Chỉ là cái móc áo
Ngày đăng: 12:07:55 31-03-2015 . Xem: 7506
- Chư Phật, chư Bồ Tát, chư vị Tổ Sư đều có hiển thị thần thông. Nay tại sao bảo trụ vào thần thông và các trò quái dị là sai chệch bản chất của pháp môn?
- Nó chỉ là cái móc để móc cái áo choàng “chánh niệm, tỉnh giác, vô ngã, vô trụ tướng, thể nhập tánh”.
- Tại sao gọi thế?
- Như có đứa bé kia học toán “cộng” ở trường. Cô giáo cho đề bài: “Em có một cái kẹo. Mẹ em cho em hai cái nữa. Hỏi em được mấy cái?” Này Cỏ May, ông nghĩ sao? Vấn đề của đứa bé là học được phép “cộng” để sau này ứng dụng vào cuộc sống, hay là trụ vào hình thức và chất lượng các viên kẹo?
- Biết làm toán cộng mới là mục đích của nó.
- Cũng thế pháp môn “Vô ngã, thể nhập tánh” mới là bản chất vấn đề.
- Có phải vì thế mà gọi là xa rời được tâm phân biệt của nhị nguyên?
- Đúng vậy, biết làm toán cộng thì chỉ có một, nên gọi là nhất nguyên hay bất nhị. Còn trụ vào kẹo thì có vô lượng vô biên màu sắc, hình thức và phẩm chất. Do đó sinh tâm phân biệt và đấu tranh vì cho rằng kẹo mình giá trị hơn kẹo của người khác! . . . Cũng thế, pháp “Vô ngã, thể nhập tánh” của Như Lai là bình đẳng vì duy nhất “một”, còn trụ vào phương tiện hữu tướng sẽ sinh tâm phân biệt đấu tranh.
- Có phải vì thế mà nảy sinh vấn đề duy danh hữu tướng?
- Đúng vậy. Nếu bây giờ có người thay “kẹo” bằng “Máy vi tính hay các thiết bị hiện đại”. Thế nào Cỏ May! Ông có cho rằng đề toán có tính khoa học?
- Không phải vậy.
- Nếu bây giờ có người thay “kẹo” bằng “nước mắm” hay “áo tứ thân”. Thế nào Cỏ May! Ông có cho rằng đề toán có tính dân tộc?
- Không phải vậy.
- Nếu bay giờ có người thay “kẹo” bằng “Tượng” hay “sách viết về Phật đạo”. Thế nào Cỏ May! Ông có cho rằng đề toán là chánh giáo?
- Không phải vậy.
- Nếu bây giờ có người thay “kẹo” bằng “Tượng” hay sách viết về các pháp tu khác”. Thế nào Cỏ May! Ông có cho rằng đề toán là tà đạo?
- Không phải vậy.
- Này Cỏ May! Trụ vào các pháp phương tiện thì cũng “không phải vậy!.
- Vậy thế nào là phương tiện thiện xảo/
- Bây giờ giả dụ, đứa bé học toán cộng kia, đã trưởng thành. Nó làm nghề dạy học và lại dạy toán cộng. Thế nào Cỏ May! Ông có cho việc thay đổi đề bài không dùng kẹo nữa mà dùng bánh hay các vật khác là sai với chánh giáo?
- Không phải vậy.
- Thế nào Cỏ May! Ông có cho việc không thay đổi đề bài lúc nào cũng phải dùng “kẹo” mới học được phép cộng?
- Không phải vậy.
- Dụng phương tiện thiện xảo cũng như vậy.
- Mô Phật! . . . Đó có phải là “. . . ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”?
- Hôm nay trời quang, núi không sa mù. Đi dạo thôi!
- Nó chỉ là cái móc để móc cái áo choàng “chánh niệm, tỉnh giác, vô ngã, vô trụ tướng, thể nhập tánh”.
- Tại sao gọi thế?
- Như có đứa bé kia học toán “cộng” ở trường. Cô giáo cho đề bài: “Em có một cái kẹo. Mẹ em cho em hai cái nữa. Hỏi em được mấy cái?” Này Cỏ May, ông nghĩ sao? Vấn đề của đứa bé là học được phép “cộng” để sau này ứng dụng vào cuộc sống, hay là trụ vào hình thức và chất lượng các viên kẹo?
- Biết làm toán cộng mới là mục đích của nó.
- Cũng thế pháp môn “Vô ngã, thể nhập tánh” mới là bản chất vấn đề.
- Có phải vì thế mà gọi là xa rời được tâm phân biệt của nhị nguyên?
- Đúng vậy, biết làm toán cộng thì chỉ có một, nên gọi là nhất nguyên hay bất nhị. Còn trụ vào kẹo thì có vô lượng vô biên màu sắc, hình thức và phẩm chất. Do đó sinh tâm phân biệt và đấu tranh vì cho rằng kẹo mình giá trị hơn kẹo của người khác! . . . Cũng thế, pháp “Vô ngã, thể nhập tánh” của Như Lai là bình đẳng vì duy nhất “một”, còn trụ vào phương tiện hữu tướng sẽ sinh tâm phân biệt đấu tranh.
- Có phải vì thế mà nảy sinh vấn đề duy danh hữu tướng?
- Đúng vậy. Nếu bây giờ có người thay “kẹo” bằng “Máy vi tính hay các thiết bị hiện đại”. Thế nào Cỏ May! Ông có cho rằng đề toán có tính khoa học?
- Không phải vậy.
- Nếu bây giờ có người thay “kẹo” bằng “nước mắm” hay “áo tứ thân”. Thế nào Cỏ May! Ông có cho rằng đề toán có tính dân tộc?
- Không phải vậy.
- Nếu bay giờ có người thay “kẹo” bằng “Tượng” hay “sách viết về Phật đạo”. Thế nào Cỏ May! Ông có cho rằng đề toán là chánh giáo?
- Không phải vậy.
- Nếu bây giờ có người thay “kẹo” bằng “Tượng” hay sách viết về các pháp tu khác”. Thế nào Cỏ May! Ông có cho rằng đề toán là tà đạo?
- Không phải vậy.
- Này Cỏ May! Trụ vào các pháp phương tiện thì cũng “không phải vậy!.
- Vậy thế nào là phương tiện thiện xảo/
- Bây giờ giả dụ, đứa bé học toán cộng kia, đã trưởng thành. Nó làm nghề dạy học và lại dạy toán cộng. Thế nào Cỏ May! Ông có cho việc thay đổi đề bài không dùng kẹo nữa mà dùng bánh hay các vật khác là sai với chánh giáo?
- Không phải vậy.
- Thế nào Cỏ May! Ông có cho việc không thay đổi đề bài lúc nào cũng phải dùng “kẹo” mới học được phép cộng?
- Không phải vậy.
- Dụng phương tiện thiện xảo cũng như vậy.
- Mô Phật! . . . Đó có phải là “. . . ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”?
- Hôm nay trời quang, núi không sa mù. Đi dạo thôi!
(Người Hát Rong)
Các Tin Khác