Học Đức Của Dòng Nước
Ngày đăng: 13:58:30 01-06-2019 . Xem: 889
Lúc Khổng Tử 54 tuổi sau một thời gian truyền đạo và bế quan tu tập thì trong lòng có điều khuất tất nên muốn tìm đến Lão Tử để tháo tâm tư trong lòng.
Một buổi chiều bên dòng sông Khổng Tử nói: Đến tận bây giờ Khâu ( tức Khổng Tử ) cũng muốn được ra làm quan, nếu có quyền lực mới có thể thi lệnh, mới có thể đi phát triển học thuyết “ Nhân Nghĩa” của khâu, mới có thể làm nhiều việc thiện được.
Trầm ngâm một lát, Lão Tử liền chỉ tay xuống dòng nước trên sông nói với Khổng Tử: "Tại sao ông không học đức hạnh của dòng nước kia?"
Khổng Tử hỏi lại: "Nước có đức hạnh gì?"
Lão Tử trả lời: "Trong thiên hạ, có thứ gì mềm mại hơn nước, vậy nhưng chưa chắc kẻ mạnh đã có thể thắng thế, lấy nhu thắng cương, lấy yếu thắng mạnh, đó là thứ mà ta có thể học từ nước.
Nước cũng giống Đạo, Đạo chỗ nào cũng có, nước chỗ nào cũng lợi ích.
Nên Thánh Nhân nhìn thời mà làm,
Hiền giả tùy cơ ứng biến,
Trí giả vô vị mà trị,
Đạt giả thuận theo ý trời.
Hiền giả tùy cơ ứng biến,
Trí giả vô vị mà trị,
Đạt giả thuận theo ý trời.
Thế mới biết Thiên hạ đại địa đều có định sẳn. Có những chuyện không phải mình muốn là được. Tùy Duyên Như Nước.
Khổng Tử nghe vậy bất giác tỉnh ngộ, nói: "Lời của tiên sinh khiến tôi ngộ ra nhiều điều, khai thông bế tắc:
Nước mềm mỏng, nhưng không có gì không soi thấu, vạn vật nhập vào xuất ra nước mà biến thành tinh khiết tươi mới. Đó là cái thiện, là trí tuệ tối cao."
Lão Tử gật đầu, đáp: "Lần này trở về, ông nên bỏ cái ngạo khí trong lời nói và biểu cảm, trừ cái chí lớn ở dung mạo. Nếu không, người chưa thấy đã thấy tiếng, thân chưa tới mà gió đã động, phô trương khuếch đại bản thân, như hổ đi trên phố, thử hỏi ai dám dùng ông?"
Khổng Tử vô cùng cảm kích, đáp: "Lời của tiên sinh, đệ tử xin tạc ghi trong lòng, cả đời không quên. Đệ tử sẽ tuân thủ không chút chậm trễ, như cách để tạ ơn tiên sinh". Nói xong, ông cáo từ rồi cùng Nam Cung Kính Thúc lên xe về nước Lỗ.
Nhật Chiếu
ĐN, 01.06.2019
Các Tin Khác