Đăk Nông: Kỷ niệm một chiều thu
Ngày đăng: 02:40:14 09-09-2016 . Xem: 20313
Người về ta chẳng cho về,
Ta níu vạt áo ta đề vần thơ.
Vần đầu gởi những ước mơ,
Vần sau ước nguyện se tơ cùng người.
Có lẻ không phải một số phận lại đẩy đưa tôi đến với vùng đất cao nguyên Bazan này, mà đằng sau đó cả là những câu chuyện “Tình người trong ngày mới” đối với bản thân tôi suốt những ngày tháng ở xứ sở này.
Đăk Nông, cái danh từ lạ mà quen từ thuở còn học trường nội trú mấy lần anh em có rủ tôi lên chơi, nhưng có lẻ vì điều kiện không cho phép tôi cứ lỗi hẹn mãi.
Ngày tháng dần trôi, những ngày mà những bước chân của tuổi vùng vẫy bay ngang lưng trời tôi lại gắn bó với vùng đất đó bằng những bước chân bay nhảy. Tháng tám, những cơn mưa nặng hạt, một mùa cho kỳ nghỉ hè của trường Kent tôi lại về nơi đây xem như là một cuộc thám hiểm, đi du lịch . . . thành phố thì ngột ngạt, bon chen còn nơi đây là khí trời lộng lộng tha hồ mà thở, đất rộng bao la, đồi núi thì bạt ngàn tha hồ mà leo trèo khám phá. Thế là, hành trình của sự tìm tòi lại được hình thành trong tôi với miền đất hoang sơ này.
Có người nói với tôi, Đăknong khó khăn về nhiều mặt hạn chế anh về trên đó làm sao mà ở nổi. Nghĩ cũng đúng thôi, Đăk Nông là một tỉnh tách ra từ tỉnh Đăk Lăk, đại đa số dân nhập cư là các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên . . . một số dân miền bắc di cư lập nghiệp canh tác kinh tế mới sau năm1975, còn dân gốc bản địa là một số người đồng bào thiểu số, và hiện nay vẫn còn duy trì ở các vùng núi cao triền đồi, cận biên giới.
Ở rồi mới biết! một tính cách rất đặc biệt đối với thổ dưỡng nơi đây là tương đối mát mẻ, người dân ở đây kinh tế chủ yếu là canh tác các loại cây công nghiệp ôn đới như cà phê, tiêu, điều, cao su. . . các loại cây ăn trái. Mặc khác đây còn là vùng đất kinh tế mới nên có rất nhiều tiềm năng cho các nhà đâu tư mà đặc biệt là nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng. Văn hóa dân trí tương đối đang được chú trọng phát triển nhưng vẫn là tỉnh chưa có trường Trung Cấp, Cao đẳng, Đại học. . . .
Tình cảm người dân nơi đây rất dạt dào, và rất chú trọng đến truyền thống văn hóa gia đình, làng xóm. Đối với khách tham quan du lịch đến nơi đây thì được đón tiếp niềm nở và hướng dẫn tận tình. Đặc biệt, tại Đăk Nông những ngôi chùa mang âm hưởng của xứ sở miền Trung rất nên thơ và hiếu khách, nếu một lần nào đó khách phập phương lạc đường vào chùa dùng cơm thì được tiếp đón chu đáo và kèm những món ăn từ những cây rau lạ được người dân địa phương hái từ rừng nguyên sinh rồi đem trồng tại vườn rẫy nhà. Ngoài ra, ở đây cũng có những trái cây đặc sản đặc trưng như: Sầu riêng, bơ sáp, khoai lang và ở vùng này trồng được cả cây Mắc-ca (Một loại cây có giá trị dinh dưỡng rất cao, có nguồn gốc từ Úc)
Ở đây có hai mùa mưa nắng, mùa mưa từ tháng tư đến tháng mưới, còn lại là mùa nắng. Những ngày trời sang Thu phong cảnh nơi đây tuyệt đẹp, con người cũng lạc nhau giữa thị trấn Kiến Đức bởi những con đường nên thơ sương mù, khi chớm bình minh vừa lên cũng chính là lúc trái tim rộn ràng với phố núi với những phiên chợ Chân Quê.
Hồ Tà Đùng vốn là một vùng thung lũng bên núi Tà Đùng, thuộc xã Đắk Som, huyện Đắk G'long, tỉnh Đắk Nông.
Và rồi . . . sau những tháng ngày phong trần đó, hôm nay tôi cũng trở về với thực tại mầu nhiệm, tôi thấy mây bay ngang lưng đèo. Xin mượn một bài thơ của ai đó để nói lên tình cảm sâu nặng với miền đất con người mới này, đặc biệt là những con người của xứ Quảng Trị đã gắn bó với miền đất cao nguyên nơi đây
Nhớ thương duyên dáng miệng cười,
Nhớ thương giọng nói tuyệt vời đẩy đưa.
Hỏi rằng người có ai chưa?
Hỏi rằng người có chịu đưa ta về?
Qua những ân tình với miền đất này cũng tiện giới thiệu một số phong cảnh tuyệt đẹp ở đăknong mà tôi kịp ghi lạ sau một hành trình rong ruỗi:
Tà Đùng là ngọn núi cao nhất của tỉnh Đắk Nông với độ cao 1.982m. Từ đỉnh núi có thể nhìn bao quát cả không gian rộng lớn. Hồ Tà Đùng tự nhiên đã được mở rộng lên tới hơn 3.000 ha
Tà Đùng còn được mệnh danh là Vịnh Hạ Long trên Tây Nguyên
Thác Liêng Nung nằm ở buôn N'Jriêng, xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông,
Chùa Liên Hoa - Thị trấn Kiến Đức nhìn từ đỉnh đồi sau lưng chùa
Thác Ba Tầng hay còn gọi là thác Lưu Ly tại xã Nâm N'jang, huyện Đăk Song
Các hình ảnh nhà Sư tĩnh tọa bên thác núi được tôi ghi lại trong hành trình
Chùa Liên Hoa tọa lạc tại thị trấn Kiến Đức
Thác Đak G’lun (còn gọi là thác 72) nằm cách đường biên giới CPC hơn 40km. Từ TX Gia Nghĩa đến thác Đak G’lun có thể đi theo hai đường chính: Từ TX gia Nghĩa đi theo quốc lộ 14 hơn 20km theo hướng đi TP HCM đến TT Kiến Đức rồi rẽ phải khoảng 35km theo đường Tỉnh lộ 6 đi xã Đăk Buk So, huyện Tuy Đức, đến ngã ba Bãi 2 rẽ trái hơn 2km nữa là đến đường nội bộ dẫn xuống thác.
Ta níu vạt áo ta đề vần thơ.
Vần đầu gởi những ước mơ,
Vần sau ước nguyện se tơ cùng người.
Có lẻ không phải một số phận lại đẩy đưa tôi đến với vùng đất cao nguyên Bazan này, mà đằng sau đó cả là những câu chuyện “Tình người trong ngày mới” đối với bản thân tôi suốt những ngày tháng ở xứ sở này.
Đăk Nông, cái danh từ lạ mà quen từ thuở còn học trường nội trú mấy lần anh em có rủ tôi lên chơi, nhưng có lẻ vì điều kiện không cho phép tôi cứ lỗi hẹn mãi.
Ngày tháng dần trôi, những ngày mà những bước chân của tuổi vùng vẫy bay ngang lưng trời tôi lại gắn bó với vùng đất đó bằng những bước chân bay nhảy. Tháng tám, những cơn mưa nặng hạt, một mùa cho kỳ nghỉ hè của trường Kent tôi lại về nơi đây xem như là một cuộc thám hiểm, đi du lịch . . . thành phố thì ngột ngạt, bon chen còn nơi đây là khí trời lộng lộng tha hồ mà thở, đất rộng bao la, đồi núi thì bạt ngàn tha hồ mà leo trèo khám phá. Thế là, hành trình của sự tìm tòi lại được hình thành trong tôi với miền đất hoang sơ này.
Có người nói với tôi, Đăknong khó khăn về nhiều mặt hạn chế anh về trên đó làm sao mà ở nổi. Nghĩ cũng đúng thôi, Đăk Nông là một tỉnh tách ra từ tỉnh Đăk Lăk, đại đa số dân nhập cư là các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên . . . một số dân miền bắc di cư lập nghiệp canh tác kinh tế mới sau năm1975, còn dân gốc bản địa là một số người đồng bào thiểu số, và hiện nay vẫn còn duy trì ở các vùng núi cao triền đồi, cận biên giới.
Ở rồi mới biết! một tính cách rất đặc biệt đối với thổ dưỡng nơi đây là tương đối mát mẻ, người dân ở đây kinh tế chủ yếu là canh tác các loại cây công nghiệp ôn đới như cà phê, tiêu, điều, cao su. . . các loại cây ăn trái. Mặc khác đây còn là vùng đất kinh tế mới nên có rất nhiều tiềm năng cho các nhà đâu tư mà đặc biệt là nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng. Văn hóa dân trí tương đối đang được chú trọng phát triển nhưng vẫn là tỉnh chưa có trường Trung Cấp, Cao đẳng, Đại học. . . .
Tình cảm người dân nơi đây rất dạt dào, và rất chú trọng đến truyền thống văn hóa gia đình, làng xóm. Đối với khách tham quan du lịch đến nơi đây thì được đón tiếp niềm nở và hướng dẫn tận tình. Đặc biệt, tại Đăk Nông những ngôi chùa mang âm hưởng của xứ sở miền Trung rất nên thơ và hiếu khách, nếu một lần nào đó khách phập phương lạc đường vào chùa dùng cơm thì được tiếp đón chu đáo và kèm những món ăn từ những cây rau lạ được người dân địa phương hái từ rừng nguyên sinh rồi đem trồng tại vườn rẫy nhà. Ngoài ra, ở đây cũng có những trái cây đặc sản đặc trưng như: Sầu riêng, bơ sáp, khoai lang và ở vùng này trồng được cả cây Mắc-ca (Một loại cây có giá trị dinh dưỡng rất cao, có nguồn gốc từ Úc)
Ở đây có hai mùa mưa nắng, mùa mưa từ tháng tư đến tháng mưới, còn lại là mùa nắng. Những ngày trời sang Thu phong cảnh nơi đây tuyệt đẹp, con người cũng lạc nhau giữa thị trấn Kiến Đức bởi những con đường nên thơ sương mù, khi chớm bình minh vừa lên cũng chính là lúc trái tim rộn ràng với phố núi với những phiên chợ Chân Quê.
Hồ Tà Đùng vốn là một vùng thung lũng bên núi Tà Đùng, thuộc xã Đắk Som, huyện Đắk G'long, tỉnh Đắk Nông.
Và rồi . . . sau những tháng ngày phong trần đó, hôm nay tôi cũng trở về với thực tại mầu nhiệm, tôi thấy mây bay ngang lưng đèo. Xin mượn một bài thơ của ai đó để nói lên tình cảm sâu nặng với miền đất con người mới này, đặc biệt là những con người của xứ Quảng Trị đã gắn bó với miền đất cao nguyên nơi đây
Nhớ thương duyên dáng miệng cười,
Nhớ thương giọng nói tuyệt vời đẩy đưa.
Hỏi rằng người có ai chưa?
Hỏi rằng người có chịu đưa ta về?
Qua những ân tình với miền đất này cũng tiện giới thiệu một số phong cảnh tuyệt đẹp ở đăknong mà tôi kịp ghi lạ sau một hành trình rong ruỗi:
Tà Đùng là ngọn núi cao nhất của tỉnh Đắk Nông với độ cao 1.982m. Từ đỉnh núi có thể nhìn bao quát cả không gian rộng lớn. Hồ Tà Đùng tự nhiên đã được mở rộng lên tới hơn 3.000 ha
Hồ Tà Đùng gần lòng hồ
Tà Đùng còn được mệnh danh là Vịnh Hạ Long trên Tây Nguyên
Thác Liêng Nung nằm ở buôn N'Jriêng, xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông,
Chùa Liên Hoa - Thị trấn Kiến Đức nhìn từ đỉnh đồi sau lưng chùa
Thác Lưu Ly chảy hùng vỹ trong không gian im vắng của núi đồi
Thác Ba Tầng hay còn gọi là thác Lưu Ly tại xã Nâm N'jang, huyện Đăk Song
Các hình ảnh nhà Sư tĩnh tọa bên thác núi được tôi ghi lại trong hành trình
Chùa Liên Hoa tọa lạc tại thị trấn Kiến Đức
Thác Đak G’lun (còn gọi là thác 72) nằm cách đường biên giới CPC hơn 40km. Từ TX Gia Nghĩa đến thác Đak G’lun có thể đi theo hai đường chính: Từ TX gia Nghĩa đi theo quốc lộ 14 hơn 20km theo hướng đi TP HCM đến TT Kiến Đức rồi rẽ phải khoảng 35km theo đường Tỉnh lộ 6 đi xã Đăk Buk So, huyện Tuy Đức, đến ngã ba Bãi 2 rẽ trái hơn 2km nữa là đến đường nội bộ dẫn xuống thác.
Đăk Nông, 10.09.2016 .
Nhật Chiếu
Nhật Chiếu
Thông tin về tác giả: Đại Đức Thích Nhật Chiếu - Mail: thichnhatchieu@gmail.com - ĐT: 0937.370.386 - ADMIN Share
Các Tin Khác