Ở đời sống khôn khéo không khó, cái khó là làm người thiện lương
Ngày đăng: 00:12:14 14-01-2019 . Xem: 796
Trong một ngôi trường nhỏ trên núi cao hẻo lánh, bếp ăn của nhà trường quanh năm suốt tháng chỉ rau rừng đạm bạc, hôm rau luộc, hôm lại rau xào, thi thoảng mới có chút thức ăn cải bữa.
Cô giáo trẻ thân mình gầy gò, yếu đuối, chỉ vì thương các em nhỏ thiếu con chữ mà chẳng quản xa xôi lên đây dạy học. Cô thường ra ngôi chợ phiên gần trường mua trứng gà về ăn. Người bán trứng là một cụ bà tuổi ngoài 70, cụ bảo cô cứ cho một cái giá chứ cụ không đòi, nếu giá được thì cụ bán.
Cô giáo trẻ thấy cụ nay tuổi đã già, cuộc sống khổ cực chỉ dựa vào nuôi mấy con gà bán trứng kiếm tiền nên cố tình trả giá cao hơn bình thường. Ở quê cô dưới xuôi, trứng chỉ có 25 nghìn đồng một chục, nhưng cô lại trả cho cụ tới 35 nghìn đồng một chục. Thấy cô trả vậy, cụ cũng không kêu trả vậy là đắt hay rẻ, mà vui vẻ nhận lời bán cho cô, từ đó mỗi lần cô ra mua trứng đều trả y như vậy.
Mua được một thời gian, cô lại thấy cụ đáng thương quá nên lại chủ động tăng giá thêm cho cụ mà trả 40 nghìn đồng một chục. Lúc này cụ mới lên tiếng, cụ từ chối không nhận. Hai người đùn đẩy tới đùn đẩy lui cuối cùng cụ mới nhận.
Lại qua một thời gian, một hôm cô như thường lệ ra chỗ cụ mua trứng, khi gần đến nơi, thấy một lái buôn đang hỏi mua trứng của cụ. Người lái buôn nói vì trứng của cụ ngon, khách ăn rất thích nên trả cụ 50 nghìn một chục, yêu cầu mua hết số trứng này. Nhưng lạ thay, cụ lại từ chối. Người lái buôn bèn nói: “Giá này con trả cụ cũng là cao lắm rồi đó, tất cả mọi nhà trong thôn con đều trả vậy, không có ai trả cao hơn đâu, thôi cụ bán cho con đi”.
Cụ đáp: “Không phải vấn đề giá cả, mà là trứng này cụ phải để cho cô giáo trẻ ở trường. Cô ấy từ xa xôi đến đây dạy học, người lại yếu ốm, cuộc sống khó khăn. Cụ muốn cô ấy có thêm chút thức ăn bồi bổ mà có sức để dạy con chữ cho mấy đứa trẻ trong thôn, không có chữ khổ lắm”.
Cô đứng đó chứng kiến mọi việc, không biết tự khi nào, hai khóe mắt cay cay…
Khi chúng ta cho đi tình thương, ắt sẽ nhận được sự nhân ái. Khi chúng ta làm những gì cho người khác, kỳ thực cũng là làm cho chính mình. Vậy nên, khi chúng ta muốn nhận từ người khác những gì, trước tiên cũng cần phải cho đi những thứ đó.
Đời người vốn dĩ đó là cái vòng tuần hoàn qua lại, chúng ta cho đi thiện lương thì ắt cũng nhận được thiện lương. Người thiện lương sẽ không khi nào bị thiệt, khi duyên lành, thiện đủ ắt sẽ hồi báo lại cho mình tất cả những gì mình nên được.
Người sống thiện lương khó hơn người sống thông minh, nhưng thiện lương đó là con đường mà ở đó, chờ đợi họ chính là bến bờ hạnh phúc.
Cô giáo trẻ thân mình gầy gò, yếu đuối, chỉ vì thương các em nhỏ thiếu con chữ mà chẳng quản xa xôi lên đây dạy học. Cô thường ra ngôi chợ phiên gần trường mua trứng gà về ăn. Người bán trứng là một cụ bà tuổi ngoài 70, cụ bảo cô cứ cho một cái giá chứ cụ không đòi, nếu giá được thì cụ bán.
Cô giáo trẻ thấy cụ nay tuổi đã già, cuộc sống khổ cực chỉ dựa vào nuôi mấy con gà bán trứng kiếm tiền nên cố tình trả giá cao hơn bình thường. Ở quê cô dưới xuôi, trứng chỉ có 25 nghìn đồng một chục, nhưng cô lại trả cho cụ tới 35 nghìn đồng một chục. Thấy cô trả vậy, cụ cũng không kêu trả vậy là đắt hay rẻ, mà vui vẻ nhận lời bán cho cô, từ đó mỗi lần cô ra mua trứng đều trả y như vậy.
Mua được một thời gian, cô lại thấy cụ đáng thương quá nên lại chủ động tăng giá thêm cho cụ mà trả 40 nghìn đồng một chục. Lúc này cụ mới lên tiếng, cụ từ chối không nhận. Hai người đùn đẩy tới đùn đẩy lui cuối cùng cụ mới nhận.
Lại qua một thời gian, một hôm cô như thường lệ ra chỗ cụ mua trứng, khi gần đến nơi, thấy một lái buôn đang hỏi mua trứng của cụ. Người lái buôn nói vì trứng của cụ ngon, khách ăn rất thích nên trả cụ 50 nghìn một chục, yêu cầu mua hết số trứng này. Nhưng lạ thay, cụ lại từ chối. Người lái buôn bèn nói: “Giá này con trả cụ cũng là cao lắm rồi đó, tất cả mọi nhà trong thôn con đều trả vậy, không có ai trả cao hơn đâu, thôi cụ bán cho con đi”.
Cụ đáp: “Không phải vấn đề giá cả, mà là trứng này cụ phải để cho cô giáo trẻ ở trường. Cô ấy từ xa xôi đến đây dạy học, người lại yếu ốm, cuộc sống khó khăn. Cụ muốn cô ấy có thêm chút thức ăn bồi bổ mà có sức để dạy con chữ cho mấy đứa trẻ trong thôn, không có chữ khổ lắm”.
Cô đứng đó chứng kiến mọi việc, không biết tự khi nào, hai khóe mắt cay cay…
Khi chúng ta cho đi tình thương, ắt sẽ nhận được sự nhân ái. Khi chúng ta làm những gì cho người khác, kỳ thực cũng là làm cho chính mình. Vậy nên, khi chúng ta muốn nhận từ người khác những gì, trước tiên cũng cần phải cho đi những thứ đó.
Đời người vốn dĩ đó là cái vòng tuần hoàn qua lại, chúng ta cho đi thiện lương thì ắt cũng nhận được thiện lương. Người thiện lương sẽ không khi nào bị thiệt, khi duyên lành, thiện đủ ắt sẽ hồi báo lại cho mình tất cả những gì mình nên được.
Người sống thiện lương khó hơn người sống thông minh, nhưng thiện lương đó là con đường mà ở đó, chờ đợi họ chính là bến bờ hạnh phúc.
Các Tin Khác