5 lỗi lầm thường gặp trong cuộc sống hàng ngày
Ngày đăng: 09:37:31 17-08-2015 . Xem: 5196
Trong cuộc sống hằng ngày, một số thói quen làm chúng ta mang tội nhưng chúng ta không hề biết. Chúng ta phải nhanh chóng nhận ra và sửa chữa. Bởi vì lỗi tuy nhỏ nhưng chúng ta làm từ ngày này qua ngày khác, từ tháng này qua tháng khác, từ năm nay qua năm khác sẽ chồng chất thành tội lỗi lớn. Đến một lúc nào đó sẽ có quả báo. Dưới đây, tôi chỉ nêu ra một số lỗi của bản thân để mọi người nếu có hãy rút kinh nghiệm.
>> Học cách quên
>> 28 ngày để thay đổi một thói quen
1.Thứ nhất là thói quen phung phí. Chúng ta thường phung phí những thứ tưởng chừng như nhỏ nhặt không đáng kể như tiền lẻ, thức ăn dư thừa, nước uống, đồ đạc, quần áo. Có những người ăn cơm xong, còn ít cơm và thức ăn không ráng ăn hết mà lại đem đổ. Còn có những người thích mua sắm quần áo. Quần áo mặc tuy vẫn còn tốt nhưng chạy theo thời trang, mua sắm cho thật nhiều vào. Hay có những người chê những đồng tiền lẻ, vứt bỏ lung tung để thất lạc hoặc hư hỏng không thể tiêu xài được nữa v.v… Tất cả những thứ đó đều là do con người làm ra, nuôi sống và phục vụ con người. Vì vậy chúng ta không được lãng phí. Hành động quý trọng những thứ có giá trị nhỏ không phải là ky bo bủn xỉn mà là thể hiện thái độ trân trọng của chúng ta đối với chúng. Hơn nữa, mặc dù giá trị của chúng tuy không bao nhiêu nhưng nếu chúng ta lãng phí nhiều lần thì sẽ là sự một thiệt hại lớn. Nếu thói quen lãng phí cứ từ từ phát triển, chúng ta sẽ dần dần lãng phí những thứ lớn hơn.
2. Thứ hai là những thói quen gây hại cho sức khỏe, lãng phí thời gian và tiền bạc. Hằng ngày, chúng ta vẫn thường tốn thời gian và tiền bạc cho những thú vui giải trí gây hại cho sức khỏe ví dụ như tiệc tùng, bia rượu, cà phê thuốc lá. Có người cho rằng những thứ giải trí như vậy giúp xả stress, giảm áp lực công việc, thắt chặt tình bạn bè hay tạo cơ hội làm ăn kinh doanh, v.v… Đó chỉ là những lời ngụy biện cho những thói quen xấu khó chừa.
3. Thứ ba là thái độ thờ ơ trước những hiện tượng xấu của xã hội. Khi biết quanh mình có những hành vi không tốt nhưng chúng ta không dám lên án, tố cáo. Ví dụ như trong xóm mình có những thanh niên hay văng tục, chửi bậy mà chúng ta mặc kệ như không nghe thấy. Có thể quả báo đời sau chúng ta sẽ bị điếc vì thái độ giả điếc đó.
4. Thứ tư là chúng ta bỏ qua những việc làm tốt nho nhỏ vì nghĩ rằng phước chẳng được bao nhiêu. Chẳng hạn như nhặt một túi rác vứt bừa bãi cho vào sọt rác. Mỗi lần chúng ta hạ mình làm những việc làm nho nhỏ như vậy, chúng ta đã rèn luyện cho mình suy nghĩ phải làm cho thế giới này tốt đẹp hơn.
5.Một cái sai dễ mắc phải nữa của người mới biết đạo là sự tự cao. Khi làm được một số điều tốt nho nhỏ, chúng ta thường cho mình hơn những người xung quanh. Điều đó thật nguy hiểm. Nếu không cảnh giác, nó sẽ phá tan mọi công đức mà chúng ta làm, phá tan nhân cách của chúng ta. Vì vậy, chúng ta phải tu dưỡng tâm ý, rèn luyện đạo đức để khi làm một việc gì đó thì đều xuất phát từ tâm mong muốn đem lại điều tốt chứ không phải để mong nhận phước báo về sau.
Cuối cùng là chúng ta còn e dè, ngượng ngùng khi tiếp cận với Phật pháp và giáo lý đạo Phật, chưa có lòng tin tuyệt đối vào những lời dạy của Đức Phật. Vì vậy, chúng ta thật khó mà tiếp nhận những điều hay lẽ phải Ngài đã chỉ dạy.
Những lời tôi viết ra ở đây rút từ kinh nghiệm bản thân để khuyên mọi người mà cũng là khuyên chính bản thân mình. Từng giờ tùng phút từng giây chúng ta phải giữ gìn ý nghĩ, lời nói và hành động tránh khỏi bị ô nhiễm bởi những thói hư tật xấu.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
>> Học cách quên
>> 28 ngày để thay đổi một thói quen
1.Thứ nhất là thói quen phung phí. Chúng ta thường phung phí những thứ tưởng chừng như nhỏ nhặt không đáng kể như tiền lẻ, thức ăn dư thừa, nước uống, đồ đạc, quần áo. Có những người ăn cơm xong, còn ít cơm và thức ăn không ráng ăn hết mà lại đem đổ. Còn có những người thích mua sắm quần áo. Quần áo mặc tuy vẫn còn tốt nhưng chạy theo thời trang, mua sắm cho thật nhiều vào. Hay có những người chê những đồng tiền lẻ, vứt bỏ lung tung để thất lạc hoặc hư hỏng không thể tiêu xài được nữa v.v… Tất cả những thứ đó đều là do con người làm ra, nuôi sống và phục vụ con người. Vì vậy chúng ta không được lãng phí. Hành động quý trọng những thứ có giá trị nhỏ không phải là ky bo bủn xỉn mà là thể hiện thái độ trân trọng của chúng ta đối với chúng. Hơn nữa, mặc dù giá trị của chúng tuy không bao nhiêu nhưng nếu chúng ta lãng phí nhiều lần thì sẽ là sự một thiệt hại lớn. Nếu thói quen lãng phí cứ từ từ phát triển, chúng ta sẽ dần dần lãng phí những thứ lớn hơn.
2. Thứ hai là những thói quen gây hại cho sức khỏe, lãng phí thời gian và tiền bạc. Hằng ngày, chúng ta vẫn thường tốn thời gian và tiền bạc cho những thú vui giải trí gây hại cho sức khỏe ví dụ như tiệc tùng, bia rượu, cà phê thuốc lá. Có người cho rằng những thứ giải trí như vậy giúp xả stress, giảm áp lực công việc, thắt chặt tình bạn bè hay tạo cơ hội làm ăn kinh doanh, v.v… Đó chỉ là những lời ngụy biện cho những thói quen xấu khó chừa.
3. Thứ ba là thái độ thờ ơ trước những hiện tượng xấu của xã hội. Khi biết quanh mình có những hành vi không tốt nhưng chúng ta không dám lên án, tố cáo. Ví dụ như trong xóm mình có những thanh niên hay văng tục, chửi bậy mà chúng ta mặc kệ như không nghe thấy. Có thể quả báo đời sau chúng ta sẽ bị điếc vì thái độ giả điếc đó.
4. Thứ tư là chúng ta bỏ qua những việc làm tốt nho nhỏ vì nghĩ rằng phước chẳng được bao nhiêu. Chẳng hạn như nhặt một túi rác vứt bừa bãi cho vào sọt rác. Mỗi lần chúng ta hạ mình làm những việc làm nho nhỏ như vậy, chúng ta đã rèn luyện cho mình suy nghĩ phải làm cho thế giới này tốt đẹp hơn.
5.Một cái sai dễ mắc phải nữa của người mới biết đạo là sự tự cao. Khi làm được một số điều tốt nho nhỏ, chúng ta thường cho mình hơn những người xung quanh. Điều đó thật nguy hiểm. Nếu không cảnh giác, nó sẽ phá tan mọi công đức mà chúng ta làm, phá tan nhân cách của chúng ta. Vì vậy, chúng ta phải tu dưỡng tâm ý, rèn luyện đạo đức để khi làm một việc gì đó thì đều xuất phát từ tâm mong muốn đem lại điều tốt chứ không phải để mong nhận phước báo về sau.
Cuối cùng là chúng ta còn e dè, ngượng ngùng khi tiếp cận với Phật pháp và giáo lý đạo Phật, chưa có lòng tin tuyệt đối vào những lời dạy của Đức Phật. Vì vậy, chúng ta thật khó mà tiếp nhận những điều hay lẽ phải Ngài đã chỉ dạy.
Những lời tôi viết ra ở đây rút từ kinh nghiệm bản thân để khuyên mọi người mà cũng là khuyên chính bản thân mình. Từng giờ tùng phút từng giây chúng ta phải giữ gìn ý nghĩ, lời nói và hành động tránh khỏi bị ô nhiễm bởi những thói hư tật xấu.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Các Tin Khác