phật giáo. Nghe xong, tôi như người vừa thoát đại nạn, suốt đêm qua tôi lo lắng không sao chợp mắt được!
8.Đảo chánh
Công tác dịch thuật cho đại úy từ tháng 6 năm 1963 đến 12 tháng 10 năm 1963. Tức là ngày đại úy về lại Sài gòn, ông ta muốn đem tôi vào trình diện với Tổng Thống; tôi liền tức tốc ra cây số 17, trao đổi với thượng sĩ Cái Văn Thất, ông ta bảo ở lại đó chờ lệnh. thì ngày 08 tháng 10 năm 1963, trung đoàn 3 bộ binh rút khỏi thành phố Huế, biệt phái cho tiểu khu Quảng Nam hành quân ở Quế Sơn.Đến tháng 11 năm 1963 các tướng lãnh đảo chánh, từ đó xảy ra nhiều chuyện phức tạp, khủng hoảng không thể tưởng tượng.
Đến gần hết năm 1964, tình hình tạm ổn định, đầu tháng 6, đại tá Phạm Bá Hòa, trung đoàn trưởng trung đoàn 3 bộ binh nhờ tôi dạy bổ túc văn hóa cho lớp trung sĩ lấy bằng trung học có 5 năm công vụ tác chiến, trung đoàn lập hồ sơ cho vào trường sĩ quan Thủ Đức, 12 tháng ra trường mang lon chuẩn úy.
Cuối năm 1965, các cuộc biểu tình của Phật giáo, sinh viên học sinh, tiểu thương..nổ ra khá mạnh.Đầu năm 1966, đình công bãi thị vô cùng phức tạp; TP Huế như rắn không đầu, các tổ chức đoàn thể tự động phát triển. Quân nhân bất mãn đơn vị, bất mãn mật vụ; tuy đại đội 120 người chi có 2 hoặc 3 mật vụ, đều trốn tránh sợ bị thủ tiêu.Đơn vị báo cáo thường xuyên lính đào ngũ đến độ báo động.
Tháng 5 năm 1966, lực lượng đấu tranh của Phật giáo đem bàn thờ Phật xuống đường, làm cản trờ giao thông trầm trọng trên quốc lộ B. Lúc này Trung tá Phan văn Khoa đảm nhiệm Tỉnh trưởng Thừa Thiên Huế, Trung tá Khoa nguyên là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 3 Bộ binh đóng quân tại cây số 17; vốn là bạn thân với ông Nguyễn văn Thiệu khi ông Thiệu là Đại tá tư lệnh sư đoàn 1 Bộ binh. Sau khi ông Thiệu vào Sài Gòn, vinh thăng lên Trung tướng làm Tổng Thống bèn đưa ông Khoa vào ghế Tỉnh trưởng.
Để giữ bí mật trong quân đội, ông Khoa xin ông Thiệu cho đặt một máy riêng để liên lạc và nhận các mật lệnh, thư từ, công điện…khỏi lọt tin tức ra ngoài. Máy móc được đặt xong, cần bộ phận dịch mật mã công điện. Theo yêu cầu từ Tổng thống Thiệu, người dịch truyền tin chuyên nghiệp phải có văn bằng của phủ Tông thống trước đây hoặc là khóa một 1956-1957-1958 hoặc khóa hai 1959-1960- 1961-1962-1963 mới đủ khả năng dịch thuật, sip mở khóa, vì đây dịch theo lối MVV, phải có bằng MV, ngôn ngữ dịch thuật này phải có đủ 5 bằng gọi là mật mã viên. Ông Trung tá Phan văn Khoa nghe điều kiện như thế cảm thấy khó khăn trước mắt.Ông bèn nhờ Thượng sĩ Phan văn Tạo truy tìm hồ sơ quân nhân ba ngày mà vẫn không có ai đủ tiêu chuẩn như thế. Khi lái xe đến tòa Tỉnh trưởng để trình lại, vừa quay đầu xe qua cầu Tràng Tiền, giữa dòng người đông đúc, chợt thấy tôi từ cây số 17 vô lại Huế, ông ta như vớ phải của quý, mừng rỡ, ông ta trình bày vội vã, thầm mong tôi nhận lời.
Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng Nguyễn thanh Hoành đưa tôi qua gặp ông Khoa, gặp mặt, ông ta vui ra mặt, bắt chuyện huyên thuyên rồi nói – Kể từ giờ, cậu ở lại phòng dịch thuật, cơm nước tại chỗ, tuyệt đối không ra đường. Phủ Tổng thống nghe ông Khoa trình bày về nhân sự dịch thuật, họ chấp nhận ngay và khen ông Khoa may mắn gặp được thủ khoa khóa 2 .Đài này được gọi là ĐĐKATTTPH/CTBT. Những công điện lệnh mật,tuyệt mật quốc gia, tối hậu thư, công điện tối khẩn…tất cả thư từ mật lệnh quốc gia trong chế độ Tổng thống Nguyễn vănThiệu gửi ra đài này đều qua tay tôi phiên dịch.
9.Những khó xử
Bát đầu đi vào sứ mạng nhiều khó khăn khi tôi nhận liên tiếp những công điện như:
*Công điện tuyển Thanh niên không thờ lư hương, bát nước cha ông để triệt hạ bàn thờ một cách mạnh dạn.
1.Nơi gởi : TNCSQG/KCTANQG/HQ/CTBT
Nơi nhận : TDD2/3/HQ/BPCTT Huế
Số 135/TNCS/TM/QS/ĐB lúc 11g10/09/6/1966
Tham chiếu phiên họp mật lúc 14g50/8/6/1966 của các Đ/v liên quan Quân nhân thuyên chuyển.
TCQĐ số 182/TNCSQG/DTm/QS ngày 10/6/1965
TCBĐT số 2050/BTTM/QS ngày 3/2/1962 QĐ
Tuyển lựa tạm thời, chính thức, khẩn cấp đáp ứng tạm thời, tuyển lựa một số thanh niên không thờ lư hương, bát nước, gây trở ngại chi viện chiến trường.
TNCSQG/HQ/CTBT thống nhất QĐ tuyển chọn. Thượng sĩ Dương Văn Thái TDD2/3/HQ để đi tuyển lựa số thanh niên nói trên, thực tập Cảnh sát dã chiến đáp ứng tình hình hiện tại. Đề nghị TĐ2/3HQ/CTT Huế cấp SVL cho Quân nhân đương sự về trình diện Nha chúng tôi để nhận lệnh mới.
Stoops baos nhaanv
15g10/09/6/1966
*Công điện thượng khẩn
2. Nơi gởi : BTL/SĐ1/BB/HQ/P2/M1
Nơi nhận : TĐ2/3ĐKAP/CTT Huế, các đơn vị trực thuộc BTL
Số 059/BTL/SĐ1/BB/HQ/P2/M1 lúc 8g40/10/6/1966
TC/CĐ số 205/BTL/QĐ2/P2/ML1 lúc 22g50/9/6/1966
Nguồn tin mật chính thức cho biết Cộng sản đang di chuyển 3SĐ về phía Nam thành phố Huế, 2SĐ về phía Nam Lao Bảo, Khe Sanh, Quảng Trị. Chờ phong trào tranh đấu Phật giáo lên cao, hàng ngũ Cộng sản nắm đầu được lực lượng lãnh đạo và quần chúng. Thừa cơ hội 3 SĐ chúng tấn công Thừa Thiên Huế, 2SĐ tấn công vào Quảng Trị.Nay BTL/SĐ ra lệnh các Đ/v Trưởng cho báo động 24/24 quân số tại hàng, sẵn sàng chiến đấu trong doanh trại, ngoài doanh trại ra lệnh cấm 24/24, phần học hành tạm thời hủy bỏ. Quân cảnh tuần tra thường xuyên, bắt giữ tất cả Quân nhân Đ/v nào lai vãng đường phố, báo BTL/SĐ rõ. BTL đột nhập thanh tra quân số tại hàng. Trực máy 24/24 chờ lệnh mới.
Stoops baos nhaanv
15g10/10/6/1966
* Mật lệnh thượng khẩn
3. Nơi gởi : TNCSQG/KCTANQG/HQ/CTBT
Nơi nhận : ĐKAP/CTTH. Trung tâm TT/CS/DC, TTLTT phủ Huế và Các Đ/v liên quan Ty CS/TT
Số 152/TNCSQG/KANQĐ/HQ/CTBT lúc 9h40/11/6/1966
TC/ML Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia lúc 10g11/6/1966, Văn phòng Chính phủ chuyển giao số 2221/PTT 2g/11/6/1966 cho Tổng nha Cảnh sát Quốc gia, kiêm Cục trưởng An ninh Quân đội/HQ/CTBT tại Thành Nội Huế toàn quyền quyết định phân bố cho các đơn vị có trách nhiệm để mở đường lưu thông trên các trục lộ giao thông bị các chướng ngại ngăn cản trước 12 giờ 5 SĐ Cộng sản tấn công vào 2 tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị.
C/c vào phiên họp mật lúc 8g20/11/6/1966 tại TNCSQG/HQ/CTBT tại Thanh Nội Huế, toàn thể Đ/v Trưởng QĐ, CS, An ninh giữa 2 tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị đặt dưới quyền chủ tọa của Đại tá Nguyễn Ngọc Loan, các Đ/v Trưởng thống nhất ký lệnh chờ thi hành, trực máy chờ lệnh mới.
Stoopsbaos nhaanv
11g50/11/6/1966
* Mật báo đặc biệt tìm tên Trí Quang đang ở đâu
4. Nơi gởi : SĐ1/BB/B1B/P2/ML1
Nơi nhận : CANQĐ/HQ/CTBT/TG
Thông báo ĐKAP/CTTH các Đ/v trực thuộc
Số 925/SĐ1/BB/MB/P2/ML1 lúc 21g50/12/6/1966
TC/SĐ số 2058/CANĐT/QS/ĐT lúc 16g10/12/6/1966
Đơn vị chúng tôi đã cho theo dõi, bám sát điều tra lại kỹ manh mối nhưng không rõ.
Có nguồn tin đáng tin cậy, có kiểm chứng thì tên Trí Quang đã vắng mặt tại thành phố Huế cách đây 2 ngày. Kính báo
Stoops baos nhaanv
22g10/12/6/1966
*Mật lệnh không phổ biến
5. Nơi gởi : SĐ1/BB/AN/MB/TB?ML1
Nơi nhận : ĐKAP/TPH Thông báo
TĐ2/3BB/ANTP Huế
Số 225/An/MB/TBML1 lúc 10g25/13/6/1966
TC/CĐ số 3053/CAN/ĐT/TGTS phòng An ninh chúng tôi đã phối hợp TB, MB và TS thuộc SĐ cho rải một số Quân nhân mang áo quần dân thường (âu phục) sơ mi trắng tay cụt, quần xanh, phía tay mặt sơ mi trắng có một chấm đen, trên cùi vai trái áo có một giọt sơn đỏ. SVL góc trái có 1 chấm xanh, dưới chấm xanh có 4 chữ ANSĐ. Có hiệu lực từ khi nhận được CĐ này, sau 24 giờ thì chấm dứt.
Mục đích truy nã tên Trí Quang, đầu não cuộc tranh đấu bàn thờ Phật ra đường đã vắng mặt thành phố Huế 2 ngày. Trong lúc đó 5 SĐ Cộng sản tấn công Thừa Thiên Huế và Quảng Trị. Thông báo các Đ/v An ninh thành phố Huế tránh ngộ nhận.
Stoops baos nhaanv
11g13/6/1966
* Mật lệnh tối khẩn
6. Nơi gởi : TNCSQG/KANQĐ/HQ/CTBT
Nơi nhận : ĐKĐPA/CTTH,TĐ2/3HQ/BPTPH
Trung tâm TTCSDC/PDTT,TTLTPH,ĐĐVT
Các Đ/v trực thuộc Ty CSTTH
Số 153/TNCSQG/KCTANQĐ/HQ/CTBT lúc 14g10/13/6/1966
như:
Trước 12 giờ 5 SĐ Cộng sản tấn công vào 2 tỉnh Thừa Thiện Huế và Quảng trị. Ngay sau khi nhận được công điện này, cho 4 Đại đội CS dã chiến đã thực tập một tuần lễ, về nghi thức Phật giáo của một Huynh trưởng, một Phật tử để cải trang áo quần theo khả năng, chức vụ đã được thực tập.Một quân nhân cải trang được cấp một thẻ Huynh trưởng Tăng viện, bảo vệ bàn thờ Phật do ban Bảo vệ tranh đấu tỉnh Thừa Thiên Huế ký. Được mang theo một Col (súng lục), lựu đạn loại đặc biệt giấu thật kín, đúng 21g30 có mặt tại cầu An Hòa, các Đ/v Trưởng cho thi hành công điện mật số 152 lúc 10g30, 11-6-1966 mọi phương tiện chi tiết đã nêu rõ. Sau tiếng còi báo động kéo dài 2 phút bắt đầu rải quân, một bàn thờ 2 Quân nhân, dẫn đầu giới thiệu là một Huynh trưởng cựu trào có uy tín nhất ở thành phố Huế. Có đầy đủ giấy tờ xác nhận lý do là để tăng viện bảo vệ bàn thờ Phật.
Từ An Hòa chạy dài đường Trần Hưng Đạo, bờ sông Hương, cầu Trường Tiền, Lê Lợi, xuống An Cựu, những trục lộ chính trước, rải xong quân báo về TNCS. Một tiếng còi báo động kéo dài trong 5 phút. Tất cả các hệ thống điện đều tắt. Cảnh sát ném lựu đạn cay tại chỗ, hai Quân nhân TDD2/3 nổ súng liên tiếp yểm trợ, phá hủy tất cả bàn thờ. Người chết, bị thương, bắt sống liệng lên xe chở về lao Thừa phú nhốt tại đó, không để sót bất cứ một ai lai vãng trên đường phố. Phá vỡ tận cùng hang ổ, không cần lý do. Tuyệt đối chấp hành công điện nói trên. 24 giờ báo cáo sơ khởi để trình lên thượng cấp.
1giờ 30 tấn công ra Quảng Trị có 2 khu trục cơ T41, M113 dẫn đầu, 3 Đại đội CSDC do Thượng sĩ Dương Văn Thái trực tiếp chỉ huy, thẳng tay triệt hạ tất cả các bàn thờ trên trục lộ giao thông. Những kháng cự và khả nghi đều được bắt đến giam tại trường Nguyễn Hoàng, Quảng Trị. Đăc khu An-pha cửa Thượng Tứ chịu trách nhiệm như trong phiên họp mật lúc 8g20, 11-6-1966 tại Thành nội Huế đã ký nhận thi hành.
Stoops baos nhaanv
15g05/13/6/1966
Dịch xong công lệnh tuyệt mật quốc gia, tôi sợ sắp xếp lộn, không đúng ô mã chữ, dịch xong lạnh xương sống, thường hàng ngày tôi dùng trí nhớ nhẩm qua nhẫm lại trong đầu óc và miệng lẫm nhẫm một hồi, rồi viết thành bản văn đem trình không cần qua bản thảo, công điện này đặt nghi vấn đem phương pháp ra thử, cần xem lại người síp, chữ có đúng không, người mã hóa chữ có đúng không, người đánh chữ có đúng không, khi tất cả đều khớp mới đem trình thượng cấp.
Trở lại việc vị tu sĩ Phật giáo tình cờ đến gặp thiếu tá Nguyễn Thanh Hoành, như đã trình bày phần mở đầu, tôi lên xe jeep nhờ đưa đến đường lên chùa Linh Mụ mép sông Hương, xe đến nơi dừng lại, tôi bước xuống thầy bảo tài xế chạy đến đường rộng để quay đầu xe, tài xế chạy rồi tôi nói với thầy, con có công điện đây, tối nay tiêu diệt Phật giáo toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, 1 giờ 30 tiến ra Quảng Trị có T41 M113, 2 khu trục cơ yểm trợ, 3 đại đội cảnh sát dã chiến, do thượng sĩ Dương Văn Thái chỉ huy đập phá bàn thờ Phật các hang ổ của đạo Phật không cần lý do, bắt tất cả người lai vãng hai bên đường, đem đến trường Nguyễn Hoàng giam lại đó, đặc khu Alfa chịu trách nhiệm báo cáo sơ khởi để trình thượng cấp; nghe xong, thầy bảo tôi đem công điện qua chùa Phú Lâu, có đệ tử hòa thượng Thích Giác Nhiên, Giáo hội phân trực, thầy Tâm Dũng tức là Thái Tăng Hùng, tôi gọi chiếc đò nhỏ đánh cá hai ba người ngồi, nắm sát mạn đò chạy về Đập đá, tôi lên bờ vừa bò vừa chạy, đến được trước cổng chùa, quan sát không thấy ai theo dõi, nhảy vào sân, bên trong sân chùa, thấy tôi mang áo quần nhà binh lạ mặt, kéo đến hàng trăm người hành hung, tôi giơ tay nói,tôi quen thầy Tâm Dũng, tên đời Thái Tăng Hùng quý vị cứ đi tìm thầy, nếu không đúng, quý vị cứ hành động, một tên huynh trưởng to lớn nói, - được mầy đợi đó mà chịu chết, đi chưa tới 10 giây trở lui bảo tất cả giải tán, tôi nói với thầy tìm bụi cây rậm để chép công điện, tiêu diệt phật giáo trong đêm nay.
Đọc xong công điện cho thầy chép, chữ thầy nét đẹp lanh lẹ y như tôi, xong thầy cho phật tử dò đường cho tôi về. vừa đến cửa Thượng tứ, phòng dịch thuật nghe tiếng ngủ ngáy của thiếu tá tiểu đoàn trưởng nằm trên võng, từ khi tôi trốn đi, đến khi tôi về vẫn ngủ say , tôi quá run không bước chân đi được, tôi lấy đôi giày đinh cọ qua cọ lại giữa sân nhà cho thiếu tá nghe thức dậy, thiếu tá hỏi cái gì đó tôi trả lời công điện khẩn thi hành, tôi trao công điện cho thiếu tá thì đã nghe thầy Tâm Dũng cho loa phóng thanh khắp cả đường phố, công điện tiêu diệt Phật giáo và bàn thờ phật của chế độ Thiệu Kỳ, loa phóng thanh to chừng nào thì hồn vía tôi bay lên tận trời xanh chừng đó. Thiếu tá gọi tôi hai ba lần tôi chẳng nghe, lần cuối ông gọi một tiếng to, tôi giật mình hỏi lại, cái gì thiếu tá? Thiếu tá nói công điện bị bại lộ, nó đọc ngoài đường in như công điện trên tay tôi cầm, tôi hỏi thiếu tá, bây giờ làm sao? Thiếu tá nói mở máy liên lạc với phủ tổng thống báo cáo công điện bị bại lộ cho thi hành hay bãi bỏ, phủ Tổng thống báo ra chờ lệnh mới.
CÔNG ĐIỆN
Nơi gởi : TNCSQG/KANQĐ/CTBT
Nơi nhận : Các đơn vị trực thuộc tham gia mở đường giao thông
Thông báo: D9KAF/CTTTPH
Số: 154/TNCSQG/KĐNQH/CTBT/ lúc 23 10 6 1996 mở đường giao thông, nay được hủy bỏ chờ lệnh mới.
Stoops baos nhaanv
24/10/13/661966
Phòng tuyên úy sư đoàn 1 bộ binh
Nơi gởi : Văn phòng tuyên úy sư đoàn 1 bộ binh thành nội Huế
Nơi nhận : Toàn thể quân nhân phật tử sư đoàn 1 bộ binh, toàn thể phật tử 2 tỉnh thừa thiên Huế, Quảng Trị.
Số 510 VP/TU/SD91/BB thành nội Huế lúc 17 giờ ngày 19 tháng 6 năm 1996.
Kính thưa toàn thể quân nhân sư đoàn 1 bộ binh đang có mặt khắp trên hai tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, cùng đồng bào phật tử hai tỉnh nói trên. Sau khi đài tiếng nói cứu nguy Phật giáo bị cắt đứt không còn nghe được nữa, thì xin để nghị quân nhân phật tử và toàn thể phật tử hai tỉnh nói trên, không nghe ai khác, không báo động tập trung tại sân cờ nhất tâm cầu nguyện cho đạo pháp dân tộc sớm trở lại bình thường.
Chấm hết.
17 giờ 10 phút ngày 13 tháng 6 năm 1966
Đại đức Thích Chánh Trực, tuyên ủy trưởng
sư đoàn 1 bộ binh đã ký
10. Thế cuộc đổi thay
Thế là cục an ninh quân đội kiêm tổng nha cảnh sát quốc gia, đành ra công lệnh hủy bỏ không thi hành theo lệnh cũ. 24 giờ 50 trung tá Phan Văn Khoa tỉnh trưởng Thừa Thiên Huế qua cửa Thượng tứ nói chuyện thiếu tá cùng tôi, ông Khoa nói: Chế độ Sài Gòn không tin quân đội miền trung, không Phật giáo thì cũng thờ lư hương bát nước cho đổi đi nơi khác, khẩn cấp triệu quân đội khác về thay thế, lữ đoàn Trâu điên đĩa đói, đang hành quân miền Tây Nam bộ, được lệnh rút quân bằng phương tiện nhanh nhất, phải có mặt tại Thừa thiên Huế ngay trong đêm 13 rạng ngày 14 tháng 6 năm 1966, còn tiểu đoàn 2 biệt phái an ninh thành phố Huế, được ra khỏi thành phố, kéo quân lên áng ngữ phía Nam thành phố Huế, tôi được biết lệnh như vậy, chạy ngay trong đêm báo tin cho thầy Tâm Dũng, lên chùa Linh Mụ đển nhận công điện tôi cung cấp, vì tiểu đoàn 2 đang rãi sáu mươi quân nhân thiện chiến khắp thành phố Huế, như :thám báo, trinh sát, thám sát, an ninh, mật vụ, đặc nhiệm, chưa có lệnh thâu quân, đang hoạt động ráo riết tại thành phố.
Tôi trở lại cửa Thượng Tứ quan sát thấy không có ai theo dõi, lách mình vào, bất thần Nguyễn Thìn nắm áo kéo ra và nói có 3 tên mật vụ đến bắt anh, mang áo quần dân thường có súng đang nói chuyện với thiếu tá trong phòng, hỏi Tọa đi đâu? Anh em nói ra phố chưa về, tôi trao khẩu súng nhờ Thìn trả đơn vị, Thìn nói anh điên sao trong lúc này mà trả súng, tôi cho đạn vào nòng súng, sẵn sàng nhã đạn. Bò ra mép sông Hương, chiếc đò nhỏ đang đánh cá sát bờ, nhờ đưa tôi lên Chùa Linh Mụ trốn, mật vụ vây quanh chùa ba ngày rồi, chùa hỏi tôi bây giờ phải đi đâu, tôi trả lời: xin Chùa cho về được Phú Bài, phật tử báo, đường qua An Cựu lúc 12 giờ đêm, kiểm soát nghiêm ngặt trên bộ dưới nước,không đi được, thế cậu tính sao, chùa hỏi? Tôi xin chùa trở ra cây số 17; chùa cho rãi phật tử quanh núi từ Linh Mụ ra đến tận cây số 17.
Trung đoàn 3 bộ binh, các đơn vị biệt phái đã tập trung tại sân vận động cây số 17, không biết chuyện gì xảy ra, tôi nhờ thợ may Thái ra sân xem tình hình để tính liệu, anh Thái thợ may vào cho biết, trung đoàn bộ binh 3 và các đơn vị tăng viện đang hành quân, nghe tin cảnh sát dã chiến, tiêu diệt bàn thờ Phật, đánh đập Phật tử, họ bỏ hành quân kéo quân về đây tập trung, chỉnh đốn súng đạn tiến vào Huế tiêu diệt cảnh sát.
Được biết tin như thế, mừng thầm trong bụng, tôi nhờ Thái thợ may ra tìm cho được thượng sĩ Tích, trung sĩ Triệt, trung sĩ Tư mời họ vào uống trà buổi sáng, lát sau 3 ông kéo vào thấy tôi ngạc nhiên, hỏi, sao anh ở đây? Tôi bị ốm xin trung tá Tỉnh trưởng nghỉ vài hôm; mấy ông mời tôi ra tham dự kéo quân vào Huế, tôi đồng ý (ý tôi muốn cùng đoàn quân vào Huế được thì tôi lọt vào Phú Bài, vô Đà Nẵng bay về Sài Gòn).
Ra giữa đoàn quân, thấy như rắn không đầu, mạnh ai nấy làm, tôi xin đề nghị trung ủy Nguyễn Văn Tiến xuất thân trường võ bị quốc gia Đà Lạt hiện đang là tiểu đoàn phó, tiểu đoàn 1 trung đoàn 3 giữ chức vụ tổng chỉ huy kéo quân vào Huế, đề nghị thứ 2, có bao nhiêu thượng sỹ đứng đầu hàng, sau lưng các thượng sĩ là đại đội, được chính thượng sĩ thành lập tám đại đội, thừa 1 thượng sĩ phụ tá tổng chỉ huy.
Đề nghị tiếp, tất cả y tá chia đều cho đại đội, kiểm điểm quân số để chỉnh trang vũ khí, cộng tất cả quân nhân có mặt tại hàng, 680 quân nhân, tất cả đoàn quân vỗ tay hoan hô và mời tôi (Võ Đình Tọa) làm bộ ngoại giao, lấy kho trung đoàn chỉnh trang vũ khí, kho các tiểu đoàn, kho đại đội cấp số tối đa một quân nhân 10 quả M26, nhóm ba người một một 79.
14 giờ chiều ngày 16 tháng 6 một băng đạn đại liên 30 nổ lên trời, xuất quân tiến thẳng vào Huế, đến ngang Triều sơn Tây 2 khu trục cơ của quân đoàn rà cánh uy hiếp, dưới bắn lên như mưa, 2 trục cơ chạy thoát, hệ thống liên lạc, quân đoàn ra lệnh rút khu trục cơ về, cho toàn quân nhân thành phố Huế ra chặn đoàn quân bên ngoài tại mép bờ sông An Hòa, phía đoàn quân bên ngoài nghe được quân đoàn ra lệnh, rút chạy nhanh về phía cầu An Hòa, bố trí lại đó.
Nếu bên trong dùng T41-M113, bò qua cầu thì cuộc đại chiến xảy ra tại cầu An Hòa, bên ngoài 680 quân nhân thiện chiến bố trí tại cầu An Hòa, một súng 57 ly bắn xe Tăng, hai đại Liên 30, 12 khẩu trung liên 3 quanh cầu An Hòa trên dưới 100 quân thiện chiến, một quân nhân 10 quả lựu đạn M26, ba người 1 khẩu 79, đã bố trí sẵn sàng xong; Nếu bên trong dùng lực lượng mạnh tấn công qua cầu, thì cầu An Hòa được đánh sập lúc đó, 6 quả mìn công binh biệt phái trung đoàn 3 hành quân đã gài sẵn dưới gầm cầu, Đoàn quân bên ngoài lựa được 60 cảm tử quân, chia thành ba toán để đột nhập hang ổ thành nội cảnh sát dã chiến (một số nữ Huynh trưởng Phật tử, bị bắt giam nơi kín đáo, gia đình van xin nhưng vẫn chưa cho về),
Lực lượng quân nhân bên ngoài lựa một toán 20 người từ mép cầu An Hòa đi vào.
Toán thứ 2, 20 người giả dạng đánh cá qua sông An Hòa.
Toán thứ 3, 20 người đường Ba Vinh đi vòng lên, ba toán đã gặp nhau tại Thành Nội, do dân chúng dẫn đường, lúc 2 giờ 30 dùng máy BC6 để liên lạc, Đoàn quân bên ngoài tiến vào giải cứu cho một số đông Huynh trưởng nữ bị cảnh sát dã chiến bắt chưa thả về, tìm cho ra bốn đại đội cảnh sát dã chiến, mới tuyển lựa cách đây một tuấn, đồng bào Huế đã tìm ra chỗ ngủ của họ tại một trường tiểu học tạm trong thành Nội, Trung úy Tiến cho hai trung sĩ thám báo, bắt cóc anh thợ điện cắt điện trong thành phố, hai trung sĩ trinh sát đặc biệt, đêm khuya, giả dạng hai đôi gánh bán hàng, bún sữa cháo, đến nơi cổng gác của hai cảnh sát (thanh niên mới tuyển lựa từ 17 đến 22 tuổi, không thờ lư hương của cha ông, để mạnh dạn triệt tiêu bàn thờ,) ngồi canh chừng ngoài cho bốn đại đội bên trong ngủ yên? Hai trung sĩ bỏ gánh xuống vật ngã hai cảnh sát bóp cổ lôi đi, báo hiệu 60 cảm tử quân tiến vào, 79 lựu đạn liệng vào chỗ ngủ, chỉ trong 10 phút rút quân chạy, nó huy động tiếp viện không kịp, khai thác hai tên gác cổng, nghe đoàn quân bên ngoài tiến vào, nó bèn thả số người nữ bị bắt, để rảnh tay chiến đấu.
11.Ngày bị bắt.
Tôi chạy về cây số 17 gần 7 giờ, nhờ thợ may Thái, chở xe đạp ra Chùa Long Quang của Thầy Như Đạt An Lỗ trốn, ba ngày sau Lê Ngẫu đi lễ, gặp tôi mừng khóc đủ thứ, và nói: Anh chỉ có đường vào Sài Gòn! sao mầy nói như ý tao! Nhưng làm sao vào Huế được anh yên trí, em vào nói trung sĩ Triết văn phòng làm cho anh sự vụ lệnh đi bổ túc ngành dịch thuật 27 tháng 6 năm 1966 tại Vũng Tàu, anh vào Huế đổi sự vụ lệnh, vậy thì quá tốt; đúng 11 giờ, Ngẫu đem xe đạp chở vào, đến trước cửa trung đoàn, tôi bảo, em đứng đây trông người lạ, anh vào lấy sự vụ lệnh và cám ơn ông một tiếng,
Bên trong khuôn viên Trung đoàn, vắng vẻ lạ thường, không có một bóng người, bổng nhiên ngoài vườn đứng dậy chĩa súng bảo đưa tay cao, hai bàn tay tréo lại hạ xuống, còng số 8 tra vào tay, (lúc bấy giờ mới biết Lê Ngẫu địch vận cài vào), tôi bị bắt lúc 12 giờ trưa ngày 20 tháng 6 năm 1966 chiều ngày 20 tháng 6 năm 1966 vứt lên xe đem giao cảnh sát dã chiến tại lao thừa phủ Huế, khi mới đánh vài đùi thì ngất, sau đó không còn biết gì hết, đến lúc tỉnh lại, he hé mí mắt thấy một ông thầy tu cầm muỗng giọt vài giọt nước vào miệng tôi, người đứng xung quanh đông, nghe tiếng nho nhỏ chúc mừng sống lại.
Bắt tất cả mọi người tập họp ngoài sân lao thừa phú Huế, tên Trung úy tay cầm viên phấn, khom người gạch một đường, từ bên này sân qua bên kia sân bằng phấn trắng rồi viết phía bên đường phấn trắng hai chữ đặc biệt, bên mép đường phấn trắng kia hai chữ đít Phật, một tiếng còi im lặng tên Trung úy giải thích hai chữ đặc biệt là như thế nầy:” tôi ưa một cô gái mà cô hay đi chùa tôi phải đi chùa để gần cô nói chuyện, hoặc tôi đi phép về thăm quê, Phật giáo ỷ thế đông bắt tôi tham gia tranh đấu, chứ tôi không phải là Phật giáo,hoặc mẹ tôi chết nó mang chuông mỏ đến tụng kinh, nhờ đây nó bảo tôi ra ngồi Bàn thờ phật, chứ tôi không phải đạo Phật, hoặc tất cả công tư chức quân nhân đã trễ phép, hoặc công tác sự vụ lệnh mà bị bắt, ai vào trường hợp tương tự đó, đứng vào chỗ hai chữ Đặc biệt, thì tổng nha cảnh sát quốc gia + cục an ninh quân đội quốc gia, cấp một giấy chứng nhận vô tội, đóng hai con dấu thì không ai đủ quyền phạt ta, nếu báo cáo đào binh cũng được tha. Còn hai chữ đít Phật là như thế nầy, Đời đời theo đít ông Phật mãi mạng sống không cần thiết, thí dụ: Ra đường xe cán chết liệng xuống sông cá ăn, nhảy xuống hầm hố xí chết cho dòi cầu tiêu ăn..”
Sau khi giải thích, tất cả hãy suy nghĩ tìm cho mình một chỗ đứng, tiếng còi thổi thứ nhất chuẩn bị sẵn sàng, tiếng còi thứ hai, đứng vào chỗ mình chọn.
Xong tiếng còi đầu tiên, tiếng còi thứ hai: như ong vỡ tổ, như tổ kiến lòi ra, ngàn ngàn người,đều đứng về phía đặc biệt chỉ còn lại ba người duy nhất, một thượng tọa Thích Như Mãn người Huế,
Người thứ 2, Lư Thường Công, Quảng Trị.
Người thứ 3, Võ Đình Tọa, Quảng Trị quân đội
Tên trung úy mặt đằng đằng sát khí, tay cầm súng đến ba người đứng hai chữ đít Phật, bảo rằng muốn chết thì đi theo mọi người đến cầu Hố Xí, khi đến nơi Hố Xí lộ thiên nhảy xuống Lư Thượng Công người cao nước ngang cổ, Thượng tọa Thích Như Mãn người thấp lùn nước ngang mũi, Võ Đình Tọa nước ngang cằm; những người đứng trên ói lệ, nôn mửa khạc nhổ, có người ngất xỉu, trong ba ngày nhảy lên nhảy xuống như vậy.
Tên trung úy nói: Mấy thằng thầy tu ăn không ngồi rồi có ai theo đâu, chứng tỏ hiện tại lao thừa phủ trên ba ngàn người mời về đây, có ai theo ông Phật không; nghe mấy thằng thầy tu không?, toàn thể công tư chức quân nhân dều ghi nhận chụp hình gởi vào Sài Gòn cho biết, có ai theo mấy thằng thầy tu, theo Phật không?
Ngày 26/6/1966 vẫn không khai, tôi có tên đưa vào Sài Gòn, giam Cục an ninh quân đội, qua ngày 28/6/1966, chở từ tàu Kiên Giang ra côn đảo Phú Quốc, phát cho một chiếc đệm lác, nằm giữa trời đất sình lầy, năm ngày chỉ ăn được một ổ bánh mỳ, thấm ướt nước mặn, cái bụng phình to lên như cái trống, mấy tháng sau đó, tự làm nhà mà ở.Một phần cơm chín phần thóc, anh em tù tuyệt thực tranh đấu thường xuyên.
Giữa đất trời và biển cả mênh mông, tôi thầm nghĩ, có lẽ chọn nơi đây làm chỗ gửi xác; không thân nhân, không anh em bè bạn; chôn vùi tuổi trẻ nơi chốn xa lạ rừng thiêng nước độc sao tránh khỏi bệnh hoạn chết chóc!
Một thời gian sau nhiều lần tranh đấu, từ Sài Gòn sai Đại tá ra khuyên anh em quân nhân viết tờ tự thú, nghe theo các thầy làm sai nên mới bị trừng phạt, tù tội cực khổ, nay xin Đại tướng tổng tham mưu trưởng , quân đội Việt Nam Cộng Hòa, biết đã nhận tội, xin tha thứ, được trở lại như cũ, xin chấp hành nhiệm vụ, riêng Võ Đình Tọa dứt khoát không nhận tội, không xin xỏ tha thứ, vì tôi nghĩ mình đã cứu hàng vạn người, mà nay minh nói sai không được; ngày trước tự mình dơ tay lên thề với Phật trời, mới 25,26 tuổi mà đã có trong tay năm bằng ngôn ngữ dịch thuật, về văn hóa khoa văn chướng, tự hy sinh tiết lộ bí mật để cứu hàng vạn người khỏi chết, con xin chết thế cho họ,nay mình nhận làm sai không được, cương quyết chịu chết nơi Côn Đảo cũng đành thế thôi. Ở tại Côn Đảo 18 tháng trời, đưa về đất liền, nhưng biệt giam tại trại Bình Hòa Sài Gòn một tháng.
Cho ra trại ngày 12/11/1967, xuất giấy trình diện Bộ tổng tham mưu Sài Gòn, Bộ tổng tham mưu Sài Gòn đưa lên PLEiKU.
Cuối tháng 12/1967 đưa về trình diện sư đoàn 22 bộ binh đóng ở Quy Nhơn, Sư đoàn 22 bộ binh đưa về trình diện Trung đoàn 41 bộ binh, Trung đoàn 41 bộ binh, đưa về trình diện tiểu đoàn 1/41.
Cuối tháng 12/1968 lệnh Bộ tổng tham mưu Sài Gòn, đưa về trình diện dơn vị 2 Nha Trang tháng 12/1969 ra hội đồng cho giải ngũ, cấp ba tháng lương làm lệ phí về quê.
12.Làm đời tu sĩ
Qua những năm tháng tù đày, lưu lạc khi ra khỏi tù, Võ Đìng Tọa năm xưa, nay là một tu sĩ; Được HT Trí Thủ truyền Tam quy ngũ giới, HT Thích Đồng Huy thọ ký xuất gia; tham vấn học hỏi từ các chùa viện tại miền Nam cho đến núi Trà Cú Bình Thuận, cuối cùng, về quê hương làng Thi Ông,Hải Lăng, Quảng Trị ẩn thân tại một xóm nghèo, xây dựng am mang tên Thụy Ứng. Tuy tuổi cao sức giảm, hàng ngày vẫn duy trì công phu bái sám, hàng tháng vẫn đến nghĩa trang Trường Sơn cầu nguyện cúng thí cho các anh linh chiến sĩ hai miền sớm được siêu thoát; Thầy vẫn giữ hạnh khiêm cung, đời sống đơn giản thanh bạch.Công đức to lớn như thế mà chưa bao giờ thầy mong cầu Giáo hội Phật giáo tán thưởng tri ân. Nhờ công đức cứu mạng to lớn đối với Phât giáo năm xưa, nay thầy vẫn tinh tường sáng suốt để kể lại một giai đoạn thăng trầm của lịch sử, vì thế, ngoài tuổi 80, khí chất của một nhà sư vẫn tròn đầy.
Đây là những tâm sự của thầy bằng trí nhớ tuyệt vời, xin ghi lại đúng như ý nguyện của thầy, lưu lại cho hậu thế một giai đoạn của Phật giáo lúc nhiễu nhương, để Phật giáo sử lưu lại một chứng nhân thời đại. Phải chăng tâm nguyện và việc làm của một thanh niên chưa hề biết đến Phật giáo lúc bấy giờ, là một sự nhiệm mầu như sự nhiệm mầu không thể tàn sát Phật tử qua tay 12 tên mật vụ được lệnh triệt tiêu bàn thờ và các chùa lúc ngọn lửa Từ Đàm bùng phát.
Phật pháp mầu nhiệm khi con người thành tâm được chư Long Thiên bát bộ hộ trì vượt qua đại nạn.
Dưới táng cây sung trong sân am Thụy Ứng, người viết đã lắng nghe chuyện kể say sưa của một tu sĩ về cuộc đời, một quá khứ khó tin, để cuối cùng, người tu sĩ ấy đã bổ sung thêm những cảm thọ đối với sự huyền nhiệm tự thân và thành tâm cảm niệm ân đức đối với chư Tôn lãnh đạo Phật giáo lúc bấy giờ mà thầy Minh Thông cho là quan trọng xin được bổ sung sau đây:
Bổ sung thêm có hai sự việc vô cùng quan trọng mà sau này càng lâu tôi càng phát hiện sự linh thiêng mầu nhiệm.
Chuyện thứ nhất:
Lần đầu tôi học truyền tin mới về đơn vị lạ, TĐ2/3 đóng quân cây số 17, đêm đầu tiên ngủ, thấy bà chị con bác ruột đem hai cháu từ Sài Gòn ra, vào thăm tôi mừng rỡ vô cùng, tôi nói: sao chị biết tôi ở đây mà vào thăm, còn theo hai cháu mau lớn, tôi về đây bà con mình có biết đâu, mà biết họ cũng không đến,
Chị nói: Tôi đến thăm cậu, còn có việc nhờ cậu nữa, A: việc gì chị nói, trong kia bị bệnh dịch người nên tôi sợ hai cháu bị bệnh, tôi đem hai cháu ra đây gởi cho cậu một thời gian, trong kia hết bệnh tôi ra đem vào. À: Chị biết tôi vào quân đội rồi, nay đổi mai thay, làm sao mang hai cháu đi được, cậu đừng nói cháu nghe nó buồn, hai cháu nhỏ nhưng mà lanh lẹ lắm, làm được nhiều việc lắm, ở trong kia ai cũng thích nó, khi cần bất cứ cái gì cậu nói nhỏ nhẹ với hai cháu, làm được hết, tôi nói: Chỉ sợ họ đổi tôi đi chỗ này sang chỗ nọ đem hai cháu đi theo cực nhọc lắm, nghe tiếng còi báo thức tôi tỉnh dậybiết là nằm mộng thấy, tôi mứng hú hồng hú vía,
Chuyện thứ 2:
Bị bắt 12 giờ trưa ngày 20 tháng 6 năm 1966 thì 9 giờ sáng ngày 21/6/1966 Trung tá lái chiếc xe nhà binh, màu lá cây vào văn phòng trại giam lao thừa phú Huế cảnh sát ra thổi còi tập họp, tất cả người bị giam lao thừa phủ Huế, ra ngoài sân, cảnh sát bắt đi hàng dọc trước văn phòng, Trung tá ngồi sẵn trong phòng nhìn qua khẻ hở ngoài có cảnh sát đưa từng người đi qua, một cảnh sát bên ngoài nhìn chăm chú bên trong, người đông từ 9 giờ sáng đến 12 giờ 10 mới hết người, chiều đó không ai đem đi nơi khác, và cũng không bắt bớ ai.
Đến 17 giờ 30 tất cả anh em đang ngồi nói chuyện trò qua lại với nhau, tự nhiên tôi ngồi ngủ khi nào không hay trong giấc ngủ mộng thấy một điềm, chiêm bao hai đứa cháu đứng trước mặt cười khà khà, tôi hỏi: hai cháu cười cái gì đó? Hai cháu trả lời: Vào nhìn mặt cậu.
À: ai vào nhìn mặt cậu, nhìn mặt cậu sao họ không bắt cậu, hai cháu trả lời: Thấy mặt cậu được đâu mà bắt, ai che mặt cậu mà không thấy, hai cháu trả lời tiếp: Khi cậu đi đến ngang khe hở, hai cháu nhảy lên trên hai vai của cậu, họ chỉ thấy mặt hai cháu làm sao thấy được mặt cậu mà bắt, nghe người ta la hét, tôi thức dậy mồ hôi ướt đầm, từ đó trở về sau, tôi đặt một niềm tin tưởng mức độ tuyệt đối,, không có gì làm lay chuyển nổi tin tưởng của tôi, nguyện rằng dù cực khổ đến bao nhiêu cũng giữ được đạo Phật, nguyện rằng nếu còn sống ra khỏi cảnh tù tội, hoàn tất nhiệm vụ với gia đình cha mẹ, cha mẹ táng điếu vẹn toàn sẽ lên đường xuất gia.
TRỞ LẠI NHA TRANG
Ra hội đồng xuất ngũ được cho 3 tháng lương, lộ phí về quê.
Con cung kính sập đầu xuống đảnh lễ Chư Tôn Giáo phẩm, danh Tăng của Giáo hội suốt trong thời gian che dấu, trốn tránh, nuôi ăn, tận tình giúp đỡ sau khi bị tù các nơi và Phú Quốc trở về, cho tiền bạc, kinh sách, nhiều phương tiện khác nhau. Trong thời gian đi trình diện qua các đơn vị và được gọi đến diện kiến hỏi thăm, tặng quà và có giấy giới thiệu tù đảo Phú Quốc về (Giáo hội cấp)
Ngày hôm nay con rời khỏi quân đội, thành thật cung kính bái tạ những điều dạy bảo vàng ngọc của quý Chư Tôn Giáo phẩm trong Giáo hội, con đê đầu cung kính ghi lại phương danh:
- Đệ nhất Đức Tăng Thống :
Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết
- Đệ nhị Đức Tăng Thống:
Hòa Thượng Thích Giác Nhiên
- Viện trưởng Viện Hóa Đạo:
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa
- Nguyên viện trưởng Viện Hóa Đạo, bậc Danh Tăng
Giáo hội Phật giáo Việt Nam:
Hòa Thượng Thích Trí Thủ
- Tổng thư ký Viện Tăng Thống Hòa Thượng
Thích Đôn Hậu (vắng mặt)
- Tổng thư ký Viện Hóa Đạo Hòa Thượng:
Thích Huyền Quang
Thượng tọa Thích Pháp Tri
Thượng tọa Thích Trí Quang
Thượng tọa Thích Tâm Giác:
- Nha tuyên úy
Thượng tọa Thích Mẫn Giác : - Giảng Sư
Đại Đức Thích Hộ Giác: - Giảng Sư
Đại Đức Thích Tâm Thanh - Giảng Sư
Đại Đức Thích Trí Việt : - Giảng Sư
Đại Đức Thích Chánh Trực: - Giảng Sư
Đại Đức Thích Như Đạt : - Chùa Long Quang, An Lỗ
Đại Đức Thích Thiện Nhơn: - Tuyên Úy, Quân đoàn 2
Một lần nữa con cung kính dập đầu bái tạ Chư Tôn Giáo Phẩm, Thánh Tăng của giáo hội đã lãnh đạo Phật Giáo Việt Nam vượt qua 2 thời kỳ đại pháp nạn Phật giáo nói riêng và cả dân tộc nói chung.
Ngày nay ra khỏi quân đội nên viết vài dòng gởi cho thầy.
Kính thưa thầy, thế danh Thái Tăng Hùng, Pháp danh Tâm Dũng
Đệ tử Hòa Thượng Thích Giác Nhiên, chùa Thiền Tôn Huế, giờ này không biết thầy đang ở đâu? Sống hay chết? Có còn nhớ cái tên Võ Đình Tọa hay không? Truyền tin KBC 4838 được đưa về biệt phát cho đài đặc khu APH/CTTH, đặc biệt chuyên dịch các điện, lệnh mật, tối hậu thư, bí mật quốc gia tại Huế. Lệnh tiêu diệt sau cùng, 2 tỉnh Phật giáo Thừa Thiên Huế và Quảng Trị, công lệnh số 153 lúc 15g0513/6/1966 tại Tổng Thống phủ, con đã dám hy sinh tận cùng để mang qua cho thầy, tại chùa Phú Lâu Huế. Sau đó, tay cận vệ của Ngô Đình Diệm lúc trước, nay cận vệ của Nguyễn Văn Thiệu, cho 3 nhân viên mật vụ đến vây bắt con tại cửa Thượng Tứ, nhờ anh em mật báo, con buộc lòng phải trốn lên chùa Linh Mụ bị vây 3 ngày, nữa đêm trốn về chùa Long Quang, An Lỗ, bị tên địch vận Lê Ngẩu điểm bắt tại cây số 17 tù lao thừa Phủ Huế, giam dưới hố xí, rồi đưa đến giam cục An ninh quân đội, ra giam Đảo Phú Quốc, đem về giam trại Bình Hòa, Sài Gòn, lên Cao Nguyên về Quy Nhơn. Hôm nay ra hội đồng quyết định giải ngũ tại thành phố Nha Trang. Chắc thầy còn nhớ chứ? Một công chuyện mang tính trọng đại của lịch sử về một triều đại đối với Phật giáo như thế mà lại quên được sao?
Vì sự hy sinh đó mà giờ này con phải lưu lạc nay đây mai đó vì nhứng tên mật vụ đang còn được nuôi dưỡng để làm những việc âm thầm nguy hiểm và chờ ngày tái xuất, thầy có nhớ cũng tốt, con đã làm được một việc trọng đại mà kẻ khác chắc chi dám làm?
Kính chúc thầy mạnh khỏe, hẹn ngày gặp lại nếu còn sống.
Sau đây là lời xác minh của HT Thiện Tấn do Nguyễn Đăc Xuân, nhà sử học ghi lại:
Nam mô A di đà Phật",
Tôi là Hòa thượng Thích Thiện Tân, thế danh Thái Tăng Hùng, viện chủ chùa Cam Lộ (Quảng Trị).
Tôi là Đệ tử của Hòa thượng Thích Giác Nhiên chùa Thuyển Tôn. Trong cuộc vận động của Phật giáo ở Huế mùa hè năm 1966, tôi phụ trách từ Thuận An lên Đại học Sư phạm, qua cầu Trường Tiền đến đường Trần Hưng Đạo. Để tiện việc vận động tôi được chùa Phú Lâu trên đường Nguyễn Công Trứ cho làm Trạm liên lạc. Thầy Minh Thông ngày xưa là anh Võ Đình Tọa làm truyền tin thuộc Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 3 Sư đoàn I Bộ binh. Cái mật lệnh đàn áp Phật giáo trong quân đội đưa ra, anh Tọa đã bí mật mang sang chùa Phú Lâu giao cho tôi chớ không phải ai khác. Tôi đã chuyển các mật lệnh đó cho Đài cứu nguy Phật giáo và các loa phát thanh, phát thanh ra cho Phật tử biết để đối phó. Nhờ vậy cuộc đàn áp của Chính phủ Nguyễn Văn Thiệu bị vô hiệu hóa đến 90%.
Những người đã dũng cảm cứu nguy Phật giáo bị Chính phủ Nguyễn Văn Thiệu trả thù vô cùng khốc liệt như anh Võ Đình Tọa đã gánh chịu. Nhưng rất tiếc không có ai ghi lại các công việc của những người đã có công cứu nguy Phật giáo năm đó.Mà những người đã có công cứu nguy Phật giáo thì họ không bao giờ kể công, không bao giờ báo công để mong được đền ơn. Tuy nhiên, người tạo được cái nhân tốt, thì đời họ cũng sẽ nhận được cái quả tốt. Anh lính truyền tin Võ Đình Tọa năm xưa đã góp phần cứu nguy Phật giáo, cứu được hàng ngàn người vô tội khỏi chết trước các lực lượng vô minh nay là tăng sĩ Thích Minh Thông được nhiều Phật tử tín nhiệm là một minh chứng cho sự thực nhân quả đó". (Hết lời HT Thiện Tấn).
>> Link tải bài viết: Tại Đây
“Mùa Hè đỏ lửa” nói lên chiến dịch đánh nhau giữa lính VNCH và quân miền Bắc vào năm 1972 giữa mùa nắng cháy tại Quảng Trị. Toàn cảnh cuộc sống chìm lặng dưới cái chảo lửa vô hình từ trên không chụp xuống. Bầu trời không một gợn mây; mặt trời trốn đâu đó, thả từng luồng nhiệt trong mùa gió Lào tưới sang vùng đất khô cằn, làm cảnh vật câm lặng thiêm thiếp như loài vật ngủ Đông.
Ngôi chùa, đúng là tầm vóc và cảnh trí của một ngôi chùa miền Trung, nhưng nơi đây được gắn cho cái tên thật khiêm tốn: Am Thụy Ứng. Từ sân bay Hội Bái về đến làng Thi Ông, huyện Hải Lăng ngoài trăm cây số. Hai bên lộ, cảnh vật còn giữ nét hoang sơ. Ruộng đồng lưa thưa cỏ dại; từng căn nhà cũ kĩ núp giữa rừng cây lọt sâu trong cánh đồng; có lẽ vì thế, được hàng cây che chắn, cơn nóng Hè khó chui lọt vào chăng!
***
Hơn tám giờ sáng, ra khỏi sân bay, xe bốn chỗ đón khách từ SG, chạy thẳng về tiệm chay Liên Hoa ở Huế. Nét cổ kính, căn nhà gỗ mái ngói âm dương,trông giản dị. Cột kèo, tường vách đều phủ màu cà phê. Bàn ghế bằng mây tre.Tiệm vừa đủ chỗ cho khách vào ra lưa thưa.Người phục vụ cũng như khách vãng lai chẫm rãi như sự từ tốn của giòng chảy sông Hương. Trăm năm trước hay ngàn năm sau Huế và con người vẫn vậy, vẫn phong cách trầm lắng, đơn điệu, từ tốn. Cuộc sống được an bài, không có chi phải vội.
Người tài xế xe bốn chỗ như thân thuộc quán, cũng có vẻ ruột thịt với những người theo xe đi đón khách, cậu ta vào phía sau bếp, đặt món ăn.Bún Huế, bánh nậm, bánh lọc mà khỏi cần hỏi ý người trong đoàn. Ôn Minh Thông, tướng người rắn chắc của nông dân, xấp xỉ 80 mà phong cách vận động cứ như người tầm 50. Giọng nói rặt dân quê Quảng Trị.
⦁ Còn sớm, miềng (mình) ăn sáng, thong thả rồi về - Ôn Minh Thông cười khóe miệng hơi xếch do di chứng tai biến.
Bánh nậm, bánh lọc, bún Huế mỗi thứ một ít giống như điểm tô trên mặt bàn nhỏ hẹp.
Người khách từ miền Nam ra, cứ vâng dạ mà không nói lời nào. Chàng đảo mắt nhìn quanh cửa hàng chay, lại quan sát xe và người chẫm rãi qua lại trên đường nhựa.Khí trời mát dịu vào buổi sáng, mang theo hơi nước từ giòng sông Hương phả từng đợt vào Thành phố làm cảnh vật tươi tỉnh. Huế mộng mơ, Huế thơ mộng, không hề thay đổi.
Ăn xong, ôn Minh Thông đặt thêm một số bánh lọc, bánh nậm mang về. Đặc sản thực phẩm của Huế là bánh nậm, bánh lọc, bánh lọc nhỏ, ú nu như ngón tay, bánh nậm vừa ba ngón tay mỏng dẹp như tàu lá chuối. thức ăn cái gì cũng ít, nhỏ nhắn, kiểu cách như thời cung đình, phong kiến, thể hiện sự nho nhã đài các. Thực phẩm dọn lên bàn chỉ đủ nhét kẻ răng cho thực khách, nhưng nào ai đủ can đảm thể hiện sự phàm tục trong ăn uống giữa khung cảnh u nhã trầm lắng của xứ Thần kinh.
***
Từ Thành phố Huế về Hải Lăng độ sáu mươi km, xe chạy phải gần hai tiếng.Đường vào làng Thi Ông, hai bên trãi dài đồng ruộng bát ngát, nhà dân thưa thớt. Cư dân tụ thành làng xóm, nhà cửa nề nếp, thỉnh thoảng có những con lộ trong làng được đổ bê tông, không còn lầy lội khi mưa lũ về.
Am Thụy Ứng xuất hiện sau lũy tre xanh, cửa đóng im ỉm. Nói là am thật ra nguy nga đồ sộ như một ngôi chùa.Đất quanh chùa lưa thưa vài loại cây ăn trái. Trước sân, cây sung phủ tàng che mát chiếc võng, bàn trà.Ôn Minh Thông mời khách ngồi dưới tán cây ngoài sân; Tách trà, chung nước không đồng bộ, thiếu người chăm sóc, thiếu bạn đối ẩm, mang vết hoen ố thời gian.
Sau tuần trà giao bôi, bữa ăn trưa cũng vừa dọn sẵn. Chiếc bàn tròn Inox cách nhà bếp vài bước chân, mệ chẫm rãi bê từng món ăn dân dã miệt quê miền Trung, trịnh trọng đặt lên, mời Ôn, mời khách.
⦁ Ăn đạm bạc thôi hỉ! miệt quê, đồ ăn không đầy đủ như thành phố, dù sao cũng ngon hơn lúc hòa bình tái lập./ vừa nói, ôn vừa gắp thức ăn bỏ vào chén khách./ Ở chơi vài hôm sẽ kể tường tận vụ đấu tranh miền Trung cho mà nghe!.
* Mật lệnh tối khẩn số 153 là một sự kiện lịch sử đáng ghi nhớ
I. Hồi tưởng.
Người tu sĩ già, tuy tuổi trên 80, nhưng vóc dáng rắn chắc của một nông dân miền Trung Nam bộ, nâng chén trà bốc khói, mắt tư lự nhìn về xa xăm như đang tìm một kỷ niệm khó quên trong đời.
Mật lệnh, phải, một mật lệnh mà chỉ có người truyền tin trẻ tuổi đang có trong tay; số mệnh hàng ngàn người đang trong tay mình hay trong tay kẻ giết người đầy quyền lực kia? Ôn Minh Thông (Võ Đình Tọa) trầm ngâm suy nghĩ…
Dịch xong công lệnh tuyệt mật quốc gia, tay run run gõ lên mặt bàn lẫm nhẩm: - Phật Phật có linh thiêng cho con ra khỏi phòng dịch thuật để đến chùa báo cho họ biết, tránh chết chóc được chừng nào hay chừng đó.Chỉ còn 3 tiếng nữa là lệnh được thi hành.Hai đứa cháu bổng xuất hiện trong mơ, chỉ ra cửa sổ nói – cậu muốn ra cửa Thượng Tứ? xe ngoài kìa, vừa nói tay chỉ ra hướng cửa. Trong đầu xuất hiện cảnh quê nhà, sân vườn, ruộng đồng…chợt tỉnh, chiếc jeep đậu ngay cửa sổ thật, một tu sĩ Phật giáo bước xuống. Tôi vội gom hết tài liệu cho vào tủ sắt khóa kỷchỉ mang theo mật điện tối hậu quốc gia trong trí nhớ, đó là điều bắt buộc của một người làm truyền tin chuyên môn.Vị tu sĩ lạ bước xuống nói chuyên với vị sĩ quan chỉ huy, thiếu tá tiểu đoàn trưởng Nguyễn Thanh Hoành,, tôi leo lên xe jeep, ngồi mọp xuống để tránh sự dòm ngó, chiếc xe ra khỏi doanh trại, người thầy tu của đạo Phật thể hiện sự nhamh trí , nhìn qua biết người muốn cái gì, xe chạy thầy hỏi tôi, nhà ở đâu? Thầy đánh lạc hướng tài xế, tài xế lái xe cho thầy tu toàn là mật vụ an ninh cài vào để theo dõi thầy tu đạo Phật, chế độ miền Nam không tin thầy tu, cho thầy tu là cộng sản, tôi trả lời nhà ở cách cầu Bạch Thổ 100 mét, đường lên chùa Linh Mụ mép sông Hương, xe đến nơi dừng lại, tôi bước xuống thầy bảo tài xế chạy đến đường rộng để trở đầu xe, khi tài xế chạy rồi tôi nói với thầy, con có công điện đây, tối nay tiêu diệt Phật giáo toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, 1 giờ 30 tiến ra Quảng Trị có T41 M113, 2 khu trục cơ yểm trở, 3 đại đội cảnh sát dã chiến, do thượng sĩ Dương Văn Thái chỉ huy đập phá bàn thờ phật các hang ổ của đạo phật không cần lý do…
2. Khởi nghiệp truyền tin
Ngày ấy, người lính Truyền tin trẻ nhớ lại – sau khi tập quân sự Phú Bài Huế ba tháng, thi văn hóa để tuyển lựa học viên khóa truyền tin đặc biệt. Đại úy Dương văn Quang có mặt ngoài sân cùng với tân binh quân dịch vừa mãn khóa, tuyên bố: ai đỗ đầu được cấp giấy lên trình diện Sư đoàn một Bộ binh, Võ Đình Tọa trúng tuyển, được văn phòng cấp sự vụ lệnh lên Huế nhận lệnh vào bộ Tổng Tham mưu chuyển về trường Truyền tin Vũng Tàu.
Mấy hôm sau, 125 học viên, tôi (Võ Đình Tọa) đậu đầu, những ai rớt sẽ chuyển qua khóa học chuyên môn về ngành vừa sửa chửa, vừa chỉnh hình, tìm các hệ thống làn sóng vô tuyến, phát đi trên hệ thống vô tuyến như GC9-BC10. Tôi, đổ đầu mãn khóa, Bộ Tư lệnh tham mưu Sài gòn đưa về sư đoàn một, trình diện tiểu đoàn 2/3 đóng quân tại cây số 17, sau khi được một đại úy chất vấn, tôi đối đáp nhanh gọn, ông ta bắt tay khen: - cậu thật là người có biệt tài.
Sư đoàn cấp sự vụ lệnh vào trình diện bộ Tổng Tham mưu, được đưa ra Vũng Tàu, vào trường Thiếu sinh quân của Đại tướng Lê văn Tỵ.
Một khóa học thật đặc biệt, bên ngoai rào chắn cẩn thận, bên trong, cửa khóa chặt. Lớp học không ghi chép, chỉ nhớ sau khi nhìn qua màn hình; gọi là dịch thuật bằng những con số hàng ngang hàng dọc. Những lúc không kịp nhớ, người dạy phát tờ giấy có dán ảnh, đóng dấu nhà trường theo số thứ tự, xong, nạp lại trước khi ra khỏi phòng. Qua 5 năm học 5 ngôn ngữ vô cùng phức tạp, chỉ cần đậu 3 môn chính cũng được cấp nhận cả 5 năm học.
Sau một ngày học căng thẳng, sân trường có nơi giải trí thể thao; từng luồng gió biển từ Vũng Táu lướt nhẹ đong đưa những bẹ dừa, hàng dương, thổi trôi bao mệt nhọc để chuẩn bị cho bữa cơm chiều.Học viên trẻ truyền tin ngồi trên băng ghế đá, vọng hồn về chốn xa xăm, nơi quê hương miền Trung khắc khổ; nước ngập mùa lũ, đất nứt nẻ mùa hè, từng cơn gió nóng từ Lào làm khô héo cuộc sống; nơi đó, có cha, có mẹ có anh chị em bà con vẫn gắn chặt đời mình trên vùng đất “chó ăn đá gà ăn sỏi” mà không hề phiền muộn. Có xa nhà, có gò bó vào khuôn khổ nghiêm khắc mới thấy tiếc nuối một thời rong chơi vô định của thuở thiếu thời, mới thấy thương cha nhớ mẹ…
Bản kê khai lý lịch,giữa những môn sinh toàn là đạo dòng Công giáo, ba đời, riêng người truyền tin trẻ, tín ngưỡng chỉ là thờ cúng ông bà Tổ tiên, chính điều này làm cho ngành mật vụ yên tâm. Tuy vậy, tôi vẫn không tránh khỏi nhiều thử thách, dò xét trong suốt thời gian học tập.Có lẽ trong số hàng trăm môn sinh toàn tòng, chưa có ai đạt trình độ tối ưu cho một môn học quá khắc khe, ngành chuyên môn lẫn mật vụ đành chấp nhận Võ đình Tọa; Chàng nhớ: - Đề thi thứ nhất chiếu lên màn hình một ô vuông dài bằng nửa ngòi viết pic, trong đó có 5 con số to, chiếu một lần ra 10 ô vuông tức là 50 con số, chiếu từ từ hiện ra đủ hai ngàn con số trước mắt, phải đọc thuộc và ghi nhớ một cách chính xác. Ví dụ: 10 ô vuông thứ nhất, mỗi ô vuông có 5 con số, dưới ô vuông có chữ F-D-B hoặc W.W…Nếu ai đọc và nhớ trên 25 phút là hỏng. 22 phút trở xuống là đậu, nếu còn lờ mờ chiếu một lần cho đọc lại; Võ Đìng Tọa đọc và nhớ một cách chính xác, kể cả số dưới ô vuông BC…chỉ có 17 phút thừa 5 phút được chiếu để đọc lại. Đến môn thi thứ hai, 5 trang giấy chữ in mật lệnh khẩn đưa đến cho đơn vị thi hành gấp, trước khi trao mật lệnh, đọc cho người nhận nghe nội dung mật lệnh để mang đi; đến đơn vị thi hành độ 50m có 2 người mang súng chận lại bảo mang giấy mật lệnh đem ra đốt; qua vài chục mét nữa, có vọng gác của địch mà không bị bại lộ bí mật, về đến đơn vị, đọc lại bằng miệng mật lệnh đúng như thật, môn thi này đạt 70-80%, riêng Võ Đình Tọa được Ban giám khảo cho đạt diểm 100%. Sau môn thi động não, thí sinh được nghỉ dưỡng sức một tuần ở Vũng Tàu.
3. Thử thách
Chàng trai trẻ làng quê lần đầu xa nhà, đối diện với một thử thách chưa từng có, bằng một trí nhớ siêu phàm tương thích với nghiệp vụ mà chưa từng hình dung, cũng chưa hề kinh qua, viễn ảnh tương lai còn nhiều hứa hẹn trong binh nghiệp và chuyên ngành với tuổi đời ngoài 20. Dẫu sao cũng thoát được quê nghèo sống khó. Chàng trai họ Võ vừa tự tin khả năng bản thân, vừa tạo được niềm tin trong nghiệp vụ, cũng là điểm tựa vững chắc cho cuộc sống tương lai.
Cái khó của ngành truyền tin như thế vẫn chưa đủ, tuần sau lại tiếp tục môn học mới, an ninh mật vụ sắp xếp với chủ quán để thí sinh chọn mỗi bàn 5 người, ăn uống trao đổi thoải mái, tự do, trong số đó, một bàn có thể 12 người, 17 người không hạn chế, phải nhận tiếng nói từng người trong 45 phút qua tai nghe. Nếu là người lạ phải nhận diện cả áo quần và giọng nói. Như thế vẫn chưa là gì; anh A trao đổi với anh B, phải nhận diện tiếng nói của hai bên; nếu A và B nói lớn tiếng lấn át cả tiếng nói nhỏ của anh C và anh D trong khi anh C và anh D trao mật lệnh với nhau, phải nghe cho được tiếng nói của anh C và anh D.
Thời gian 1 tiếng, lắng tai nghe thật kỷ, tất cả máy móc đem về để trên bàn, ngồi nghe lại tai thâu, nhận diện được 75% là nhận được cả 5 môn trong 5 năm học, riêng Võ Đình Tọa bình quân ba môn học đạt 100%, đậu thủ khoa, được tưởng thưởng trọng hậu. Bộ Tổng Tham mưu cấp sự vụ lệnh về Huế, trình diện sư đoàn 1 bộ binh, nơi thường xảy ra biểu tình tranh đấu.
Cậu lính truyền tin trẻ kể tiếp: Sau khi trình diện tiểu đoàn 2/3 của Thượng sĩ Cái văn Thất, trưởng mật vụ, đồng chí thân thiết cùng tín ngưỡng với Ngô Đình Cẩn, ông ta xem bằng cấp xong, chỉ định chỗ nghỉ, sáng sớm hôm sau, tự tay lái chiếc jeep đến đón đưa tôi đi vòng quanh Huế, gần giờ trưa, đưa về nhà ở bãi Dâu, giới thiệu với gia đình giữa mâm cơm thịnh soạn. Hai cô gái ngồi gần bà Thất, tôi ngồi kế ông ta và một cô đang học lớp đệ tứ. Do giới thiệu thế nào đó với gia đình, bà Thất và cô gái tỏ ra ưu ái hết mực. Ông ta nói giữa gia dình – tôi chỉ có ba cô gái, không có con trai, chúng tôi muốn nhận cậu làm con đỡ đầu, cần giúp đỡ gì cứ việc tự nhiên nói; nhất là cần tiến thân trong đời binh nghiệp…Có lẽ ông Thất biết tôi có 5 bằng dịch thuật ngôn ngữ về văn hóa,khoa văn chương nên tỏ ra thân thiện.
4.vào giai đôạn khó khăn
Trở lại cây số 17 chiều hôm đó, sáng sớm mai lên xin Thượng sỹ Cái văn Thất vào Huế tìm thầy học thêm khoa văn chương; ông ta bảo – cậu vào Huế tìm được địa chỉ đem về đây, khi nào có việc cần, tôi cho người đến tìm cậu. Lên Huế chằng bao lâu, sáng ngày 6 tháng 6 năm 1963, vừa mở cửa đã thấy người lính binh nhì đến đưa tôi về lại cây số 17. Thượng sỹ Cái văn Thất trao cho tôi một thư tay gửi đại úy lạ mặt một sự vụ lệnh đặc biệt.Người lạ mặt mang lon Đại úy để điều hành cấp đại đội, cấp tiểu đoàn, thật ra ông ta là trùm mật vụ, cánh tay phải của Ngô Đình Diệm. Lúc này, đại úy Huỳnh văn Quang là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2/3, nhưng ông đại úy lạ mặt ra lịnh cho các đại đội, đại đội trưởng nào vắng mặt, không chấp hành lệnh, lột lon tại chỗ:
Bắt đầu chế độ Ngô Đình Diệm
Mệnh lệnh khẩn tuyệt mật quốc gia
Tối hậu thư công điện thượng khẩn
Bí mật quốc gia ra lịnh cho các toán
MV- TB – TS - AN ở khắp các ngả ba
Ngả tư, các ngõ hẻm, cửa vào chùa
Cửa ra chùa trong toàn tỉnh Thừa Thiên Huế
5. Những công điện lạ
Về nhận nhiệm sở, bắt tay vào việc, tôi choáng khi nhận được những công điện trấn áp Phật giáo và các đoàn biểu tình; không chỉ trấn áp mà còn mang tính tiêu diệt tập thể. Là một thanh niên trưởng thành từ miền quê hiền lành, chất phác chỉ biết truyền thống thờ cúng Tổ tiên ông bà, chưa từng biết đến Phật giáo hay công giáo, tôi tự hỏi – tại sao, tại sao lại tiêu diệt một tôn giáo lâu đời tồn tại trong lòng dân tộc? Đối với tôi, mọi tôn giáo đều cao thượng, nhất là đạo Phật gắn liền với dân tộc hàng ngàn năm nay, lý do nào phải tiêu diệt một Tôn giáo như thế?
Sóng gió từ đây đã bắt đầu:
⦁ Công điện 5159 giờ ngày 6/5/1963 gốc SG, ngày gửi : 6/5/1963 gửi đi Huế - Đổng lý văn phòng phủ Tổng Thống trân trọng chuyển đến quý ông Tỉnh trưởng Thừa Thiên Huế, chỉ thị sau đây của Tổng Thống: “Ra lịnh chỉ thị các cơ quan Phụng tự, nhà Thờ, chùa chiền vv…chỉ treo cờ Quốc gia mà thôi. Chính phủ đã hội ý các tổ chức Tôn giáo đều đồng thuận là con dân trong một nước chỉ treo cờ quốc gia. Việc treo cờ, ảnh phía trong cơ sở tôn giáo tùy ý, chỉ treo ảnh, có khi dán ảnh trên vải như lá cờ cũng được. Ở các nước, dầu nơi phụng tự người ta cũng treo cờ Quốc gia. Lúc trước, có khi treo cờ đỏ sao vàng của Việt Minh, hay cờ Tam Tài của Pháp hoặc Tôn giáo treo cờ riêng của minh. Nay nhà nước độc lập, chỉ nên treo cờ Quốc gia, nhà tư cũng vậy”
Trân trọng.
Phật giáo phúc đáp điên văn trên:
⦁ Điện văn cho Tổng Thống: “ Phật giáo rất xúc động nhận được công điện 9159 không được treo cờ Phật giáo Thế giới ngay trong ngày đại lễ Phật đản quốc tế, chúng tôi không tin rằng quyết định đó xuất phát từ Tổng Thống. Thỉnh cầu Tổng Thống ra lịnh điều tra và thâu hồi công điện nói trên”.
Trân trọng.
Một mật lệnh khác, người chiến sĩ truyền tin trẻ nhận được:
⦁ Nơi gửi: TĐ 2/3/HQ/MV/CTBT
Nơi nhận: ĐĐ1, ĐĐ2,ĐĐ3,ĐĐ4,ĐDDCH2 (Đại đội chỉ huy) Đ/VBP (đại đội biệt phái đc lập)
Số: 03/TĐ/3HQ/MV/CTBT lúc 9g10/07/6/1963 TCML( tham chiếu mật lệnh) khẩn cấp.
Nay TĐ thống nhất sở MV/CTBT ra lệnh SQ/QB ( sĩ quan quân báo) cho tất cả BS/QB (binh sĩ quân báo), TĐ và ĐĐ cải trang áo quần dân thường như màu lam màu đà để dự lễ.BS/QB được sở MV cấp một thẻ đỏ màu đục của MV để nhận diện hỗ trợ khi cần, tuyệt đối không được sơ hở; trong trường hợp hành và động nào, mang theo súng colt giấu kín chỉ được siwr dụng kh SQ/MV (sĩ quan mật vụ) cho phép hoặc một mình đối thủ nơi hoang vắng. Áo quần lam đi chùa như như một phật tử. Để nhận diệ giữa đám đông, thống nhất mũ lưỡi trai màu xanh viền trắng. Cần theo dõi bám sát kỹ tên Trí Quang, loại xe, số xe,, nơi đi, nơi đến,đi đường nào,đến đường nào, ai cùng đi, tu sĩ hay cư sĩ, mấy người trên xe. Vừa theo dõi, vừa bám sát, vừa gọi máy về sở MV kịp thời theo dõi. Nguồn tin chính thức tên Trí Quang thường hay có mặt tại chùa Từ Đàm, Báo Quốc,Linh Quang, Diệu Đế.
Stoops baos nhaanv
10g 10/7-6- 1963
⦁ Nơi gửi: TĐ2/3HQ//SQ/MV/CTBT
Nơi nhận: ĐĐ1, ĐĐ2, ĐĐ3, ĐĐ4,ĐĐCH2 Đ/VBP
⦁ Số: 04/TĐĐ2/HQ/MV/MB/CTBT lúc 13g40 ngày 10/11/7/1963.Sở MV đã họp các Đ/V nhận lệnh phân công địa điểm, nay SQMV kiêm CTBT xin nhắc lại những điểm sau:
1/ các trạm kiểm soát lối ra vào, ngã ba ngã tư, các hẽm quanh chùa Từ Đàm lân cận.
2/ kiểm soát rất nghiêm ngặt lố ra vào đều phải dở nón mũ, nắm tóc đưa lên cao xem thiệt hay giả, dùng ngụy trang để tẩu thoát.
3/ Có người biết rõ mặt tên Trí Quang,thường xuyên coa mặt để nhận dạng.
4/ Khi bắt được tên Trí Quang hoặc tu sĩ khác, người khả nghi, không cần lý do, bắt và giữ thật kín, gọi máy về sở mật vụ - sở MB kịp thời đem xe bít bùng đến chở.
Stoops baos nhaanv
15g30/11/7/1963
⦁ Nơi gửi: TDD2/3/HQ/SQ/MV/CTBT
Nơi nhận: ĐĐ1,ĐĐ2,ĐĐ3, ĐĐ4, ĐĐ CH2/3Đ/VBP
⦁ Số 05TĐ2/3/HQ/MV/CTBT lúc 16g30 18/8/1963 của sở MV+MV/HQ. Khi nhận được công điện khẩn này, đề nghị Đ/V trưởng cho báo động 24/24. Cá trạm kiểm soát tăng viện tối đa, rất nghiêm ngặt lối ra vào các cổng chùa. Bắt tất cả các người trong chùa ra ngoài, lai vãng hai bên đường.
Không cần lý do,bịt mặt đem đến địa điểm ấn định trong cuộc họp lúc 14g10 18/8/1963 gọi máy về Sở MV đem xe bít bùng đến chở.
Stoops baos nhaanv
18g10 18/8/1963
6. Bắt đầu hành sự
Tất cả mật lệnh công điện, mật thư, tối hậu thư… từ Huế gửi ra đều qua tay đại úy lạ mặt trao cho tôi ( Võ Đình Tọa) dịch để ra lệnh thi hành.
Độ 20g30, chuẩn bị mắc võng nghỉ, chuẩn úy Hội đánh thức gọi tôi cùng đi với ông ta.Đạp xe một lúc, luồn lách qua nhiều khu rậm rạp cây cối, đến một ngả ba, ông ta dừng lai, lấy cây đèn pin trong túi áo, bấm ra hiệu dài+ ngắn, từ bên trong đáp trả ám hiệu, chúng tôi âm thầm bước đi tiếp. Vào trong sâu, ánh sáng lờ mờ chập choạng, chân dò từng bước tìm được chiếc ghế đá. Bầy muỗi vo ve đến thăm khách, bộ đồ nhà binh dày cộm mà những chiếc vòi của muỗi vẫn xuyên thấu để thưởng thức những giọt máu lạ.Trong lòng hồi hộp, tôi chưa hình dung được việc gì sẽ xảy ra, bổng trong bóng tối lờ mờ bước ra một người ngồi vào ghế ngó xuống, nói tất cả mật mã, tôi nghe khá rõ giữa không gian im ắng tĩnh mịch: - ngày mai khoảng 3g30 hay 4g, tại chùa Từ Đàm Huế có một người nướng thịt, hắn dự định một người, nhưng ta sẽ cho hắn nướng thêm chừng nào tốt chừng đó. Bí mật này cánh tay phải của người nướng thịt cho ta biết trước, trong nội bộ họ chưa chắc biết được. bây giờ cho hắn nướng thêm một số khá đông, bằng cách mật mã nghe lệnh thi hành tuyệt đối; mật mã nghe rõ số hiệu của mình.
Mật mã số 02 ngọn lửa đang bốc cháy cho 2 quả M26
Mật mã 04 chùa Linh Quang cho 2 quả M26
Mật mã 06 chùa Từ Đàm cho 2 quả M26
Mật mã 07 mỗi bên 2 quả tức 2 bên 4 quả Nam giao Từ Đàm
Mật mã 08 chùa Báo Quốc cho 2 quả M26
Mật mã 12 Từ Đàm+ Nam Giao, Nam giáo + Bến Ngự cho 4 quả M26.
Nhận lệnh từ Đại úy lạ mặt, , cho mật vụ nghỉ sớm để chấp hành nghiêm chỉnh. Tôi và chuẩn úy Hội ra về, trong lòng tôi lúc bấy giờ chả biết buồn hay vui, tâm sự rối bời như có đám mây đen bao phủ trước mặt.Thầm nghĩ rằng, cần phải làm gì đó để cứu bao nhiêu nhân mạng vô tội trước nanh vuốt của ma quỷ.
Tôi lúc bấy giờ chỉ là một lính truyền tin trẻ, chỉ là kẻ thừa sai mệnh lệnh. Sinh mạng tôi như chỉ mành treo chuông.Tôi chưa phải là một tín đồ Phật giáo, chưa biết cách cầu nguyện, chỉ tin vào ơn trên, một cõi vô hình mông lung.
7. Lực vô hình
Phố Huế vắng vẻ một cách rợn người, không một bóng thường dân ngoại trừ mật vụ rãi khắp thành phố. Tôi thầm nguyện cầu ơn trên cho một sáng kiến trong lúc cấp bách thế này. Lúc chia tay chuẩn úy Hội, tôi chợt nghĩ đến Thượng sĩ Tích, trung đội trưởng thuộc đại đội chỉ huy Tiểu đoàn 2; mà Tiêu đoàn 2 có nhiệm vụ giữ an ninh từ ga tàu đến Đập Đá Một thành phố mang không khí ngột ngạt chết chóc, vắng vẻ lạ thường. Thấp thoáng bóng an ninh mật vụ bám sát các ngả ra vào Thành phố Huế; các đơn vị quân đội, cảnh sát ẩn mật tại các địa điểm được chỉ định. Các chùa đèn vẫn thắp sáng, chư Tăng và tín đồ luân phiên tụng niệm. Hình như họ cảm nhận được điều gì đó sắp xẩy ra, không ai nói với ai, lẳng lặng chờ đợi một điều gì đó từ cỏi mông lung vô hình quyết định vận mạng Phật giáo Huế, có thể lan đến các Tỉnh thành trên toàn quốc.
Tôi đánh liều tính mạng giữa lúc dầu sôi lửa bỏng, rẽ về hướng đơn vị Thượng sĩ Tích đóng quân, nháy mắt ra hiệu Thượng sĩ, vào nhà vệ sinh ga tàu nói chuyện. Sau khi hai bên thỏa thuận công việc, Thượng sĩ cho vợ trang phục quân đội, theo đơn vị đi tuần canh, ngang đến chùa nào đó, tách riêng chạy vào báo cáo sự việc để chùa lo liệu được đâu hay đó.Đây không phải lệnh của chính quyền địa phương bình thường mà là lệnh tuyệt mật của trùm mật vụ, ai không thi hành là thủ tiêu tại chỗ. Chỉ ngại liệu nhà chùa có tin hay còn ngờ vực để đến khi sự việc xảy ra rồi ân hận!.
Tôi trở về lại đơn vị, không sao ngủ được, 2g sáng, chuẩn úy Hội thức dậy, lòn từ bụi cây này đến bụi cây khác, nhìn về phía tay mặt, vầng thái dương viền sáng trên các đọt cây, nóc nhà. Bên trong sân chùa Từ Đàm, bóng người xôn xao đông đúc, ngọn lửa bốc cháy rực sáng..
Đến 3g30 ông đại úy hỏi chuẩn úy Hội một cách nghiêm khắc, khó hiểu: - Truyền lệnh có đúng không? Chuẩn úy ấp úng khép nép trả lời – dạ, dạ đúng, Ông đại úy thắc mắc bực dọc – Sao không thấy động tịnh gì hết vậy?
Ngọn lửa trong khuôn viên chùa Từ Đàm càng bốc cháy dữ dội, kẻ qua người lại xôn xao, ông đại úy, chuẩn úy Hội nhìn nhau tỏ vẻ nóng ruột, chờ đợi mãi không nghe tiếng súng và lựu đạn nổ; càng gần sáng càng im hơi lặng tiếng, nhìn đại úy như con hỗ đói lâu ngày sắp gặp được con mồi béo bở, ông ta bồn chồn, đi tới đi lui nôn nóng chờ đợi một cái gì quan trọng sắp xảy ra.Gương mặt căng thẳng, bực dọc.
Hơn 4g30 sáng, 2 bóng đen bịt kín mặt mũi, lúng túng chạy đến chân đại úy, quỳ mọp xuống bất động, xin chịu tội vì không thể thi hành đúng mệnh lệnh, hai tay bị tê liệt, 2 chân không lê bước được, toàn thân tê cứng không sao mở chốt lựu đạn được, miệng lắp bắp – xin chịu tội xin chịu tội…
Vài phút sau, 2 tên khác cùng chạy đến, quỳ mọp sát đất, trình bày y hệt hai tên trước; sáu cặp 12 tên đều chạy về trình tội như nhau. Ông đại úy thắc mắc tại sao lại như vậy! chưa bao giờ mệnh lệnh ban ra mà không thực hiện được như lần này, cả 12 người đều gặp phải phản ứng cơ thể như nhau là sao???
- Đồ ăn bám, cút xéo ngay, cút đi, cút đi..ông ta giận dữ. tức tối ra mặt.Hai vệ sĩ cùng đại úy ra về, kế hoạch cho lựu đạn từ trong chùa liệng ra, lấy cớ đó lính VNCH hô to tấn công tiêu diệt, mọi kế hoạch giết Phật giáo đều thất bại chả hiểu tại sao?
12g trưa hôm sau, tôi đến gặp Thượng sĩ Tích, cho biết – vợ Thượng sĩ báo cho nhà chùa lúc 24g40, kế hoạch ném lựu đạn vào chùa ,vì thế chùa thay đổi chương trình sinh hoạt, suốt đêm tụng kinh cầu nguyện, tránh được tình trạng lộn xộn bị chúng lợi dụng tung lựu đạn vu khống nhà chùa để lấy cớ tấn công tiêu diệt Phật giáo. Nghe xong, tôi như người vừa thoát đại nạn, suốt đêm qua tôi lo lắng không sao chợp mắt được!
8.Đảo chánh
Công tác dịch thuật cho đại úy từ tháng 6 năm 1963 đến 12 tháng 10 năm 1963. Tức là ngày đại úy về lại Sài gòn, ông ta muốn đem tôi vào trình diện với Tổng Thống; tôi liền tức tốc ra cây số 17, trao đổi với thượng sĩ Cái Văn Thất, ông ta bảo ở lại đó chờ lệnh. thì ngày 08 tháng 10 năm 1963, trung đoàn 3 bộ binh rút khỏi thành phố Huế, biệt phái cho tiểu khu Quảng Nam hành quân ở Quế Sơn.Đến tháng 11 năm 1963 các tướng lãnh đảo chánh, từ đó xảy ra nhiều chuyện phức tạp, khủng hoảng không thể tưởng tượng.
Đến gần hết năm 1964, tình hình tạm ổn định, đầu tháng 6, đại tá Phạm Bá Hòa, trung đoàn trưởng trung đoàn 3 bộ binh nhờ tôi dạy bổ túc văn hóa cho lớp trung sĩ lấy bằng trung học có 5 năm công vụ tác chiến, trung đoàn lập hồ sơ cho vào trường sĩ quan Thủ Đức, 12 tháng ra trường mang lon chuẩn úy.
Cuối năm 1965, các cuộc biểu tình của Phật giáo, sinh viên học sinh, tiểu thương..nổ ra khá mạnh.Đầu năm 1966, đình công bãi thị vô cùng phức tạp; TP Huế như rắn không đầu, các tổ chức đoàn thể tự động phát triển. Quân nhân bất mãn đơn vị, bất mãn mật vụ; tuy đại đội 120 người chi có 2 hoặc 3 mật vụ, đều trốn tránh sợ bị thủ tiêu.Đơn vị báo cáo thường xuyên lính đào ngũ đến độ báo động.
Tháng 5 năm 1966, lực lượng đấu tranh của Phật giáo đem bàn thờ Phật xuống đường, làm cản trờ giao thông trầm trọng trên quốc lộ B. Lúc này Trung tá Phan văn Khoa đảm nhiệm Tỉnh trưởng Thừa Thiên Huế, Trung tá Khoa nguyên là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 3 Bộ binh đóng quân tại cây số 17; vốn là bạn thân với ông Nguyễn văn Thiệu khi ông Thiệu là Đại tá tư lệnh sư đoàn 1 Bộ binh. Sau khi ông Thiệu vào Sài Gòn, vinh thăng lên Trung tướng làm Tổng Thống bèn đưa ông Khoa vào ghế Tỉnh trưởng.
Để giữ bí mật trong quân đội, ông Khoa xin ông Thiệu cho đặt một máy riêng để liên lạc và nhận các mật lệnh, thư từ, công điện…khỏi lọt tin tức ra ngoài. Máy móc được đặt xong, cần bộ phận dịch mật mã công điện. Theo yêu cầu từ Tổng thống Thiệu, người dịch truyền tin chuyên nghiệp phải có văn bằng của phủ Tông thống trước đây hoặc là khóa một 1956-1957-1958 hoặc khóa hai 1959-1960- 1961-1962-1963 mới đủ khả năng dịch thuật, sip mở khóa, vì đây dịch theo lối MVV, phải có bằng MV, ngôn ngữ dịch thuật này phải có đủ 5 bằng gọi là mật mã viên. Ông Trung tá Phan văn Khoa nghe điều kiện như thế cảm thấy khó khăn trước mắt.Ông bèn nhờ Thượng sĩ Phan văn Tạo truy tìm hồ sơ quân nhân ba ngày mà vẫn không có ai đủ tiêu chuẩn như thế. Khi lái xe đến tòa Tỉnh trưởng để trình lại, vừa quay đầu xe qua cầu Tràng Tiền, giữa dòng người đông đúc, chợt thấy tôi từ cây số 17 vô lại Huế, ông ta như vớ phải của quý, mừng rỡ, ông ta trình bày vội vã, thầm mong tôi nhận lời.
Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng Nguyễn thanh Hoành đưa tôi qua gặp ông Khoa, gặp mặt, ông ta vui ra mặt, bắt chuyện huyên thuyên rồi nói – Kể từ giờ, cậu ở lại phòng dịch thuật, cơm nước tại chỗ, tuyệt đối không ra đường. Phủ Tổng thống nghe ông Khoa trình bày về nhân sự dịch thuật, họ chấp nhận ngay và khen ông Khoa may mắn gặp được thủ khoa khóa 2 .Đài này được gọi là ĐĐKATTTPH/CTBT. Những công điện lệnh mật,tuyệt mật quốc gia, tối hậu thư, công điện tối khẩn…tất cả thư từ mật lệnh quốc gia trong chế độ Tổng thống Nguyễn vănThiệu gửi ra đài này đều qua tay tôi phiên dịch.
9.Những khó xử
Bát đầu đi vào sứ mạng nhiều khó khăn khi tôi nhận liên tiếp những công điện như:
*Công điện tuyển Thanh niên không thờ lư hương, bát nước cha ông để triệt hạ bàn thờ một cách mạnh dạn.
1.Nơi gởi : TNCSQG/KCTANQG/HQ/CTBT
Nơi nhận : TDD2/3/HQ/BPCTT Huế
Số 135/TNCS/TM/QS/ĐB lúc 11g10/09/6/1966
Tham chiếu phiên họp mật lúc 14g50/8/6/1966 của các Đ/v liên quan Quân nhân thuyên chuyển.
TCQĐ số 182/TNCSQG/DTm/QS ngày 10/6/1965
TCBĐT số 2050/BTTM/QS ngày 3/2/1962 QĐ
Tuyển lựa tạm thời, chính thức, khẩn cấp đáp ứng tạm thời, tuyển lựa một số thanh niên không thờ lư hương, bát nước, gây trở ngại chi viện chiến trường.
TNCSQG/HQ/CTBT thống nhất QĐ tuyển chọn. Thượng sĩ Dương Văn Thái TDD2/3/HQ để đi tuyển lựa số thanh niên nói trên, thực tập Cảnh sát dã chiến đáp ứng tình hình hiện tại. Đề nghị TĐ2/3HQ/CTT Huế cấp SVL cho Quân nhân đương sự về trình diện Nha chúng tôi để nhận lệnh mới.
Stoops baos nhaanv
15g10/09/6/1966
*Công điện thượng khẩn
2. Nơi gởi : BTL/SĐ1/BB/HQ/P2/M1
Nơi nhận : TĐ2/3ĐKAP/CTT Huế, các đơn vị trực thuộc BTL
Số 059/BTL/SĐ1/BB/HQ/P2/M1 lúc 8g40/10/6/1966
TC/CĐ số 205/BTL/QĐ2/P2/ML1 lúc 22g50/9/6/1966
Nguồn tin mật chính thức cho biết Cộng sản đang di chuyển 3SĐ về phía Nam thành phố Huế, 2SĐ về phía Nam Lao Bảo, Khe Sanh, Quảng Trị. Chờ phong trào tranh đấu Phật giáo lên cao, hàng ngũ Cộng sản nắm đầu được lực lượng lãnh đạo và quần chúng. Thừa cơ hội 3 SĐ chúng tấn công Thừa Thiên Huế, 2SĐ tấn công vào Quảng Trị.Nay BTL/SĐ ra lệnh các Đ/v Trưởng cho báo động 24/24 quân số tại hàng, sẵn sàng chiến đấu trong doanh trại, ngoài doanh trại ra lệnh cấm 24/24, phần học hành tạm thời hủy bỏ. Quân cảnh tuần tra thường xuyên, bắt giữ tất cả Quân nhân Đ/v nào lai vãng đường phố, báo BTL/SĐ rõ. BTL đột nhập thanh tra quân số tại hàng. Trực máy 24/24 chờ lệnh mới.
Stoops baos nhaanv
15g10/10/6/1966
* Mật lệnh thượng khẩn
3. Nơi gởi : TNCSQG/KCTANQG/HQ/CTBT
Nơi nhận : ĐKAP/CTTH. Trung tâm TT/CS/DC, TTLTT phủ Huế và Các Đ/v liên quan Ty CS/TT
Số 152/TNCSQG/KANQĐ/HQ/CTBT lúc 9h40/11/6/1966
TC/ML Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia lúc 10g11/6/1966, Văn phòng Chính phủ chuyển giao số 2221/PTT 2g/11/6/1966 cho Tổng nha Cảnh sát Quốc gia, kiêm Cục trưởng An ninh Quân đội/HQ/CTBT tại Thành Nội Huế toàn quyền quyết định phân bố cho các đơn vị có trách nhiệm để mở đường lưu thông trên các trục lộ giao thông bị các chướng ngại ngăn cản trước 12 giờ 5 SĐ Cộng sản tấn công vào 2 tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị.
C/c vào phiên họp mật lúc 8g20/11/6/1966 tại TNCSQG/HQ/CTBT tại Thanh Nội Huế, toàn thể Đ/v Trưởng QĐ, CS, An ninh giữa 2 tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị đặt dưới quyền chủ tọa của Đại tá Nguyễn Ngọc Loan, các Đ/v Trưởng thống nhất ký lệnh chờ thi hành, trực máy chờ lệnh mới.
Stoopsbaos nhaanv
11g50/11/6/1966
* Mật báo đặc biệt tìm tên Trí Quang đang ở đâu
4. Nơi gởi : SĐ1/BB/B1B/P2/ML1
Nơi nhận : CANQĐ/HQ/CTBT/TG
Thông báo ĐKAP/CTTH các Đ/v trực thuộc
Số 925/SĐ1/BB/MB/P2/ML1 lúc 21g50/12/6/1966
TC/SĐ số 2058/CANĐT/QS/ĐT lúc 16g10/12/6/1966
Đơn vị chúng tôi đã cho theo dõi, bám sát điều tra lại kỹ manh mối nhưng không rõ.
Có nguồn tin đáng tin cậy, có kiểm chứng thì tên Trí Quang đã vắng mặt tại thành phố Huế cách đây 2 ngày. Kính báo
Stoops baos nhaanv
22g10/12/6/1966
*Mật lệnh không phổ biến
5. Nơi gởi : SĐ1/BB/AN/MB/TB?ML1
Nơi nhận : ĐKAP/TPH Thông báo
TĐ2/3BB/ANTP Huế
Số 225/An/MB/TBML1 lúc 10g25/13/6/1966
TC/CĐ số 3053/CAN/ĐT/TGTS phòng An ninh chúng tôi đã phối hợp TB, MB và TS thuộc SĐ cho rải một số Quân nhân mang áo quần dân thường (âu phục) sơ mi trắng tay cụt, quần xanh, phía tay mặt sơ mi trắng có một chấm đen, trên cùi vai trái áo có một giọt sơn đỏ. SVL góc trái có 1 chấm xanh, dưới chấm xanh có 4 chữ ANSĐ. Có hiệu lực từ khi nhận được CĐ này, sau 24 giờ thì chấm dứt.
Mục đích truy nã tên Trí Quang, đầu não cuộc tranh đấu bàn thờ Phật ra đường đã vắng mặt thành phố Huế 2 ngày. Trong lúc đó 5 SĐ Cộng sản tấn công Thừa Thiên Huế và Quảng Trị. Thông báo các Đ/v An ninh thành phố Huế tránh ngộ nhận.
Stoops baos nhaanv
11g13/6/1966
* Mật lệnh tối khẩn
6. Nơi gởi : TNCSQG/KANQĐ/HQ/CTBT
Nơi nhận : ĐKĐPA/CTTH,TĐ2/3HQ/BPTPH
Trung tâm TTCSDC/PDTT,TTLTPH,ĐĐVT
Các Đ/v trực thuộc Ty CSTTH
Số 153/TNCSQG/KCTANQĐ/HQ/CTBT lúc 14g10/13/6/1966
như:
Trước 12 giờ 5 SĐ Cộng sản tấn công vào 2 tỉnh Thừa Thiện Huế và Quảng trị. Ngay sau khi nhận được công điện này, cho 4 Đại đội CS dã chiến đã thực tập một tuần lễ, về nghi thức Phật giáo của một Huynh trưởng, một Phật tử để cải trang áo quần theo khả năng, chức vụ đã được thực tập.Một quân nhân cải trang được cấp một thẻ Huynh trưởng Tăng viện, bảo vệ bàn thờ Phật do ban Bảo vệ tranh đấu tỉnh Thừa Thiên Huế ký. Được mang theo một Col (súng lục), lựu đạn loại đặc biệt giấu thật kín, đúng 21g30 có mặt tại cầu An Hòa, các Đ/v Trưởng cho thi hành công điện mật số 152 lúc 10g30, 11-6-1966 mọi phương tiện chi tiết đã nêu rõ. Sau tiếng còi báo động kéo dài 2 phút bắt đầu rải quân, một bàn thờ 2 Quân nhân, dẫn đầu giới thiệu là một Huynh trưởng cựu trào có uy tín nhất ở thành phố Huế. Có đầy đủ giấy tờ xác nhận lý do là để tăng viện bảo vệ bàn thờ Phật.
Từ An Hòa chạy dài đường Trần Hưng Đạo, bờ sông Hương, cầu Trường Tiền, Lê Lợi, xuống An Cựu, những trục lộ chính trước, rải xong quân báo về TNCS. Một tiếng còi báo động kéo dài trong 5 phút. Tất cả các hệ thống điện đều tắt. Cảnh sát ném lựu đạn cay tại chỗ, hai Quân nhân TDD2/3 nổ súng liên tiếp yểm trợ, phá hủy tất cả bàn thờ. Người chết, bị thương, bắt sống liệng lên xe chở về lao Thừa phú nhốt tại đó, không để sót bất cứ một ai lai vãng trên đường phố. Phá vỡ tận cùng hang ổ, không cần lý do. Tuyệt đối chấp hành công điện nói trên. 24 giờ báo cáo sơ khởi để trình lên thượng cấp.
1giờ 30 tấn công ra Quảng Trị có 2 khu trục cơ T41, M113 dẫn đầu, 3 Đại đội CSDC do Thượng sĩ Dương Văn Thái trực tiếp chỉ huy, thẳng tay triệt hạ tất cả các bàn thờ trên trục lộ giao thông. Những kháng cự và khả nghi đều được bắt đến giam tại trường Nguyễn Hoàng, Quảng Trị. Đăc khu An-pha cửa Thượng Tứ chịu trách nhiệm như trong phiên họp mật lúc 8g20, 11-6-1966 tại Thành nội Huế đã ký nhận thi hành.
Stoops baos nhaanv
15g05/13/6/1966
Dịch xong công lệnh tuyệt mật quốc gia, tôi sợ sắp xếp lộn, không đúng ô mã chữ, dịch xong lạnh xương sống, thường hàng ngày tôi dùng trí nhớ nhẩm qua nhẫm lại trong đầu óc và miệng lẫm nhẫm một hồi, rồi viết thành bản văn đem trình không cần qua bản thảo, công điện này đặt nghi vấn đem phương pháp ra thử, cần xem lại người síp, chữ có đúng không, người mã hóa chữ có đúng không, người đánh chữ có đúng không, khi tất cả đều khớp mới đem trình thượng cấp.
Trở lại việc vị tu sĩ Phật giáo tình cờ đến gặp thiếu tá Nguyễn Thanh Hoành, như đã trình bày phần mở đầu, tôi lên xe jeep nhờ đưa đến đường lên chùa Linh Mụ mép sông Hương, xe đến nơi dừng lại, tôi bước xuống thầy bảo tài xế chạy đến đường rộng để quay đầu xe, tài xế chạy rồi tôi nói với thầy, con có công điện đây, tối nay tiêu diệt Phật giáo toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, 1 giờ 30 tiến ra Quảng Trị có T41 M113, 2 khu trục cơ yểm trợ, 3 đại đội cảnh sát dã chiến, do thượng sĩ Dương Văn Thái chỉ huy đập phá bàn thờ Phật các hang ổ của đạo Phật không cần lý do, bắt tất cả người lai vãng hai bên đường, đem đến trường Nguyễn Hoàng giam lại đó, đặc khu Alfa chịu trách nhiệm báo cáo sơ khởi để trình thượng cấp; nghe xong, thầy bảo tôi đem công điện qua chùa Phú Lâu, có đệ tử hòa thượng Thích Giác Nhiên, Giáo hội phân trực, thầy Tâm Dũng tức là Thái Tăng Hùng, tôi gọi chiếc đò nhỏ đánh cá hai ba người ngồi, nắm sát mạn đò chạy về Đập đá, tôi lên bờ vừa bò vừa chạy, đến được trước cổng chùa, quan sát không thấy ai theo dõi, nhảy vào sân, bên trong sân chùa, thấy tôi mang áo quần nhà binh lạ mặt, kéo đến hàng trăm người hành hung, tôi giơ tay nói,tôi quen thầy Tâm Dũng, tên đời Thái Tăng Hùng quý vị cứ đi tìm thầy, nếu không đúng, quý vị cứ hành động, một tên huynh trưởng to lớn nói, - được mầy đợi đó mà chịu chết, đi chưa tới 10 giây trở lui bảo tất cả giải tán, tôi nói với thầy tìm bụi cây rậm để chép công điện, tiêu diệt phật giáo trong đêm nay.
Đọc xong công điện cho thầy chép, chữ thầy nét đẹp lanh lẹ y như tôi, xong thầy cho phật tử dò đường cho tôi về. vừa đến cửa Thượng tứ, phòng dịch thuật nghe tiếng ngủ ngáy của thiếu tá tiểu đoàn trưởng nằm trên võng, từ khi tôi trốn đi, đến khi tôi về vẫn ngủ say , tôi quá run không bước chân đi được, tôi lấy đôi giày đinh cọ qua cọ lại giữa sân nhà cho thiếu tá nghe thức dậy, thiếu tá hỏi cái gì đó tôi trả lời công điện khẩn thi hành, tôi trao công điện cho thiếu tá thì đã nghe thầy Tâm Dũng cho loa phóng thanh khắp cả đường phố, công điện tiêu diệt Phật giáo và bàn thờ phật của chế độ Thiệu Kỳ, loa phóng thanh to chừng nào thì hồn vía tôi bay lên tận trời xanh chừng đó. Thiếu tá gọi tôi hai ba lần tôi chẳng nghe, lần cuối ông gọi một tiếng to, tôi giật mình hỏi lại, cái gì thiếu tá? Thiếu tá nói công điện bị bại lộ, nó đọc ngoài đường in như công điện trên tay tôi cầm, tôi hỏi thiếu tá, bây giờ làm sao? Thiếu tá nói mở máy liên lạc với phủ tổng thống báo cáo công điện bị bại lộ cho thi hành hay bãi bỏ, phủ Tổng thống báo ra chờ lệnh mới.
CÔNG ĐIỆN
Nơi gởi : TNCSQG/KANQĐ/CTBT
Nơi nhận : Các đơn vị trực thuộc tham gia mở đường giao thông
Thông báo: D9KAF/CTTTPH
Số: 154/TNCSQG/KĐNQH/CTBT/ lúc 23 10 6 1996 mở đường giao thông, nay được hủy bỏ chờ lệnh mới.
Stoops baos nhaanv
24/10/13/661966
Phòng tuyên úy sư đoàn 1 bộ binh
Nơi gởi : Văn phòng tuyên úy sư đoàn 1 bộ binh thành nội Huế
Nơi nhận : Toàn thể quân nhân phật tử sư đoàn 1 bộ binh, toàn thể phật tử 2 tỉnh thừa thiên Huế, Quảng Trị.
Số 510 VP/TU/SD91/BB thành nội Huế lúc 17 giờ ngày 19 tháng 6 năm 1996.
Kính thưa toàn thể quân nhân sư đoàn 1 bộ binh đang có mặt khắp trên hai tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, cùng đồng bào phật tử hai tỉnh nói trên. Sau khi đài tiếng nói cứu nguy Phật giáo bị cắt đứt không còn nghe được nữa, thì xin để nghị quân nhân phật tử và toàn thể phật tử hai tỉnh nói trên, không nghe ai khác, không báo động tập trung tại sân cờ nhất tâm cầu nguyện cho đạo pháp dân tộc sớm trở lại bình thường.
Chấm hết.
17 giờ 10 phút ngày 13 tháng 6 năm 1966
Đại đức Thích Chánh Trực, tuyên ủy trưởng
sư đoàn 1 bộ binh đã ký
10. Thế cuộc đổi thay
Thế là cục an ninh quân đội kiêm tổng nha cảnh sát quốc gia, đành ra công lệnh hủy bỏ không thi hành theo lệnh cũ. 24 giờ 50 trung tá Phan Văn Khoa tỉnh trưởng Thừa Thiên Huế qua cửa Thượng tứ nói chuyện thiếu tá cùng tôi, ông Khoa nói: Chế độ Sài Gòn không tin quân đội miền trung, không Phật giáo thì cũng thờ lư hương bát nước cho đổi đi nơi khác, khẩn cấp triệu quân đội khác về thay thế, lữ đoàn Trâu điên đĩa đói, đang hành quân miền Tây Nam bộ, được lệnh rút quân bằng phương tiện nhanh nhất, phải có mặt tại Thừa thiên Huế ngay trong đêm 13 rạng ngày 14 tháng 6 năm 1966, còn tiểu đoàn 2 biệt phái an ninh thành phố Huế, được ra khỏi thành phố, kéo quân lên áng ngữ phía Nam thành phố Huế, tôi được biết lệnh như vậy, chạy ngay trong đêm báo tin cho thầy Tâm Dũng, lên chùa Linh Mụ đển nhận công điện tôi cung cấp, vì tiểu đoàn 2 đang rãi sáu mươi quân nhân thiện chiến khắp thành phố Huế, như :thám báo, trinh sát, thám sát, an ninh, mật vụ, đặc nhiệm, chưa có lệnh thâu quân, đang hoạt động ráo riết tại thành phố.
Tôi trở lại cửa Thượng Tứ quan sát thấy không có ai theo dõi, lách mình vào, bất thần Nguyễn Thìn nắm áo kéo ra và nói có 3 tên mật vụ đến bắt anh, mang áo quần dân thường có súng đang nói chuyện với thiếu tá trong phòng, hỏi Tọa đi đâu? Anh em nói ra phố chưa về, tôi trao khẩu súng nhờ Thìn trả đơn vị, Thìn nói anh điên sao trong lúc này mà trả súng, tôi cho đạn vào nòng súng, sẵn sàng nhã đạn. Bò ra mép sông Hương, chiếc đò nhỏ đang đánh cá sát bờ, nhờ đưa tôi lên Chùa Linh Mụ trốn, mật vụ vây quanh chùa ba ngày rồi, chùa hỏi tôi bây giờ phải đi đâu, tôi trả lời: xin Chùa cho về được Phú Bài, phật tử báo, đường qua An Cựu lúc 12 giờ đêm, kiểm soát nghiêm ngặt trên bộ dưới nước,không đi được, thế cậu tính sao, chùa hỏi? Tôi xin chùa trở ra cây số 17; chùa cho rãi phật tử quanh núi từ Linh Mụ ra đến tận cây số 17.
Trung đoàn 3 bộ binh, các đơn vị biệt phái đã tập trung tại sân vận động cây số 17, không biết chuyện gì xảy ra, tôi nhờ thợ may Thái ra sân xem tình hình để tính liệu, anh Thái thợ may vào cho biết, trung đoàn bộ binh 3 và các đơn vị tăng viện đang hành quân, nghe tin cảnh sát dã chiến, tiêu diệt bàn thờ Phật, đánh đập Phật tử, họ bỏ hành quân kéo quân về đây tập trung, chỉnh đốn súng đạn tiến vào Huế tiêu diệt cảnh sát.
Được biết tin như thế, mừng thầm trong bụng, tôi nhờ Thái thợ may ra tìm cho được thượng sĩ Tích, trung sĩ Triệt, trung sĩ Tư mời họ vào uống trà buổi sáng, lát sau 3 ông kéo vào thấy tôi ngạc nhiên, hỏi, sao anh ở đây? Tôi bị ốm xin trung tá Tỉnh trưởng nghỉ vài hôm; mấy ông mời tôi ra tham dự kéo quân vào Huế, tôi đồng ý (ý tôi muốn cùng đoàn quân vào Huế được thì tôi lọt vào Phú Bài, vô Đà Nẵng bay về Sài Gòn).
Ra giữa đoàn quân, thấy như rắn không đầu, mạnh ai nấy làm, tôi xin đề nghị trung ủy Nguyễn Văn Tiến xuất thân trường võ bị quốc gia Đà Lạt hiện đang là tiểu đoàn phó, tiểu đoàn 1 trung đoàn 3 giữ chức vụ tổng chỉ huy kéo quân vào Huế, đề nghị thứ 2, có bao nhiêu thượng sỹ đứng đầu hàng, sau lưng các thượng sĩ là đại đội, được chính thượng sĩ thành lập tám đại đội, thừa 1 thượng sĩ phụ tá tổng chỉ huy.
Đề nghị tiếp, tất cả y tá chia đều cho đại đội, kiểm điểm quân số để chỉnh trang vũ khí, cộng tất cả quân nhân có mặt tại hàng, 680 quân nhân, tất cả đoàn quân vỗ tay hoan hô và mời tôi (Võ Đình Tọa) làm bộ ngoại giao, lấy kho trung đoàn chỉnh trang vũ khí, kho các tiểu đoàn, kho đại đội cấp số tối đa một quân nhân 10 quả M26, nhóm ba người một một 79.
14 giờ chiều ngày 16 tháng 6 một băng đạn đại liên 30 nổ lên trời, xuất quân tiến thẳng vào Huế, đến ngang Triều sơn Tây 2 khu trục cơ của quân đoàn rà cánh uy hiếp, dưới bắn lên như mưa, 2 trục cơ chạy thoát, hệ thống liên lạc, quân đoàn ra lệnh rút khu trục cơ về, cho toàn quân nhân thành phố Huế ra chặn đoàn quân bên ngoài tại mép bờ sông An Hòa, phía đoàn quân bên ngoài nghe được quân đoàn ra lệnh, rút chạy nhanh về phía cầu An Hòa, bố trí lại đó.
Nếu bên trong dùng T41-M113, bò qua cầu thì cuộc đại chiến xảy ra tại cầu An Hòa, bên ngoài 680 quân nhân thiện chiến bố trí tại cầu An Hòa, một súng 57 ly bắn xe Tăng, hai đại Liên 30, 12 khẩu trung liên 3 quanh cầu An Hòa trên dưới 100 quân thiện chiến, một quân nhân 10 quả lựu đạn M26, ba người 1 khẩu 79, đã bố trí sẵn sàng xong; Nếu bên trong dùng lực lượng mạnh tấn công qua cầu, thì cầu An Hòa được đánh sập lúc đó, 6 quả mìn công binh biệt phái trung đoàn 3 hành quân đã gài sẵn dưới gầm cầu, Đoàn quân bên ngoài lựa được 60 cảm tử quân, chia thành ba toán để đột nhập hang ổ thành nội cảnh sát dã chiến (một số nữ Huynh trưởng Phật tử, bị bắt giam nơi kín đáo, gia đình van xin nhưng vẫn chưa cho về),
Lực lượng quân nhân bên ngoài lựa một toán 20 người từ mép cầu An Hòa đi vào.
Toán thứ 2, 20 người giả dạng đánh cá qua sông An Hòa.
Toán thứ 3, 20 người đường Ba Vinh đi vòng lên, ba toán đã gặp nhau tại Thành Nội, do dân chúng dẫn đường, lúc 2 giờ 30 dùng máy BC6 để liên lạc, Đoàn quân bên ngoài tiến vào giải cứu cho một số đông Huynh trưởng nữ bị cảnh sát dã chiến bắt chưa thả về, tìm cho ra bốn đại đội cảnh sát dã chiến, mới tuyển lựa cách đây một tuấn, đồng bào Huế đã tìm ra chỗ ngủ của họ tại một trường tiểu học tạm trong thành Nội, Trung úy Tiến cho hai trung sĩ thám báo, bắt cóc anh thợ điện cắt điện trong thành phố, hai trung sĩ trinh sát đặc biệt, đêm khuya, giả dạng hai đôi gánh bán hàng, bún sữa cháo, đến nơi cổng gác của hai cảnh sát (thanh niên mới tuyển lựa từ 17 đến 22 tuổi, không thờ lư hương của cha ông, để mạnh dạn triệt tiêu bàn thờ,) ngồi canh chừng ngoài cho bốn đại đội bên trong ngủ yên? Hai trung sĩ bỏ gánh xuống vật ngã hai cảnh sát bóp cổ lôi đi, báo hiệu 60 cảm tử quân tiến vào, 79 lựu đạn liệng vào chỗ ngủ, chỉ trong 10 phút rút quân chạy, nó huy động tiếp viện không kịp, khai thác hai tên gác cổng, nghe đoàn quân bên ngoài tiến vào, nó bèn thả số người nữ bị bắt, để rảnh tay chiến đấu.
11.Ngày bị bắt.
Tôi chạy về cây số 17 gần 7 giờ, nhờ thợ may Thái, chở xe đạp ra Chùa Long Quang của Thầy Như Đạt An Lỗ trốn, ba ngày sau Lê Ngẫu đi lễ, gặp tôi mừng khóc đủ thứ, và nói: Anh chỉ có đường vào Sài Gòn! sao mầy nói như ý tao! Nhưng làm sao vào Huế được anh yên trí, em vào nói trung sĩ Triết văn phòng làm cho anh sự vụ lệnh đi bổ túc ngành dịch thuật 27 tháng 6 năm 1966 tại Vũng Tàu, anh vào Huế đổi sự vụ lệnh, vậy thì quá tốt; đúng 11 giờ, Ngẫu đem xe đạp chở vào, đến trước cửa trung đoàn, tôi bảo, em đứng đây trông người lạ, anh vào lấy sự vụ lệnh và cám ơn ông một tiếng,
Bên trong khuôn viên Trung đoàn, vắng vẻ lạ thường, không có một bóng người, bổng nhiên ngoài vườn đứng dậy chĩa súng bảo đưa tay cao, hai bàn tay tréo lại hạ xuống, còng số 8 tra vào tay, (lúc bấy giờ mới biết Lê Ngẫu địch vận cài vào), tôi bị bắt lúc 12 giờ trưa ngày 20 tháng 6 năm 1966 chiều ngày 20 tháng 6 năm 1966 vứt lên xe đem giao cảnh sát dã chiến tại lao thừa phủ Huế, khi mới đánh vài đùi thì ngất, sau đó không còn biết gì hết, đến lúc tỉnh lại, he hé mí mắt thấy một ông thầy tu cầm muỗng giọt vài giọt nước vào miệng tôi, người đứng xung quanh đông, nghe tiếng nho nhỏ chúc mừng sống lại.
Bắt tất cả mọi người tập họp ngoài sân lao thừa phú Huế, tên Trung úy tay cầm viên phấn, khom người gạch một đường, từ bên này sân qua bên kia sân bằng phấn trắng rồi viết phía bên đường phấn trắng hai chữ đặc biệt, bên mép đường phấn trắng kia hai chữ đít Phật, một tiếng còi im lặng tên Trung úy giải thích hai chữ đặc biệt là như thế nầy:” tôi ưa một cô gái mà cô hay đi chùa tôi phải đi chùa để gần cô nói chuyện, hoặc tôi đi phép về thăm quê, Phật giáo ỷ thế đông bắt tôi tham gia tranh đấu, chứ tôi không phải là Phật giáo,hoặc mẹ tôi chết nó mang chuông mỏ đến tụng kinh, nhờ đây nó bảo tôi ra ngồi Bàn thờ phật, chứ tôi không phải đạo Phật, hoặc tất cả công tư chức quân nhân đã trễ phép, hoặc công tác sự vụ lệnh mà bị bắt, ai vào trường hợp tương tự đó, đứng vào chỗ hai chữ Đặc biệt, thì tổng nha cảnh sát quốc gia + cục an ninh quân đội quốc gia, cấp một giấy chứng nhận vô tội, đóng hai con dấu thì không ai đủ quyền phạt ta, nếu báo cáo đào binh cũng được tha. Còn hai chữ đít Phật là như thế nầy, Đời đời theo đít ông Phật mãi mạng sống không cần thiết, thí dụ: Ra đường xe cán chết liệng xuống sông cá ăn, nhảy xuống hầm hố xí chết cho dòi cầu tiêu ăn..”
Sau khi giải thích, tất cả hãy suy nghĩ tìm cho mình một chỗ đứng, tiếng còi thổi thứ nhất chuẩn bị sẵn sàng, tiếng còi thứ hai, đứng vào chỗ mình chọn.
Xong tiếng còi đầu tiên, tiếng còi thứ hai: như ong vỡ tổ, như tổ kiến lòi ra, ngàn ngàn người,đều đứng về phía đặc biệt chỉ còn lại ba người duy nhất, một thượng tọa Thích Như Mãn người Huế,
Người thứ 2, Lư Thường Công, Quảng Trị.
Người thứ 3, Võ Đình Tọa, Quảng Trị quân đội
Tên trung úy mặt đằng đằng sát khí, tay cầm súng đến ba người đứng hai chữ đít Phật, bảo rằng muốn chết thì đi theo mọi người đến cầu Hố Xí, khi đến nơi Hố Xí lộ thiên nhảy xuống Lư Thượng Công người cao nước ngang cổ, Thượng tọa Thích Như Mãn người thấp lùn nước ngang mũi, Võ Đình Tọa nước ngang cằm; những người đứng trên ói lệ, nôn mửa khạc nhổ, có người ngất xỉu, trong ba ngày nhảy lên nhảy xuống như vậy.
Tên trung úy nói: Mấy thằng thầy tu ăn không ngồi rồi có ai theo đâu, chứng tỏ hiện tại lao thừa phủ trên ba ngàn người mời về đây, có ai theo ông Phật không; nghe mấy thằng thầy tu không?, toàn thể công tư chức quân nhân dều ghi nhận chụp hình gởi vào Sài Gòn cho biết, có ai theo mấy thằng thầy tu, theo Phật không?
Ngày 26/6/1966 vẫn không khai, tôi có tên đưa vào Sài Gòn, giam Cục an ninh quân đội, qua ngày 28/6/1966, chở từ tàu Kiên Giang ra côn đảo Phú Quốc, phát cho một chiếc đệm lác, nằm giữa trời đất sình lầy, năm ngày chỉ ăn được một ổ bánh mỳ, thấm ướt nước mặn, cái bụng phình to lên như cái trống, mấy tháng sau đó, tự làm nhà mà ở.Một phần cơm chín phần thóc, anh em tù tuyệt thực tranh đấu thường xuyên.
Giữa đất trời và biển cả mênh mông, tôi thầm nghĩ, có lẽ chọn nơi đây làm chỗ gửi xác; không thân nhân, không anh em bè bạn; chôn vùi tuổi trẻ nơi chốn xa lạ rừng thiêng nước độc sao tránh khỏi bệnh hoạn chết chóc!
Một thời gian sau nhiều lần tranh đấu, từ Sài Gòn sai Đại tá ra khuyên anh em quân nhân viết tờ tự thú, nghe theo các thầy làm sai nên mới bị trừng phạt, tù tội cực khổ, nay xin Đại tướng tổng tham mưu trưởng , quân đội Việt Nam Cộng Hòa, biết đã nhận tội, xin tha thứ, được trở lại như cũ, xin chấp hành nhiệm vụ, riêng Võ Đình Tọa dứt khoát không nhận tội, không xin xỏ tha thứ, vì tôi nghĩ mình đã cứu hàng vạn người, mà nay minh nói sai không được; ngày trước tự mình dơ tay lên thề với Phật trời, mới 25,26 tuổi mà đã có trong tay năm bằng ngôn ngữ dịch thuật, về văn hóa khoa văn chướng, tự hy sinh tiết lộ bí mật để cứu hàng vạn người khỏi chết, con xin chết thế cho họ,nay mình nhận làm sai không được, cương quyết chịu chết nơi Côn Đảo cũng đành thế thôi. Ở tại Côn Đảo 18 tháng trời, đưa về đất liền, nhưng biệt giam tại trại Bình Hòa Sài Gòn một tháng.
Cho ra trại ngày 12/11/1967, xuất giấy trình diện Bộ tổng tham mưu Sài Gòn, Bộ tổng tham mưu Sài Gòn đưa lên PLEiKU.
Cuối tháng 12/1967 đưa về trình diện sư đoàn 22 bộ binh đóng ở Quy Nhơn, Sư đoàn 22 bộ binh đưa về trình diện Trung đoàn 41 bộ binh, Trung đoàn 41 bộ binh, đưa về trình diện tiểu đoàn 1/41.
Cuối tháng 12/1968 lệnh Bộ tổng tham mưu Sài Gòn, đưa về trình diện dơn vị 2 Nha Trang tháng 12/1969 ra hội đồng cho giải ngũ, cấp ba tháng lương làm lệ phí về quê.
12.Làm đời tu sĩ
Qua những năm tháng tù đày, lưu lạc khi ra khỏi tù, Võ Đìng Tọa năm xưa, nay là một tu sĩ; Được HT Trí Thủ truyền Tam quy ngũ giới, HT Thích Đồng Huy thọ ký xuất gia; tham vấn học hỏi từ các chùa viện tại miền Nam cho đến núi Trà Cú Bình Thuận, cuối cùng, về quê hương làng Thi Ông,Hải Lăng, Quảng Trị ẩn thân tại một xóm nghèo, xây dựng am mang tên Thụy Ứng. Tuy tuổi cao sức giảm, hàng ngày vẫn duy trì công phu bái sám, hàng tháng vẫn đến nghĩa trang Trường Sơn cầu nguyện cúng thí cho các anh linh chiến sĩ hai miền sớm được siêu thoát; Thầy vẫn giữ hạnh khiêm cung, đời sống đơn giản thanh bạch.Công đức to lớn như thế mà chưa bao giờ thầy mong cầu Giáo hội Phật giáo tán thưởng tri ân. Nhờ công đức cứu mạng to lớn đối với Phât giáo năm xưa, nay thầy vẫn tinh tường sáng suốt để kể lại một giai đoạn thăng trầm của lịch sử, vì thế, ngoài tuổi 80, khí chất của một nhà sư vẫn tròn đầy.
Đây là những tâm sự của thầy bằng trí nhớ tuyệt vời, xin ghi lại đúng như ý nguyện của thầy, lưu lại cho hậu thế một giai đoạn của Phật giáo lúc nhiễu nhương, để Phật giáo sử lưu lại một chứng nhân thời đại. Phải chăng tâm nguyện và việc làm của một thanh niên chưa hề biết đến Phật giáo lúc bấy giờ, là một sự nhiệm mầu như sự nhiệm mầu không thể tàn sát Phật tử qua tay 12 tên mật vụ được lệnh triệt tiêu bàn thờ và các chùa lúc ngọn lửa Từ Đàm bùng phát.
Phật pháp mầu nhiệm khi con người thành tâm được chư Long Thiên bát bộ hộ trì vượt qua đại nạn.
Dưới táng cây sung trong sân am Thụy Ứng, người viết đã lắng nghe chuyện kể say sưa của một tu sĩ về cuộc đời, một quá khứ khó tin, để cuối cùng, người tu sĩ ấy đã bổ sung thêm những cảm thọ đối với sự huyền nhiệm tự thân và thành tâm cảm niệm ân đức đối với chư Tôn lãnh đạo Phật giáo lúc bấy giờ mà thầy Minh Thông cho là quan trọng xin được bổ sung sau đây:
Bổ sung thêm có hai sự việc vô cùng quan trọng mà sau này càng lâu tôi càng phát hiện sự linh thiêng mầu nhiệm.
Chuyện thứ nhất:
Lần đầu tôi học truyền tin mới về đơn vị lạ, TĐ2/3 đóng quân cây số 17, đêm đầu tiên ngủ, thấy bà chị con bác ruột đem hai cháu từ Sài Gòn ra, vào thăm tôi mừng rỡ vô cùng, tôi nói: sao chị biết tôi ở đây mà vào thăm, còn theo hai cháu mau lớn, tôi về đây bà con mình có biết đâu, mà biết họ cũng không đến,
Chị nói: Tôi đến thăm cậu, còn có việc nhờ cậu nữa, A: việc gì chị nói, trong kia bị bệnh dịch người nên tôi sợ hai cháu bị bệnh, tôi đem hai cháu ra đây gởi cho cậu một thời gian, trong kia hết bệnh tôi ra đem vào. À: Chị biết tôi vào quân đội rồi, nay đổi mai thay, làm sao mang hai cháu đi được, cậu đừng nói cháu nghe nó buồn, hai cháu nhỏ nhưng mà lanh lẹ lắm, làm được nhiều việc lắm, ở trong kia ai cũng thích nó, khi cần bất cứ cái gì cậu nói nhỏ nhẹ với hai cháu, làm được hết, tôi nói: Chỉ sợ họ đổi tôi đi chỗ này sang chỗ nọ đem hai cháu đi theo cực nhọc lắm, nghe tiếng còi báo thức tôi tỉnh dậybiết là nằm mộng thấy, tôi mứng hú hồng hú vía,
Chuyện thứ 2:
Bị bắt 12 giờ trưa ngày 20 tháng 6 năm 1966 thì 9 giờ sáng ngày 21/6/1966 Trung tá lái chiếc xe nhà binh, màu lá cây vào văn phòng trại giam lao thừa phú Huế cảnh sát ra thổi còi tập họp, tất cả người bị giam lao thừa phủ Huế, ra ngoài sân, cảnh sát bắt đi hàng dọc trước văn phòng, Trung tá ngồi sẵn trong phòng nhìn qua khẻ hở ngoài có cảnh sát đưa từng người đi qua, một cảnh sát bên ngoài nhìn chăm chú bên trong, người đông từ 9 giờ sáng đến 12 giờ 10 mới hết người, chiều đó không ai đem đi nơi khác, và cũng không bắt bớ ai.
Đến 17 giờ 30 tất cả anh em đang ngồi nói chuyện trò qua lại với nhau, tự nhiên tôi ngồi ngủ khi nào không hay trong giấc ngủ mộng thấy một điềm, chiêm bao hai đứa cháu đứng trước mặt cười khà khà, tôi hỏi: hai cháu cười cái gì đó? Hai cháu trả lời: Vào nhìn mặt cậu.
À: ai vào nhìn mặt cậu, nhìn mặt cậu sao họ không bắt cậu, hai cháu trả lời: Thấy mặt cậu được đâu mà bắt, ai che mặt cậu mà không thấy, hai cháu trả lời tiếp: Khi cậu đi đến ngang khe hở, hai cháu nhảy lên trên hai vai của cậu, họ chỉ thấy mặt hai cháu làm sao thấy được mặt cậu mà bắt, nghe người ta la hét, tôi thức dậy mồ hôi ướt đầm, từ đó trở về sau, tôi đặt một niềm tin tưởng mức độ tuyệt đối,, không có gì làm lay chuyển nổi tin tưởng của tôi, nguyện rằng dù cực khổ đến bao nhiêu cũng giữ được đạo Phật, nguyện rằng nếu còn sống ra khỏi cảnh tù tội, hoàn tất nhiệm vụ với gia đình cha mẹ, cha mẹ táng điếu vẹn toàn sẽ lên đường xuất gia.
TRỞ LẠI NHA TRANG
Ra hội đồng xuất ngũ được cho 3 tháng lương, lộ phí về quê.
Con cung kính sập đầu xuống đảnh lễ Chư Tôn Giáo phẩm, danh Tăng của Giáo hội suốt trong thời gian che dấu, trốn tránh, nuôi ăn, tận tình giúp đỡ sau khi bị tù các nơi và Phú Quốc trở về, cho tiền bạc, kinh sách, nhiều phương tiện khác nhau. Trong thời gian đi trình diện qua các đơn vị và được gọi đến diện kiến hỏi thăm, tặng quà và có giấy giới thiệu tù đảo Phú Quốc về (Giáo hội cấp)
Ngày hôm nay con rời khỏi quân đội, thành thật cung kính bái tạ những điều dạy bảo vàng ngọc của quý Chư Tôn Giáo phẩm trong Giáo hội, con đê đầu cung kính ghi lại phương danh:
- Đệ nhất Đức Tăng Thống :
Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết
- Đệ nhị Đức Tăng Thống:
Hòa Thượng Thích Giác Nhiên
- Viện trưởng Viện Hóa Đạo:
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa
- Nguyên viện trưởng Viện Hóa Đạo, bậc Danh Tăng
Giáo hội Phật giáo Việt Nam:
Hòa Thượng Thích Trí Thủ
- Tổng thư ký Viện Tăng Thống Hòa Thượng
Thích Đôn Hậu (vắng mặt)
- Tổng thư ký Viện Hóa Đạo Hòa Thượng:
Thích Huyền Quang
Thượng tọa Thích Pháp Tri
Thượng tọa Thích Trí Quang
Thượng tọa Thích Tâm Giác:
- Nha tuyên úy
Thượng tọa Thích Mẫn Giác : - Giảng Sư
Đại Đức Thích Hộ Giác: - Giảng Sư
Đại Đức Thích Tâm Thanh - Giảng Sư
Đại Đức Thích Trí Việt : - Giảng Sư
Đại Đức Thích Chánh Trực: - Giảng Sư
Đại Đức Thích Như Đạt : - Chùa Long Quang, An Lỗ
Đại Đức Thích Thiện Nhơn: - Tuyên Úy, Quân đoàn 2
Một lần nữa con cung kính dập đầu bái tạ Chư Tôn Giáo Phẩm, Thánh Tăng của giáo hội đã lãnh đạo Phật Giáo Việt Nam vượt qua 2 thời kỳ đại pháp nạn Phật giáo nói riêng và cả dân tộc nói chung.
Cung kính bái tạ
Nha Trang tháng 12 năm 1969
Võ Đình Tọa
Nha Trang tháng 12 năm 1969
Võ Đình Tọa
Ngày nay ra khỏi quân đội nên viết vài dòng gởi cho thầy.
Kính thưa thầy, thế danh Thái Tăng Hùng, Pháp danh Tâm Dũng
Đệ tử Hòa Thượng Thích Giác Nhiên, chùa Thiền Tôn Huế, giờ này không biết thầy đang ở đâu? Sống hay chết? Có còn nhớ cái tên Võ Đình Tọa hay không? Truyền tin KBC 4838 được đưa về biệt phát cho đài đặc khu APH/CTTH, đặc biệt chuyên dịch các điện, lệnh mật, tối hậu thư, bí mật quốc gia tại Huế. Lệnh tiêu diệt sau cùng, 2 tỉnh Phật giáo Thừa Thiên Huế và Quảng Trị, công lệnh số 153 lúc 15g0513/6/1966 tại Tổng Thống phủ, con đã dám hy sinh tận cùng để mang qua cho thầy, tại chùa Phú Lâu Huế. Sau đó, tay cận vệ của Ngô Đình Diệm lúc trước, nay cận vệ của Nguyễn Văn Thiệu, cho 3 nhân viên mật vụ đến vây bắt con tại cửa Thượng Tứ, nhờ anh em mật báo, con buộc lòng phải trốn lên chùa Linh Mụ bị vây 3 ngày, nữa đêm trốn về chùa Long Quang, An Lỗ, bị tên địch vận Lê Ngẩu điểm bắt tại cây số 17 tù lao thừa Phủ Huế, giam dưới hố xí, rồi đưa đến giam cục An ninh quân đội, ra giam Đảo Phú Quốc, đem về giam trại Bình Hòa, Sài Gòn, lên Cao Nguyên về Quy Nhơn. Hôm nay ra hội đồng quyết định giải ngũ tại thành phố Nha Trang. Chắc thầy còn nhớ chứ? Một công chuyện mang tính trọng đại của lịch sử về một triều đại đối với Phật giáo như thế mà lại quên được sao?
Vì sự hy sinh đó mà giờ này con phải lưu lạc nay đây mai đó vì nhứng tên mật vụ đang còn được nuôi dưỡng để làm những việc âm thầm nguy hiểm và chờ ngày tái xuất, thầy có nhớ cũng tốt, con đã làm được một việc trọng đại mà kẻ khác chắc chi dám làm?
Kính chúc thầy mạnh khỏe, hẹn ngày gặp lại nếu còn sống.
Thành phố Nha Trang, tháng 12 năm 1969
Võ Đình Tọa
Võ Đình Tọa
Sau đây là lời xác minh của HT Thiện Tấn do Nguyễn Đăc Xuân, nhà sử học ghi lại:
Nam mô A di đà Phật",
Tôi là Hòa thượng Thích Thiện Tân, thế danh Thái Tăng Hùng, viện chủ chùa Cam Lộ (Quảng Trị).
Tôi là Đệ tử của Hòa thượng Thích Giác Nhiên chùa Thuyển Tôn. Trong cuộc vận động của Phật giáo ở Huế mùa hè năm 1966, tôi phụ trách từ Thuận An lên Đại học Sư phạm, qua cầu Trường Tiền đến đường Trần Hưng Đạo. Để tiện việc vận động tôi được chùa Phú Lâu trên đường Nguyễn Công Trứ cho làm Trạm liên lạc. Thầy Minh Thông ngày xưa là anh Võ Đình Tọa làm truyền tin thuộc Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 3 Sư đoàn I Bộ binh. Cái mật lệnh đàn áp Phật giáo trong quân đội đưa ra, anh Tọa đã bí mật mang sang chùa Phú Lâu giao cho tôi chớ không phải ai khác. Tôi đã chuyển các mật lệnh đó cho Đài cứu nguy Phật giáo và các loa phát thanh, phát thanh ra cho Phật tử biết để đối phó. Nhờ vậy cuộc đàn áp của Chính phủ Nguyễn Văn Thiệu bị vô hiệu hóa đến 90%.
Những người đã dũng cảm cứu nguy Phật giáo bị Chính phủ Nguyễn Văn Thiệu trả thù vô cùng khốc liệt như anh Võ Đình Tọa đã gánh chịu. Nhưng rất tiếc không có ai ghi lại các công việc của những người đã có công cứu nguy Phật giáo năm đó.Mà những người đã có công cứu nguy Phật giáo thì họ không bao giờ kể công, không bao giờ báo công để mong được đền ơn. Tuy nhiên, người tạo được cái nhân tốt, thì đời họ cũng sẽ nhận được cái quả tốt. Anh lính truyền tin Võ Đình Tọa năm xưa đã góp phần cứu nguy Phật giáo, cứu được hàng ngàn người vô tội khỏi chết trước các lực lượng vô minh nay là tăng sĩ Thích Minh Thông được nhiều Phật tử tín nhiệm là một minh chứng cho sự thực nhân quả đó". (Hết lời HT Thiện Tấn).
Hết
Tác giả: Minh Mẫn
Tác giả: Minh Mẫn
>> Link tải bài viết: Tại Đây
Các Tin Khác