• Trang Chủ
  • Thông Tin
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút - Văn học
    • Tự truyện
    • Nghệ thuật
    • Truyện ngắn
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Nhật ký hành trình
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Giới thiệu sách mới
  • Giáo Dục
    • Thai giáo
    • Thiếu nhi
    • Thanh niên
    • Hôn nhân
    • Kiến thức
    • Phật giáo
    • Gia Đình Phật Tử
  • Nghiên Cứu
    • Lịch sử
    • Phật học
    • Khoa học
    • Văn học
    • Văn hóa
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Máy ảnh - Lens
    • Gia Đình Phật Tử
  • Tam Tạng
    • Kinh
    • Luật
    • Luận
  • Tự Viện
    • Di tích
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Nghệ Thuật
    • Điện ảnh
    • Kiến trúc
    • Hội họa
    • Thư pháp
    • Đồ họa
    • Sân khấu
    • Âm nhạc
  • Pháp Âm
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Khóa tu
    • Audio Phật giáo
    • Video Phật giáo
    • Nhật ký du lịch
  • Media Đất Việt
    • Đất Việt Media
  • Hoa Sen Audio
    • Audio
    • Media Audio
    • Truyện Dài
    • Lời Phật Dạy
  • Đọc Sách
    • Văn Học Phật Giáo
    • Văn Học Dân Gian
    • Văn Học Hiện Đại
    • Văn Học Nước Ngoài
    • Sách Hay
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Thông Tin
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút - Văn học
    • Tự truyện
    • Nghệ thuật
    • Truyện ngắn
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Nhật ký hành trình
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Giới thiệu sách mới
  • Giáo Dục
    • Thai giáo
    • Thiếu nhi
    • Thanh niên
    • Hôn nhân
    • Kiến thức
    • Phật giáo
    • Gia Đình Phật Tử
  • Nghiên Cứu
    • Lịch sử
    • Phật học
    • Khoa học
    • Văn học
    • Văn hóa
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Máy ảnh - Lens
    • Gia Đình Phật Tử
  • Tam Tạng
    • Kinh
    • Luật
    • Luận
  • Tự Viện
    • Di tích
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Nghệ Thuật
    • Điện ảnh
    • Kiến trúc
    • Hội họa
    • Thư pháp
    • Đồ họa
    • Sân khấu
    • Âm nhạc
  • Pháp Âm
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Khóa tu
    • Audio Phật giáo
    • Video Phật giáo
    • Nhật ký du lịch
  • Media Đất Việt
    • Đất Việt Media
  • Hoa Sen Audio
    • Audio
    • Media Audio
    • Truyện Dài
    • Lời Phật Dạy
  • Đọc Sách
    • Văn Học Phật Giáo
    • Văn Học Dân Gian
    • Văn Học Hiện Đại
    • Văn Học Nước Ngoài
    • Sách Hay
  • Trang chủ

  • Văn Hoá

  • Thơ ca

Có một nhà thơ tên Trịnh Công Sơn

Ngày đăng: 23:16:16 04-10-2017 . Xem: 3055
  • Google +
  • Tweet
Người ta vẫn gọi Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ chứ chưa thấy ai gọi anh là nhà thơ, dù anh cũng đã in dăm ba bài thơ lẻ. Cũng có người gọi anh là "người thơ ca" hay "người hát thơ", nghĩa là, anh là người tác hợp giữa thơ và nhạc. Nhưng với tư cách là một nhà thơ, tôi đã khảo sát ca từ của Trịnh Công Sơn, và tôi dám khẳng định rằng, anh chính là một nhà thơ đích thực. 

Cho dù khi sáng tác ca khúc, Trịnh Công Sơn có thể viết lời và nhạc cùng một lúc, hoặc có đoạn lời viết sau khi đã có nhạc, hay trước khi "phổ nhạc" thì mỗi lời ca của anh đều là những bài thơ hoàn chỉnh kể cả về ý, tứ, cấu trúc, ngôn từ và cảm xúc. Mà Trịnh Công Sơn không phải là một nhà thơ bình thường, anh là nhà thơ rất độc đáo ôm chứa tư tưởng nhân sinh và thời cuộc với một thi pháp khá riêng biệt trong thơ Việt. 

Trịnh Công Sơn rất nhuần nhuyễn trong các thể thơ truyền thống như lục bát, đồng dao. Ngay từ lần nghe đầu tiên ca khúc Ở trọ, tôi đã phát hiện ra đấy là một bài thơ lục bát rất tài hoa. Từ cái chuyện ở trọ bình thường trong đời, anh đã đẩy liên tưởng tới cái "cõi tạm" chốn trần gian trong triết lý của Đạo Phật với một cách nói thoải mái, thông minh và hóm. Anh nhìn thấy con chim ở trọ trên cành cây, con cá ở trọ dưới nước, cơn gió ở trọ giữa đất trời, rồi đẩy tới một khái quát bất ngờ: 
 
Trăm năm ở đậu ngàn năm 
Đêm tối ở trọ chung quanh nỗi buồn 

Có những liên tưởng còn bất ngờ hơn khi nói tới vẻ đẹp ở trọ trong thân thể, hay tâm hồn của người nữ: 
 
Môi xinh ở đậu người xinh 
Đi đứng ở trọ đôi chân Thúy Kiều 

Vì thế mà có câu: 
 
Xin cho về trọ gần nhau 
Mai kia dù có ra sao cũng đành 

Và khi con người đã ở trọ vào nhau bằng tình yêu thì dù có phải xa rời cõi tạm, vẫn mãi mãi khăng khít cùng nhau: 
 
Tim em người trọ là tôi 
Mai kia về chốn xa xôi cũng gần 

 
Nhiều bài thơ phỏng theo nhịp đồng dao (bốn chữ) khá thành công nhờ cách lập tứ và chọn từ như Em đi qua chiều, Cũng sẽ chìm trôi (Nhật Nguyệt trên cao - Ta ngồi dưới thấp), nhưng có lẽ Ngụ ngôn mùa đông mới là một bài thơ bốn chữ gây ấn tượng khó phai mờ trong lòng người đọc. Bài thơ nói về "Một người Việt Nam - Đi ra dòng sông - Nhớ về cội nguồn... Đi lên đồi non - Nhớ về cội nguồn" thật tươi đẹp, thật máu thịt, rồi bỗng: 

Một ngày mùa đông 
Trên con đường mòn 
Một chiếc xe tang 
Trái mìn nổ chậm 
Người chết hai lần 
Thịt da nát tan... 

 
Người Việt ấy "trái mìn nổ chậm" của chiến tranh. Cái tứ thơ này không chỉ chia xẻ với cái chết đau thương tang tóc của con người mà còn có sức mạnh tố cáo chiến tranh thật sâu sắc: 

Súng từ thị thành 
Súng từ ruộng làng 
Nổ xé da non 
Phố chợ thật buồn 
Cuộn giây gai chắn 
Chắc mẹ hiền lành 
Rồi cũng tủi thân 

 
Nhịp thơ năm chữ trong thơ Trịnh Công Sơn cũng xuất hiện không ít, và lặng lẽ tuôn chảy trong veo buồn thương, ngơ ngác. Khi thì khao khát hồn nhiên: "Môi nào hãy còn thơm - Cho ta phơi cuộc tình - Tóc nào hãy còn xanh - Cho ta chút hồn nhiên", khi thì hoang vắng, lạnh câm: "Như đồng lúa gặt xong - Như rừng núi bỏ hoang - Người về soi bóng mình - Giữa tường trắng lặng câm", khi thì tuyệt vọng ngậm ngùi: "Không còn, không còn ai - Ta trôi trong cuộc đời - Không chờ, không chờ ai" (Ru ta ngậm ngùi), và có lúc đầy mộng mơ khao khát giữa ưu phiền: "Tôi con chim thanh bình - Mơ được sống hồn nhiên - Như hoa trên đồng xanh - Một sớm kia rất hồng" (Như chim ưu phiền). Nhịp thơ năm chữ vốn rất phổ biến trong đối đáp dân gian, nhưng với Trịnh Công Sơn, nó trở nên lồng lộng, thênh thang và quý phái: 

Người ngỡ đã xa xăm 
Bỗng về quá thênh thang 
Ôi áo xưa lồng lộng 
Đã xô dạt trời chiều 
(Tình nhớ) 

 
Cùng với những ý thơ bất ngờ đến từ vô thức: 

Trăng muôn đời thiếu nợ 
Mà sông không nhớ ra 


Hoặc: 

Cây trưa thu bóng dài 
Và tôi thu bóng tôi 
Tôi thu tôi bé lại 
Làm mưa tan giữa trời... 
(Biết đâu nguồn cội) 

 
Ít thấy nhịp thơ sáu chữ ở Trịnh Công Sơn, nhưng không phải là không có. Câu thơ sáu chữ xuất hiện đan xen trong nhiều bài thơ của anh thường tạo được hiệu quả lạ, như một dấu nhấn của cảm xúc và ý tưởng. Ví dụ như trong bài Nhìn những mùa thu đi, sau mỗi câu năm chữ là câu sáu chữ khá hay: “... Em nghe rầu lên trong nắng... Nghe tên mình vào quên lãng... Tay trơn buồn ôm nuối tiếc”. 

Bài Ru em là một bài thơ lục ngôn từ đầu đến cuối: 

Ru em ngủ những đêm khuya 
Ru em ngủ những âm u 
Ru em cùng những u mê 
Ru em dù đã chia xa... 

 
Nhân nói đến thơ lục ngôn; bỗng nhớ đến một bài thơ nhịp 3 hết sức đặc biệt của Trịnh Công Sơn. Đó là bài Mưa hồng: 

Trời ươm nắng 
Cho mây hồng 
Mây qua mau 
Em nghiêng sầu 
Còn mưa xuống 
Như hôm nào 
Em đến thăm 
Mây âm thầm 
Mang gió lên... 

 
Điều đó nói lên sự đa dạng và tài hoa của Trịnh Công Sơn khi sử dụng thi điệu, bởi thơ nhịp 3 thường tươi vui nhí nhảnh, mà ở đây lại tả cái tâm trạng thương nhớ xa xăm: "Người ngồi xuống/Xin mưa đầy/Trên hai tay/Cơn đau dài”... 
 

Nhịp thơ thất ngôn là một sở trường của Trịnh Công Sơn. Dường như anh thẩm thấu Đường thi, nhưng hơi thở thì đã khác. Những câu thơ bảy chữ vào bài hát của anh rất tự nhiên. Nhiều bài thơ (bài hát) đã mở đầu bằng câu thơ bảy chữ thật nhẹ nhàng như chẳng có một cố ý nào. Có thể dẫn ra nhiều những trường hợp như vậy: “Một đêm bước chân về gác nhỏ”, “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi”, “Trên đời người trổ nhánh hoang vu”, “Người đi quanh thân thế của người”, “Vẫn thấy bên đời còn có em”... 
 
Cũng là thơ thất ngôn, nhưng cách gieo nhiều vần bằng liên tiếp theo cảm hứng âm nhạc, đã khiến cho thơ anh không bị gò ép vào khuôn thước cổ thi, mà thoát ra, phong quang và mềm mại hẳn lên. Có những đoạn thơ chỉ gieo toàn vần bằng: 

Màu nắng hay là màu mắt em 
Mùa thu mưa bay cho tay mềm 
Chiều nghiêng nghiêng bóng nắng qua thềm 
Rồi có hôm nào mây bay lên 
Lùa nắng cho buồn vào tóc em 
Bàn tay xôn xao đón ưu phiền 
Ngày xưa sao lá thu không vàng 
Và nắng chưa vào trong mắt em 

 
Cũng có khi, thơ thất ngôn của anh được gieo vần trắc: 

Em đi biền biệt muôn trùng quá 
Từng cơn gió và từng cơn gió 
Em đi gió lạnh bến xa bờ 
Từng nỗi nhớ trùng trùng nỗi nhớ 

 
Lại có khi thơ thất ngôn được tổ chức theo từng khổ ba câu với những hình ảnh thật đẹp, thật lạ như: "lòng như khăn mới thêu", "lòng như nắng qua đèo", chỉ đọc một lần là bâng khuâng xao xuyến mãi: 

Mười năm xưa đứng bên bờ dậu 
Đường xanh hoa muối bay rì rào 
Có người lòng như khăn mới thêu 
Mười năm sau áo bay đường chiều 
Bàn chân trong phố xa lạ nhiều 
Có người lòng như nắng qua đèo 

 
Các thi ảnh vừa tươi mới vừa lạ lùng cứ nối tiếp nhau hiện lên trong thơ Trịnh Công Sơn để đẩy tứ thơ đến tận cùng bất ngờ: “Có một dòng sông đã qua đời". Tại sao dòng sông lại qua đời? Phải chăng, đấy chính là dòng sông biểu tượng cho tình yêu đã cạn! 
 

Trịnh Công Sơn thuộc thế hệ những người mê đắm Thơ Mới, và thể thơ tám chữ mà các thi sĩ của phong trào Thơ Mới đã có công cải hóa và Việt hóa từ thơ Pháp có một nhịp điệu dễ mê hoặc lòng người. Trịnh Công Sơn tiếp thu nhịp điệu này, và chính âm nhạc đã thêm một lần nữa làm thơ tám chữ: 

Một lần chợt nghe quê quán tôi xưa 
Giọng người gọi tôi nghe (tiếng) rất nhu mì 
Lòng thật bình yên mà sao buồn thế 
Giật mình nhìn tôi ngồi hát bao giờ 
(Bên đời hiu quạnh) 


Hoặc dùng lại đúng cái nhịp Thơ Mới vẫn thường dùng, nhưng tinh thần thì đã khác: 

Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng 
Lá mùa thu rơi rụng giữa mùa đông 
Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng 
Em là tôi và tôi cũng là em 
(Tôi ơi đừng tuyệt vọng) 

 
Một thi sĩ với rất nhiều cung bậc trong điệu nhạc tâm hồn, Trịnh Công Sơn thả sức bay lượn trong các nhịp thơ tự do đầy phóng túng. Những câu thơ dài ngắn khác nhau cứ tung tẩy trong các bài thơ tự do của anh. Khi thì triết lý: "Tình yêu như trái phá con tim mù lòa", khi thì lộng lẫy: "Gọi nắng trên vai em gầy đường xa áo bay", khi thì trùng điệp: "Bốn mùa thay lá thay hoa thay mãi đời ta", "Rừng núi dang tay nối liền biển xa - Ta đi, vòng tay lớn mãi để nối sơn hà", khi thì gập ghềnh mệt mỏi: "Ngựa buông vó/ Người đi chùng chân đã bao lần/ Nửa đêm đó/ Lời ca dạ lan như ngại ngùng/ Vùng u tối/ Loài sâu hát lên khúc ca cuối cùng", và có khi nhịp điệu trôi xa như sông bỗng quay về gần gũi như mưa: 

Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ 
Ôi những dòng sông nhỏ 
Lời hẹn thề là những cơn mưa 

 
Dù là phóng túng trong thơ tự do, nhưng vần điệu và ý tưởng lạ và đẹp ở thơ anh giống như chiếc neo thuyền, neo vào lòng người để nó chẳng bao giờ trôi đi vô vọng. 
 
Có lẽ Trịnh Công Sơn là nhà thơ được người ta thuộc nhiều nhất. Điều đó không lạ, bởi thơ anh luôn có sự truyền tải diệu vợi bằng âm nhạc của chính anh. Nhưng cũng có thể nói ngược lại, âm nhạc của Trịnh Công Sơn luôn được thơ nâng cánh. Trong ca từ của anh có rất nhiều những câu thơ thật hay như: 

- Sống trong đời sống cần có một tấm lòng 
Để làm gì em, biết không? 
Để gió cuốn đi! 


- Mây che trên đầu và nắng trên vai 
Đôi chân ta đi sông còn ở lại 
Con tinh yêu thương vô tình chợt gọi 
Lại thấy trong ta hiện bóng con người 

- Chiều nay em ra phố về 
Thấy đời mình là những quán không 
Bàn im hơi bên ghế ngồi 
Ngày đi đêm tới đã vắng bóng người 

- Bàn chân ai rất nhẹ 
Tựa hồn những năm xưa 


- Áo xưa dù nhầu cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau 

- Mẹ là nước chứa chan 
Trôi giùm con phiền muộn 
Cho đời mãi trong lành 
Mẹ chìm dưới gian nan 

- Hà Nội mùa thu 
Cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ 
Nằm kề bên nhau 
Phố xưa nhà cổ mái ngói thâm nâu 
... 
Nhớ đến một người để nhớ mọi người... 

 
Có một tập ca khúc thời trẻ của Trịnh Công Sơn mang tên là Kinh Việt Nam. Phải chăng, trong sâu thẳm lòng mình, anh khao khát sáng tạo ra những bài kinh cầu cho dân tộc, cho tình yêu và cho thân phận? Đây chính là bài kinh cầu bên bờ vực linh hồn cần được cứu rỗi. Những bài kinh ấy chính là những bài thơ còn lại của Trịnh Công Sơn với một niềm yêu tin "gần như là tuyệt vọng" đã vượt lên số phận chia sẻ với đương thời và hậu thế, đấy là lòng tin vào con người khởi nguồn từ dòng cảm xúc tự nhiên, vượt qua cả tôn giáo và định kiến, bởi vì hương thơm đã sẵn đốt trong hồn (chữ của Chế Lan Viên). Cũng với một lòng tin như vậy, tôi xin mạn phép đổi một chữ trong câu thơ của anh để tạm kết thúc bài viết này: 
 
Ngày sau sỏi đá cũng cần có THƠ !
Nguyễn Trọng Tạo
 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiểu sử nhạc sĩ Trịnh Công Sơn


Trịnh Công Sơn sinh ngày 28/2/1939 tại Ðắc Lắc, quê quán ở Huế, sống tại Sài Gòn, là cựu học sinh trường Jean Jacques Rousseau (Sài Gòn), đã sáng tác hơn 500 ca khúc. 



Bản nhạc đầu tiên của ông là Ướt Mi, do nhà xuất bản An Phú in năm 1959 ở Sài Gòn. 

Bài Diễm Xưa, do Khánh Ly hát, đã trở thành top-hit ở Nhật năm 1970. Bài Ngủ Ði Con, trong tập Ca Khúc Da Vàng năm 1972, lên hàng top-hit, thưởng Giải Ðĩa Vàng của Nhật, và đã bán hơn 2 triệu đĩa nhạc ở Nhật. 

Trịnh Công Sơn có tên trong bản Tự Ðiển Bách Khoa Pháp "Encyclopédie de tous les pays du monde" (Coll. Les Millions). 

Nhạc si đã mang nhiều chứng bệnh nan y từ lâu. Hôm mùng 2 Tết Tân Tỵ (âm lịch), ông bị té, được gia đình chở vào bệnh viện. Tới trước ngày sinh nhật (28/2) một tháng, ông khỏe lại, được đưa về nhà. Nhưng lúc đó chân phải của ông đã hoàn toàn bị hỏng, phải ngồi xe lăn, chờ ngày thay chân giả. 

Hôm sinh nhật có vui sinh nhật với gia đình, sau đó ông được đưa vào bệnh viện khám tổng quát lại, chờ kết quả. Trước ngày từ trần hai ngày, ông bị hôn mê, được đưa vào Phòng Cấp Cứu Bệnh Viện Chợ Rẫy; hôm sau ông tỉnh dậy, mở mắt nhìn nhưng không nói gì, và hôm sau nữa thì ra đi. Bệnh lý thì rất nhỉu: tiểu đường, gan, mật... 

Ông mất lúc 12:45 ngày Chủ Nhật 1/4/2001 tại Bệnh Viện Chợ Rẫy, Sài Gòn, sẽ được an táng theo nghi thức Phật Giáo vào Thứ Tư 4/4; ông có pháp danh là Nguyên Thọ. Ông sẽ được an nghỉ ở Nghĩa Trang Gò Dưa, Sài Gòn, chôn kế mộ mẹ của ông. 

Hiện thời, các ký giả ngoại quốc và Việt Nam, và dân chúng đang tụ tập đông đảo trước nơi ông đang liệm, nhà riêng ở số 47C đường Phạm Ngọc Thạch (Duy Tân cũ), Sài Gòn. 

Ca sĩ Khánh Ly, người có giọng ca gắn liền với nhạc của Trịnh Công Sơn, hôm Chủ Nhật đã được nhiều đài phát thanh phỏng vấn về cái chết của nhạc sĩ - trong đó có đài BBC từ Anh Quốc, các đài NHK và TBS từ Nhật Bản. 

Từ nhà riêng ở Quận Los Angeles, ca sĩ Khánh Ly đã nói qua các làn sóng phát thanh trên, có đoạn như sau: "Ông Trịnh Công Sơn không của riêng ai. Ông là của tất cả mọi người Ông yêu dân tộc và quê hương. Việc ông ở lại và nằm xuống trên quê hương là điều đúng. Từ ông, tôi đã thành danh, và quan trọng hơn là, thành nhân. Sống cùng tên tuổi ông gần 40 năm với những lời ông dặn bảo phải sống giữa đời với một tấm lòng, và sống với người bằng sự tử tế. Ông là một nửa đời sống của tôi".
Chia Sẻ
  • Google +
  • Tweet
Các Tin Khác
  • Chút tình thôi - HT Thích Thái Hòa

    Chút tình thôi - HT Thích Thái Hòa

  • Bên suối vắng trời cao trăng lồng lộng, kiếp phù sinh còn nặng bước chân trần…

    Bên suối vắng trời cao trăng lồng lộng, kiếp phù sinh còn nặng bước chân trần…

  • Thế Giới Buồn

    Thế Giới Buồn

  • Bình thơ: Ra Đời - Nhật Chiếu

    Bình thơ: Ra Đời - Nhật Chiếu

  • Một chữ duyên

    Một chữ duyên

Tự truyện

Tìm về cuộc sống bình an

Tìm về cuộc sống bình an

  • Lời tự thuật của Thi sĩ HỮU LOAN, tác giả

    Lời tự thuật của Thi sĩ HỮU LOAN, tác giả "MÀU TÍM HOA SIM"

  • Làm chủ bản thân mình: Gió lớn không lay chuyển được núi

    Làm chủ bản thân mình: Gió lớn không lay chuyển được núi

Truyện ngắn

Truyện cổ tích Tấm Cám

Truyện cổ tích Tấm Cám

  • Hạt cơm cúng Phật - Truyện ngắn của Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh

    Hạt cơm cúng Phật - Truyện ngắn của Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh

  • Không duyên phận cũng là định mệnh - Truyện ngắn

    Không duyên phận cũng là định mệnh - Truyện ngắn

Tùy bút - Văn học

Bóng Núi, Dáng Xưa

Bóng Núi, Dáng Xưa

  • Bước ngoặt nhiệm mầu

    Bước ngoặt nhiệm mầu

  • Nắng mưa mặc đời

    Nắng mưa mặc đời

Nghệ thuật

Đừng vội lập gia đình sớm

Đừng vội lập gia đình sớm

  • 9 kỹ năng quan trọng trong nghệ thuât giao tiếp

    9 kỹ năng quan trọng trong nghệ thuât giao tiếp

  • Sắc đẹp hoa sen

    Sắc đẹp hoa sen

Thơ ca

Chút tình thôi - HT Thích Thái Hòa

Chút tình thôi - HT Thích Thái Hòa

  • Bên suối vắng trời cao trăng lồng lộng, kiếp phù sinh còn nặng bước chân trần…

    Bên suối vắng trời cao trăng lồng lộng, kiếp phù sinh còn nặng bước chân trần…

  • Thế Giới Buồn

    Thế Giới Buồn

Ẩm thực Phật Giáo

Bánh sa-kê: Một món khai vị thuần chay

Bánh sa-kê: Một món khai vị thuần chay

  • Ăn chay có giảm được ung thư?

    Ăn chay có giảm được ung thư?

  • Ẩm thực chay, nét văn hóa của người Việt

    Ẩm thực chay, nét văn hóa của người Việt

Nghi lễ - tập tục

MC dẫn chương trình Vu Lan Báo Hiếu

MC dẫn chương trình Vu Lan Báo Hiếu

  • Ngày Cá tháng Tư: Ai mới là kẻ ngốc?

    Ngày Cá tháng Tư: Ai mới là kẻ ngốc?

  • Phim Toàn Bộ Tang Lễ Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ - GHPGVNTN

    Phim Toàn Bộ Tang Lễ Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ - GHPGVNTN

  • Trang Chủ
  • Thông Tin
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Nghiên Cứu
  • Media Đất Việt
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Tam Tạng
  • Nghệ Thuật
  • Giáo Dục
  • Hoa Sen Audio
  • Đọc Sách


Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email: thichnhatchieu@gmail.com 
Ghi rõ nguồn www.hoasendatviet.com - Hoa Sen Đất Việt  khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Copyright by Lotus is traditional flower of Vietnam -  www.hoasendatviet.com. Designed by HSĐV