• Trang Chủ
  • Thông Tin
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút - Văn học
    • Tự truyện
    • Nghệ thuật
    • Truyện ngắn
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Nhật ký hành trình
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Giới thiệu sách mới
  • Giáo Dục
    • Thai giáo
    • Thiếu nhi
    • Thanh niên
    • Hôn nhân
    • Kiến thức
    • Phật giáo
    • Gia Đình Phật Tử
  • Nghiên Cứu
    • Lịch sử
    • Phật học
    • Khoa học
    • Văn học
    • Văn hóa
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Máy ảnh - Lens
    • Gia Đình Phật Tử
  • Tam Tạng
    • Kinh
    • Luật
    • Luận
  • Tự Viện
    • Di tích
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Nghệ Thuật
    • Điện ảnh
    • Kiến trúc
    • Hội họa
    • Thư pháp
    • Đồ họa
    • Sân khấu
    • Âm nhạc
  • Pháp Âm
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Khóa tu
    • Audio Phật giáo
    • Video Phật giáo
    • Nhật ký du lịch
  • Media Đất Việt
    • Đất Việt Media
  • Hoa Sen Audio
    • Audio
    • Media Audio
    • Truyện Dài
    • Lời Phật Dạy
  • Đọc Sách
    • Văn Học Phật Giáo
    • Văn Học Dân Gian
    • Văn Học Hiện Đại
    • Văn Học Nước Ngoài
    • Sách Hay
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Thông Tin
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút - Văn học
    • Tự truyện
    • Nghệ thuật
    • Truyện ngắn
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Nhật ký hành trình
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Giới thiệu sách mới
  • Giáo Dục
    • Thai giáo
    • Thiếu nhi
    • Thanh niên
    • Hôn nhân
    • Kiến thức
    • Phật giáo
    • Gia Đình Phật Tử
  • Nghiên Cứu
    • Lịch sử
    • Phật học
    • Khoa học
    • Văn học
    • Văn hóa
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Máy ảnh - Lens
    • Gia Đình Phật Tử
  • Tam Tạng
    • Kinh
    • Luật
    • Luận
  • Tự Viện
    • Di tích
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Nghệ Thuật
    • Điện ảnh
    • Kiến trúc
    • Hội họa
    • Thư pháp
    • Đồ họa
    • Sân khấu
    • Âm nhạc
  • Pháp Âm
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Khóa tu
    • Audio Phật giáo
    • Video Phật giáo
    • Nhật ký du lịch
  • Media Đất Việt
    • Đất Việt Media
  • Hoa Sen Audio
    • Audio
    • Media Audio
    • Truyện Dài
    • Lời Phật Dạy
  • Đọc Sách
    • Văn Học Phật Giáo
    • Văn Học Dân Gian
    • Văn Học Hiện Đại
    • Văn Học Nước Ngoài
    • Sách Hay
  • Trang chủ

  • Đời Sống

  • Nghệ thuật sống

Chuyện ăn chay trường của nội tôi

Ngày đăng: 15:51:00 04-09-2018 . Xem: 324
  • Chia sẻ
  • Google +
  • Tweet
   Tôi lên 10 tuổi thì ba mẹ tôi mới đón bà nội đang ở với bác Hai về ở với gia đình. Nội tôi cũng như bao cụ già khác, hiền lành, phúc hậu, hết lòng thương yêu con cháu…,Duy có một điều làm tôi hơi lạ là, nội không hề ăn cá hay thịt dù món có ngon đến mấy và cứ xong bữa thì chén, dĩa, muỗng, đũa… của nội phải tự tay nội rửa bằng cái thau riêng. Hỏi thì nội bảo “nội ăn chay trường”.
   Khi tôi 14-15 tuổi nội mới kể rằng, thời xưa quan niệm nhà nào đông con, đông cháu mới là nhà nhiều phước, thế nhưng chẳng hiểu lý do gì mà nội tôi chỉ sanh ra được cô Hai tôi thì không sanh được nữa. Nhiều năm đi chùa cầu tự, cuối cùng ông nội vái Trời, vái Phật “nếu có thêm được người con trai cho nối dòng thì hai ông bà sẽ báo đáp bằng cách ăn chay trường suốt đời”.

   Thật tình cờ, hai năm sau ba tôi ra đời, ngay hôm ấy ông dọn lễ cúng rồi ăn chay luôn; còn bà nội do phải có sữa để nuôi con mà một năm sau bà mới “trả lễ”. Cũng kể từ đó, cả nhà ông bà nội tôi ăn chay, có điều khi đi đám tiệc cô Hai và ba tôi thích ăn mặn thì tùy ý chứ nội không cấm đoán.

Ảnh Internet

   Hồi còn nhỏ tôi cũng đã nghe ba tôi kể với mẹ tôi chuyện này, ba bảo ba vẫn theo gia đình ăn chay suốt cho đến khi ba đi theo cách mạng vì ăn, ở phải tuân theo tập thể, chứ tùy ý mình sao được. Tôi hỏi: “Ăn chay có thèm thịt, thèm cá không nội?”. Nội bảo: “Đúng ra thì buổi đầu cũng có thèm, thế nhưng do đã hứa với Phật, với Trời thì quyết bỏ. Tưởng rằng khó lắm, vì thịt, cá đã từng ăn từ nhỏ, song chẳng bao lâu cũng dần quen. Khoảng một năm sau thì nhìn thịt, nhìn cá thấy rất dửng dưng, nội còn không cho nuôi bất kể một con vật gì chỉ trừ mỗi con chó ông cưng như con vậy, vì ông quan niệm ăn chay trường mà nuôi vật để bán cho người ta xẻ thịt, lóc da nó cũng là có tội…”.

Nội tôi làm những món ăn chay thật ngon vì vậy sau này mỗi năm tôi siêng, ăn chay suốt với nội 5-6 tháng trời, bởi cha mẹ tôi phải vào ở chòi làm ruộng. Đơn cử món rau luộc hầu như mỗi bữa đều có, ngoài việc nêm muối, bột ngọt cho vừa miệng, nội tôi còn đập nát vào vài lát gừng tươi cho vào, nước vừa sôi mới bỏ rau vô.

Tôi thắc mắc về việc luộc rau cho gừng, nội bảo: “Gừng tính ấm giúp dễ tiêu hóa và tăng thêm vị thơm của rau”. Quả tình là vậy, sau này mỗi khi nội đi vắng ăn món rau do mẹ luộc ngon thì có ngon nhưng vẫn cứ cảm giác nó thiêu thiếu cái gì đó. Nước chấm rau được thay đổi luân phiên từ ba món nước tương, chao và nước mắm đậu nành.

Tương, chao thì có lẽ ai cũng biết, còn nước mắm đậu nành nghe ra hơi là lạ, nội bảo do ông nội tự chế bằng cách lấy đậu nành hột đem ngâm cho mềm rồi giã nát, dùng vải mùng sạch lọc bỏ bã rồi đem nấu sôi thì hạ lửa liu riu, cứ nấu như vậy cả một ngày trời, hễ gần cạn nước thì đổ thêm vào, một giờ trước khi nhắc xuống mới cho muối và nước màu thắng bằng đường mía vô. Nước này để nguội được đóng vào chai sành nút kín đem phơi nắng, một tháng sau bắt đầu ăn được và có thể để lâu được cả năm. Nước mắm đậu nành có mùi đặc trưng riêng rất quyến rũ vị giác.

   Dưa leo muối là món thường nhật có trong cái cần xé nhỏ, nội tự trồng lấy trái hoặc mua loại dưa đèo, nội bảo dưa đèo thấy xấu xí nhưng làm dưa rất giòn. Để nguyên cả quả phơi cho heo héo mới rửa sạch cho vào khạp và đổ một lớp muối hột lên trên mặt, 2 tuần sau thấy da quả dưa nhăn nheo lại thì vớt bỏ ra sịa phơi nắng suốt cả ngày, đến tối xếp lại vào khạp nước muối, rồi 3-4 ngày lại đem phơi nắng…, cứ thế cả tháng trời mới đổ bỏ nước.

Trái dưa lúc này đã xẹp lép đem xếp vào cần xé đậy kín bằng chiếc nắp bện bằng lá dừa nước, kê gạch cho cao đặt vào góc bếp để cả năm cũng chẳng hư. Muốn ăn chua thì pha 1 phần dấm 3 phần nước vào cái keo ngâm vài ba trái dưa vào, chỉ bữa sau dưa bớt mặn và có vị chua dôn dốt. Muốn ăn ngay thì thái mỏng ngâm nước lạnh nửa giờ đem ra vắt khô rồi cho bột ngọt, dấm, ớt đảo đều, đợi 10 phút sau cho thấm ăn với cơm ngon hơn cả củ cải muối.

   Món tôi thích hơn cả là tàu hủ kho khô, nội chiên tàu hủ với dầu cho vàng vỏ ngoài thì bỏ vào cái nồi đất đổ nước muối xâm xấp và nấu nhỏ lửa, khi sôi thì mở vung ra. Đến lúc nước vừa cạn thì nhắc xuống, sức nóng còn lại của nồi đất sẽ làm cho những miếng đậu khô tới tận trong giữa, ăn miếng đậu thơm, béo, bùi chẳng thua gì tôm bóc nõn kho mặn.

   Đã có lần tôi hỏi nội: “Với những người phải lao động nặng nhọc mà ăn chay liệu có đủ sức khỏe không?”. Nội nói ngay:

  – Rất nhiều loài động vật không ăn thịt, ăn cá nhưng vẫn có sức khỏe phi thường. Nói đâu xa, ông nội con ăn chay trường từ khi mới 30 tuổi mà đi làm mướn cho chủ điền quần quật quanh năm, suốt tháng, có điều muốn đủ chất phải ăn nhiều thức ăn chế biến từ rau củ và các loại khác.

   Nội tôi nấu mướp với đậu phộng hột sống giã nát thật ngon, mướp đừng có xào dầu mà cứ đợi nước sôi thì bỏ đậu phộng vào nấu một chặp mới cho mướp vô, sôi thêm vài chặp nữa thì nêm muối và bột ngọt mới nhắc xuống. Mỗi lần tiếp khách thích đồ chay là y kỳ nội tôi sẽ có món canh đậu bắp nấu với tàu hủ, cách làm của nội cũng khác người, đậu bắp để nguyên cả quả rửa sạch đợi cơm vừa cạn nước thì hấp vào. Ngay sau đó chiên hơi vàng tàu hủ thì đổ nước nấu cho sôi, nêm gia vị xong mới mở nắp nồi cơm nhẹ nhàng gắp đậu bắp bỏ qua nồi canh, rắc nắm hành lá vô rồi nhắc xuống. Nội bảo nấu vậy canh không có vị chát lại ít nhớt hơn, đậu bắp mềm nhưng vẫn giữ được vị ngọt nguyên chất.

   Món canh mùng tơi nấu với nước cốt đậu nành được tôi tự đặt cho cái tên là “canh riêu chay” bởi khi nấu chín rồi nó chẳng khác nồi canh riêu cua. Đậu nành giã nát thì bỏ vào cối mà xay, đổ nước có thêm chút muối vô ngâm một chặp rồi bóp cho nát mới lọc lấy nước. Phi dầu, tỏi cho thơm thì đổ nước đậu vô nấu nhỏ lửa thôi, khi sôi bột đậu nành nổi thành một dề chẳng khác nào dề của riêu cua, lúc đó mới bỏ mùng tơi thái nhỏ vào, nấu cho chín rau thì nhắc xuống, dù người nào mới chỉ ăn lần đầu hay đã từng ăn nhiều lần chắc chắn chẳng chê vào đâu được.

   Có lần tôi hỏi: “Tại sao nội cứ phải ăn chay?”, chẳng cần nghĩ ngợi, nội kéo tôi vào lòng thủ thỉ: “Ăn chay cho cái tâm thanh tịnh, bởi chẳng bao giờ nghĩ đến việc giết chết một con vật chỉ vì bữa ăn thiếu thịt, thiếu cá”. Tôi chưa chịu, hỏi lại: “Vậy đại đa số người ăn ‘mặn’ thì họ mang tội hết sao ạ?”. Nội lắc đầu:

  – Không hẳn là ăn chay để tránh tội lỗi, bởi mỗi người có một suy nghĩ khác nhau, có lòng tin khác nhau. Duy có một điều nội tin tưởng hơn cả là ông nội đã 44 năm ăn chay trường, nay nội đã 87 tuổi rồi mà tự xét thấy mình vẫn còn khỏe cả đời rất ít bệnh tật, chứng tỏ cơ thể con người đâu cứ phải ăn thịt động vật mới sống và lao động được. Nội không được học hành như các con bây giờ nên chỉ biết hiểu nôm na là mọi thứ thức ăn từ thực vật nó cũng có đủ dinh dưỡng nuôi cơ thể con người và có ít tác nhân gây bệnh hơn thực phẩm từ động vật, đọc báo chí nhiều chắc hẳn con rành hơn nội điều này…

Theo Phạm Hoàng Ninh

 
Ý kiến của bạn:
  • Chia sẻ
  • Google +
  • Tweet
Các Tin Khác
  • Phật Tử - “không hưởng ứng và không chối bỏ” Ngày Noel

    Phật Tử - “không hưởng ứng và không chối bỏ” Ngày Noel

  • Khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất đời người

    Khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất đời người

  • Làm Sao Sống Để Vui - Lời Phật Dạy Buổi Sáng

    Làm Sao Sống Để Vui - Lời Phật Dạy Buổi Sáng

  • Tiến bộ với đôi chân

    Tiến bộ với đôi chân

  • Tốt bụng cần có đầu óc: Lương thiện sai cách sẽ biến bạn thành phế phẩm

    Tốt bụng cần có đầu óc: Lương thiện sai cách sẽ biến bạn thành phế phẩm

Giới thiệu sách mới

Giới thiệu sách

Giới thiệu sách " Muôn kiếp nhân sinh - Many lives Many times"

  • Vườn Thiền - Review sách Sống đơn giản cho mình thanh thản

    Vườn Thiền - Review sách Sống đơn giản cho mình thanh thản

  • Mộng và Thực - Tác Phẩm Dưới Mái Chùa Hoang của Hòa Thượng Thích Quảng Độ

    Mộng và Thực - Tác Phẩm Dưới Mái Chùa Hoang của Hòa Thượng Thích Quảng Độ

Danh Tăng

Quê Hương Của Gió

Quê Hương Của Gió

  • Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là người Việt Nam đầu tiên được Google Doodles vinh danh

    Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là người Việt Nam đầu tiên được Google Doodles vinh danh

  • Ani Choying Drolma, người cất lên những thanh âm thần thánh rung động tới cõi Phật

    Ani Choying Drolma, người cất lên những thanh âm thần thánh rung động tới cõi Phật

Nhân vật

Người Chiến Sỹ Truyền Tin - Sự Thật Đấu Tranh Phật Giáo 1963 Tại Huế

Người Chiến Sỹ Truyền Tin - Sự Thật Đấu Tranh Phật Giáo 1963 Tại Huế

  • Những đoạn văn của Trịnh Công Sơn viết về Thân Phận và Tình Yêu

    Những đoạn văn của Trịnh Công Sơn viết về Thân Phận và Tình Yêu

  • Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu Hồ Thị Hoa là người vợ đầu tiên của vua Minh Mạng

    Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu Hồ Thị Hoa là người vợ đầu tiên của vua Minh Mạng

Sức khỏe

Tại sao chúng ta lại chọn ăn hạt

Tại sao chúng ta lại chọn ăn hạt

  • Các kiểu vận động để giữ sức khỏe khi phải cách ly tại nhà

    Các kiểu vận động để giữ sức khỏe khi phải cách ly tại nhà

  • Nên làm gì để quẳng đi nỗi lo sợ trong mùa dịch Covid-19?

    Nên làm gì để quẳng đi nỗi lo sợ trong mùa dịch Covid-19?

Nghệ thuật sống

Phật Tử - “không hưởng ứng và không chối bỏ” Ngày Noel

Phật Tử - “không hưởng ứng và không chối bỏ” Ngày Noel

  • Khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất đời người

    Khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất đời người

  • Làm Sao Sống Để Vui - Lời Phật Dạy Buổi Sáng

    Làm Sao Sống Để Vui - Lời Phật Dạy Buổi Sáng

Sự kiện

Lễ tấn hương Giới Đàn Diệu Tâm - Phật Giáo Đồng Nai

Lễ tấn hương Giới Đàn Diệu Tâm - Phật Giáo Đồng Nai

  • Hạnh cúng dường - Trùng tu chùa Vạn Phước Quán Âm - Thành Phố Huế.

    Hạnh cúng dường - Trùng tu chùa Vạn Phước Quán Âm - Thành Phố Huế.

  • Khóa tu mùa hè 2019 tại Tu viện Bát Nhã( Bảo Lộc-Lâm Đồng) - Đêm Tri ân cảm động.

    Khóa tu mùa hè 2019 tại Tu viện Bát Nhã( Bảo Lộc-Lâm Đồng) - Đêm Tri ân cảm động.

Chia Sẻ

8 bài học tôi ước mình đã biết khi bước sang tuổi 40.

8 bài học tôi ước mình đã biết khi bước sang tuổi 40.

  • Câu chuyện về tỷ phú cận kề cái chết và bài học từ Đức Phật.

    Câu chuyện về tỷ phú cận kề cái chết và bài học từ Đức Phật.

  • Tham Vọng, ích kỷ của người làm chính trị trút lên vai người trẻ.

    Tham Vọng, ích kỷ của người làm chính trị trút lên vai người trẻ.

Nhật ký hành trình

Phượng Vàng Nở Rộ Tại Tu Viện Bát Nhã 2020

Phượng Vàng Nở Rộ Tại Tu Viện Bát Nhã 2020

  • Chùa Liên Hoa Đắk Nông mùa Hoa Nở Sương Rơi - Nhật Chiếu

    Chùa Liên Hoa Đắk Nông mùa Hoa Nở Sương Rơi - Nhật Chiếu

  • Thiện Nguyện Hương Từ Thăm Và Tặng Quà Tại Đưng K'nớ

    Thiện Nguyện Hương Từ Thăm Và Tặng Quà Tại Đưng K'nớ

  • Trang Chủ
  • Thông Tin
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Nghiên Cứu
  • Media Đất Việt
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Tam Tạng
  • Nghệ Thuật
  • Giáo Dục
  • Hoa Sen Audio
  • Đọc Sách


Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email: thichnhatchieu@gmail.com 
Ghi rõ nguồn www.hoasendatviet.com - Hoa Sen Đất Việt  khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Copyright by Lotus is traditional flower of Vietnam -  www.hoasendatviet.com. Designed by HSĐV