Gửi em
Có thể duyên đó đến trong giây lát rồi biến mất và cũng có thể duyên đó tồn tại mãi mãi đến kiếp sau vì trong duyên đó còn có nợ. Nhưng còn nợ của duyên thì phải trả, không trả thì còn nghiệp mà còn nghiệp thì không thể giải thoát.
>> Mưa không ướt áo
>> Rồi có lúc ta thôi chờ đợi
Gửi em...
Em hôm nọ kể với anh là em sẽ đi lễ chùa. Anh biết thường là ai đi chùa cũng sẽ cầu sức khoẻ, tài vận, và tình duyên. Nhưng đó có thể chỉ là văn hoá lễ chùa của cộng đồng, nhưng nếu như em hiểu kĩ về trong phật giáo thì Phật sẽ dạy rằng, sức khoẻ, tình duyên, tài vận, không phụ thuộc vào cầu xin, xám hối, hay nhờ tới của phật cầu may mắn. Tất cả đều dựa vào điểm tu, và số mệnh của từng con người. Sống tích đức thì mọi thứ sẽ thuận theo luật nhân quả mà đáp trả lại. Nợ trả nợ, duyên trả duyên, tiền tài, sức khoẻ tự nhiên hưng thịnh.
Người ta thường nói có nợ mới có duyên, đúng như vậy, duyên đến như một sự nhân quả, đến để trả nợ cho nhau.
Theo luật luân hồi, duyên sẽ tồn tại, nhân - quả - ân - oán đời trước sẽ theo duyên này đến đời sau. Trong đạo Phật thì kiếp trước và kiếp này hay quá khứ của kiếp này là một chứ không phải là 1 nghiệp cảnh khác nhau, một sự chuyển đổi, hoán đổi và liên tục từ cảnh giới này sang cảnh giới khác nhưng nghiệp lực không thay đổi. Em hãy hiểu như 1 cốt truyện nhưng lại nhiều thực cảnh khác nhau.
Hai người yêu thương nhau, hạnh phúc vô cùng, nhưng bỗng nhiên lại có thêm người khác bên ngoài xen vào trong cuộc tình đó. Đó là nhân quả của duyên và nợ. Điều này bây giờ thì bị xã hội lên án, phán xét đạo lý làm người, u ám nặng nề tại tâm. Phật giáo thì xem đó như là món nợ mà người đó phải trả, hoặc chính họ tạo ra một nghiệp mới (nợ). Cho nên khi con người ta đã hết yêu thì không nên cố chấp, hãy nghĩ đó là một cái nghiệp, một cái nợ phải trả, khi đã trả xong thì phải đi trả một cái nợ mới.
Đến với đạo Phật, phải biến chuyển đổi tình cảm và nợ duyên đó thành phước lành giúp cho mình tỉnh táo trong việc phụng sự Phật pháp mới mong được giải thoát nợ duyên. Để hướng đến cuộc sống an lạc, hạnh phúc ngay tại đời này.
Còn đối với những người không thấm nhuần giáo lý của Phật thì xem nó như là một trò chơi tình ái và dục vọng, vì vậy mà nghiệp vẫn còn, và tự chuốc lấy khổ đau, khi gia đình ly tán, ghen tuông, kiện tụng đeo đẳng....Và do vậy, luân hồi duyên và nợ. Trả hết nợ này nhưng lại tạo nghiệp mới, cứ lặp đi lặp lại
Trong cuộc sống thường ngày có rất nhiều thắc mắc khó lý giải trong tình yêu và tình cảm. Tất cả là vì nợ - duyên vẫn còn, đó là nghiệp của mình tạo ra ở kiếp trước nên mình phải trả. Là người con Phật phải biết tu tập lấy tâm từ bi hóa giải nghiệp chướng đó mới mong thoát khỏi luân hồi duyên nợ, đó mới là trách nhiệm của người hiểu đạo Phật!
Có thể duyên đó đến trong giây lát rồi biến mất và cũng có thể duyên đó tồn tại mãi mãi đến kiếp sau vì trong duyên đó còn có nợ. Nhưng còn nợ của duyên thì phải trả, không trả thì còn nghiệp mà còn nghiệp thì không thể giải thoát.
Em nhớ nhé đi lễ chùa không phải để cầu tiền bạc, sức khoẻ hay là tình duyên. Đi lễ Phật là cầu phật ban cho trí tuệ để giác ngộ, có trí tuệ và giác ngộ được đạo phật thì sẽ không cần cầu mà có. Bởi hạnh phúc, tiền tài, sức khoẻ là những thứ mà con người có thể tự tạo ra được. Con người chỉ không thể đoán được số mệnh (sống chết) của mình, còn con người có thể lựa chọn cách để tạo ra hạnh phúc, tiền tài, và sức khoẻ. Còn trí tuệ giác ngộ thì con người không thể tự tạo ra được, có học tập, nâng cao trí tuệ cũng không thể thay đổi được. Trí tuệ giác ngộ mà phật ban cho là sự thoải mái trong tâm, an lành, và tĩnh. Từ đó con người sẽ tự nhìn ra được lối đi của riêng mình.
Nam mô a di đà phật...
Sưu Tầm