• Trang Chủ
  • Thông Tin
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút - Văn học
    • Tự truyện
    • Nghệ thuật
    • Truyện ngắn
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Nhật ký hành trình
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Giới thiệu sách mới
  • Giáo Dục
    • Thai giáo
    • Thiếu nhi
    • Thanh niên
    • Hôn nhân
    • Kiến thức
    • Phật giáo
    • Gia Đình Phật Tử
  • Nghiên Cứu
    • Lịch sử
    • Phật học
    • Khoa học
    • Văn học
    • Văn hóa
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Máy ảnh - Lens
    • Gia Đình Phật Tử
  • Tam Tạng
    • Kinh
    • Luật
    • Luận
  • Tự Viện
    • Di tích
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Nghệ Thuật
    • Điện ảnh
    • Kiến trúc
    • Hội họa
    • Thư pháp
    • Đồ họa
    • Sân khấu
    • Âm nhạc
  • Pháp Âm
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Khóa tu
    • Audio Phật giáo
    • Video Phật giáo
    • Nhật ký du lịch
  • Media Đất Việt
    • Đất Việt Media
  • Hoa Sen Audio
    • Audio
    • Media Audio
    • Truyện Dài
    • Lời Phật Dạy
  • Đọc Sách
    • Văn Học Phật Giáo
    • Văn Học Dân Gian
    • Văn Học Hiện Đại
    • Văn Học Nước Ngoài
    • Sách Hay
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Thông Tin
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút - Văn học
    • Tự truyện
    • Nghệ thuật
    • Truyện ngắn
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Nhật ký hành trình
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Giới thiệu sách mới
  • Giáo Dục
    • Thai giáo
    • Thiếu nhi
    • Thanh niên
    • Hôn nhân
    • Kiến thức
    • Phật giáo
    • Gia Đình Phật Tử
  • Nghiên Cứu
    • Lịch sử
    • Phật học
    • Khoa học
    • Văn học
    • Văn hóa
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Máy ảnh - Lens
    • Gia Đình Phật Tử
  • Tam Tạng
    • Kinh
    • Luật
    • Luận
  • Tự Viện
    • Di tích
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Nghệ Thuật
    • Điện ảnh
    • Kiến trúc
    • Hội họa
    • Thư pháp
    • Đồ họa
    • Sân khấu
    • Âm nhạc
  • Pháp Âm
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Khóa tu
    • Audio Phật giáo
    • Video Phật giáo
    • Nhật ký du lịch
  • Media Đất Việt
    • Đất Việt Media
  • Hoa Sen Audio
    • Audio
    • Media Audio
    • Truyện Dài
    • Lời Phật Dạy
  • Đọc Sách
    • Văn Học Phật Giáo
    • Văn Học Dân Gian
    • Văn Học Hiện Đại
    • Văn Học Nước Ngoài
    • Sách Hay
  • Trang chủ

  • Đời Sống

  • Nhật ký hành trình

Ngày về kinh đô xứ Chiêm Thành

Ngày đăng: 23:47:07 29-04-2016 . Xem: 38514
  • Google +
  • Tweet
Ta về cố quận ngày xưa
Nghe lòng hờn tủi lòng tan cõi lòng
 
Chăm Pa một cái tên quen mà ngỡ như xa lạ, tôi thường nghĩ về nó như những kỷ niệm đẹp của một thời văn hóa hoàng kim để lại cho tôi, cho dân tộc Việt. Những ân tình ấy có lẻ hôm nay và mãi mãi về sau sẻ chẳng bao giờ phai nhòa như mối tình đẹp nặng nghĩa tình của công chúa Huyền Trân.

Một ngày cuối tháng tư trong khí trời nắng nóng của sài thành, tôi và những người bạn tiến về xứ sở Chăm Pa một trong những kinh đô hoàng kim ngày xưa, nay nằm trong vùng đất Ninh Thuận. Chúng tôi đến đó để hoạt động cho một chương trình thiện nguyện.

Với bao kỷ niệm đẹp, ngồi trên chuyến xe đêm với bao suy nghĩ tràn về cho một thời Hoàn Vương của đất nước Chiêm thành còn có tên gọi là  vương quốc Chăm Pa (
tiếng Phạn: Campanagara). Có thể vì lòng hào hức nghĩ về đất nước Chăm Pa thuở nào làm chúng tôi thấy đoạn đường 350km của chúng tôi trong đêm không mấy xa, có lẻ đêm nay hơn 30 người trong đoàn khó có ai ngủ được cho những ấp ủ và dự định của ngày hôm sau cho bà con gặp khó khăn tại xã Nhơn Sơn.

Cái nực bắt đầu từ 5h sáng, Có ở ngoài này mới biết Sài Gòn chắc chúng ta không có cảm nhận của cái nóng rát cháy da cháy thịt của xứ Ninh Thuận này, ở cái nhiệt độ 40 độ: cỏ cây không mọc nổi, nước có vùng có vùng thì không, ngoài ra còn bị nhiễm phèn . . . Tôi đứng trong hiên nhà trong lúc chờ phát quà cho bà con mà xót dạ nghĩ rằng: “Làm sao có thể sống ở đây được, biết làm cái gì và sẻ ăn cái gì để sống”. Thoáng nghe một người đồng bào nói: “Cái chúng tôi cần là những chiếc mùng ngoài này muỗi nhiều lắm”. Nghe đến thắt lòng, thế mới biết một miếng khi đói bằng một gói khi no, cái đủ nó cũng ngặt nghèo với người dân nơi đây.

Tôi thấy những đứa trẻ nhem nhuốc với những bộ áo quần bụi bẩn. Những con đường đất cát xa xa tiếng chim kêu nỉ non như một vùng đất sa mạc hoang lạnh hứa hẹn với cái khổ, cái chết. Nói sao cho cùng khi còn được biết tin hiện tượng El nino sẻ càng quét người dân từ đây tới cuối năm tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Miền Trung. Dân tôi, anh em của tôi và đồng bào của tôi lại chuẩn bị đón nhận sự tàn phá khốc liệt từ thiên nhiên, mà con người là một trong những tác nhân kích thích nó. Và khi tôi đang đánh những dòng chữ này thì người dân Việt tại Vũng Án -  Hà Tỉnh kéo dài miền biển đến Thừa Thiên Huế đang gặp nạn bởi vùng biển bị nhiễm độc, hàng trăm tấn cả chết trôi dạt vào bờ, người dân hoang mang lo sợ, nghe truyền qua thông tin đại chúng với nhau rằng là do chất thải của công ty thép Formosa tại Hà Tĩnh. . .  Nhưng sau đó Bộ Tài Nguyên Môi Trường đã có cuộc họp vào lúc 20h ngày 27-4, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tổ chức họp báo thông báo kết luận nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá chết tại biển miền Trung. Cuộc họp diễn ra trong vòng 7 phút và báo chí không được phỏng vấn. Bộ TNMT cho rằng là do Thủy triều đỏ và do con người làm ô nhiễm môi trường chứ không phải do công ty Formosa, các ban ngành liên quan được chỉ thị của thủ tướng  đã vào cuộc điều tra và nghiên cứu để đưa ra chính xác trong vòng những ngày tới ( không hứa hẹn)   . . .  Dân tôi lại khổ bởi những nỗi nhọc nhằng của quê hương sau chiến tranh, lòng tham và tội ác nay lại thiên tai dật dờ, mạng sống con người như treo mành chỉ, nỗi xót xa này cũng bởi hai chữ “nhân nghĩa” không trọn vẹn một mối tình chung với quê hương dân tộc mình.

 
Chạnh lòng nhớ nước thương người
Thuyền xuôi nhớ cội cố hương mong về

Trong chuyến thiện nguyện lần này bản thân tôi biết thầy Chơn Thủ (trưởng đoàn thiện nguyện) qua những mối quan hệ huynh đệ thân quen, Thầy sinh ra và lớn lên ở xứ sở mà tôi đang đứng ở nhiệt độ hơn 40 độ C. Có lần ngồi ở chùa Phổ Đà Thầy có nói với tôi: “Anh ra đây ở thì da của anh cũng giống da của em thôi”, nhìn khuôn mặt cháy sạm nắng của Thầy cười nói với  tôi  mà cảm nhận được sự chất phát của người con kinh kỳ thuở nào đang sống với tôi bằng cả tấm lòng. Trong chuyến thiện nguyện này là cả ấp ủ huyết lệ trong Thầy bấy lâu, biết tới Thầy mặc dù đang học tại học viện nhưng thoang thoảng thầy vì nỗi nhớ quê, thương người dân nên vẫn thường vận động những chuyến hàng thiện nguyện tại thành phố để giúp cho nơi quê thầy sinh ra. Nhưng có lẻ nỗi nhọc nhằng của quê hương thầy quá lớn sau bao năm giải phóng nên lòng thầy vẫn hay bâng khuân mà nghĩ: Dù đường thiên lý xa vời. Dù tình cố lý chơi vơi. Cũng không dài bằng. lòng thương mến người. Bước đi vào lòng muôn dân . .. (Nước non ngàn dặm ra đi – Phạm Duy)

Nhạc phẩm: Nước non ngàn dặm ra đi


Chuyến hành trình này tôi luôn nhớ Thầy, cô Huệ, anh Long, chị Mai và bé Bo. Vẫn đứng đó và nói cười với tôi bằng những tình cảm sâu đậm thân thương, vẫn nghe đâu đó những ân tình đẹp diễm lệ như tháp Po Klong Garai kiên cường giữa bão tố của thời gian làm nhân chứng lịch sử.
 

Tôi cũng có ước mơ quê hương mình giàu đẹp, đất nước không bị xâm lấn, người dân sống trong ấm no trong hòa bình. Đứng ở nơi đây tôi không quên công chúa Huyền Trân mà lòng bồi hồi hờn tủi, thấy mình như nhỏ bé trước giang sơn hình chữ S này?

Nhìn vào lớp lớp thời gian
Bao trăm năm một hồng nhan sử viền
Núi sông ngời đỏ bút nghiên
Dòng sanh hoa lệ nặng thuyền trần ai

                             (‘’Tình sử công chúa Huyền Trân ’’ – Vũ Đình Ninh)

Nhớ mùa xuân năm ấy có chuyện Con Đường Cái Quan nên ngày nay mới có đất nước Việt Nam mới trọn vẹn trải dài từ Ải Nam Quan đến đất mũi Cà Mau. Có câu ca rằng:

Năm tê trong lúc sang Xuân
Tôi theo Công chúa Huyền Trân tôi lên đường
Đường máu xương đã lắm oán thương
Đổi sắc hương lấy cõi giang san
Tôi đi theo bước ái tình
Đi cho trăm họ được hòa bình ấm no. . .


Nghe đến quặng lòng khi biết “Đường máu xương”con đường giữa là vì giữa Chiêm Thành và Đại Việt đã từng xảy ra nhiều cuộc chiến tranh. Vua Trần vì mưu cầu hòa bình cho hai nước cho nên đã sang thăm Chiêm Thành và hứa gã con cho Chế Mân. Công chúa ơi!


 
Ngày về kinh đô với bao hồi tưởng, những khoảnh khắc hờn tủi trong lịch sử đến tận bây giờ chỉ còn lại tàng tích đền đài hoang phế đứng đó. Ai còn, ai mất – Tình ai sâu, ai đậm bây giờ chỉ còn là dư âm, nếu ai hiểu được thì lấy làm hành trang đi vào cuộc sống có những kết thúc có hậu, cho những cống hiến tốt đẹp và tử tế trong lịch sử.
 
Tháp Po Klong Garai

Con đường bên hông vườn nho Ba Mọi 


Tượng Phật chùa Phổ Đà 

 
 
Vườn nho Ba Mọi nổi tiếng Ninh Thuận
Biên Hòa - ngày 30/4/2016
Nhật Chiếu

Thông tin về tác giả: Đại Đức Thích Nhật Chiếu - Mail: thichnhatchieu@gmail.com - ĐT: 0937.370.386 - ADMIN Share 

Chú thích:
Chiêm Thành (
chữ Hán: 占城) là tên gọi của vương quốc Chăm Pa (tiếng Phạn: Campanagara) trong sử sách Việt Nam từ 877đến 1693[1]. Trước 859 Việt Nam gọi vương quốc này là Hoàn Vương. Đầu thế kỷ thứ 11, Chiêm Thành bao gồm 4 tiểu vương quốc là: Amaravati (vùng Quảng Nam, Đà Nẵng ngày nay, và vùng Bình - Trị - Thiên nhưng sau này bị sáp nhập vào Đại Việt), Vijaya (vùng Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay), Kauthara (vùng Phú Yên, Khánh Hòa ngày nay) và Panduranga (vùng Ninh Thuậnvà Bình Thuận ngày nay).

Lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ ( trích )

Nhà Lý
Năm 1069, Lý Thánh Tông nam chinh đánh Chiêm Thành và bắt được vua Chiêm là Chế Củ (Jaya Rudravarman), đem về Thăng Long. Để được tha vua Chiêm đã cắt vùng đất phía bắc Chiêm Thành gồm ba châu Bố Chính, Ma Linh, Địa Lý cho Đại Việt. Những châu ấy nay ở địa hạt các huyện Quảng Ninh, Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hoá, Lệ Thuỷ tỉnh Quảng Bình và huyện Bến Hải tỉnh Quảng Trị.
 

Nhà Trần
Năm 1306 vua Chế Mân (Jaya Simhavarman) của Chiêm Thành cắt đất hai châu Ô và Rí cho vua Trần Anh Tông để làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân của Đại Việt, vùng đất mà ngày nay là nam Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế. Biên giới phía nam của Đại Việt lúc này tiến đến đèo Hải Vân.
 

Nhà Hậu Lê
Năm 1471 vua Lê Thánh Tông đưa 20 vạn quân tiến đánh vào kinh đô Vijaya (Bình Định) của Chiêm Thành, kinh đô Vijaya bị thất thủ. Lê Thánh Tông đã sáp nhập vùng đất bắc Chiêm Thành vào Đại Việt (ngày nay là 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi,Bình Định).
 
Phần đất còn lại của Chiêm Thành vua Lê Thánh Tông đã chia làm 3 vương quốc và giao cho tướng, hoàng thân còn lại của Chiêm Thành trấn giữ và có nghĩa vụ triều cống Đại Việt. Đến năm 1471 lãnh thổ phía nam của Đại Việt tiến đến 
đèo Cù Mông(ranh giới giữa Bình Định và Phú Yên ngày nay).
 
Chia Sẻ
  • Google +
  • Tweet
Các Tin Khác
  • Những lời chưa kịp nói ngày hôm ấy

    Những lời chưa kịp nói ngày hôm ấy

  • Hoa Vàng Đắk Nông Nở Rộ 2023 - Phố Thị Hoa Vàng (Flowers of Caesalpinia ferrea)

    Hoa Vàng Đắk Nông Nở Rộ 2023 - Phố Thị Hoa Vàng (Flowers of Caesalpinia ferrea)

  • Chương Trình Thiện Nguyện 01.01.2023 tại Gia Lai

    Chương Trình Thiện Nguyện 01.01.2023 tại Gia Lai

  • Phượng Vàng Nở Rộ Tại Tu Viện Bát Nhã 2020

    Phượng Vàng Nở Rộ Tại Tu Viện Bát Nhã 2020

  • Chùa Liên Hoa Đắk Nông mùa Hoa Nở Sương Rơi - Nhật Chiếu

    Chùa Liên Hoa Đắk Nông mùa Hoa Nở Sương Rơi - Nhật Chiếu

Giới thiệu sách mới

Tập San Trường Bồ Đề Khóa I - Năm 2024

Tập San Trường Bồ Đề Khóa I - Năm 2024

  • Tập san mới của trường Bồ Đề tại Mỹ Quốc

    Tập san mới của trường Bồ Đề tại Mỹ Quốc

  • Sách mới

    Sách mới "Giữa Cuộc Vui" tác giả Nhật Chiếu

Danh Tăng

Quê Hương Của Gió

Quê Hương Của Gió

  • Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là người Việt Nam đầu tiên được Google Doodles vinh danh

    Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là người Việt Nam đầu tiên được Google Doodles vinh danh

  • Ani Choying Drolma, người cất lên những thanh âm thần thánh rung động tới cõi Phật

    Ani Choying Drolma, người cất lên những thanh âm thần thánh rung động tới cõi Phật

Nhân vật

ĐẠI ĐỨC THÍCH TRUNG QUÝ-TIKTOK VỚI CHIA SẺ PHẬT PHÁP MẠNG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI NGÀY NAY

ĐẠI ĐỨC THÍCH TRUNG QUÝ-TIKTOK VỚI CHIA SẺ PHẬT PHÁP MẠNG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI NGÀY NAY

  • CÂU CHUYỆN SẢN PHẨM NHANG SẠCH THẢO MỘC VÂN HƯƠNG RA ĐỜI

    CÂU CHUYỆN SẢN PHẨM NHANG SẠCH THẢO MỘC VÂN HƯƠNG RA ĐỜI

  • Người Chiến Sỹ Truyền Tin - Sự Thật Đấu Tranh Phật Giáo 1963 Tại Huế

    Người Chiến Sỹ Truyền Tin - Sự Thật Đấu Tranh Phật Giáo 1963 Tại Huế

Sức khỏe

Tại sao chúng ta lại chọn ăn hạt

Tại sao chúng ta lại chọn ăn hạt

  • Các kiểu vận động để giữ sức khỏe khi phải cách ly tại nhà

    Các kiểu vận động để giữ sức khỏe khi phải cách ly tại nhà

  • Nên làm gì để quẳng đi nỗi lo sợ trong mùa dịch Covid-19?

    Nên làm gì để quẳng đi nỗi lo sợ trong mùa dịch Covid-19?

Nghệ thuật sống

Điều quan trọng của hạnh phúc - Samten Gyatso

Điều quan trọng của hạnh phúc - Samten Gyatso

  • Cộng trừ nhân chia của cuộc đời

    Cộng trừ nhân chia của cuộc đời

  • Đời người mỗi ngày mỗi ngắn lại

    Đời người mỗi ngày mỗi ngắn lại

Sự kiện

Lễ tấn hương Giới Đàn Diệu Tâm - Phật Giáo Đồng Nai

Lễ tấn hương Giới Đàn Diệu Tâm - Phật Giáo Đồng Nai

  • Hạnh cúng dường - Trùng tu chùa Vạn Phước Quán Âm - Thành Phố Huế.

    Hạnh cúng dường - Trùng tu chùa Vạn Phước Quán Âm - Thành Phố Huế.

  • Khóa tu mùa hè 2019 tại Tu viện Bát Nhã( Bảo Lộc-Lâm Đồng) - Đêm Tri ân cảm động.

    Khóa tu mùa hè 2019 tại Tu viện Bát Nhã( Bảo Lộc-Lâm Đồng) - Đêm Tri ân cảm động.

Chia Sẻ

Sám Tụng Phật Khánh Đản

Sám Tụng Phật Khánh Đản

  • Chuyện chúng ta

    Chuyện chúng ta

  • 8 Điều nên học trên đời

    8 Điều nên học trên đời

Nhật ký hành trình

Những lời chưa kịp nói ngày hôm ấy

Những lời chưa kịp nói ngày hôm ấy

  • Hoa Vàng Đắk Nông Nở Rộ 2023 - Phố Thị Hoa Vàng (Flowers of Caesalpinia ferrea)

    Hoa Vàng Đắk Nông Nở Rộ 2023 - Phố Thị Hoa Vàng (Flowers of Caesalpinia ferrea)

  • Chương Trình Thiện Nguyện 01.01.2023 tại Gia Lai

    Chương Trình Thiện Nguyện 01.01.2023 tại Gia Lai

  • Trang Chủ
  • Thông Tin
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Nghiên Cứu
  • Media Đất Việt
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Tam Tạng
  • Nghệ Thuật
  • Giáo Dục
  • Hoa Sen Audio
  • Đọc Sách


Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email: thichnhatchieu@gmail.com 
Ghi rõ nguồn www.hoasendatviet.com - Hoa Sen Đất Việt  khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Copyright by Lotus is traditional flower of Vietnam -  www.hoasendatviet.com. Designed by HSĐV