Câu chuyện của một bà cụ
Ngày đăng: 12:31:36 29-01-2015 . Xem: 1652
Trong xã hội hiện nay, sự thay đổi cuộc sống hôn nhân là chuyện thường thấy, rất nhiều người đều chịu đau khổ hoặc không cam lòng khi chồng hoặc vợ của mình đi yêu thương người khác, thậm chí bỏ rơi gia đình mà đi. Tôi có quen một vị Bồ-tát tuổi đã lớn, mọi người đều rất tôn kính bà, đều gọi bà là lão nương (Một cách xưng hô tôn trọng đối với người nữ lớn tuổi, với nghĩa như Mẹ), bà là một trong những người tôi từng gặp có sự thay đổi lớn trong cuộc sống hôn nhân, chồng bà phản bội bà, đi lấy một người khác, thế nhưng bà ta hoàn toàn không bao giờ oán trách. Sự độ lượng và từ bi của bà cuối cùng đã cảm hóa được người chồng, giúp ông ta phát khởi sự ăn năn trong những giây phút cuối đời, riêng cuộc sống của bà vẫn là những chuỗi ngày thanh tịnh, hoan hỷ và niệm Phật. Tôi thường đem chuyện của lão nương kể cho một số người vợ bị chồng bỏ mà sanh tâm oán hận, chỉ mong họ học hỏi ở lão nương, mở rộng lòng ra, mắt nhìn xa hơn, để nhìn rõ ý nghĩa chân thực của cuộc đời, hầu giúp mình tìm được một cuộc sống vui vẻ an lạc và tự tại.
Lão nương là một người rất hiếu thuận, từ lúc mới lên hai đã biết mang dép đến cho cha thay. Lập gia đình không bao lâu, chồng bà lại đi thương một người khác, lại thường dẫn người ấy đi chơi thậm chí không sống ở nhà nữa. Lão nương chưa hề vì việc này mà gây chuyện với chồng. Bà cũng không phải miễn cưỡng nhẫn nhịn trong sự than oán, bởi bà có trí huệ, bà hiểu rằng, làm lớn chuyện cũng chẳng được gì, bà có trí huệ giúp bà buông xã được những ưu sầu mà sống tự tại. Bà rất điềm tĩnh và an phận làm những việc mình cần làm, chăm sóc con cái, làm những công việc đồng áng, cho đến việc kiếm tiền để lo cho cuộc sống.
Chồng lão nương với cô vợ bé lại sinh ra một đứa bé trai, không những thế, họ còn mang đứa bé về nhà bỏ mặc ở đó rồi hai người cùng tiếp tục du sơn ngoạn cảnh. Trước tình huống này, tôi tin rằng gặp phải người bình thường chắc phải là rất giận dữ, không thể nào kiềm chế được. Thế nhưng, lão nương thấy đứa bé không ai săn sóc, lấy làm tội nghiệp, bèn sanh lòng từ bi mớm sữa cho bé uống, đèo bé theo bên mình trong lúc làm việc, cho đến đi làm ngoài đồng cũng đèo đi theo, lúc không tiện đèo trên lưng bà lại cho bé ngồi một nơi rồi lấy dù che nắng cho bé. Trong xóm ai cũng chê cười, bảo rằng bà thật là ngu, ai lại đem con của tình địch, kẻ thù chăm sóc chu đáo như thế. Riêng bà thì không nghĩ như vậy, lòng của lão nương rất từ bi và trong sạch, bà chỉ nghĩ rằng trẻ con không ai trông nom thì không thể được. Và như vậy bà phát tâm tự nguyện lo lắng cho em bé, cũng chẳng hề nghĩ đứa bé là con của ai!
Đứa bé kia lớn lên, từ nhỏ đến lớn cậu ta cứ đinh ninh rằng lão nương là mẹ ruột của mình, cậu không thể tin được người dì nhỏ ấy mới là mẹ của cậu.
Sau đó, chồng lão nương lại mang người kia về sống trong nhà, lão nương vẫn một mực đối xử tốt với người đàn bà kia, thậm chí còn lo lắng cho người kia sau kỳ sinh. Bà chưa từng nói một câu nặng lời hoặc tỏ ý ghét bỏ. Dì nhỏ kia về sau mắc một căn bịnh hiểm nghèo phải phẩu thuật não, và sau đó bà trở thành người sinh vật nằm mãi trên giường bịnh, rồng rã hơn mười năm mê man bất tỉnh. Lão nương vẫn đến thăm, nắm tay dì nhỏ, tuy là trong cơn hôn mê, nhưng nước mắt dì nhỏ không ngừng rơi xuống. Lão nương đã từ bi chí tâm niệm Phật cầu nguyện cho dì nhỏ, trong lòng không chút trách móc.
Người con của dì nhỏ là một đứa con rất giỏi giang, vừa có căn lành lại rất hiếu thuận. Cậu không những lo lắng cho người mẹ hôn mê kia còn rất hiếu thảo với lão nương, người nuôi cậu ta khôn lớn. Một lần chính tôi tận mắt nhìn thấy một cảnh tượng làm cho tôi vô cùng cảm động, cậu con trai kia tuy đã làm giáo viên dạy học ở trường, do được bạn bè đề bạt, cậu đã lãnh hơn mười phần thưởng lớn về người con hiếu thảo mẫu mực của Đài Loan. Sau một lần nhận được phần thưởng ấy, cậu trở về nhà quì dưới chân lão nương mang phần quà ấy tặng lại cho ba mà nói rằng: “Những thứ này đều là do Mẹ cho con cả, hôm nay con được nhận phần thưởng này, còn thêm số tiền thưởng, nhất định phải mang về cho Mẹ.” Phần thưởng ấy làm bằng đồng, khắc hình một chú dê con đang quì bên dê mẹ để bú sửa. Tôi đứng đó, nhìn cậu con trai quì bên mẹ để cảm ân. Lão nương vẫn cầm xâu chuỗi hạt trên tay không ngừng niệm Phật, khuôn mặt bà hiện rõ một nụ cười hiền từ, khuôn mặt ấy chính là khuôn mặt của Phật và Bồ-tát. Tôi nhìn mà rơi nước mắt, cảm nhận được sự chân thực, sự vô tư và lòng từ ái của thế gian với tâm của Phật thật rất tương ưng.
Đây là người niệm Phật ở đẳng cấp nào? Có thể niệm ra được tâm thanh tịnh, tâm từ bi và vô tư như thế! Thực sự mà nói, không oán hận, trong lòng thanh tịnh an vui, cũng sống hết một đời người; giận dữ oán thán đến chết, cũng phải sống hết một đời người. Muốn chọn cách sống nào chỉ còn xem trí huệ và phước báo của chúng ta mà thôi.
Người chồng của lão nương đến bảy mươi mấy tuổi bắt đầu đối mặt với cảnh gần đất xa trời, trươc lúc lâm chung ông cảm thấy mình nhiều tội lỗi nên đã đến trước lão nương nói ra những điều sám hối của mình. Ông bảo: “Cả đời tôi hoàn toàn sai trái, thật xin lỗi bà.” Lão nương nghe xong chỉ điềm nhiên cười mà trả lời: “Ôi, nói điều ấy làm gì chứ!” Lòng bà thật rộng rãi, không hề có sự bất bình, cũng chẳng có gì không cam lòng, không có gì để oán than. Bà bình lặng tiếp nhận lời sám hối của ông. Đây là người niệm Phật đẳng cấp nào? Có thể niệm ra được lòng từ bi, không oán hận.
Người chồng muốn đến trước tượng Phật Di Đà, phát lồ sám hối những sai trái của ông, thỉnh cầu Đức Phật từ bi tha thứ, tiếp nhận ông về thế giới Tây Phương Cực Lạc của Phật. Ngay sau lúc ông chí thành sám hối, rồi niệm Phật không đến vài phút, liền rất minh mẫn sáng suốt buông hơi thở cuối cùng vãng sanh về Tây Phương. Người đến hộ niệm cho ông đều nói: “Chúng tôi đều thấy ông từ giường bịnh, tự mình đến nằm vào chiếc giường kia, chỉ khoảng mười mấy phút, rồi tỉnh táo niệm Phật mà đi.”
Đức Phật A Di Đà đại từ đại bi quá, Ngài hiểu rõ được hạng phàm phu chúng ta đủ cả trăm ngàn tội lỗi, thường thường đều vì “một đời gây tội”, Ngài cho chúng ta cơ hội trong giây phút cuối cùng lúc lâm chung quay đầu sám hối, trong lúc lâm chung nếu có thể thành tâm sám hối, niệm mười câu Phật, chân chánh phát tâm muốn về Tây Phương Cực Lạc, Đức Phật cũng không hề bỏ rơi chúng ta, Ngài đều đến đón tiếp chúng ta, chỉ e rằng chúng ta tự mình buông lung tình cảm và cá tính, cứ cho rằng mình đúng, không chịu quay đầu, không chịu sám hối, không chịu niệm Phật.
Một lần nọ, lão nương bị bịnh, đi đứng khó khăn, tôi đến thăm bà. Bà nở nụ cười thật dễ mến, lại rất hài lòng và tự tin mà nói với tôi rằng: “Phật A Di Đà trên miệng tôi, A Di Đà Phật trong tâm tôi.” Bà nói bằng tiếng Đài: “Không kể là việc lớn việc nhỏ, việc gì Phật A Di Đà cũng lo xong.” Đây cũng là Đức Phật Di Đà đang quan tâm chúng ta, chỉ có người thật thà, thiết tha niệm Phật, mói có thể cảm nhận được Phật A Di Đà, đang giúp chúng ta trong mỗi công việc. Cứ mỗi buổi sáng lão nương đều hái hoa do chính bà trồng dâng cúng Phật. Bà bảo: “Dùng hoa của mình trồng cúng Phật, cảm giác khi nhìn lên Đức Phật như đang mỉm miệng cười.”
Lão nương đã 82 tuổi rồi, mỗi sáng vẫn có thể nấu món ăn thật ngon để cúng dường cho những ai có duyên đến nhà bà. Bà lại rất nhiệt tình làm công việc bảo vệ môi trường. Ở tuổi 82, bà không nề cực nhọc tự mình đi làm và dẫn đầu mọi người đi làm công việc phân loại các thứ rác. Con gái bà bảo: “Má! Má đi cứu núi cứu biển, bảo vệ trái đất, công đức rất lớn.” Bà cười đùa trả lời: “Bọn con cứ như vậy mà khen má, làm cho má làm mãi cũng không hết, cũng không biết mệt.”
Có một số người, trông thì rất bình thường, nhưng nội tâm của họ thì có sự tu dưỡng và công phu rất không bình thường chút nào. Đối với người bình thường thì không thể xả bỏ, nhất định kỳ kèo cho được, bà lại xả bỏ dược, nhường nhịn người được. Ngươi bình thường thì nhẫn chịu trong đau khổ, bà thì lại điềm nhiên tự tại. Người bình thường thì rất ham tranh giành, chỉ mong hơn người, hả dạ sự bực tức. Trên thực tế, nếu như ngồi quan sát cặn kẻ, người giành được phần hơn cũng chẳng hề được gì, ngoài việc tạo nhân xấu và hậu quả khổ đau ra họ chẳng hề được gì. Còn những người trông rất ngốc nghếch, nhường nhịn người khác, chịu thua người khác, thực ra họ cũng chẳng mất mát gì cả. Ngược lại, họ lại có được sự tự tại, an lạc và tấm lòng từ bi hoan hỷ của Phật.
Tôi thường cảm nhận được một điều, dùng những cách xấu để tranh đoạt thì thường thường phần lợi có vẻ như đang nằm về phía mình, nhưng đối với Đạo thì đó là một thiệt thòi rất lớn. Đối với những người thường chịu được thiệt thòi thì đối với con đường đạo họ được nhiều lợi lớn. Bởi những người này đã có được trí tuệ phát xuất từ nội tâm, nhìn rõ chân tướng cuộc đời và xả bỏ được. Phước báo của họ thật vô lượng. Thực tế mà nói, người phàm lòng dạ dễ đổi thay, không đáng cho mình để bụng. Chi bằng dùng cái tinh thần ấy niệm Phật, niệm ông Phật vĩnh viễn không thay đỗi tâm, cũng là cuộc sống ấy nhưng kết quả thì khác xa như trời với đất. Không chỉ là khác như trời với đất mà phải là khác xa như Cực Lạc và địa ngục, đáng chọn bên nào, chỉ còn do trí tuệ của mỗi chúng ta mà thôi.
Một lần nọ, có một chị kia, do chồng của chị có bạn gái khác, chị ta cảm thấy buồn rầu đau khổ khi mất đi người chồng. Hằng ngày cứ khóc lóc kể lể, chỉ mong người chồng trở về với chị. Chị cảm thấy làm người không chồng không thể nào được, mất chồng thì chị ta không thể nào sống nổi, và lại cảm thấy mất mặt với mọi người. Chị ta khóc mấy năm trời mà vẫn còn khóc. Thực tế có phải là làm người không chồng thì không thể được không? Một hôm, tôi nói với chị ta: “Những sư cô xuất gia đều không chồng, nhưng vẫn sống an lạc.” Cũng như “Lão nương”, bà nhường chồng cho người khác, riêng mình thanh tịnh niệm Phật, cũng sống được rất vui vẻ, rất tự tại. Trên đời chẳng ai qui định rằng, gặp sự bất hạnh trong hôn nhân thì nhất định phải khổ đau. Cũng cùng một hoàn cảnh ấy, ‘lão nương’ vẫn bình thản thanh tịnh niệm Phật với tâm hoan hỷ, trong lòng không oán hờn, còn viên mãn được các thứ công đức. Tại sao trong cùng hoàn cảnh ấy, chúng ta lại phải oán hờn, nguyền rủa suốt cuộc đời mình, ngồi khóc suốt cuộc đời mình chứ? ‘Lão nương’ lấy cái nhân bình thản, an vui gieo làm nhân an vui, về sau chắc chắn hưởng được quả an vui. Với người chỉ biết oán hận và nguyền rủa, thì họ đem khổ đau hiện tại gieo làm nhân khổ đau, về sau phải chịu quả khổ đau.
Bạn sẽ chọn cho mình cách nào đây?
Lão nương là một người rất hiếu thuận, từ lúc mới lên hai đã biết mang dép đến cho cha thay. Lập gia đình không bao lâu, chồng bà lại đi thương một người khác, lại thường dẫn người ấy đi chơi thậm chí không sống ở nhà nữa. Lão nương chưa hề vì việc này mà gây chuyện với chồng. Bà cũng không phải miễn cưỡng nhẫn nhịn trong sự than oán, bởi bà có trí huệ, bà hiểu rằng, làm lớn chuyện cũng chẳng được gì, bà có trí huệ giúp bà buông xã được những ưu sầu mà sống tự tại. Bà rất điềm tĩnh và an phận làm những việc mình cần làm, chăm sóc con cái, làm những công việc đồng áng, cho đến việc kiếm tiền để lo cho cuộc sống.
Chồng lão nương với cô vợ bé lại sinh ra một đứa bé trai, không những thế, họ còn mang đứa bé về nhà bỏ mặc ở đó rồi hai người cùng tiếp tục du sơn ngoạn cảnh. Trước tình huống này, tôi tin rằng gặp phải người bình thường chắc phải là rất giận dữ, không thể nào kiềm chế được. Thế nhưng, lão nương thấy đứa bé không ai săn sóc, lấy làm tội nghiệp, bèn sanh lòng từ bi mớm sữa cho bé uống, đèo bé theo bên mình trong lúc làm việc, cho đến đi làm ngoài đồng cũng đèo đi theo, lúc không tiện đèo trên lưng bà lại cho bé ngồi một nơi rồi lấy dù che nắng cho bé. Trong xóm ai cũng chê cười, bảo rằng bà thật là ngu, ai lại đem con của tình địch, kẻ thù chăm sóc chu đáo như thế. Riêng bà thì không nghĩ như vậy, lòng của lão nương rất từ bi và trong sạch, bà chỉ nghĩ rằng trẻ con không ai trông nom thì không thể được. Và như vậy bà phát tâm tự nguyện lo lắng cho em bé, cũng chẳng hề nghĩ đứa bé là con của ai!
Đứa bé kia lớn lên, từ nhỏ đến lớn cậu ta cứ đinh ninh rằng lão nương là mẹ ruột của mình, cậu không thể tin được người dì nhỏ ấy mới là mẹ của cậu.
Sau đó, chồng lão nương lại mang người kia về sống trong nhà, lão nương vẫn một mực đối xử tốt với người đàn bà kia, thậm chí còn lo lắng cho người kia sau kỳ sinh. Bà chưa từng nói một câu nặng lời hoặc tỏ ý ghét bỏ. Dì nhỏ kia về sau mắc một căn bịnh hiểm nghèo phải phẩu thuật não, và sau đó bà trở thành người sinh vật nằm mãi trên giường bịnh, rồng rã hơn mười năm mê man bất tỉnh. Lão nương vẫn đến thăm, nắm tay dì nhỏ, tuy là trong cơn hôn mê, nhưng nước mắt dì nhỏ không ngừng rơi xuống. Lão nương đã từ bi chí tâm niệm Phật cầu nguyện cho dì nhỏ, trong lòng không chút trách móc.
Người con của dì nhỏ là một đứa con rất giỏi giang, vừa có căn lành lại rất hiếu thuận. Cậu không những lo lắng cho người mẹ hôn mê kia còn rất hiếu thảo với lão nương, người nuôi cậu ta khôn lớn. Một lần chính tôi tận mắt nhìn thấy một cảnh tượng làm cho tôi vô cùng cảm động, cậu con trai kia tuy đã làm giáo viên dạy học ở trường, do được bạn bè đề bạt, cậu đã lãnh hơn mười phần thưởng lớn về người con hiếu thảo mẫu mực của Đài Loan. Sau một lần nhận được phần thưởng ấy, cậu trở về nhà quì dưới chân lão nương mang phần quà ấy tặng lại cho ba mà nói rằng: “Những thứ này đều là do Mẹ cho con cả, hôm nay con được nhận phần thưởng này, còn thêm số tiền thưởng, nhất định phải mang về cho Mẹ.” Phần thưởng ấy làm bằng đồng, khắc hình một chú dê con đang quì bên dê mẹ để bú sửa. Tôi đứng đó, nhìn cậu con trai quì bên mẹ để cảm ân. Lão nương vẫn cầm xâu chuỗi hạt trên tay không ngừng niệm Phật, khuôn mặt bà hiện rõ một nụ cười hiền từ, khuôn mặt ấy chính là khuôn mặt của Phật và Bồ-tát. Tôi nhìn mà rơi nước mắt, cảm nhận được sự chân thực, sự vô tư và lòng từ ái của thế gian với tâm của Phật thật rất tương ưng.
Đây là người niệm Phật ở đẳng cấp nào? Có thể niệm ra được tâm thanh tịnh, tâm từ bi và vô tư như thế! Thực sự mà nói, không oán hận, trong lòng thanh tịnh an vui, cũng sống hết một đời người; giận dữ oán thán đến chết, cũng phải sống hết một đời người. Muốn chọn cách sống nào chỉ còn xem trí huệ và phước báo của chúng ta mà thôi.
Người chồng của lão nương đến bảy mươi mấy tuổi bắt đầu đối mặt với cảnh gần đất xa trời, trươc lúc lâm chung ông cảm thấy mình nhiều tội lỗi nên đã đến trước lão nương nói ra những điều sám hối của mình. Ông bảo: “Cả đời tôi hoàn toàn sai trái, thật xin lỗi bà.” Lão nương nghe xong chỉ điềm nhiên cười mà trả lời: “Ôi, nói điều ấy làm gì chứ!” Lòng bà thật rộng rãi, không hề có sự bất bình, cũng chẳng có gì không cam lòng, không có gì để oán than. Bà bình lặng tiếp nhận lời sám hối của ông. Đây là người niệm Phật đẳng cấp nào? Có thể niệm ra được lòng từ bi, không oán hận.
Người chồng muốn đến trước tượng Phật Di Đà, phát lồ sám hối những sai trái của ông, thỉnh cầu Đức Phật từ bi tha thứ, tiếp nhận ông về thế giới Tây Phương Cực Lạc của Phật. Ngay sau lúc ông chí thành sám hối, rồi niệm Phật không đến vài phút, liền rất minh mẫn sáng suốt buông hơi thở cuối cùng vãng sanh về Tây Phương. Người đến hộ niệm cho ông đều nói: “Chúng tôi đều thấy ông từ giường bịnh, tự mình đến nằm vào chiếc giường kia, chỉ khoảng mười mấy phút, rồi tỉnh táo niệm Phật mà đi.”
Đức Phật A Di Đà đại từ đại bi quá, Ngài hiểu rõ được hạng phàm phu chúng ta đủ cả trăm ngàn tội lỗi, thường thường đều vì “một đời gây tội”, Ngài cho chúng ta cơ hội trong giây phút cuối cùng lúc lâm chung quay đầu sám hối, trong lúc lâm chung nếu có thể thành tâm sám hối, niệm mười câu Phật, chân chánh phát tâm muốn về Tây Phương Cực Lạc, Đức Phật cũng không hề bỏ rơi chúng ta, Ngài đều đến đón tiếp chúng ta, chỉ e rằng chúng ta tự mình buông lung tình cảm và cá tính, cứ cho rằng mình đúng, không chịu quay đầu, không chịu sám hối, không chịu niệm Phật.
Một lần nọ, lão nương bị bịnh, đi đứng khó khăn, tôi đến thăm bà. Bà nở nụ cười thật dễ mến, lại rất hài lòng và tự tin mà nói với tôi rằng: “Phật A Di Đà trên miệng tôi, A Di Đà Phật trong tâm tôi.” Bà nói bằng tiếng Đài: “Không kể là việc lớn việc nhỏ, việc gì Phật A Di Đà cũng lo xong.” Đây cũng là Đức Phật Di Đà đang quan tâm chúng ta, chỉ có người thật thà, thiết tha niệm Phật, mói có thể cảm nhận được Phật A Di Đà, đang giúp chúng ta trong mỗi công việc. Cứ mỗi buổi sáng lão nương đều hái hoa do chính bà trồng dâng cúng Phật. Bà bảo: “Dùng hoa của mình trồng cúng Phật, cảm giác khi nhìn lên Đức Phật như đang mỉm miệng cười.”
Lão nương đã 82 tuổi rồi, mỗi sáng vẫn có thể nấu món ăn thật ngon để cúng dường cho những ai có duyên đến nhà bà. Bà lại rất nhiệt tình làm công việc bảo vệ môi trường. Ở tuổi 82, bà không nề cực nhọc tự mình đi làm và dẫn đầu mọi người đi làm công việc phân loại các thứ rác. Con gái bà bảo: “Má! Má đi cứu núi cứu biển, bảo vệ trái đất, công đức rất lớn.” Bà cười đùa trả lời: “Bọn con cứ như vậy mà khen má, làm cho má làm mãi cũng không hết, cũng không biết mệt.”
Có một số người, trông thì rất bình thường, nhưng nội tâm của họ thì có sự tu dưỡng và công phu rất không bình thường chút nào. Đối với người bình thường thì không thể xả bỏ, nhất định kỳ kèo cho được, bà lại xả bỏ dược, nhường nhịn người được. Ngươi bình thường thì nhẫn chịu trong đau khổ, bà thì lại điềm nhiên tự tại. Người bình thường thì rất ham tranh giành, chỉ mong hơn người, hả dạ sự bực tức. Trên thực tế, nếu như ngồi quan sát cặn kẻ, người giành được phần hơn cũng chẳng hề được gì, ngoài việc tạo nhân xấu và hậu quả khổ đau ra họ chẳng hề được gì. Còn những người trông rất ngốc nghếch, nhường nhịn người khác, chịu thua người khác, thực ra họ cũng chẳng mất mát gì cả. Ngược lại, họ lại có được sự tự tại, an lạc và tấm lòng từ bi hoan hỷ của Phật.
Tôi thường cảm nhận được một điều, dùng những cách xấu để tranh đoạt thì thường thường phần lợi có vẻ như đang nằm về phía mình, nhưng đối với Đạo thì đó là một thiệt thòi rất lớn. Đối với những người thường chịu được thiệt thòi thì đối với con đường đạo họ được nhiều lợi lớn. Bởi những người này đã có được trí tuệ phát xuất từ nội tâm, nhìn rõ chân tướng cuộc đời và xả bỏ được. Phước báo của họ thật vô lượng. Thực tế mà nói, người phàm lòng dạ dễ đổi thay, không đáng cho mình để bụng. Chi bằng dùng cái tinh thần ấy niệm Phật, niệm ông Phật vĩnh viễn không thay đỗi tâm, cũng là cuộc sống ấy nhưng kết quả thì khác xa như trời với đất. Không chỉ là khác như trời với đất mà phải là khác xa như Cực Lạc và địa ngục, đáng chọn bên nào, chỉ còn do trí tuệ của mỗi chúng ta mà thôi.
Một lần nọ, có một chị kia, do chồng của chị có bạn gái khác, chị ta cảm thấy buồn rầu đau khổ khi mất đi người chồng. Hằng ngày cứ khóc lóc kể lể, chỉ mong người chồng trở về với chị. Chị cảm thấy làm người không chồng không thể nào được, mất chồng thì chị ta không thể nào sống nổi, và lại cảm thấy mất mặt với mọi người. Chị ta khóc mấy năm trời mà vẫn còn khóc. Thực tế có phải là làm người không chồng thì không thể được không? Một hôm, tôi nói với chị ta: “Những sư cô xuất gia đều không chồng, nhưng vẫn sống an lạc.” Cũng như “Lão nương”, bà nhường chồng cho người khác, riêng mình thanh tịnh niệm Phật, cũng sống được rất vui vẻ, rất tự tại. Trên đời chẳng ai qui định rằng, gặp sự bất hạnh trong hôn nhân thì nhất định phải khổ đau. Cũng cùng một hoàn cảnh ấy, ‘lão nương’ vẫn bình thản thanh tịnh niệm Phật với tâm hoan hỷ, trong lòng không oán hờn, còn viên mãn được các thứ công đức. Tại sao trong cùng hoàn cảnh ấy, chúng ta lại phải oán hờn, nguyền rủa suốt cuộc đời mình, ngồi khóc suốt cuộc đời mình chứ? ‘Lão nương’ lấy cái nhân bình thản, an vui gieo làm nhân an vui, về sau chắc chắn hưởng được quả an vui. Với người chỉ biết oán hận và nguyền rủa, thì họ đem khổ đau hiện tại gieo làm nhân khổ đau, về sau phải chịu quả khổ đau.
Bạn sẽ chọn cho mình cách nào đây?
Trích dịc từ: Sức mạnh của tâm hoan hỷ
(Pháp sư Đạo Chứng)
(Pháp sư Đạo Chứng)
Các Tin Khác