Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu Hồ Thị Hoa là người vợ đầu tiên của vua Minh Mạng
Ngày đăng: 01:25:33 10-02-2020 . Xem: 1842
Bà Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu Hồ Thị Hoa là người vợ đầu tiên của vua Minh Mạng.
Bà vốn là người huyện Bình An, Biên Hoà (nay là Thủ Đức) con gái của Phúc Quốc Công Hô văn Bôi (Hồ văn Vui).
Theo “Đại Nam liệt truyện” thì vào năm Bính Dần (1806), bà Hồ Thị Hoa lên 15 tuổi, có đức hạnh, ăn nói lễ phép dịu dàng, một lòng hiếu kính đối với cha mẹ và người trên (Thục, thận, hiền, trinh), được vua Gia Long và bà Thuận Thiên Hoàng hậu tuyển chọn làm phủ thiếp (phối thất) cho hoàng tử Đảm (sau nầy là vua Minh Mạng). Khi tấn cung bà được vua Gia Long và hai Bà Thừa Thiên và Thuận Thiên Hoàng hậu rất thương mến. Vua Gia Long ban cho bà cái tên là Thật. Vua dạy rằng: Phi nguyên có tên Hoa là lấy ý nghĩa ở bốn chữ: “Đặc dĩ phương văn“ (để truyền hương thơm) sao cho bằng tên “Thật” gồm cả phúc lẫn quả.
Ngày 11 tháng 5 năm Đinh mão (16-6-1807) bà sinh ra Hoàng tử Nguyễn Phúc Tuyền tức là Miên Tông (sau nầy là vua Thiệu Trị) sinh được 13 ngày thì bà qua đời.
Hoàng tử nhỏ khóc miết không dứt
Bà nội là Thuận Thiên Cao Hoàng hậu đem vào Cung nuôi dưỡng.
Có lần, vua Minh Mạng (lúc đó còn là Hoàng tử Đảm) đến thăm và bảo rằng: “Trẻ con mới sinh ra mà đã biết thương khóc mẹ, sau nầy thế nào cũng giữ tròn đạo hiếu”.
Bà Hồ thị Hoa qua đời lúc 17 tuổi, còn quá trẻ làm cho vua Gia Long và các Hoàng hậu thương tiếc vô cùng.
Vua xuống dụ cấm thần dân không được dùng từ Hoa. Khi gặp từ nầy phải đọc trại ra là Huê, Hoá, Ba. Có lẽ vì thế từ thời vua Gia Long trở về sau có một số tên bị thay đổi cách đọc như tỉnh Thanh Hoa được đổi thành Thanh Hoá, chợ Đông Hoa đổi thành Đông Ba, Phàn Lê Hoa đổi thành Phàn Lê Huê, cái Hoa thành cái Bông, Hoa lợi thành Huê lợi…
Nhắc thêm về việc cử dùng từ Hoa: Từ Sài Gòn qua Gia định hướng Thủ Đức du khách phải đi ngang qua cầu Bông còn gọi là cầu Xóm Bông. Theo sách sử do người Tây phương viết, cầu nầy thường được gọi vắn tắt là “2e Pont” (Cầu thứ 2), để phân biệt với cầu thứ nhứt (1er Pont) là cầu Bà Nghè (tức cầu Thị Nghè)… Xưa kia Cầu Bông tên là Cầu Hoa, vì nơi đây có trồng nhiều giống cây trổ hoa rất đẹp. Sở dĩ Cầu Hoa đổi tên ra Cầu Bông là vì trùng tên với bà Hoàng hậu vợ vua Minh Mạng, như đã nói trên.
Lăng của Hoàng hậu Hồ thị Hoa được xây dựng vào năm 1841, sau khi vua Thiệu Trị lên ngôi. Lăng toạ lạc tại làng Cư Chánh thuộc huyện Hương Thuỷ, Thừa Thiên; vua Hiến Tổ dâng tôn thuỵ là Tá Thiên Lệ Thánh Đoan Chính Cung Hoà Đốc Khánh Từ Huy Minh Hiền Thuận Đức Nhân Hoàng hậu, đặt tên nhà thờ là Vĩnh Tư Điện, tên lăng là Hiếu Đông.
Trước đó, khi vua Minh Mạng tức vị, vào năm 1821 bà được sách tặng Chiêu Nghi thuỵ Thuận Đức, năm Bính Thân (1836), bà được vua Minh Mạng tặng là Thần Phi, đến năm Mậu Tuất (1838) lại lập đền thờ riêng tại làng Vạn Xuân (gần Kim Long – Huế). Tháng 3 nhuần, năm Thiệu Trị nguyên niên (1841), quần thần dâng biểu xin truy tôn huy hiệu, vua Hiến Tổ Chương Hoàng đế thỉnh mạng cùng Nhân tuyên từ khánh Thái Hoàng Thái Hậu (túc bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu) được chuẩn y. Ngày 16 tháng 4 năm đó, vua dẫn tôn nhân văn võ đình thần dâng kim sách kim bửu truy tôn là Tá Thiên Nhân Hoàng hậu và được đưa về phối thờ với Thánh Tổ tại Thế Miếu ở gian thứ nhất bên trái. Đồng thời cũng cho lập nhà thờ tại nguyên quán gọi là Hồ tộc từ đường ở thôn Linh Chiểu, huyện Nghĩa An, Biên Hoà tức là Thủ Đức ngày nay, năm 1852 đổi tên là Dũ Trạch Từ.
ST
Bà vốn là người huyện Bình An, Biên Hoà (nay là Thủ Đức) con gái của Phúc Quốc Công Hô văn Bôi (Hồ văn Vui).
Theo “Đại Nam liệt truyện” thì vào năm Bính Dần (1806), bà Hồ Thị Hoa lên 15 tuổi, có đức hạnh, ăn nói lễ phép dịu dàng, một lòng hiếu kính đối với cha mẹ và người trên (Thục, thận, hiền, trinh), được vua Gia Long và bà Thuận Thiên Hoàng hậu tuyển chọn làm phủ thiếp (phối thất) cho hoàng tử Đảm (sau nầy là vua Minh Mạng). Khi tấn cung bà được vua Gia Long và hai Bà Thừa Thiên và Thuận Thiên Hoàng hậu rất thương mến. Vua Gia Long ban cho bà cái tên là Thật. Vua dạy rằng: Phi nguyên có tên Hoa là lấy ý nghĩa ở bốn chữ: “Đặc dĩ phương văn“ (để truyền hương thơm) sao cho bằng tên “Thật” gồm cả phúc lẫn quả.
Ngày 11 tháng 5 năm Đinh mão (16-6-1807) bà sinh ra Hoàng tử Nguyễn Phúc Tuyền tức là Miên Tông (sau nầy là vua Thiệu Trị) sinh được 13 ngày thì bà qua đời.
Hoàng tử nhỏ khóc miết không dứt
Bà nội là Thuận Thiên Cao Hoàng hậu đem vào Cung nuôi dưỡng.
Có lần, vua Minh Mạng (lúc đó còn là Hoàng tử Đảm) đến thăm và bảo rằng: “Trẻ con mới sinh ra mà đã biết thương khóc mẹ, sau nầy thế nào cũng giữ tròn đạo hiếu”.
Bà Hồ thị Hoa qua đời lúc 17 tuổi, còn quá trẻ làm cho vua Gia Long và các Hoàng hậu thương tiếc vô cùng.
Vua xuống dụ cấm thần dân không được dùng từ Hoa. Khi gặp từ nầy phải đọc trại ra là Huê, Hoá, Ba. Có lẽ vì thế từ thời vua Gia Long trở về sau có một số tên bị thay đổi cách đọc như tỉnh Thanh Hoa được đổi thành Thanh Hoá, chợ Đông Hoa đổi thành Đông Ba, Phàn Lê Hoa đổi thành Phàn Lê Huê, cái Hoa thành cái Bông, Hoa lợi thành Huê lợi…
Nhắc thêm về việc cử dùng từ Hoa: Từ Sài Gòn qua Gia định hướng Thủ Đức du khách phải đi ngang qua cầu Bông còn gọi là cầu Xóm Bông. Theo sách sử do người Tây phương viết, cầu nầy thường được gọi vắn tắt là “2e Pont” (Cầu thứ 2), để phân biệt với cầu thứ nhứt (1er Pont) là cầu Bà Nghè (tức cầu Thị Nghè)… Xưa kia Cầu Bông tên là Cầu Hoa, vì nơi đây có trồng nhiều giống cây trổ hoa rất đẹp. Sở dĩ Cầu Hoa đổi tên ra Cầu Bông là vì trùng tên với bà Hoàng hậu vợ vua Minh Mạng, như đã nói trên.
Lăng của Hoàng hậu Hồ thị Hoa được xây dựng vào năm 1841, sau khi vua Thiệu Trị lên ngôi. Lăng toạ lạc tại làng Cư Chánh thuộc huyện Hương Thuỷ, Thừa Thiên; vua Hiến Tổ dâng tôn thuỵ là Tá Thiên Lệ Thánh Đoan Chính Cung Hoà Đốc Khánh Từ Huy Minh Hiền Thuận Đức Nhân Hoàng hậu, đặt tên nhà thờ là Vĩnh Tư Điện, tên lăng là Hiếu Đông.
Trước đó, khi vua Minh Mạng tức vị, vào năm 1821 bà được sách tặng Chiêu Nghi thuỵ Thuận Đức, năm Bính Thân (1836), bà được vua Minh Mạng tặng là Thần Phi, đến năm Mậu Tuất (1838) lại lập đền thờ riêng tại làng Vạn Xuân (gần Kim Long – Huế). Tháng 3 nhuần, năm Thiệu Trị nguyên niên (1841), quần thần dâng biểu xin truy tôn huy hiệu, vua Hiến Tổ Chương Hoàng đế thỉnh mạng cùng Nhân tuyên từ khánh Thái Hoàng Thái Hậu (túc bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu) được chuẩn y. Ngày 16 tháng 4 năm đó, vua dẫn tôn nhân văn võ đình thần dâng kim sách kim bửu truy tôn là Tá Thiên Nhân Hoàng hậu và được đưa về phối thờ với Thánh Tổ tại Thế Miếu ở gian thứ nhất bên trái. Đồng thời cũng cho lập nhà thờ tại nguyên quán gọi là Hồ tộc từ đường ở thôn Linh Chiểu, huyện Nghĩa An, Biên Hoà tức là Thủ Đức ngày nay, năm 1852 đổi tên là Dũ Trạch Từ.
ST
Các Tin Khác