• Trang Chủ
  • Thông Tin
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút - Văn học
    • Tự truyện
    • Nghệ thuật
    • Truyện ngắn
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Nhật ký hành trình
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Giới thiệu sách mới
  • Giáo Dục
    • Thai giáo
    • Thiếu nhi
    • Thanh niên
    • Hôn nhân
    • Kiến thức
    • Phật giáo
    • Gia Đình Phật Tử
  • Nghiên Cứu
    • Lịch sử
    • Phật học
    • Khoa học
    • Văn học
    • Văn hóa
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Máy ảnh - Lens
    • Gia Đình Phật Tử
  • Tam Tạng
    • Kinh
    • Luật
    • Luận
  • Tự Viện
    • Di tích
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Nghệ Thuật
    • Điện ảnh
    • Kiến trúc
    • Hội họa
    • Thư pháp
    • Đồ họa
    • Sân khấu
    • Âm nhạc
  • Pháp Âm
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Khóa tu
    • Audio Phật giáo
    • Video Phật giáo
    • Nhật ký du lịch
  • Media Đất Việt
    • Đất Việt Media
  • Hoa Sen Audio
    • Audio
    • Media Audio
    • Truyện Dài
    • Lời Phật Dạy
  • Đọc Sách
    • Văn Học Phật Giáo
    • Văn Học Dân Gian
    • Văn Học Hiện Đại
    • Văn Học Nước Ngoài
    • Sách Hay
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Thông Tin
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút - Văn học
    • Tự truyện
    • Nghệ thuật
    • Truyện ngắn
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Nhật ký hành trình
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Giới thiệu sách mới
  • Giáo Dục
    • Thai giáo
    • Thiếu nhi
    • Thanh niên
    • Hôn nhân
    • Kiến thức
    • Phật giáo
    • Gia Đình Phật Tử
  • Nghiên Cứu
    • Lịch sử
    • Phật học
    • Khoa học
    • Văn học
    • Văn hóa
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Máy ảnh - Lens
    • Gia Đình Phật Tử
  • Tam Tạng
    • Kinh
    • Luật
    • Luận
  • Tự Viện
    • Di tích
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Nghệ Thuật
    • Điện ảnh
    • Kiến trúc
    • Hội họa
    • Thư pháp
    • Đồ họa
    • Sân khấu
    • Âm nhạc
  • Pháp Âm
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Khóa tu
    • Audio Phật giáo
    • Video Phật giáo
    • Nhật ký du lịch
  • Media Đất Việt
    • Đất Việt Media
  • Hoa Sen Audio
    • Audio
    • Media Audio
    • Truyện Dài
    • Lời Phật Dạy
  • Đọc Sách
    • Văn Học Phật Giáo
    • Văn Học Dân Gian
    • Văn Học Hiện Đại
    • Văn Học Nước Ngoài
    • Sách Hay
  • Trang chủ

  • Đời Sống

  • Nghệ thuật sống

Chân - thiện - mỹ

Ngày đăng: 08:01:05 20-04-2015 . Xem: 3185
  • Google +
  • Tweet
Con người có chân thật, có thiện mà không có thẫm mỹ thì cuộc sống khô khan chưa được gọi là toàn bích. Cái đẹp của vóc dáng hình hài phải gắn liền song song với cái đẹp của đức hạnh, tư cách, nết na. Loài người có xu hướng vươn tới cái đẹp, chính là thẫm mỹ . . .

>> Hạnh phúc ở nơi mô ?
>> Nghề vợ chồng 
>> Học im lặng
>> Đừng tìm hạnh phúc

Từ xưa đến nay, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam đã lưu tồn nhiều phong tục, trong đó có phong tục nói lời chúc. Thông thường, người ta chúc nhau Tam đa, đó là đa phúc, đa lộc và đa thọ. Cụ thể hơn, mọi người chúc nhau tài lộc dồi dào, phát đạt giàu sang, an khang thịnh vượng, sống lâu trăm tuổi... Trong mọi lời chúc luôn hàm chứa niềm tin tốt đẹp của cuộc sống chân-thiện-mỹ. Vậy ý nghĩa của chân-thiện-mỹ là gì? Đây là ba khía cạnh tạo nên sự toàn bích của cuộc sống, ba khía cạnh này có quan hệ mật thiết với nhau. Truyền thống Đông phương thường nhắc nhở mọi người ăn ở, sống và ứng xử sao cho cuối cùng đạt được cuộc sống hoàn mỹ, còn giáo lý nhà Phật khuyên chúng ta hãy cố gắng tu tập hướng đến mục tiêu chính là cuộc sống hướng thiện, giải thoát, tự tại. Vì thế, mọi người cần có sự chân thật, hướng về nẻo thiện và đạt được thẫm mỹ nơi thân tâm mình. Người nào đạt được ba điều đó thì người ấy hạnh phúc nhất trần gian.

Khía cạnh thứ nhất, nói về “chân” thì có hai nghĩa, một là chân thật, hai là chân lý. Nếu quan hệ giao tiếp giữa con người với con người thiếu chân thật thì sẽ mất lòng tin, mất tình người, mất đi lẽ sống, gặp nhiều chướng ngại rồi đưa đến thất bại. Ngược lại, nếu biết tế nhị trong giao tiếp, chân thành trong hành động và thân thiện với mọi người thì sẽ dễ dàng gặt hái được nhiều thành công. Nếu sống trung thực thì trong cách đối nhân xử thế sẽ không quan hệ giao tiếp chỉ bằng hình thức mà bằng cả tấm lòng chân thành, không giả dối, không hư ngụy. Vì thế, sự chân thật rất cần thiết đối với con người. Cho nên tất cả chúng ta phải hướng đến cách ứng xử theo đúng đạo lý để xứng đáng được mọi người tôn trọng. Chân thật còn là trạng thái chân chất, hồn nhiên, trong sáng tự cõi lòng mỗi người, nhưng dần dần mất đi do sau này huân tập những chủng nghiệp không tốt, không lành khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nên người ta thường nói phải tập sống theo hạnh Anh nhi, không gian dối, không tính toán. Chúng ta cần tu tập để gột rửa vô minh, phiền não và trở về sống hồn nhiên, trong sáng, trạng thái đó gọi là chân. Tiếp theo là chân lý của cuộc sống mà tất cả mọi người đều hướng đến. Chẳng hạn, nói về các pháp là vô thường, giả tạm, duyên sinh, vô ngã, con người có sanh phải có tử, có hợp phải có tan, có còn phải có mất, đó là chân lý không bao giờ thay đổi. Chúng ta cần phải hướng về lẽ chân thật, thoát khỏi mê lầm, không còn vô minh tăm tối, biết thân này là bất tịnh, cuộc đời này như giấc chiêm bao mà hướng đến ánh sáng chân lý. Trong ba khía cạnh toàn bích của cuộc sống, trước tiên phải đạt đến lẽ chân. Để hướng đến lẽ chân, người ta cần sống chân chất, hồn nhiên, trong sáng tự cõi lòng, không hề giả dối với bất cứ ai trong cách đối nhân xử thế. Chân lý vô thường, duyên sinh, vô ngã, giả tạm của cuộc sống là như thật nên cần thắp lên ngọn đèn trí huệ để không sai lầm. Chúng ta là người đệ tử Phật cần thấy được lẽ chân thật của đạo lý để không còn mê lầm giữa thật với giả. Theo quan niệm thế gian, những gì tồn tại đều là thật nhưng thực ra là giả, vì tất cả đều là vô thường, duyên sinh, bằng những yếu tố khác nhau kết hợp lại, phải vay mượn nhiều yếu tố, nhiều nhân duyên và nhiều điều kiện để tạo thành, nên có mặt một cách giả tạm, sau một thời gian thì tàn phai. Con người được sanh ra rồi chết đi, có hợp rồi có tan, có sanh thì có diệt, có còn thì phải có mất, đó chính là lẽ tự nhiên. Cho nên người nào quên được cái giả thì sẽ sống được gần với cái thật, mà sống với cái chân thật thì sẽ không còn mê lầm với cái giả tạm nữa. Vì thế, chúng ta cần phải khéo léo nhận biết giữa cái giả tạm và cái chân thật. Người chưa biết tu thì thấy thân này là mình, nhưng khi học hiểu giáo lý đạo Phật, nghe quý Thầy thuyết pháp thì hiểu được thân này là vay mượn các yếu tố đất, nước, gió, lửa hợp thành, nếu rời các yếu tố đó thì chẳng còn tồn tại. Con người đến với cõi đời là mang thân tạm đến cõi tạm, không thể trường sinh bất tử được. Đạo lý này khuyên nhủ, nhắc nhở và thức tỉnh chúng ta đừng quá mê muội rồi tạo nghiệp mà thọ khổ triền miên. Khi thấy được cái giả của thân, của tâm, của cảnh thì hiểu được đạo lý, hiểu được ý nghĩa của chân thật, sẽ sống bằng tình thương và lòng nhân ái đối với mọi người.

Khía cạnh thứ hai, “thiện” là gì? Thiện là một đời sống hiền thiện, làm lành tránh ác. Con người biết hướng thiện thì được người đời hâm mộ, nể trọng và quý kính. Điều thiện giúp mọi người sống có lương tâm, lương tri. Chính cái thiện tạo cho con người biết độ lượng bao dung, biết tha thứ và thông cảm, biết che chở, đùm bọc và cưu mang. Nhờ lẽ đó, con người làm được mọi hạnh lành, xây dựng cuộc sống tươi đẹp và trở nên nhân hậu. Nếu cuộc đời không có cái thiện thì con người sẽ sống tà ác, xã hội loài người ngày càng rối ren. Cuộc đời phải được xây dựng từ cái thiện thì cuộc sống mới có hạnh phúc chân thật. Nếu ai cũng hướng về nẻo thiện thì mỗi người là một tế bào lành mạnh của xã hội. Nếu trong gia đình, mọi người đều hướng đến cái thiện thì gia đình đó sẽ được an vui, hạnh phúc. Nếu xóm làng hướng đến cái thiện thì nơi ấy được bình yên, tránh được mọi tệ nạn xã hội. Người người, nhà nhà, làng xóm cho đến phố phường đều hướng tâm về nẻo thiện thì chắc chắn thế giới sẽ được hòa bình, an lạc, dân chúng được an cư lạc nghiệp. Trong xã hội có nhiều lãnh vực như: kinh tế, âm nhạc, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, văn học, thi ca và còn có cả đạo lý, tâm linh... tạo nên bức tranh tổng thể về xã hội. Nếu tất cả chỉ lo làm giàu về của cải vật chất mà sống không có đạo đức thì sẽ tạo ra mầm họa lớn cho xã hội.

“Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của Tổ tông.”

Đối với xã hội, ngôi chùa có vị trí vô cùng quan trọng trong lòng dân tộc, vì đây chính là nơi giúp con người chọn được lẽ sống hướng thiện, xóa mờ cái ác, tạo được niềm an vui hạnh phúc, đóng góp vào sự an bình của xã hội để tất cả cùng vui sống lành mạnh, tự do. Hướng tới cái thiện là hướng tới lương tâm, lương tri và lòng trắc ẩn. Tu theo đạo Phật là nguyện đoạn các điều ác, nguyện làm tất cả điều lành, nguyện thành Phật độ tất cả chúng sinh. Chúng ta quy y Tam bảo, giữ gìn năm giới cấm, không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh, không nói dối, không uống rượu... chính là hướng đến đời sống gương mẫu đạo đức. Đạo Phật giúp chúng ta tu tập năm giới vững vàng, truyền cho chúng ta thập thiện để hướng đến con đường thuần thiện. Mười điều thiện đó là thân tam, khẩu tứ, ý tam. Thân tam là không sát sanh, trộm cắp, tà dâm. Khẩu tứ là không lưỡng thiệt, ác khẩu, vọng ngôn, ỷ ngữ. Ý tam là không tham, không sân, không si. Đạo Nho hướng mọi người tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Nếu không tu thân thì dễ trở thành người vô nghì, tà ác, hung hiểm và làm cho người khác sợ hãi tránh xa. Trong gia đình, nếu mọi người biết tu thân thì mới tề gia và từ đó sẽ hạnh phúc an vui. Ngoài xã hội có trị quốc thì mới có bình thiên hạ. Lý tưởng của đạo Nho khuyến khích mọi người làm người quân tử để tu tâm thì mỗi người phải biết sống có hiếu, biết ăn ở hiền lương, có tư cách đức hạnh, biết cách ứng xử đẹp trong cuộc sống.

Khía cạnh thứ ba, nói về “mỹ” tức là thẫm mỹ. Con người có chân thật, có thiện mà không có thẫm mỹ thì cuộc sống khô khan chưa được gọi là toàn bích. Cái đẹp của vóc dáng hình hài phải gắn liền song song với cái đẹp của đức hạnh, tư cách, nết na. Loài người có xu hướng vươn tới cái đẹp, chính là thẫm mỹ. Nếu chúng ta chân thật tận cõi lòng, hướng đến chân lý, tìm về nẻo thiện và làm tất cả mọi hạnh lành thì sẽ đạt được thẫm mỹ của cuộc sống. Đức Phật vốn biết chúng sanh luôn ưa chuộng cái đẹp nên mới thị hiện thân tướng của Ngài thật đẹp với ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp để tiếp cận và tiện bề giáo hóa chúng sanh. Có thể nói, trên thế gian chưa một ai có nhân dáng và hình hài đẹp bằng Đức Thế Tôn. Ngài đẹp cả về vóc dáng, đức hạnh và trí tuệ siêu phàm. Ngài có tấm lòng từ bi, hỷ xả, độ lượng và bao dung. Nếu một người sanh ra đời, đạt được tiêu chí của chân-thiện-mỹ thì người đó đạt được toàn hảo của cuộc sống. Đó là chân lý hiện sinh mà mỗi người có thể trải nghiệm ngay trong đời sống hiện tại này. Chân lý ấy là cái chung mà mỗi chúng ta đều có thể vươn tới, vì chân-thiện-mỹ không chỉ dành riêng cho bất cứ một ai. Bởi lẽ, chân thật cõi lòng, hướng đến đời sống thiện lành và đạt được thẫm mỹ thì cuộc sống sẽ đạt được chân lý hiện sinh. Đó chính là lẽ sống mà tất cả chúng ta thường chúc nhau đạt đến Chân-Thiện-Mỹ trong quan hệ giao tiếp hàng ngày.
Thiền Tự Trúc Lâm Viên Giác
Xuân Ất Mùi - PL.2558
-Thích Thông Huệ -
Chia Sẻ
  • Google +
  • Tweet
Các Tin Khác
  • Làm người nên lựa chọn

    Làm người nên lựa chọn "chân thành"

  • Học cách tha thứ

    Học cách tha thứ

  • Thuật nhìn người chuẩn xác của người xưa

    Thuật nhìn người chuẩn xác của người xưa

  • Giá trị thật của thời gian

    Giá trị thật của thời gian

  • Sự khác biệt giữa người thông minh và người có trí tuệ

    Sự khác biệt giữa người thông minh và người có trí tuệ

Giới thiệu sách mới

Giới thiệu sách

Giới thiệu sách " Muôn kiếp nhân sinh - Many lives Many times"

  • Vườn Thiền - Review sách Sống đơn giản cho mình thanh thản

    Vườn Thiền - Review sách Sống đơn giản cho mình thanh thản

  • Mộng và Thực - Tác Phẩm Dưới Mái Chùa Hoang của Hòa Thượng Thích Quảng Độ

    Mộng và Thực - Tác Phẩm Dưới Mái Chùa Hoang của Hòa Thượng Thích Quảng Độ

Danh Tăng

Quê Hương Của Gió

Quê Hương Của Gió

  • Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là người Việt Nam đầu tiên được Google Doodles vinh danh

    Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là người Việt Nam đầu tiên được Google Doodles vinh danh

  • Ani Choying Drolma, người cất lên những thanh âm thần thánh rung động tới cõi Phật

    Ani Choying Drolma, người cất lên những thanh âm thần thánh rung động tới cõi Phật

Nhân vật

Người Chiến Sỹ Truyền Tin - Sự Thật Đấu Tranh Phật Giáo 1963 Tại Huế

Người Chiến Sỹ Truyền Tin - Sự Thật Đấu Tranh Phật Giáo 1963 Tại Huế

  • Những đoạn văn của Trịnh Công Sơn viết về Thân Phận và Tình Yêu

    Những đoạn văn của Trịnh Công Sơn viết về Thân Phận và Tình Yêu

  • Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu Hồ Thị Hoa là người vợ đầu tiên của vua Minh Mạng

    Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu Hồ Thị Hoa là người vợ đầu tiên của vua Minh Mạng

Sức khỏe

Tại sao chúng ta lại chọn ăn hạt

Tại sao chúng ta lại chọn ăn hạt

  • Các kiểu vận động để giữ sức khỏe khi phải cách ly tại nhà

    Các kiểu vận động để giữ sức khỏe khi phải cách ly tại nhà

  • Nên làm gì để quẳng đi nỗi lo sợ trong mùa dịch Covid-19?

    Nên làm gì để quẳng đi nỗi lo sợ trong mùa dịch Covid-19?

Nghệ thuật sống

Làm người nên lựa chọn

Làm người nên lựa chọn "chân thành"

  • Học cách tha thứ

    Học cách tha thứ

  • Thuật nhìn người chuẩn xác của người xưa

    Thuật nhìn người chuẩn xác của người xưa

Sự kiện

Lễ tấn hương Giới Đàn Diệu Tâm - Phật Giáo Đồng Nai

Lễ tấn hương Giới Đàn Diệu Tâm - Phật Giáo Đồng Nai

  • Hạnh cúng dường - Trùng tu chùa Vạn Phước Quán Âm - Thành Phố Huế.

    Hạnh cúng dường - Trùng tu chùa Vạn Phước Quán Âm - Thành Phố Huế.

  • Khóa tu mùa hè 2019 tại Tu viện Bát Nhã( Bảo Lộc-Lâm Đồng) - Đêm Tri ân cảm động.

    Khóa tu mùa hè 2019 tại Tu viện Bát Nhã( Bảo Lộc-Lâm Đồng) - Đêm Tri ân cảm động.

Chia Sẻ

Tâm còn bất thiện, phong thủy vô ích, bất hiếu cha mẹ, thờ Thần vô ích

Tâm còn bất thiện, phong thủy vô ích, bất hiếu cha mẹ, thờ Thần vô ích

  • 8 bài học tôi ước mình đã biết khi bước sang tuổi 40.

    8 bài học tôi ước mình đã biết khi bước sang tuổi 40.

  • Câu chuyện về tỷ phú cận kề cái chết và bài học từ Đức Phật.

    Câu chuyện về tỷ phú cận kề cái chết và bài học từ Đức Phật.

Nhật ký hành trình

Phượng Vàng Nở Rộ Tại Tu Viện Bát Nhã 2020

Phượng Vàng Nở Rộ Tại Tu Viện Bát Nhã 2020

  • Chùa Liên Hoa Đắk Nông mùa Hoa Nở Sương Rơi - Nhật Chiếu

    Chùa Liên Hoa Đắk Nông mùa Hoa Nở Sương Rơi - Nhật Chiếu

  • Thiện Nguyện Hương Từ Thăm Và Tặng Quà Tại Đưng K'nớ

    Thiện Nguyện Hương Từ Thăm Và Tặng Quà Tại Đưng K'nớ

  • Trang Chủ
  • Thông Tin
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Nghiên Cứu
  • Media Đất Việt
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Tam Tạng
  • Nghệ Thuật
  • Giáo Dục
  • Hoa Sen Audio
  • Đọc Sách


Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email: thichnhatchieu@gmail.com 
Ghi rõ nguồn www.hoasendatviet.com - Hoa Sen Đất Việt  khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Copyright by Lotus is traditional flower of Vietnam -  www.hoasendatviet.com. Designed by HSĐV