Thiển đàm về ‘trí huệ’: Muốn sinh huệ cần quét dọn ‘bụi bẩn’ trong tâm hồn.
Ngày đăng: 03:50:06 21-12-2022 . Xem: 219
Thời nay chúng ta thường cho rằng những người thông minh là những người có “ngộ tính tốt”, có “tuệ căn”, có “trí huệ lớn”… từ đó mà không ít người nhầm lẫn giữa “thông minh” và “trí huệ”. Trong văn hóa truyền thống, cổ nhân phương Đông nhìn nhận thông minh và trí huệ là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Thực chất, thông minh là năng lực của con người, còn trí huệ là cảnh giới trong tâm hồn. Người thông minh đương nhiên khó tìm, là nhân tài trong mười người chỉ chọn được một. Nhưng người trí huệ lại càng hiếm thấy hơn, có khi đi cả ngàn dặm cũng không tìm được ai.
Thiển đàm về nội hàm của “Trí Huệ”
Từ chữ Hán mà xét, “Trí” có nghĩa là không gì không biết, có thể thấu hiểu tường tận mọi việc trong thiên hạ. Trong kết cấu của chữ Trí (智) gồm có chữ Tri (知) ở trên và chữ Nhật (日) ở dưới, có hàm ý nhắc nhở thế nhân muốn thành bậc Trí giả uyên bác thì cần kiên trì không buông lơi, mỗi ngày (Nhật) đều cần thu thập thêm tri thức (Tri), liên tục minh bạch ra các đạo lý và lẽ sống ở đời, liên tục hoàn thiện chính mình.
Kết cấu của chữ Huệ (慧) gồm chữ Tuệ (彗) ở bên trên chữ Tâm (心). Chữ Tuệ giống như cây chổi, mang ý nghĩa dùng chổi để quét sạch rác rưởi và bụi bặm trong Tâm của người ta. Rác rưởi và bụi bặm trong tâm hồn của con người chính là các chủng dục vọng, chấp trước, bao gồm cả các loại phiền não u sầu trong cuộc sống. Khi tâm hồn đã được thanh tẩy, “Huệ” chân chính liền được sinh ra.
Ngoài ra trong tiếng Hán, Huệ (慧) và Hội (会) là hai chữ đồng âm (đều có cùng một âm đọc là “huì”), người ta nếu thường xuyên quét dọn sạch sẽ tâm hồn của mình (Huệ) thì nhất định sẽ có được thu hoạch to lớn (Hội).
Vậy nên theo cổ nhân, trí huệ của con người đến từ việc người ta không ngừng tu dưỡng đạo đức và hoàn thiện chính mình, càng ngày càng trừ bỏ các chủng dục vọng, càng ngày càng thấu tỏ đạo lý trong trời đất, chứ không phải chỉ đơn thuần dừng lại ở việc họ thu thập được bao nhiêu kiến thức, hay có năng lực xuất sắc đến đâu.
Những người bị người xưa xem là “không có trí huệ”, không phụ thuộc vào việc họ thông minh hay không, mà chính là nói tâm của họ đã bị “bụi bặm” phủ kín, họ đã bị chấp trước và dục vọng nơi thế gian làm mờ mắt, giống như viên bảo ngọc bị những chất dơ bẩn bám đầy xung quanh, không cách gì phát ra ánh sáng được nữa.
Người thông minh không dễ chịu thiệt, người trí huệ có thể thản nhiên trước khó khăn
Trong cuộc sống hằng ngày, người thông minh thường không chấp nhận để bản thân chịu thiệt thòi, việc gì cũng đi trước người khác, lợi ích cũng giành nhiều hơn người khác.
Ngược lại, người trí huệ có thể thản nhiên đối mặt với khó khăn, mỉm cười ngay cả khi ở trong nghịch cảnh, không vì được nhiều hơn người khác mà đắc ý, không vì mất nhiều hơn người khác mà căm phẫn bất bình.
Người thông minh thường tìm mọi cách để bảo vệ lợi ích của bản thân và chiếm được nhiều tiện nghi hơn người khác, vì vậy mà tâm trạng lúc nào cũng không được thảnh thơi, ăn không ngon, ngủ không yên, ngay cả trong mơ cũng lo những điều của mình bị tổn thất. Do đó mà tinh thần và thể lực của họ ngày một suy kiệt.
Người trí huệ thường thuận theo tự nhiên, thanh tâm quả dục, không cưỡng cầu những thứ không thuộc về mình, không vì lợi ích cá nhân mà đấu đá với người khác, vì có thể buông xuống rất nhiều dục vọng nên tâm của họ rất ít phiền muộn, có thể giữ cho chính mình lúc nào cũng vui vẻ an hòa.
Do đó tinh thần của họ ngày một hưng phấn, sức khỏe và tuổi trẻ cũng được kéo dài hơn người khác. Những người có thể giữ cho mình lúc nào cũng lạc quan thường sở hữu vẻ ngoài trẻ hơn nhiều so với tuổi thật sự của họ.
Như vậy, người thông minh thường có nhiều của cải và quyền lực, trong khi đó người trí huệ thì biết cách làm chính mình và người xung quanh hạnh phúc.
Trong lịch sử có Vương Dương Minh, một nhà chính trị xuất sắc thời nhà Minh, khi đến sống ở Long Trường, do ở đó hoàn cảnh khắc nghiệt nên những tùy tùng đi theo ông đều lần lượt ngã bệnh, chỉ có ông là vô sự. Vương Dương Minh nói: “Đến Long Trường hai năm, tôi và mọi người đều bị nhiễm chướng khí, nhưng tôi vẫn bình an vô sự. Đây là bởi vì bản thân tôi luôn duy trì tâm thái tích cực, thái độ lạc quan, không nghĩ đến điều bi thương đau khổ, không thường hay lo lắng u sầu như họ.”
Điều này dường như phần nào đã nhắc nhở con người hiện nay, trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán trước mắt, cũng nên bảo trì tâm thái tích cực, an hòa, yêu đời và yêu người hơn, không nên quá chìm đắm trong những lo nghĩ hay u sầu về bệnh tật, kinh tế… Càng lo nghĩ thì càng không giải quyết được vấn đề, trái lại chỉ khiến chính mình dễ bị mắc bệnh hơn.
Người thông minh biết lúc nào nên nắm bắt, người trí huệ biết lúc nào cần buông bỏ
Người thông minh hiểu rất rõ năng lực của bản thân, họ biết rằng mình có thể làm được những gì. Còn người trí huệ lại nhận thức được giới hạn của bản thân, họ biết rằng điều gì họ không thể làm.
Người thông minh rất nhạy bén với hoàn cảnh, biết chớp lấy thời cơ, biết nắm bắt cơ hội. Còn người trí huệ luôn trân quý những gì mình đang có, theo đuổi những gì mình có thể đạt được, và mỉm cười buông bỏ những gì mình không thể nắm lấy. Vậy nên, người thông minh biết lúc nào nên nắm bắt, còn người trí huệ biết lúc nào nên buông bỏ.
Thời Xuân Thu Chiến Quốc, có Phạm Lãi và Văn Chủng đều là hai bậc kỳ tài mưu lược cùng trợ giúp Việt Vương Câu Tiễn đánh bại nước Ngô, hoàn thành bá nghiệp. Sau khi thành công, Phạm Lãi nhìn thấu Câu Tiễn vốn là vị vua “chỉ có thể cùng chung hoạn nạn chứ không thể cùng hưởng phú quý”, nên quyết định buông bỏ công danh mà rời đi.
Trước khi ra đi, Phạm Lãi nói lại cho người bạn đồng cam cộng khổ Văn Chủng của mình nghe và cũng khuyên ông cùng mình rút lui, nhưng Văn Chủng không cho lời đó là phải, lựa chọn ở lại.
Sau này Phạm Lãi rút khỏi quan trường, thành công trong kinh doanh, trở thành một phú thương giàu có bậc nhất thiên hạ, hưởng một đời an nhàn. Còn Văn Chủng quả nhiên bị Câu Tiễn bức chết.
Cũng bởi lẽ này, mà người đời sau hết lời ca ngợi Phạm Lãi là bậc “thức thời”, nhìn thấu lòng người, biết được lúc nào nên buông tay.
Người thông minh muốn thay đổi thế giới, người trí huệ cố gắng hoàn thiện chính mình
Người thông minh có thể thể hiện tài năng của mình cho mọi người thấy và biết cách diễn thuyết, còn người trí huệ có thể hiểu được tài năng của người khác và biết cách lắng nghe. Người diễn thuyết như ấm trà, người lắng nghe như tách trà, nước trong ấm trà sẽ rót hết vào trong tách trà.
Người thông minh thường cho rằng bản thân đã hoàn thiện nên rất ít khi tự nhìn lại chính mình, hễ xảy ra chuyện là nhìn vào sai lầm của người khác, muốn thay đổi người khác, thay đổi hoàn cảnh, không làm được thì oán trời trách người, cho rằng mình bị đối xử bất công.
Người trí huệ thường xuyên “quét dọn tâm hồn” của chính mình, nên không ngừng tự nhìn nhận bản thân, không ngừng tìm ra thiếu sót của bản thân và sửa đổi hoặc buông bỏ nó. Khi xảy ra chuyện, thay vì đổ lỗi cho người khác, người trí huệ sẽ im lặng và ngẫm nghĩ về những khuyết điểm còn chưa sửa đổi được của bản thân mình.
Người thông minh vì muốn bảo vệ chính mình và thay đổi thế giới xung quanh, nên các mối quan hệ của họ thường rất phức tạp, dễ xuất hiện căng thẳng và tranh chấp. Người trí huệ biết cách thuận theo tự nhiên, tôn trọng vẻ đẹp của người khác, không ngừng hoàn thiện chính mình, nên các mối quan hệ của họ thường hài hòa, và cũng không mấy ai muốn tranh chấp với họ.
Do đó, muốn cầu tiền tài và danh vọng, người thông minh sẽ phấn đấu hết mình để đạt được. Nhưng, muốn thoát khỏi phiền muộn, không phải là người trí huệ thì không thể làm được.
Thông minh phần nhiều là do trời sinh, còn trí huệ có được từ việc không ngừng tu dưỡng đạo đức và trừ bỏ dục vọng cá nhân.
Như vậy, thông minh là nhờ vào phúc phận mà đến chứ khó có thể cầu, còn trí huệ hoàn toàn có thể đạt được thông qua rèn luyện.
Tuy nhiên, người thông minh đã ít, mà người trí huệ lại càng ít hơn. Muốn làm người trí huệ thật là khó! Phải chăng là vì chính bản thân người ta không muốn buông bỏ các thứ chấp trước và dục vọng của mình?
Thực chất, thông minh là năng lực của con người, còn trí huệ là cảnh giới trong tâm hồn. Người thông minh đương nhiên khó tìm, là nhân tài trong mười người chỉ chọn được một. Nhưng người trí huệ lại càng hiếm thấy hơn, có khi đi cả ngàn dặm cũng không tìm được ai.
Thiển đàm về nội hàm của “Trí Huệ”
Từ chữ Hán mà xét, “Trí” có nghĩa là không gì không biết, có thể thấu hiểu tường tận mọi việc trong thiên hạ. Trong kết cấu của chữ Trí (智) gồm có chữ Tri (知) ở trên và chữ Nhật (日) ở dưới, có hàm ý nhắc nhở thế nhân muốn thành bậc Trí giả uyên bác thì cần kiên trì không buông lơi, mỗi ngày (Nhật) đều cần thu thập thêm tri thức (Tri), liên tục minh bạch ra các đạo lý và lẽ sống ở đời, liên tục hoàn thiện chính mình.
Kết cấu của chữ Huệ (慧) gồm chữ Tuệ (彗) ở bên trên chữ Tâm (心). Chữ Tuệ giống như cây chổi, mang ý nghĩa dùng chổi để quét sạch rác rưởi và bụi bặm trong Tâm của người ta. Rác rưởi và bụi bặm trong tâm hồn của con người chính là các chủng dục vọng, chấp trước, bao gồm cả các loại phiền não u sầu trong cuộc sống. Khi tâm hồn đã được thanh tẩy, “Huệ” chân chính liền được sinh ra.
Ngoài ra trong tiếng Hán, Huệ (慧) và Hội (会) là hai chữ đồng âm (đều có cùng một âm đọc là “huì”), người ta nếu thường xuyên quét dọn sạch sẽ tâm hồn của mình (Huệ) thì nhất định sẽ có được thu hoạch to lớn (Hội).
Vậy nên theo cổ nhân, trí huệ của con người đến từ việc người ta không ngừng tu dưỡng đạo đức và hoàn thiện chính mình, càng ngày càng trừ bỏ các chủng dục vọng, càng ngày càng thấu tỏ đạo lý trong trời đất, chứ không phải chỉ đơn thuần dừng lại ở việc họ thu thập được bao nhiêu kiến thức, hay có năng lực xuất sắc đến đâu.
Những người bị người xưa xem là “không có trí huệ”, không phụ thuộc vào việc họ thông minh hay không, mà chính là nói tâm của họ đã bị “bụi bặm” phủ kín, họ đã bị chấp trước và dục vọng nơi thế gian làm mờ mắt, giống như viên bảo ngọc bị những chất dơ bẩn bám đầy xung quanh, không cách gì phát ra ánh sáng được nữa.
Người thông minh không dễ chịu thiệt, người trí huệ có thể thản nhiên trước khó khăn
Trong cuộc sống hằng ngày, người thông minh thường không chấp nhận để bản thân chịu thiệt thòi, việc gì cũng đi trước người khác, lợi ích cũng giành nhiều hơn người khác.
Ngược lại, người trí huệ có thể thản nhiên đối mặt với khó khăn, mỉm cười ngay cả khi ở trong nghịch cảnh, không vì được nhiều hơn người khác mà đắc ý, không vì mất nhiều hơn người khác mà căm phẫn bất bình.
Người thông minh thường tìm mọi cách để bảo vệ lợi ích của bản thân và chiếm được nhiều tiện nghi hơn người khác, vì vậy mà tâm trạng lúc nào cũng không được thảnh thơi, ăn không ngon, ngủ không yên, ngay cả trong mơ cũng lo những điều của mình bị tổn thất. Do đó mà tinh thần và thể lực của họ ngày một suy kiệt.
Người trí huệ thường thuận theo tự nhiên, thanh tâm quả dục, không cưỡng cầu những thứ không thuộc về mình, không vì lợi ích cá nhân mà đấu đá với người khác, vì có thể buông xuống rất nhiều dục vọng nên tâm của họ rất ít phiền muộn, có thể giữ cho chính mình lúc nào cũng vui vẻ an hòa.
Do đó tinh thần của họ ngày một hưng phấn, sức khỏe và tuổi trẻ cũng được kéo dài hơn người khác. Những người có thể giữ cho mình lúc nào cũng lạc quan thường sở hữu vẻ ngoài trẻ hơn nhiều so với tuổi thật sự của họ.
Như vậy, người thông minh thường có nhiều của cải và quyền lực, trong khi đó người trí huệ thì biết cách làm chính mình và người xung quanh hạnh phúc.
Trong lịch sử có Vương Dương Minh, một nhà chính trị xuất sắc thời nhà Minh, khi đến sống ở Long Trường, do ở đó hoàn cảnh khắc nghiệt nên những tùy tùng đi theo ông đều lần lượt ngã bệnh, chỉ có ông là vô sự. Vương Dương Minh nói: “Đến Long Trường hai năm, tôi và mọi người đều bị nhiễm chướng khí, nhưng tôi vẫn bình an vô sự. Đây là bởi vì bản thân tôi luôn duy trì tâm thái tích cực, thái độ lạc quan, không nghĩ đến điều bi thương đau khổ, không thường hay lo lắng u sầu như họ.”
Điều này dường như phần nào đã nhắc nhở con người hiện nay, trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán trước mắt, cũng nên bảo trì tâm thái tích cực, an hòa, yêu đời và yêu người hơn, không nên quá chìm đắm trong những lo nghĩ hay u sầu về bệnh tật, kinh tế… Càng lo nghĩ thì càng không giải quyết được vấn đề, trái lại chỉ khiến chính mình dễ bị mắc bệnh hơn.
Người thông minh biết lúc nào nên nắm bắt, người trí huệ biết lúc nào cần buông bỏ
Người thông minh hiểu rất rõ năng lực của bản thân, họ biết rằng mình có thể làm được những gì. Còn người trí huệ lại nhận thức được giới hạn của bản thân, họ biết rằng điều gì họ không thể làm.
Người thông minh rất nhạy bén với hoàn cảnh, biết chớp lấy thời cơ, biết nắm bắt cơ hội. Còn người trí huệ luôn trân quý những gì mình đang có, theo đuổi những gì mình có thể đạt được, và mỉm cười buông bỏ những gì mình không thể nắm lấy. Vậy nên, người thông minh biết lúc nào nên nắm bắt, còn người trí huệ biết lúc nào nên buông bỏ.
Thời Xuân Thu Chiến Quốc, có Phạm Lãi và Văn Chủng đều là hai bậc kỳ tài mưu lược cùng trợ giúp Việt Vương Câu Tiễn đánh bại nước Ngô, hoàn thành bá nghiệp. Sau khi thành công, Phạm Lãi nhìn thấu Câu Tiễn vốn là vị vua “chỉ có thể cùng chung hoạn nạn chứ không thể cùng hưởng phú quý”, nên quyết định buông bỏ công danh mà rời đi.
Trước khi ra đi, Phạm Lãi nói lại cho người bạn đồng cam cộng khổ Văn Chủng của mình nghe và cũng khuyên ông cùng mình rút lui, nhưng Văn Chủng không cho lời đó là phải, lựa chọn ở lại.
Sau này Phạm Lãi rút khỏi quan trường, thành công trong kinh doanh, trở thành một phú thương giàu có bậc nhất thiên hạ, hưởng một đời an nhàn. Còn Văn Chủng quả nhiên bị Câu Tiễn bức chết.
Cũng bởi lẽ này, mà người đời sau hết lời ca ngợi Phạm Lãi là bậc “thức thời”, nhìn thấu lòng người, biết được lúc nào nên buông tay.
Người thông minh muốn thay đổi thế giới, người trí huệ cố gắng hoàn thiện chính mình
Người thông minh có thể thể hiện tài năng của mình cho mọi người thấy và biết cách diễn thuyết, còn người trí huệ có thể hiểu được tài năng của người khác và biết cách lắng nghe. Người diễn thuyết như ấm trà, người lắng nghe như tách trà, nước trong ấm trà sẽ rót hết vào trong tách trà.
Người thông minh thường cho rằng bản thân đã hoàn thiện nên rất ít khi tự nhìn lại chính mình, hễ xảy ra chuyện là nhìn vào sai lầm của người khác, muốn thay đổi người khác, thay đổi hoàn cảnh, không làm được thì oán trời trách người, cho rằng mình bị đối xử bất công.
Người trí huệ thường xuyên “quét dọn tâm hồn” của chính mình, nên không ngừng tự nhìn nhận bản thân, không ngừng tìm ra thiếu sót của bản thân và sửa đổi hoặc buông bỏ nó. Khi xảy ra chuyện, thay vì đổ lỗi cho người khác, người trí huệ sẽ im lặng và ngẫm nghĩ về những khuyết điểm còn chưa sửa đổi được của bản thân mình.
Người thông minh vì muốn bảo vệ chính mình và thay đổi thế giới xung quanh, nên các mối quan hệ của họ thường rất phức tạp, dễ xuất hiện căng thẳng và tranh chấp. Người trí huệ biết cách thuận theo tự nhiên, tôn trọng vẻ đẹp của người khác, không ngừng hoàn thiện chính mình, nên các mối quan hệ của họ thường hài hòa, và cũng không mấy ai muốn tranh chấp với họ.
Do đó, muốn cầu tiền tài và danh vọng, người thông minh sẽ phấn đấu hết mình để đạt được. Nhưng, muốn thoát khỏi phiền muộn, không phải là người trí huệ thì không thể làm được.
Thông minh phần nhiều là do trời sinh, còn trí huệ có được từ việc không ngừng tu dưỡng đạo đức và trừ bỏ dục vọng cá nhân.
Như vậy, thông minh là nhờ vào phúc phận mà đến chứ khó có thể cầu, còn trí huệ hoàn toàn có thể đạt được thông qua rèn luyện.
Tuy nhiên, người thông minh đã ít, mà người trí huệ lại càng ít hơn. Muốn làm người trí huệ thật là khó! Phải chăng là vì chính bản thân người ta không muốn buông bỏ các thứ chấp trước và dục vọng của mình?
Các Tin Khác