• Trang Chủ
  • Thông Tin
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút - Văn học
    • Tự truyện
    • Nghệ thuật
    • Truyện ngắn
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Nhật ký hành trình
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Giới thiệu sách mới
  • Giáo Dục
    • Thai giáo
    • Thiếu nhi
    • Thanh niên
    • Hôn nhân
    • Kiến thức
    • Phật giáo
    • Gia Đình Phật Tử
  • Nghiên Cứu
    • Lịch sử
    • Phật học
    • Khoa học
    • Văn học
    • Văn hóa
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Máy ảnh - Lens
    • Gia Đình Phật Tử
  • Tam Tạng
    • Kinh
    • Luật
    • Luận
  • Tự Viện
    • Di tích
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Nghệ Thuật
    • Điện ảnh
    • Kiến trúc
    • Hội họa
    • Thư pháp
    • Đồ họa
    • Sân khấu
    • Âm nhạc
  • Pháp Âm
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Khóa tu
    • Audio Phật giáo
    • Video Phật giáo
    • Nhật ký du lịch
  • Media Đất Việt
    • Đất Việt Media
  • Hoa Sen Audio
    • Audio
    • Media Audio
    • Truyện Dài
    • Lời Phật Dạy
  • Đọc Sách
    • Văn Học Phật Giáo
    • Văn Học Dân Gian
    • Văn Học Hiện Đại
    • Văn Học Nước Ngoài
    • Sách Hay
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Thông Tin
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút - Văn học
    • Tự truyện
    • Nghệ thuật
    • Truyện ngắn
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Nhật ký hành trình
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Giới thiệu sách mới
  • Giáo Dục
    • Thai giáo
    • Thiếu nhi
    • Thanh niên
    • Hôn nhân
    • Kiến thức
    • Phật giáo
    • Gia Đình Phật Tử
  • Nghiên Cứu
    • Lịch sử
    • Phật học
    • Khoa học
    • Văn học
    • Văn hóa
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Máy ảnh - Lens
    • Gia Đình Phật Tử
  • Tam Tạng
    • Kinh
    • Luật
    • Luận
  • Tự Viện
    • Di tích
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Nghệ Thuật
    • Điện ảnh
    • Kiến trúc
    • Hội họa
    • Thư pháp
    • Đồ họa
    • Sân khấu
    • Âm nhạc
  • Pháp Âm
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Khóa tu
    • Audio Phật giáo
    • Video Phật giáo
    • Nhật ký du lịch
  • Media Đất Việt
    • Đất Việt Media
  • Hoa Sen Audio
    • Audio
    • Media Audio
    • Truyện Dài
    • Lời Phật Dạy
  • Đọc Sách
    • Văn Học Phật Giáo
    • Văn Học Dân Gian
    • Văn Học Hiện Đại
    • Văn Học Nước Ngoài
    • Sách Hay
  • Trang chủ

  • Văn Hoá

  • Tùy bút - Văn học

Ngày sinh thật ý nghĩa

Ngày đăng: 10:04:19 10-06-2015 . Xem: 4049
  • Google +
  • Tweet
HCTA - Trong khi con người giữa trần đời đang lừa dối chính mình, lừa dối người để được hưởng thụ thỏa mãn những cảm giác tầm thường, thì nơi đây vẫn còn những người tự giác nhận rõ lỗi lầm, tự thú trước tòa án lương tâm của chính mình, phát nguyện từ nay tu tập chuyển hóa thân tâm mình.

>> Hoa Khế
>> Cái nhìn mùa xuân
>> Hoa Xuyến Chi

Thời thiền tọa 7 giờ sáng kết thúc, tôi choàng mở mắt, rồi xoa bóp chân tay. Tôi ngồi thiền trong cốc, trước mặt là cửa lớn nhìn ra khu vườn cây xanh mát. Hôm nay vừa xả thiền tôi đặc biệt chú ý đến người đàn bà ngoài năm mươi quấn chiếc sari trắng, vẫn đang tiếp tục trong tư thế thiền định, đôi mắt nhắm nghiền.

Sau thời thiền tọa buổi sáng, các thiền sinh trong tu viện lau dọn phòng ốc, quét tước trước sau khuôn viên, vệ sinh cá nhân. Mặc ai làm gì thì làm người phụ nữ vẫn ngồi yên.

Tôi thầm nghĩ, có lẽ thiền sinh này mới vào khóa tu hôm nay.

Mười một giờ trưa, các thiền sinh lần lượt xếp hàng vào nhà ăn thọ thực, cô đứng dậy bước chầm chậm thiền hành không để ý đến người xung quanh.

Chúng tôi dùng trưa xong về lại liêu chuẩn bị vào giờ tọa thiền trưa. Người phụ nữ cũng sửa lại y phục rồi xếp chân bán già nhắm mắt tĩnh lặng.

Theo thời khóa tu viện, từ thời gian này trở đi, các thiền sinh liên tục hành thiền trong hai tư thế, tọa thiền và thiền hành luân phiên nhau.

Mấy hôm nay bên khu vực tu dành cho chư Ni và cư sĩ nữ, nhiều người đến xin tu, có vị ở lâu hơn cả tháng thế nên không còn phòng trống nữa. Dãy liêu cốc dành người ngoại quốc cũng liên tục có người đến ở tu. Khuya này cốc bên cạnh, cô sinh viên người Belarusia vừa mới ra khóa nên còn trống, tôi đến nói nhỏ với người phụ nữ: “Cốc số 4 dãy thiền sinh nước ngoài còn trống, nếu cô mỏi mệt có thể vào đó nghỉ chốc lát.” Cô chắp tay cảm ơn.

Đến tối khoảng sáu giờ kém, trước khi vào tụng thời kinh cầu nguyện buổi tối, người phụ nữ rón rén đến trước cốc tôi đảnh lễ và chào ra về.

Tôi mỉm cười hoan hỷ đáp lễ và tụng kinh chúc phúc cho cô.

Tôi hỏi cô có khỏe không vì thấy cô tu chăm chỉ một ngày, không dùng trưa, không nghỉ ngơi chi hết. Cô cũng nhỏ nhẹ cho biết, hôm nay là ngày sinh nhật của cô, tuy đang làm việc trong một công ty, cô xin nghỉ một ngày và từ sáng sớm cô đón xe buýt đi 40 cây số từ trung tâm thành phố đến nơi làng quê yên tĩnh này để tu tập. Cô bảo:

“[I]Mẹ con đã mất cách đây mười năm. Lúc mẹ còn sống, ngày sinh nhật của con rất vui, có mẹ, người thân và nhiều bạn bè đến chung vui. Từ lúc mẹ con mất đến nay, cứ mỗi lần sinh nhật con không tổ chức tiệc vui gì nữa mà chỉ dành một ngày tu tập tĩnh lặng để cầu nguyện cho cha mẹ, và học hỏi Phật pháp. Trung tâm này là ngôi nhà thứ hai của con. Con vẫn thường về đây chuyên tâm tu tập mỗi khi có dịp nghỉ lễ[/I]”.

Tôi thật sự cảm động khi nghe câu chuyện người thật việc thật như thế. Thật là một người con ngoan, có hiếu nghĩa với cha mẹ! Thật là một người có hạnh đức tốt khó tìm trong đời!

Trong khi con người trên thế giới đang bất an, căng thẳng vì tranh giành quyền lực, vật chất, thì nơi đây vẫn còn có những con người đang trở về với chính mình, quyết làm chủ chính mình, không cần làm chủ vật chất quyền uy.

Trong khi nhân loại đang để cho cuồng phong sân giận chiếm lĩnh thân tâm mình, để rồi hận thù xâu xé tàn hại nhau, thì nơi đây vẫn còn có những con người điềm nhiên quán chiếu nhân duyên đến đi tan hợp, đang ngẫm suy vòng nhân quả chưa từng sai chạy, mở rộng lòng cảm thông thương yêu đến muôn người và vật.

Trong khi nhân loại đang mê mải cuộc vui, tham đắm hương vị khoái lạc trần gian, chạy theo cái bóng của họ, thì nơi đây vẫn còn có những con người làm chủ được cảm xúc, đã ruồng bỏ những sắc hương vị tạm bợ, đã tìm thấy được vị Phật trong họ, đã bắt đầu nếm được hương vị an lạc của Chánh pháp.

Trong khi con người giữa trần đời đang lừa dối chính mình, lừa dối người để được hưởng thụ thỏa mãn những cảm giác tầm thường, thì nơi đây vẫn còn những người tự giác nhận rõ lỗi lầm, tự thú trước tòa án lương tâm của chính mình, phát nguyện từ nay tu tập chuyển hóa thân tâm mình.

Trong khi con người giữa trần đời còn ích kỷ, nhỏ nhen, chỉ biết chính mình, những thứ thuộc sở hữu của mình thì nơi đây vẫn còn có những con người bao dung, cởi mở chia sẻ những gì mình có được cho mọi người, thấy mọi thứ trong thế giới này thật vô thường, phù du, không có gì là ta, là của ta nữa.

Trong khi tiếng khóc than trong nhân thế vẫn còn vẳng lại mỗi đêm thì nơi đây, sự an bình tĩnh tại lan tỏa trong từng hơi thở của những con người đang miệt mài thực tập trở về với chính mình.

Ngày sinh nhật - ấy là ngày mình xé bụng mẹ tìm đến với cõi đời bọt bóng này. Ấy là ngày mình ghi tên sự có mặt của mình trong trần đời. Ấy là ngày mình bắt đầu nếm phải cái nóng lạnh của thế giới bên ngoài. Trong ngày này quả thật có ý nghĩa nếu chúng ta biết ngồi lại quán chiếu lại giờ khắc trước ngày nay ta đang ở đâu? Ta là ai? Tại sao ta đến cõi đời này? Tại sao ta không ghé lại bụng của một người mẹ hàng xóm mà phải là vào bụng mẹ ta?... Hãy quán chiếu thật kỹ để thấy rằng, ta đến với thế giới này là do nhiều nhân duyên kết hợp. Và rồi có một ngày như những người thân, những người không quen biết kia từ bỏ thế giới này ra đi, họ đi đâu vậy?

Ngày sinh nhật ấy là ngày nhắc ta công ơn của cha của mẹ nắn tạo nên hình hài này. Ấy là ngày nhắc chúng ta biết ơn thế giới xung quanh tạo mọi nhân duyên để chúng ta hình thành nhân cách này, suy nghĩ này, ý chí này, cuộc sống này của chúng ta.

Ngày sinh nhật đánh dấu một lần nữa chúng ta trở lại cõi người này. Trong vô lượng kiếp luân hồi, chúng ta đã biết bao lần hiện hữu rồi biến mất. Viếng thăm hồng trần lần này dù là 50-70 năm, chúng ta sẽ làm gì đây để sự hiện hữu này thật ý nghĩa cho mình và cho người.

Ngày sinh nhật đến nhắc chúng ta đã trải qua thêm một tuổi trên cuộc đời này. Chúng ta hãy làm cuộc thống kê buồn vui, việc tốt việc xấu ảnh hưởng từ thân miệng ý của chúng ta. Những bài học nào chúng ta nên phát huy, những lỗi lầm nào chúng ta nên tránh ngừa.

Ngày sinh nhật nhắc chúng ta trở về với thực tại. Quá khứ đã đi qua, không níu kéo được. Tương lai chắc chắn sẽ đến dẫu không cầu mong chờ đợi. Chỉ nên trân trọng khoảnh khắc hiện tại trở về với chính mình, với cuộc sống trước mắt, mang niềm vui lợi ích đến với người với mình.  

Mười năm nay, người phụ nữ ấy không có những lễ sinh nhật cùng bạn bè hát hò chúc tụng, không thổi đèn cầy, không cắt bánh kem, không đòi hỏi người thân nhớ đến ngày sinh nhật của mình hay tặng cho mình những món quà… nhưng cô đã có những lễ sinh nhật thật ý nghĩa cho riêng mình và vô hình chung cho cả mọi người trên thế giới này.

Thật đáng trân trọng và đáng học hỏi lắm thay.
Thường Nguyễn
Chia Sẻ
  • Google +
  • Tweet
Các Tin Khác
  • Bóng Núi, Dáng Xưa

    Bóng Núi, Dáng Xưa

  • Bước ngoặt nhiệm mầu

    Bước ngoặt nhiệm mầu

  • Nắng mưa mặc đời

    Nắng mưa mặc đời

  • Đời người dài bao lâu

    Đời người dài bao lâu

  • Đi đường xa - Viết cho những ngày nạn dịch

    Đi đường xa - Viết cho những ngày nạn dịch

Tự truyện

Tìm về cuộc sống bình an

Tìm về cuộc sống bình an

  • Lời tự thuật của Thi sĩ HỮU LOAN, tác giả

    Lời tự thuật của Thi sĩ HỮU LOAN, tác giả "MÀU TÍM HOA SIM"

  • Làm chủ bản thân mình: Gió lớn không lay chuyển được núi

    Làm chủ bản thân mình: Gió lớn không lay chuyển được núi

Truyện ngắn

Truyện cổ tích Tấm Cám

Truyện cổ tích Tấm Cám

  • Hạt cơm cúng Phật - Truyện ngắn của Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh

    Hạt cơm cúng Phật - Truyện ngắn của Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh

  • Không duyên phận cũng là định mệnh - Truyện ngắn

    Không duyên phận cũng là định mệnh - Truyện ngắn

Tùy bút - Văn học

Bóng Núi, Dáng Xưa

Bóng Núi, Dáng Xưa

  • Bước ngoặt nhiệm mầu

    Bước ngoặt nhiệm mầu

  • Nắng mưa mặc đời

    Nắng mưa mặc đời

Nghệ thuật

Đừng vội lập gia đình sớm

Đừng vội lập gia đình sớm

  • 9 kỹ năng quan trọng trong nghệ thuât giao tiếp

    9 kỹ năng quan trọng trong nghệ thuât giao tiếp

  • Sắc đẹp hoa sen

    Sắc đẹp hoa sen

Thơ ca

Chút tình thôi - HT Thích Thái Hòa

Chút tình thôi - HT Thích Thái Hòa

  • Bên suối vắng trời cao trăng lồng lộng, kiếp phù sinh còn nặng bước chân trần…

    Bên suối vắng trời cao trăng lồng lộng, kiếp phù sinh còn nặng bước chân trần…

  • Thế Giới Buồn

    Thế Giới Buồn

Ẩm thực Phật Giáo

Bánh sa-kê: Một món khai vị thuần chay

Bánh sa-kê: Một món khai vị thuần chay

  • Ăn chay có giảm được ung thư?

    Ăn chay có giảm được ung thư?

  • Ẩm thực chay, nét văn hóa của người Việt

    Ẩm thực chay, nét văn hóa của người Việt

Nghi lễ - tập tục

MC dẫn chương trình Vu Lan Báo Hiếu

MC dẫn chương trình Vu Lan Báo Hiếu

  • Ngày Cá tháng Tư: Ai mới là kẻ ngốc?

    Ngày Cá tháng Tư: Ai mới là kẻ ngốc?

  • Phim Toàn Bộ Tang Lễ Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ - GHPGVNTN

    Phim Toàn Bộ Tang Lễ Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ - GHPGVNTN

  • Trang Chủ
  • Thông Tin
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Nghiên Cứu
  • Media Đất Việt
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Tam Tạng
  • Nghệ Thuật
  • Giáo Dục
  • Hoa Sen Audio
  • Đọc Sách


Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email: thichnhatchieu@gmail.com 
Ghi rõ nguồn www.hoasendatviet.com - Hoa Sen Đất Việt  khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Copyright by Lotus is traditional flower of Vietnam -  www.hoasendatviet.com. Designed by HSĐV