Sống đời không hoang phí
Ngày đăng: 09:52:38 20-04-2015 . Xem: 3239
Các hoạt động lành mạnh—hành động tích cực, hành động đem lại lợi ích cho người khác, hành động được thực hiện với từ bi, với tính chân thật, mang lại hạnh phúc cho người khác—để lại những ảnh hưởng tích cực trên sự duy trì của Tâm chúng ta.
Làm thế nào chúng ta hình thành nên cách ứng dụng tốt nhất của sự tái sinh con người hoàn hảo này, cơ thể con người quý giá mà chúng ta đã thừa hưởng đang trong một lần này?
Bằng cách nào chúng ta khiến nó có lợi ích nhất, không chỉ cho chúng ta mà còn cho người khác, những loài và vật quý giá nhất và cực kỳ quan trọng?
Giống như chúng ta, vô số những loài khác, mỗi một chúng sanh đều có giá trị ngang nhau như chúng ta cảm nhận về mình, chỉ muốn tìm kiếm hạnh phúc và không thích bất cứ đau khổ nào. Làm sao chúng ta khiến cuộc sống của mình đem lại lợi ích cho họ? Đây là điều cốt yếu mà chúng ta nên tự hỏi chính mình.
Nếu chăm sóc người khác, làm việc và nhìn thấy hạnh phúc của người khác, thì tự nhiên chúng ta chăm sóc bản thân mình. Nỗ lực khiến người khác có hạnh phúc là cách tốt nhất để yêu thương chính mình.
Tương tự, nếu làm hại người khác, thì chúng ta sẽ làm hại chính mình. Việc làm hại người khác sẽ không mang lại an vui và hạnh phúc cho chúng ta, mà chỉ chuốc lấy đau buồn, khổ sở trong hiện tại và tương lai.
Mang lại hạnh phúc cho người khác là cách tốt nhất để mang lại hạnh phúc cho chính mình; tự nhiên nó xuất hiện. Tiện thể, nó xảy ra. Những gì chúng ta làm với mục đích mang lại hạnh phúc cho người khác có tác dụng lợi ích trong tâm của mình.
Ngược lại, nếu chúng ta hành động hướng đến người khác với động lực thúc đẩy tiêu cực và gây hại cho người khác, thì giống như những hành vi để lại những ảnh hưởng tiêu cực trên sự duy trì của tâm thức. Sau đó, những ảnh hưởng này biểu hiện ra bên ngoài như những hiện tượng phiền toái. Khi các giác quan chúng ta tiếp xúc với những hiện tượng này, thì cảm giác khổ đau sinh khởi. Đây là sự phát sinh các vấn đề trong cuộc sống của chúng ta; đây là cách mà chúng bộc phát. Căn nguyên của chúng ở trong tâm của chúng ta với những ý nghĩ tiêu cực. Kết quả cuối cùng là đau khổ mà chúng ta phải trải qua, trong đời này hoặc những đời sau.
Các hoạt động lành mạnh—hành động tích cực, hành động đem lại lợi ích cho người khác, hành động được thực hiện với từ bi, với tính chân thật, mang lại hạnh phúc cho người khác—để lại những ảnh hưởng tích cực trên sự duy trì của tâm chúng ta. Các điều này biểu lộ ra như những hiện tượng an vui. Khi các giác quan chúng ta tiếp xúc với chúng, thì cảm giác hạnh phúc, thoải mái, thành tựu—tất cả kinh nghiệm an vui mà chúng ta mong muốn—kết quả. Đây là sự phát sinh của hạnh phúc, tất cả con đường dẫn đến giác ngộ. Đời sống hạnh phúc hằng ngày, an vui và thanh nhàn—từ bây giờ cho đến giác ngộ—kết quả đều bắt nguồn từ suy nghĩ tích cực, mục đích tích cực và hành động tích cực.
Yêu thương người khác là cách tốt nhất để yêu thương chính mình.
Trí tuệ hoặc sự thông minh này là không mang tính ích kỉ bởi vì, bằng cách thương yêu người khác, không gây tác hại cho họ, đem lại lợi ích cho họ, tất cả những ước muốn về hạnh phúc của chúng ta cả trong hiện tại và tương lai sẽ được hoàn thành.
Kinh nghiệm đã chứng minh rằng không chỉ hạnh phúc nhất thời mà còn đi đến giác ngộ, một trạng thái hạnh phúc yêu thương tuyệt đối, sự đạt được an vui và hạnh phúc hoàn hảo tối thượng, những kết quả có được từ việc phục vụ người khác.
Trong thực tế, chúng ta càng hiến mình cho nhiều người khác, thì hạnh phúc của chúng ta càng sinh khởi dễ dàng hơn và nhanh hơn. Đây là sự phát sinh tự nhiên của hạnh phúc. Điều này có nghĩa là sống một cuộc sống của từ bi, cuộc sống có ý nghĩa, có giá trị. Do đó, đáp án cho câu hỏi làm thế nào để ứng dụng cuộc sống của chúng ta tốt nhất chính là bằng cách sống với từ bi và trí tuệ. Chỉ có từ bi cũng chưa đủ. Chúng ta cần phải phát triển trí tuệ.
Bằng cách nào để phát triển trí tuệ? Chúng ta không thể có được trí tuệ từ việc sử dụng thuốc men hoặc chế độ ăn kiêng đặc biệt hoặc bằng cách cấy ghép não của người khác vào trong đầu của mình hoặc cấy ghép tim một ai đó vào lồng ngực của mình. Chúng ta chỉ có thể phát triển trí tuệ thông qua nỗ lực học hỏi và thực tập thiền định của chính mình. Trí tuệ đến từ việc lắng nghe những lời dạy chân chính rồi quán chiếu và thiền định.
Do đó, chúng ta cần tiếp nhận những lời dạy đúng đắn, đạt được hiểu biết đúng đắn, thực tập đúng đắn, và như vậy đạt đến nhận thức thức đúng đắn. Điều này vô cùng quan trọng. Theo cách đó, chúng ta không hoang phí đời mình, không đi theo con đường sai lầm, và có thể hiểu rõ tiềm năng của đời sống của chúng ta là vô hạn như bầu trời. Tất cả muôn loài đều mong muốn có hạnh phúc và hoàn toàn thoát khỏi khổ đau và được tiến hóa. Mục đích cuộc sống của chúng ta là phải đem lại lợi ích cho tất cả càng nhiều càng tốt.
Hơn nữa, chúng ta phải học cách phân tích và thiền định. Nếu chỉ đọc đơn thuốc thì không thể cứu chữa được bệnh—người bệnh phải uống thuốc—chỉ hiểu biết theo trí óc về những lời dạy là chưa đủ. Chúng ta phải thực tập thực hành thì mới có kết quả.
Để chấm dứt tất cả những khổ đau—vòng xoáy của già, bệnh, chết, tái sanh và các vấn đề của trạng thái không hạnh phúc—chúng ta cần chữa trị tâm bệnh của mình khiến nó hoàn toàn bình phục và thoát khỏi bệnh tâm—những ý tưởng xúc cảm nhiễu loạn và ảo giác—gây ra tất cả những kinh nghiệm vô bổ này.
Vì an lạc tuyệt đối của chính mình, chứ chưa nói đến người khác, chúng ta phải thực hiện điều này. Trong vô số lần, chúng ta đã từng tận hưởng hạnh phúc nhất thời. Không có một hạnh phúc nhất thời mới mẻ và duy nhất mà chúng ta đã quên lãng kinh qua. Những gì mới mẻ, những gì chúng ta chưa từng kinh qua trước đó, là sự an lạc tối thượng do chấm dứt tất cả khổ đau, cái chết và tái sanh; hạnh phúc tối thượng sinh khởi từ sự chấm dứt hoàn toàn nguyên nhân thực sự của khổ đau—vô minh, những ý nghĩ cảm xúc loạn động và các hành vi bị thúc đẩy bởi các ý niệm tiêu cực này. Chúng ta chưa bao giờ kinh qua điều này trước đó.
Từ vô thủy, chúng ta đã nhiều lần chịu sự chi phối của vòng xoáy sinh tử, nhiều lần trải qua toàn bộ vòng khép kín luân hồi của các vấn đề cuộc sống, toàn bộ sự tích tập nhiều lần. Chúng ta chưa bao giờ kinh qua sự chấm dứt điều này, rốt cuộc, hạnh phúc miên viễn, sự chấm dứt hoàn toàn tất cả các vấn đề và nguyên nhân của chúng, những ý tưởng loạn động của mình và các hành vi mà chúng thúc đẩy— đó là nghiệp.
Khi đạt đến kết quả này, điều mà chúng ta nắm bắt bằng cách thực hiện những bước của con đường, chính là một công việc trước đây. Khi hiểu rõ hạnh phúc vĩnh viễn, chấm dứt tất cả những khổ đau, thì chúng ta có thể không bao giờ chịu đựng khổ đau nữa, bởi vì mầm mống của các vấn đề cuộc sống điều mà chúng ta đã gieo trồng trong sự tiếp nối liên tục của tâm thức mình đã hoàn toàn bị trừ diệt, hoàn toàn được tịnh hóa. Do đó, nó mãi mãi không thể chịu đựng khổ đau nữa—không có lý do gì hay nguyên nhân gì nữa. Khi đã đi theo trọn vẹn con đường, chúng ta không bao giờ đi nữa, chúng ta không thực tập nữa. Khi đã đạt được kết quả đó, nó tồn tại vĩnh viễn. Do vậy, việc cống hiến đời chúng ta cho điều này là vô cùng quan trọng. Đó là điều đáng giá nhất mà chúng ta có thể thực hiện trong suốt cuộc đời mình.
Ba phạm vi chủ chốt của con đường đạt đến giác ngộ là buông xả, tâm Bồ-đề và tính không. Những con đường này dẫn đến giải thoát, hạnh phúc miên viễn, hoàn toàn thoát khỏi các khía cạnh của vòng xoáy tồn tại và luân hồi. Thực tiễn của chúng là cắt đứt nguồn gốc của tất cả khổ đau, vô minh, sân si và mang lại hạnh phúc tuyệt đối của giác ngộ.
Làm thế nào chúng ta hình thành nên cách ứng dụng tốt nhất của sự tái sinh con người hoàn hảo này, cơ thể con người quý giá mà chúng ta đã thừa hưởng đang trong một lần này?
Bằng cách nào chúng ta khiến nó có lợi ích nhất, không chỉ cho chúng ta mà còn cho người khác, những loài và vật quý giá nhất và cực kỳ quan trọng?
Giống như chúng ta, vô số những loài khác, mỗi một chúng sanh đều có giá trị ngang nhau như chúng ta cảm nhận về mình, chỉ muốn tìm kiếm hạnh phúc và không thích bất cứ đau khổ nào. Làm sao chúng ta khiến cuộc sống của mình đem lại lợi ích cho họ? Đây là điều cốt yếu mà chúng ta nên tự hỏi chính mình.
Nếu chăm sóc người khác, làm việc và nhìn thấy hạnh phúc của người khác, thì tự nhiên chúng ta chăm sóc bản thân mình. Nỗ lực khiến người khác có hạnh phúc là cách tốt nhất để yêu thương chính mình.
Tương tự, nếu làm hại người khác, thì chúng ta sẽ làm hại chính mình. Việc làm hại người khác sẽ không mang lại an vui và hạnh phúc cho chúng ta, mà chỉ chuốc lấy đau buồn, khổ sở trong hiện tại và tương lai.
Mang lại hạnh phúc cho người khác là cách tốt nhất để mang lại hạnh phúc cho chính mình; tự nhiên nó xuất hiện. Tiện thể, nó xảy ra. Những gì chúng ta làm với mục đích mang lại hạnh phúc cho người khác có tác dụng lợi ích trong tâm của mình.
Ngược lại, nếu chúng ta hành động hướng đến người khác với động lực thúc đẩy tiêu cực và gây hại cho người khác, thì giống như những hành vi để lại những ảnh hưởng tiêu cực trên sự duy trì của tâm thức. Sau đó, những ảnh hưởng này biểu hiện ra bên ngoài như những hiện tượng phiền toái. Khi các giác quan chúng ta tiếp xúc với những hiện tượng này, thì cảm giác khổ đau sinh khởi. Đây là sự phát sinh các vấn đề trong cuộc sống của chúng ta; đây là cách mà chúng bộc phát. Căn nguyên của chúng ở trong tâm của chúng ta với những ý nghĩ tiêu cực. Kết quả cuối cùng là đau khổ mà chúng ta phải trải qua, trong đời này hoặc những đời sau.
Các hoạt động lành mạnh—hành động tích cực, hành động đem lại lợi ích cho người khác, hành động được thực hiện với từ bi, với tính chân thật, mang lại hạnh phúc cho người khác—để lại những ảnh hưởng tích cực trên sự duy trì của tâm chúng ta. Các điều này biểu lộ ra như những hiện tượng an vui. Khi các giác quan chúng ta tiếp xúc với chúng, thì cảm giác hạnh phúc, thoải mái, thành tựu—tất cả kinh nghiệm an vui mà chúng ta mong muốn—kết quả. Đây là sự phát sinh của hạnh phúc, tất cả con đường dẫn đến giác ngộ. Đời sống hạnh phúc hằng ngày, an vui và thanh nhàn—từ bây giờ cho đến giác ngộ—kết quả đều bắt nguồn từ suy nghĩ tích cực, mục đích tích cực và hành động tích cực.
Yêu thương người khác là cách tốt nhất để yêu thương chính mình.
Trí tuệ hoặc sự thông minh này là không mang tính ích kỉ bởi vì, bằng cách thương yêu người khác, không gây tác hại cho họ, đem lại lợi ích cho họ, tất cả những ước muốn về hạnh phúc của chúng ta cả trong hiện tại và tương lai sẽ được hoàn thành.
Kinh nghiệm đã chứng minh rằng không chỉ hạnh phúc nhất thời mà còn đi đến giác ngộ, một trạng thái hạnh phúc yêu thương tuyệt đối, sự đạt được an vui và hạnh phúc hoàn hảo tối thượng, những kết quả có được từ việc phục vụ người khác.
Trong thực tế, chúng ta càng hiến mình cho nhiều người khác, thì hạnh phúc của chúng ta càng sinh khởi dễ dàng hơn và nhanh hơn. Đây là sự phát sinh tự nhiên của hạnh phúc. Điều này có nghĩa là sống một cuộc sống của từ bi, cuộc sống có ý nghĩa, có giá trị. Do đó, đáp án cho câu hỏi làm thế nào để ứng dụng cuộc sống của chúng ta tốt nhất chính là bằng cách sống với từ bi và trí tuệ. Chỉ có từ bi cũng chưa đủ. Chúng ta cần phải phát triển trí tuệ.
Bằng cách nào để phát triển trí tuệ? Chúng ta không thể có được trí tuệ từ việc sử dụng thuốc men hoặc chế độ ăn kiêng đặc biệt hoặc bằng cách cấy ghép não của người khác vào trong đầu của mình hoặc cấy ghép tim một ai đó vào lồng ngực của mình. Chúng ta chỉ có thể phát triển trí tuệ thông qua nỗ lực học hỏi và thực tập thiền định của chính mình. Trí tuệ đến từ việc lắng nghe những lời dạy chân chính rồi quán chiếu và thiền định.
Do đó, chúng ta cần tiếp nhận những lời dạy đúng đắn, đạt được hiểu biết đúng đắn, thực tập đúng đắn, và như vậy đạt đến nhận thức thức đúng đắn. Điều này vô cùng quan trọng. Theo cách đó, chúng ta không hoang phí đời mình, không đi theo con đường sai lầm, và có thể hiểu rõ tiềm năng của đời sống của chúng ta là vô hạn như bầu trời. Tất cả muôn loài đều mong muốn có hạnh phúc và hoàn toàn thoát khỏi khổ đau và được tiến hóa. Mục đích cuộc sống của chúng ta là phải đem lại lợi ích cho tất cả càng nhiều càng tốt.
Hơn nữa, chúng ta phải học cách phân tích và thiền định. Nếu chỉ đọc đơn thuốc thì không thể cứu chữa được bệnh—người bệnh phải uống thuốc—chỉ hiểu biết theo trí óc về những lời dạy là chưa đủ. Chúng ta phải thực tập thực hành thì mới có kết quả.
Để chấm dứt tất cả những khổ đau—vòng xoáy của già, bệnh, chết, tái sanh và các vấn đề của trạng thái không hạnh phúc—chúng ta cần chữa trị tâm bệnh của mình khiến nó hoàn toàn bình phục và thoát khỏi bệnh tâm—những ý tưởng xúc cảm nhiễu loạn và ảo giác—gây ra tất cả những kinh nghiệm vô bổ này.
Vì an lạc tuyệt đối của chính mình, chứ chưa nói đến người khác, chúng ta phải thực hiện điều này. Trong vô số lần, chúng ta đã từng tận hưởng hạnh phúc nhất thời. Không có một hạnh phúc nhất thời mới mẻ và duy nhất mà chúng ta đã quên lãng kinh qua. Những gì mới mẻ, những gì chúng ta chưa từng kinh qua trước đó, là sự an lạc tối thượng do chấm dứt tất cả khổ đau, cái chết và tái sanh; hạnh phúc tối thượng sinh khởi từ sự chấm dứt hoàn toàn nguyên nhân thực sự của khổ đau—vô minh, những ý nghĩ cảm xúc loạn động và các hành vi bị thúc đẩy bởi các ý niệm tiêu cực này. Chúng ta chưa bao giờ kinh qua điều này trước đó.
Từ vô thủy, chúng ta đã nhiều lần chịu sự chi phối của vòng xoáy sinh tử, nhiều lần trải qua toàn bộ vòng khép kín luân hồi của các vấn đề cuộc sống, toàn bộ sự tích tập nhiều lần. Chúng ta chưa bao giờ kinh qua sự chấm dứt điều này, rốt cuộc, hạnh phúc miên viễn, sự chấm dứt hoàn toàn tất cả các vấn đề và nguyên nhân của chúng, những ý tưởng loạn động của mình và các hành vi mà chúng thúc đẩy— đó là nghiệp.
Khi đạt đến kết quả này, điều mà chúng ta nắm bắt bằng cách thực hiện những bước của con đường, chính là một công việc trước đây. Khi hiểu rõ hạnh phúc vĩnh viễn, chấm dứt tất cả những khổ đau, thì chúng ta có thể không bao giờ chịu đựng khổ đau nữa, bởi vì mầm mống của các vấn đề cuộc sống điều mà chúng ta đã gieo trồng trong sự tiếp nối liên tục của tâm thức mình đã hoàn toàn bị trừ diệt, hoàn toàn được tịnh hóa. Do đó, nó mãi mãi không thể chịu đựng khổ đau nữa—không có lý do gì hay nguyên nhân gì nữa. Khi đã đi theo trọn vẹn con đường, chúng ta không bao giờ đi nữa, chúng ta không thực tập nữa. Khi đã đạt được kết quả đó, nó tồn tại vĩnh viễn. Do vậy, việc cống hiến đời chúng ta cho điều này là vô cùng quan trọng. Đó là điều đáng giá nhất mà chúng ta có thể thực hiện trong suốt cuộc đời mình.
Ba phạm vi chủ chốt của con đường đạt đến giác ngộ là buông xả, tâm Bồ-đề và tính không. Những con đường này dẫn đến giải thoát, hạnh phúc miên viễn, hoàn toàn thoát khỏi các khía cạnh của vòng xoáy tồn tại và luân hồi. Thực tiễn của chúng là cắt đứt nguồn gốc của tất cả khổ đau, vô minh, sân si và mang lại hạnh phúc tuyệt đối của giác ngộ.
Phỏng trích tu: minhtrietvagiacngo,com
Các Tin Khác