Thông minh và đạo đức…
Ngày đăng: 01:01:12 21-11-2018 . Xem: 825
Ngày nay, nhân loại tiến vào lãnh vực khoa học đời sống, khoa học vật chất và nhiều lãnh vực khác nhau bằng kiến thức và trí thông minh vượt bậc. Nâng cuộc sống lên tầm mức tiện nghi mà những thế hệ cha ông trước đây chưa được chứng kiến và hưởng thụ.
Để đạt đến được một thành quả nhất định, bản thân người sáng tạo và kẻ thụ hưởng chưa hẳn trọn vẹn sống trong hạnh phúc và mãn nguyện, từ đó phát sinh những nhu cầu mà do lòng tham ước vọng luôn đòi hỏi.
Một số công ty, kỹ nghệ luôn mưu tìm hướng đi cho một thành quả ưu việt nhất, dĩ nhiên cần sức lao động và trí tuệ của nhân viên chuyên ngành, thậm chí, phải gia tăng giờ lao động ngoài luật quy định, gọi là hưởng lương phụ trội; trên bề mặt, đó là luật công bình, không thể gọi là bóc lột sức lao động. Vào thời quá khứ, người lao động vắt sức kiệt lực, bất kể giới hạn thời gian mà lương không được gia tăng phụ trội,thậm chí không trả lương đủ, làm giàu cho chủ nhân, gọi đó là bóc lột. Ngày nay, “thuận mua vừa bán” không bị ghép vào bóc lột, nhưng, cho dù luật nào muốn bảo vệ công nhân lao động, cũng không tránh khỏi kẽ hở khi mà chủ nhân cố tình lách luật.
Trong cuộc sống có muôn vạn ngành nghề cũng có muôn vạn kẽ hở để người thiếu lương tâm tha hồ bóc lột công sức của người lao động. Những đất nước chậm tiến đã đành, những quốc gia giàu mạnh, nếu tinh thần đạo đức không được thấm nhuần với chủ nhân hay người trực tiếp điều hành công việc, công nhân, nhân viên lao động không tránh khỏi những quy định khắt khe của một tổ chức lớn do chủ nhân đòi hỏi.
Tổ chức công đoàn là đại biểu bảo vệ quyền lợi công nhân, đôi khi do áp lực hoặc do mua chuộc, đại biểu công đoàn ngã sang bảo vệ quyền lợi cho chủ nhân mình đang phục vụ, công nhân sẽ chịu thiệt nhiều thứ. Một số quốc gia, sản phẩm được hình thành do công sức của tù nhân không lương, những trẻ em nghèo khó…Một vài công ty, buộc công nhân, nhân viên phải làm ngoài giờ, lương phụ trội là bề mặt của sự công bình; việc làm giờ phụ trội có thể chấp nhận trong thời gian nhất định cần thiết để hoàn tất một sản phẩm, nhưng không thể luôn là gia tăng hàng ngày từ 12 đến 16 giờ, biến công nhân trở thành chiếc máy bị vét kiệt sức để nhận những đồng lương phụ trội với thời gian lâu dài, đồng lương phụ trội đó không còn tương xứng với sức khỏe lâu dài mà một công nhân buộc phải chấp nhận lao động, nếu không chấp nhận, có quyền nghỉ, dĩ nhiên thất nghiệp, nếu chấp nhận công việc, vì không còn lối thoát nào khác, sẽ bị vét cạn công sức để nhận đồng lương, khác nào bị bóc lột công sức một cách có điều kiện mà không có luật lao động nào can thiệp.
Hệ thống bán hàng đa cấp cũng thế,ngay từ đầu, người tham gia cũng phải bỏ ra một số tiền mua hàng để được cấp thẻ chứng nhận nhân viên, muốn lấy lại số tiền đó và tiếp tục thu lợi từ sự khuyến khích của công ty, nhân viên phải đi khuyến dụ người thân, bạn bè lao vào thế chân để người giới thiệu hưởng được phần lợi nhuận; cứ thế mà bóc lột, lừa đảo lẫn nhau.
Một quốc gia giàu có bỏ tiền cho nước nhược tiểu vay mượn để đặt điều kiện có lợi, hoặc chiếm dụng công thổ khi nước nhỏ không đủ khả năng thanh toán nợ, đó cũng là hình thức bóc lột.Cá nhân cho cá nhân vay nặng lãi, không đủ khả năng chi trả, bị tước đoạt tài sản, bị bạo hành khống chế, thậm chi mất mạng, đó cũng là dạng bóc lột.
Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.
“Trung Quốc tuyển hàng trăm trẻ em siêu thông minh để phát triển robot sát thủ”
BIT là một trong những viện nghiên cứu vũ khí hàng đầu của Trung Quốc và sự ra mắt của chương trình mới này là bằng chứng về mục tiêu phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) cho mục đích chạy đua quân sự.
Một giáo sư tại BIT cho biết: “Những đứa trẻ này đều rất thông minh, nhưng chỉ thông minh thôi là chưa đủ. Chúng tôi đang tìm kiếm những phẩm chất khác như tư duy sáng tạo, sẵn sàng chiến đấu, kiên trì khi đối mặt với thử thách. Bên cạnh đó họ cũng cần có một niềm đam mê phát triển vũ khí mới, họ cũng phải là những người yêu nước.”.
Những tổ chức mang tính chính trị và quân sự như vậy, người tham gia không đơn thuần nổ lực đóng góp tố chất thông minh, mà còn được giáo dục, điều hướng sang mục tiêu đòi hỏi của chuyên ngành, bấy giờ phải tận dụng chất xám theo tiêu chuẩn yêu cầu. Những chuyên viên kỹ thuật làm việc quá sức, bị áp lực đưa đến khủng hoảng hoặc trầm cảm. Nhất là các nước tiến bộ về kỹ nghệ, tiến bộ về khoa học kỹ thuật, nhân viên thường bị áp lực nặng; từ sự vượt bậc mọi mặt để đưa đất nước đến thịnh vượng, mọi ngành nghề đều phải cố gắng tiến độ để bắt kịp yêu cầu của xã hội, đó là một áp lực, và áp lực đưa đến tình trạng tự sát, sát hại tập thể, thần kinh bất bình thường, hoặc sử dụng cần sa để giảm thiểu mọi áp lực.
Những quốc gia công nghiệp hiện đại đều xuất hiện những tình trạng căng thẳng như thế, các tôn giáo cổ truyền thuần túy tín ngưỡng như Kito giáo khó mà đóng góp đưa đến cân bằng tinh thần cho xã hội. Rất may, mặc dù hậu bán thế kỷ 19, khái niệm về Phật giáo đã du nhập vào phương Tây, nhưng mãi đến thế kỷ XX, Suzuki và một số học giả đã truyền bá tư tưởng Phật học và Thiền tông vào xã hội lúc bấy giờ. Phật giáo chỉ bén rễ trong giới trí thức và học thuật. Khi Tây Tạng bị âm chiếm, đức Đạt Lai Lạt Ma tỵ nạn tại Bắc Ấn, ngài đã chu du các nước phương Tây, kêu gọi giải quyết Tây Tạng bằng biện pháp hòa bình, đồng thời phổ biến tinh thần từ bi, tính tương ái trong cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, sức ảnh hưởng chưa được lan tỏa, đến khi, Thiền sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng “hiện pháp lạc trú”, từng bước chân an lạc, đã giảm nhiệt sự căng thẳng cho xã hội công nghiệp Âu Mỹ; tinh thần an trú đó đã giúp mọi giới, từ trí thức đến bình dân, từ nghị sĩ đến quân đội, từ chính phủ đến các tổ chức phi chính phủ, tu sĩ, nhân sĩ các tôn giáo, thậm chí các thành phần đối lập giữa các quốc gia cũng tham gia những khóa tu để tự làm chủ cảm xúc trước những căng thẳng trong cuộc sống, bình thản trước những bức bách, giúp giải quyết mọi việc một cách bình tĩnh và có trách nhiệm. Những tù nhân cũng đã tìm được hướng đi cho chính mình một cách hài hòa khi tái hội nhập vào xã hội. “ Làng Mai” trở thành một danh hiệu khi nhắc đến pháp hành của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, chính vì thế, người là một trong 25 danh nhân thế giới được khắc tượng và vinh danh, từng được đề bạt giải Nobel hòa bình bởi mục sư Martin Luther King.
Pháp môn Làng Mai có một ảnh hưởng và đóng góp không nhỏ trong đời sống các quốc gia công nghiệp, giải tỏa stress đối với những bức bách của nghiệp vụ; cho dù không phải là giải thoát hoàn toàn, nhưng ít ra giải thoát được những hệ lụy mà các quốc gia tăng trưởng đang phải đối mặt, “từng bước chân an lạc” đã thiết lập cỏi Tịnh độ hiện hữu. Kinh Pháp cú, phẩm An lạc:
197. “Vui thay, chúng ta sống,
Không hận, giữa hận thù!
Giữa những người thù hận,
Ta sống, không hận thù!”
201.“Chiến thắng sinh thù oán,
Thất bại chịu khổ đau,
Sống tịch tịnh an lạc.
Bỏ sau mọi thắng bại.”
Tâm hồn thảnh thơi an lạc thì cuộc sống sẽ an lạc; Nguyễn Du tiên sinh đã bảo, “cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, nhà Phật bảo: “nhất thiết duy tâm tạo”. Buồn vui, bất an, hạnh phúc đều do tự tâm. Tâm bị lôi cuốn vào cuộc sống loạn động thì bản thân ắt phải bất an, tâm biết dừng lại với nhịp điệu từ tốn thì cuộc sống bớt bị giao động.
Thế giới lao vào cuộc đua vũ trang, cạnh tranh làm bá chủ, vận dụng mưu mô xảo trí, chất xám hướng vào mục tiêu sát phạt, chèn lấn lẫn nhau; những kế sách được gọi là khôn ngoan, sáng tạo thiếu tính khoan dung đạo đức đều là thảm họa của nhân loại.Từ cá nhân đến cá nhân, từ lãnh đạo một tổ chức đến lãnh đạo một quốc gia, mọi hành xử không đặt trên nền tản đạo đức và nhân quả, tất yếu đưa đến hổn loạn. Hóa giải là phương án trên tinh thần đạo đức dễ chinh phục lòng người hơn là trấn áp trừng phạt. Trừng phạt, trấn áp đã xem đối tượng là một tội phạm theo quan điểm luật pháp, nhưng hóa giải là cách tìm hiểu nguyên nhân phạm tội của tội phạm để chuyển hóa trên tinh thần tù bi.Tình thương đó đã hóa giải được hận thù.
Tóm lại, con người ngày nay sử dụng trí thông minh và tận dụng trí thông minh theo tham vọng. Nếu xây dựng trí thông minh song hành với tinh thần đạo đức mà cha ông ta từng làm, tuy thắng ngoại xâm phương Bắc, không những bằng mưu lược và sức mạnh, vua quan ta thể hiện nhân từ với tù binh, tạo mối giao hảo làm cho địch quân tâm phục, thì chắc chắn cái thông minh và tinh thần đạo đức tạo thế bền vững, hài hòa cho cuộc sống lâu dài.
Để đạt đến được một thành quả nhất định, bản thân người sáng tạo và kẻ thụ hưởng chưa hẳn trọn vẹn sống trong hạnh phúc và mãn nguyện, từ đó phát sinh những nhu cầu mà do lòng tham ước vọng luôn đòi hỏi.
Một số công ty, kỹ nghệ luôn mưu tìm hướng đi cho một thành quả ưu việt nhất, dĩ nhiên cần sức lao động và trí tuệ của nhân viên chuyên ngành, thậm chí, phải gia tăng giờ lao động ngoài luật quy định, gọi là hưởng lương phụ trội; trên bề mặt, đó là luật công bình, không thể gọi là bóc lột sức lao động. Vào thời quá khứ, người lao động vắt sức kiệt lực, bất kể giới hạn thời gian mà lương không được gia tăng phụ trội,thậm chí không trả lương đủ, làm giàu cho chủ nhân, gọi đó là bóc lột. Ngày nay, “thuận mua vừa bán” không bị ghép vào bóc lột, nhưng, cho dù luật nào muốn bảo vệ công nhân lao động, cũng không tránh khỏi kẽ hở khi mà chủ nhân cố tình lách luật.
Trong cuộc sống có muôn vạn ngành nghề cũng có muôn vạn kẽ hở để người thiếu lương tâm tha hồ bóc lột công sức của người lao động. Những đất nước chậm tiến đã đành, những quốc gia giàu mạnh, nếu tinh thần đạo đức không được thấm nhuần với chủ nhân hay người trực tiếp điều hành công việc, công nhân, nhân viên lao động không tránh khỏi những quy định khắt khe của một tổ chức lớn do chủ nhân đòi hỏi.
Tổ chức công đoàn là đại biểu bảo vệ quyền lợi công nhân, đôi khi do áp lực hoặc do mua chuộc, đại biểu công đoàn ngã sang bảo vệ quyền lợi cho chủ nhân mình đang phục vụ, công nhân sẽ chịu thiệt nhiều thứ. Một số quốc gia, sản phẩm được hình thành do công sức của tù nhân không lương, những trẻ em nghèo khó…Một vài công ty, buộc công nhân, nhân viên phải làm ngoài giờ, lương phụ trội là bề mặt của sự công bình; việc làm giờ phụ trội có thể chấp nhận trong thời gian nhất định cần thiết để hoàn tất một sản phẩm, nhưng không thể luôn là gia tăng hàng ngày từ 12 đến 16 giờ, biến công nhân trở thành chiếc máy bị vét kiệt sức để nhận những đồng lương phụ trội với thời gian lâu dài, đồng lương phụ trội đó không còn tương xứng với sức khỏe lâu dài mà một công nhân buộc phải chấp nhận lao động, nếu không chấp nhận, có quyền nghỉ, dĩ nhiên thất nghiệp, nếu chấp nhận công việc, vì không còn lối thoát nào khác, sẽ bị vét cạn công sức để nhận đồng lương, khác nào bị bóc lột công sức một cách có điều kiện mà không có luật lao động nào can thiệp.
Hệ thống bán hàng đa cấp cũng thế,ngay từ đầu, người tham gia cũng phải bỏ ra một số tiền mua hàng để được cấp thẻ chứng nhận nhân viên, muốn lấy lại số tiền đó và tiếp tục thu lợi từ sự khuyến khích của công ty, nhân viên phải đi khuyến dụ người thân, bạn bè lao vào thế chân để người giới thiệu hưởng được phần lợi nhuận; cứ thế mà bóc lột, lừa đảo lẫn nhau.
Một quốc gia giàu có bỏ tiền cho nước nhược tiểu vay mượn để đặt điều kiện có lợi, hoặc chiếm dụng công thổ khi nước nhỏ không đủ khả năng thanh toán nợ, đó cũng là hình thức bóc lột.Cá nhân cho cá nhân vay nặng lãi, không đủ khả năng chi trả, bị tước đoạt tài sản, bị bạo hành khống chế, thậm chi mất mạng, đó cũng là dạng bóc lột.
Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.
“Trung Quốc tuyển hàng trăm trẻ em siêu thông minh để phát triển robot sát thủ”
BIT là một trong những viện nghiên cứu vũ khí hàng đầu của Trung Quốc và sự ra mắt của chương trình mới này là bằng chứng về mục tiêu phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) cho mục đích chạy đua quân sự.
Một giáo sư tại BIT cho biết: “Những đứa trẻ này đều rất thông minh, nhưng chỉ thông minh thôi là chưa đủ. Chúng tôi đang tìm kiếm những phẩm chất khác như tư duy sáng tạo, sẵn sàng chiến đấu, kiên trì khi đối mặt với thử thách. Bên cạnh đó họ cũng cần có một niềm đam mê phát triển vũ khí mới, họ cũng phải là những người yêu nước.”.
Những tổ chức mang tính chính trị và quân sự như vậy, người tham gia không đơn thuần nổ lực đóng góp tố chất thông minh, mà còn được giáo dục, điều hướng sang mục tiêu đòi hỏi của chuyên ngành, bấy giờ phải tận dụng chất xám theo tiêu chuẩn yêu cầu. Những chuyên viên kỹ thuật làm việc quá sức, bị áp lực đưa đến khủng hoảng hoặc trầm cảm. Nhất là các nước tiến bộ về kỹ nghệ, tiến bộ về khoa học kỹ thuật, nhân viên thường bị áp lực nặng; từ sự vượt bậc mọi mặt để đưa đất nước đến thịnh vượng, mọi ngành nghề đều phải cố gắng tiến độ để bắt kịp yêu cầu của xã hội, đó là một áp lực, và áp lực đưa đến tình trạng tự sát, sát hại tập thể, thần kinh bất bình thường, hoặc sử dụng cần sa để giảm thiểu mọi áp lực.
Những quốc gia công nghiệp hiện đại đều xuất hiện những tình trạng căng thẳng như thế, các tôn giáo cổ truyền thuần túy tín ngưỡng như Kito giáo khó mà đóng góp đưa đến cân bằng tinh thần cho xã hội. Rất may, mặc dù hậu bán thế kỷ 19, khái niệm về Phật giáo đã du nhập vào phương Tây, nhưng mãi đến thế kỷ XX, Suzuki và một số học giả đã truyền bá tư tưởng Phật học và Thiền tông vào xã hội lúc bấy giờ. Phật giáo chỉ bén rễ trong giới trí thức và học thuật. Khi Tây Tạng bị âm chiếm, đức Đạt Lai Lạt Ma tỵ nạn tại Bắc Ấn, ngài đã chu du các nước phương Tây, kêu gọi giải quyết Tây Tạng bằng biện pháp hòa bình, đồng thời phổ biến tinh thần từ bi, tính tương ái trong cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, sức ảnh hưởng chưa được lan tỏa, đến khi, Thiền sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng “hiện pháp lạc trú”, từng bước chân an lạc, đã giảm nhiệt sự căng thẳng cho xã hội công nghiệp Âu Mỹ; tinh thần an trú đó đã giúp mọi giới, từ trí thức đến bình dân, từ nghị sĩ đến quân đội, từ chính phủ đến các tổ chức phi chính phủ, tu sĩ, nhân sĩ các tôn giáo, thậm chí các thành phần đối lập giữa các quốc gia cũng tham gia những khóa tu để tự làm chủ cảm xúc trước những căng thẳng trong cuộc sống, bình thản trước những bức bách, giúp giải quyết mọi việc một cách bình tĩnh và có trách nhiệm. Những tù nhân cũng đã tìm được hướng đi cho chính mình một cách hài hòa khi tái hội nhập vào xã hội. “ Làng Mai” trở thành một danh hiệu khi nhắc đến pháp hành của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, chính vì thế, người là một trong 25 danh nhân thế giới được khắc tượng và vinh danh, từng được đề bạt giải Nobel hòa bình bởi mục sư Martin Luther King.
Pháp môn Làng Mai có một ảnh hưởng và đóng góp không nhỏ trong đời sống các quốc gia công nghiệp, giải tỏa stress đối với những bức bách của nghiệp vụ; cho dù không phải là giải thoát hoàn toàn, nhưng ít ra giải thoát được những hệ lụy mà các quốc gia tăng trưởng đang phải đối mặt, “từng bước chân an lạc” đã thiết lập cỏi Tịnh độ hiện hữu. Kinh Pháp cú, phẩm An lạc:
197. “Vui thay, chúng ta sống,
Không hận, giữa hận thù!
Giữa những người thù hận,
Ta sống, không hận thù!”
201.“Chiến thắng sinh thù oán,
Thất bại chịu khổ đau,
Sống tịch tịnh an lạc.
Bỏ sau mọi thắng bại.”
Tâm hồn thảnh thơi an lạc thì cuộc sống sẽ an lạc; Nguyễn Du tiên sinh đã bảo, “cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, nhà Phật bảo: “nhất thiết duy tâm tạo”. Buồn vui, bất an, hạnh phúc đều do tự tâm. Tâm bị lôi cuốn vào cuộc sống loạn động thì bản thân ắt phải bất an, tâm biết dừng lại với nhịp điệu từ tốn thì cuộc sống bớt bị giao động.
Thế giới lao vào cuộc đua vũ trang, cạnh tranh làm bá chủ, vận dụng mưu mô xảo trí, chất xám hướng vào mục tiêu sát phạt, chèn lấn lẫn nhau; những kế sách được gọi là khôn ngoan, sáng tạo thiếu tính khoan dung đạo đức đều là thảm họa của nhân loại.Từ cá nhân đến cá nhân, từ lãnh đạo một tổ chức đến lãnh đạo một quốc gia, mọi hành xử không đặt trên nền tản đạo đức và nhân quả, tất yếu đưa đến hổn loạn. Hóa giải là phương án trên tinh thần đạo đức dễ chinh phục lòng người hơn là trấn áp trừng phạt. Trừng phạt, trấn áp đã xem đối tượng là một tội phạm theo quan điểm luật pháp, nhưng hóa giải là cách tìm hiểu nguyên nhân phạm tội của tội phạm để chuyển hóa trên tinh thần tù bi.Tình thương đó đã hóa giải được hận thù.
Tóm lại, con người ngày nay sử dụng trí thông minh và tận dụng trí thông minh theo tham vọng. Nếu xây dựng trí thông minh song hành với tinh thần đạo đức mà cha ông ta từng làm, tuy thắng ngoại xâm phương Bắc, không những bằng mưu lược và sức mạnh, vua quan ta thể hiện nhân từ với tù binh, tạo mối giao hảo làm cho địch quân tâm phục, thì chắc chắn cái thông minh và tinh thần đạo đức tạo thế bền vững, hài hòa cho cuộc sống lâu dài.
Theo Minh Mẫn
Các Tin Khác