• Trang Chủ
  • Thông Tin
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút - Văn học
    • Tự truyện
    • Nghệ thuật
    • Truyện ngắn
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Nhật ký hành trình
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Giới thiệu sách mới
  • Giáo Dục
    • Thai giáo
    • Thiếu nhi
    • Thanh niên
    • Hôn nhân
    • Kiến thức
    • Phật giáo
    • Gia Đình Phật Tử
  • Nghiên Cứu
    • Lịch sử
    • Phật học
    • Khoa học
    • Văn học
    • Văn hóa
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Máy ảnh - Lens
    • Gia Đình Phật Tử
  • Tam Tạng
    • Kinh
    • Luật
    • Luận
  • Tự Viện
    • Di tích
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Nghệ Thuật
    • Điện ảnh
    • Kiến trúc
    • Hội họa
    • Thư pháp
    • Đồ họa
    • Sân khấu
    • Âm nhạc
  • Pháp Âm
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Khóa tu
    • Audio Phật giáo
    • Video Phật giáo
    • Nhật ký du lịch
  • Media Đất Việt
    • Đất Việt Media
  • Hoa Sen Audio
    • Audio
    • Media Audio
    • Truyện Dài
    • Lời Phật Dạy
  • Đọc Sách
    • Văn Học Phật Giáo
    • Văn Học Dân Gian
    • Văn Học Hiện Đại
    • Văn Học Nước Ngoài
    • Sách Hay
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Thông Tin
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút - Văn học
    • Tự truyện
    • Nghệ thuật
    • Truyện ngắn
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Nhật ký hành trình
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Giới thiệu sách mới
  • Giáo Dục
    • Thai giáo
    • Thiếu nhi
    • Thanh niên
    • Hôn nhân
    • Kiến thức
    • Phật giáo
    • Gia Đình Phật Tử
  • Nghiên Cứu
    • Lịch sử
    • Phật học
    • Khoa học
    • Văn học
    • Văn hóa
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Máy ảnh - Lens
    • Gia Đình Phật Tử
  • Tam Tạng
    • Kinh
    • Luật
    • Luận
  • Tự Viện
    • Di tích
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Nghệ Thuật
    • Điện ảnh
    • Kiến trúc
    • Hội họa
    • Thư pháp
    • Đồ họa
    • Sân khấu
    • Âm nhạc
  • Pháp Âm
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Khóa tu
    • Audio Phật giáo
    • Video Phật giáo
    • Nhật ký du lịch
  • Media Đất Việt
    • Đất Việt Media
  • Hoa Sen Audio
    • Audio
    • Media Audio
    • Truyện Dài
    • Lời Phật Dạy
  • Đọc Sách
    • Văn Học Phật Giáo
    • Văn Học Dân Gian
    • Văn Học Hiện Đại
    • Văn Học Nước Ngoài
    • Sách Hay
  • Trang chủ

  • Văn Hoá

  • Tùy bút - Văn học

Trông người lại ngẫm đến ta

Ngày đăng: 20:12:45 16-10-2014 . Xem: 1610
  • Google +
  • Tweet
TTPGO - Đặc điểm lớn nhất của giáo dục nước ta trong hơn nửa thế kỷ qua là học một đằng, hành một nẻo. Hàng triệu người không sử dụng chuyên môn mình học, mà phải làm cái việc mình không được học.

>> Con dầu lớn vẫn là con của mẹ
>>
Bản tình ca duy nhất trong kinh điển Pali
>> Sự chuyển hóa từ một tâm hồn
>> 
Biết ơn & đền ơn

Ngay cả những người gọi là đúng chuyên môn, kiến thức được đào tạo ở trường không đáp ứng thực tế công việc. Thế là có hai khả năng xảy ra: Thứ nhất, làm việc không hiệu quả, chuyên môn yếu. Thứ hai, phải đi đào tạo thêm, thậm chí, đào tạo lại, gây lãng phí rất lớn về tài chính và thời gian, gây thiệt hại cho nền kinh tế nước nhà. 

Cách đây mấy thế kỷ, một người tài có thể là bậc thầy của nhiều lĩnh vực, có khi cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Nhưng sang thế kỷ 20 và đặc biệt thế kỷ 21 này, là thời kỳ của các nhà khoa học chuyên môn hẹp và sâu. Ngay như Toán học cũng được phân ra rất nhiều chuyên môn khác nhau, mỗi người cũng chỉ có thể đi vào một thứ, và hầu như không biết tới các phần còn lại. Tôi nhớ, vào những năm sáu mươi, nhà toán học Hoàng Tụy có đi dự hội nghị Toán học Quốc tế tổ chức ở Bắc Kinh, khi trở về nước nói chuyện với sinh viên khoa Toán, ông nhắc lời một nhà Toán học nước ngoài phát biểu khi hội nghị kết thúc: “Nếu như nghe người khác trình bày báo cáo khoa học, mà mình không hiểu là dốt, thì chúng ta là những người dốt nhất thế giới”! Tôi nhắc chuyện này để nói, ngay trong Toán học, hiện tại đã phân chia ra hàng trăm ngõ ngách khác nhau, mà một nhà Toán học, dồn hết đời mình thì cũng chỉ đi được một đoạn trong một cái “ngách” nào đó. 

Tôi nghĩ rằng, muốn xây dựng được một chương trình giáo dục thích hợp, trước hết phải xác định được mục đích của ngành giáo dục là gì? Có thời ta dùng tiêu chí “Xây dựng con người mới Xã hội chủ nghĩa” cũng là mục tiêu của ngành giáo dục. Tiêu chí này nghe thì hay, nhưng khá trừu tượng, khó thực hiện. Hiện nay chúng ta đang phấn đấu để xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh” thì mọi ngành nghề, trong đó có ngành giáo dục cũng phải hướng tới mục tiêu cao cả đó. Muốn dân giàu, nước mạnh thì chúng ta phải xây dựng một nền công nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật phát triển, một nền văn hóa tiên tiến… Ngành giáo dục có trách nhiệm làm sao cho từng người phát huy hết sở trưởng của mình để phục vụ đất nước. Muốn vậy, không có con đường nào khác ngoài việc xác định được sở trường sớm của từng em học sinh, dành nhiều thời gian đào tạo, rèn luyện cho từng chuyên môn riêng biệt… thì sau này mới có cán bộ, nhà khoa học chuyên sâu của từng ngành. Chúng ta đã quá quen tai với câu “Giỏi một nghề, biết nhiều nghề”, và coi đó như là chân lý trong quá trình lập nghiệp của mỗi con người. Không nói trắng ra, nhưng các chương trình giáo dục của chúng ta lâu nay vẫn theo phương châm ấy. Cách bắt học sinh học quá nhiều thứ trong một thời gian dài mà dành ít thời gian để đi sâu vào chuyên môn chính của từng người nói lên điều đó. Sự thật phương châm đó chỉ hợp với một giai đoạn nào đó của đất nước còn yếu kém, lạc hậu trong việc sử dụng, bố trí cán bộ, khoa học kỹ thuật còn kém phát triển. Tôi nhớ thời bao cấp, giáo viên ở quê tôi có lời định nghĩa đùa về giáo viên như sau: “Giáo viên là một người nông dân biết nghề dạy học”. Thời kỳ đó, nếu giáo viên chỉ biết dạy học thôi, mà không biết làm ruộng, cuốc vườn, đan lát… thì không thể tồn tại được, vì mỗi tháng chỉ nhận được từ nghề giáo khoảng 3 đến 5kg mì hạt. Thời kỳ ấy, “biết nhiều nghề” mới quan trọng làm sao! 

Nhưng thời ấy đã qua lâu rồi. Đây là thời đại của chuyên môn hóa, mỗi một người phải thật sâu, thật tinh thông trong chuyên môn của mình. Khi nói rằng “Giỏi một nghề, biết nhiều nghề”, mới nghe không ai thấy có gì đáng phê phán phương châm này cả. Nhưng thử hỏi, làm sao để biết được nhiều nghề nếu không bỏ thời gian, công sức để học tập? Và khi đã dồn công sức, thời gian để học nhiều nghề đó, thì cái nghề chính có thật sự giỏi hay không? Hay là chỉ nhỉnh hơn “nhiều nghề” khác một chút? Tôi nghĩ rằng, phương châm của ngành giáo dục hiện nay là đào tạo các nhà chuyên môn thật giỏi, thật uyên thâm trong nghề của họ, mà không cần quan tâm họ có biết những nghề khác hay không! Chỉ trong một số cơ quan nhà nước, hoạt động theo lối bao cấp thì khi tuyển người, chuyên môn có thể được châm chước nếu như người ấy biết chơi thể thao hoặc văn nghệ… còn bất cứ một công ty nước ngoài hay trong nước làm kinh tế, họ chỉ quan tâm tới trình độ “một nghề” như thế nào của người dự tuyển mà thôi. Nếu “một nghề” ấy không giỏi, thì dù có đem một trăm nghề khác mà mình đã biết ra trình, cũng vô ích. Điều đó thì ai cũng thừa nhận. 

Trở lại chương trình giáo dục của ta, ở phổ thông học sinh bị học nhiều thứ quá, thời gian kéo dài quá, làm ảnh hưởng tới thời gian cần thiết để học chuyên môn của từng người. Theo tôi, khái niệm “phổ thông”, nghĩa là mọi học sinh đều phải học, nên dừng lại ở cuối cấp hai, trước đây là lớp 7, và giờ đây là lớp 9. Nghĩa là với các bạn sẽ thi vào khối C, thì Toán, Lý, Hóa chỉ học hết cấp hai mà thôi. Hình học không gian, lượng giác, đạo hàm, tích phân và hóa hữu cơ…chỉ hành hạ hàng triệu học sinh khối này, chứ giúp được gì cho họ trong công việc tương lai? Ngược lại với những học sinh sẽ thi vào khối A sau này thì Văn học, sử ký, địa lý… cũng khóa sổ khi hết cấp hai. Nhất thiết phải có cấp 3 không? Theo tôi: không cần! Sau khi hết cấp hai, chỉ cần một năm Dự bị đại học, chuẩn bị cho học sinh có đủ trình độ chuyên môn và ngoại ngữ để hướng tới khoa và trường đại học sẽ thi. Như vậy, giảm bớt được hai năm so với hiện nay, và chắc chắn trình độ sinh viên nhập trường và tốt nghiệp sẽ khá hơn hiện tại. 

Chuyện một em học sinh lớp một hầu như không đủ sức để mang được cặp sách của mình, nhiều người đã nói, tôi không nhắc lại ở đây, nhưng ai là người chịu trách nhiệm về chuyện “hành” những “trẻ em như búp trên cành” đến vậy? Là giáo viên, nhà trường, những người soạn chương trình hay cả ngành giáo dục? Cộng hòa Phần Lan là một nước có nền giáo dục tiên tiến bậc nhất thế giới, đã có nhiều cuộc hội thảo quốc tế để học tập nước này. Trong thời gian ở Phần Lan, tôi có ý tìm hiểu những gì họ khác ta. Thứ nhất, tuổi nhập học: 7 tuổi mới bắt đầu đi học (muộn hơn ta một năm). Thứ hai: bài vở học sinh hoàn thành ngay ở lớp, chứ không phải học ở nhà. ở lớp, mỗi em có một ô trong bàn riêng để sách vở, học xong, nói chung để sách vở tại bàn, học sinh đi người không về nhà. Em nào cần ôn thêm thì đem sách vở về nhà cũng được, nhưng nếu các bậc bố mẹ nào bắt con mình học ở nhà trên nửa tiếng đồng hồ trong một ngày thì nhà trường sẽ can thiệp! Đó là học sinh cấp một, còn cấp hai ra sao, chương trình giảng dạy của họ như thế nào thì tôi chưa tìm hiểu được, nên không dám trình bày, nhưng nghe nói rằng họ phân ngành khá sớm. 

Giáo sư Trần Văn Nhung, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục cho hay rằng, trong suốt 22 năm làm Thủ tướng Singapore, ông Lý Quang Diệu đã tham khảo trực tiếp sách giáo khoa phổ thông của nước Anh (trước hết là các môn khoa học) để có ý kiến về cải cách giáo dục, trong đó có việc quy định tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của Singapore. Đó là một động lực lớn thúc đẩy nền giáo dục của “đảo Sư tử” này phát triển ngoạn mục. 
 
Trông người lại ngẫm đến ta! 
Vương Trọng
Chia Sẻ
  • Google +
  • Tweet
Các Tin Khác
  • Bóng Núi, Dáng Xưa

    Bóng Núi, Dáng Xưa

  • Bước ngoặt nhiệm mầu

    Bước ngoặt nhiệm mầu

  • Nắng mưa mặc đời

    Nắng mưa mặc đời

  • Đời người dài bao lâu

    Đời người dài bao lâu

  • Đi đường xa - Viết cho những ngày nạn dịch

    Đi đường xa - Viết cho những ngày nạn dịch

Tự truyện

Tìm về cuộc sống bình an

Tìm về cuộc sống bình an

  • Lời tự thuật của Thi sĩ HỮU LOAN, tác giả

    Lời tự thuật của Thi sĩ HỮU LOAN, tác giả "MÀU TÍM HOA SIM"

  • Làm chủ bản thân mình: Gió lớn không lay chuyển được núi

    Làm chủ bản thân mình: Gió lớn không lay chuyển được núi

Truyện ngắn

Truyện cổ tích Tấm Cám

Truyện cổ tích Tấm Cám

  • Hạt cơm cúng Phật - Truyện ngắn của Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh

    Hạt cơm cúng Phật - Truyện ngắn của Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh

  • Không duyên phận cũng là định mệnh - Truyện ngắn

    Không duyên phận cũng là định mệnh - Truyện ngắn

Tùy bút - Văn học

Bóng Núi, Dáng Xưa

Bóng Núi, Dáng Xưa

  • Bước ngoặt nhiệm mầu

    Bước ngoặt nhiệm mầu

  • Nắng mưa mặc đời

    Nắng mưa mặc đời

Nghệ thuật

Đừng vội lập gia đình sớm

Đừng vội lập gia đình sớm

  • 9 kỹ năng quan trọng trong nghệ thuât giao tiếp

    9 kỹ năng quan trọng trong nghệ thuât giao tiếp

  • Sắc đẹp hoa sen

    Sắc đẹp hoa sen

Thơ ca

Chút tình thôi - HT Thích Thái Hòa

Chút tình thôi - HT Thích Thái Hòa

  • Bên suối vắng trời cao trăng lồng lộng, kiếp phù sinh còn nặng bước chân trần…

    Bên suối vắng trời cao trăng lồng lộng, kiếp phù sinh còn nặng bước chân trần…

  • Thế Giới Buồn

    Thế Giới Buồn

Ẩm thực Phật Giáo

Bánh sa-kê: Một món khai vị thuần chay

Bánh sa-kê: Một món khai vị thuần chay

  • Ăn chay có giảm được ung thư?

    Ăn chay có giảm được ung thư?

  • Ẩm thực chay, nét văn hóa của người Việt

    Ẩm thực chay, nét văn hóa của người Việt

Nghi lễ - tập tục

MC dẫn chương trình Vu Lan Báo Hiếu

MC dẫn chương trình Vu Lan Báo Hiếu

  • Ngày Cá tháng Tư: Ai mới là kẻ ngốc?

    Ngày Cá tháng Tư: Ai mới là kẻ ngốc?

  • Phim Toàn Bộ Tang Lễ Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ - GHPGVNTN

    Phim Toàn Bộ Tang Lễ Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ - GHPGVNTN

  • Trang Chủ
  • Thông Tin
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Nghiên Cứu
  • Media Đất Việt
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Tam Tạng
  • Nghệ Thuật
  • Giáo Dục
  • Hoa Sen Audio
  • Đọc Sách


Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email: thichnhatchieu@gmail.com 
Ghi rõ nguồn www.hoasendatviet.com - Hoa Sen Đất Việt  khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Copyright by Lotus is traditional flower of Vietnam -  www.hoasendatviet.com. Designed by HSĐV