Quê hương mình đẹp lắm
Ngày đăng: 07:38:15 18-03-2016 . Xem: 30890
Tâm hồn đẹp là nguồn cội ý thức quê hương đích thực, chúng ta sống với chân tâm là đang sống với quê hương một cách chân thành nhất. Tôi và các bạn hẳn ai cũng muốn quê hương mình thanh bình lắm, thế phải nên sống làm đẹp cái tâm để tô điểm cho quê hương
>> Tản mạn về một chuyến bay
Một hành trình dài của tôi đi từ Biên Hòa về tới tỉnh An Giang, một hành trình 300km, lúc này tôi chỉ ngồi trên xe và ngắm thật kỹ những nơi mình đi qua, thật chăm chú phong cảnh chuyển động không ngừng một cách thú vị, ngẫm mới thấy quê hương mình thật đẹp, đẹp trong ánh mắt và cả trong ca dao khúc hát ngọt ngào.
Trong lúc bàng hoàng trước vẻ đẹp ấy sửng sốt đó tôi tự hỏi mình: " Những cảnh đẹp đó tại sao bình thường ta không thấy, có phải tôi và các bạn đã sống quá vội, quá vô tâm để rồi hôm nay chợt nhận ra mình đã quá hờ hững với cái đẹp? Quê hương mình đẹp lắm!
Thức tỉnh rồi tôi lại mơ, . . . mơ những giấc mơ quê hương mình đẹp lắm. Một đêm tôi mơ cảnh đất nước Việt Nam thanh bình không còn nghèo đói, con người làm đủ ăn không tham lam, nguồn kinh tế chính phủ hỗ trợ người dân đầy đủ về y tế, học đường; Tôi mơ, được ngồi trên cánh đồng cỏ để nghe mùi lúa non. Có một phút chốc tôi cảm nhận cuộc sống bằng sự tĩnh lặng, để nó hòa nhập bằng cả tình yêu trong tôi. Thiết nghĩ hằng ngày chúng ta lao động, để đáp ứng nhu cầu sống của bản thân, nhưng đôi lúc quá tham muốn sự hoàn mỹ nên tâm tham chúng ta trỗi dậy một cách vô thức làm việc bất chấp luân lý để thỏa lòng của chính bản thân. Nếu chúng ta hiểu lao động bằng lương tâm chân chánh, và chúng ta tự cảm nhận được hạnh phúc khi sống được làm người lương thiện, sự lương thiện và tử tế đó se gửi vào quỹ yêu thương muôi dưỡng hạt giống phước đức cho chính mình và người thân, thật là tuyệt vời biết mấy. Chính vì thế Chúng ta hãy học cách chăm sóc quê hương từ ý thức sinh hoạt sống hằng ngày là điều thiết thực, có thể nói đó là một hành trình tìm lại chính bản thân của mỗi người một cách mầu nhiệm
Thông thường trên mặt chữ văn chương, báo chí thường trau chuốt lời nói đến hình ảnh để thể cái tốt đẹp của hình ảnh và đời sống của người dân Việt Nam hiện tại, “che cái mặt thực tế” hay cái mà người ta rêu rao là “bản sắc tốt đẹp của dân tộc”, tôi hay các bạn có lúc lại quên con người phải thức tỉnh trước tượng đài mộng mị với cái danh vọng vô thần, chí ít phải có lòng tốt để đối đãi đúng đạo làm người với nhau, lòng tốt cũng là một tôn giáo đáng cho con người ta khát ngưỡng. Ví dụ, đừng nghĩ một dự án hoành tráng của bạn có thể che mắt được tôi hay mọi người ngoài giá trị lợi dụng kinh tế của bạn, sự ý thức của bạn có thành công hay không hãy nhìn vào quy luật của sống còn, mà người ta hay thường vẫn nói: “Không có sự thành công nào dựa trên nền tảng của dối trá” và số phận con người sẻ ra sao khi chúng ta xem nhau như một miến mồi béo bỡ, chẳng tới đâu cả khi đánh đổi cả giá trị uy tín của bạn khi làm những việt ngốc nghếch đó, một phép so sánh bằng quá tệ, hẳn nhiên lòng tốt và lương tâm phải được hình thành từ tâm hồn cao thượng cộng thêm sự cống hiến thiết thực cho đời sống cộng đồng. Tôi còn nhớ câu: “Ái bất nhiễm bất sanh ta bà” thế mới biết chấp nhận cái sự thật không đầy đủ để an ủi lương tâm của bản thân, tuy là có yêu, có thương, giận, ghét nhưng ta làm cái yêu thương, hờn giận đó nó dễ chấp nhận hơn là sự thù hận và tham lam ích kỹ.
Chúng ta biết rằng: Hẳn nhiên cuộc sống chúng ta có nhiều cái lo, nhưng phải là cái lo của tình thương chân thành là điểm đến cuối cùng của con người, vì khi chết chúng ta không mang theo được gì cả ngoài những thứ mà chúng ta đã cho đi. Đất nước đẹp khi con người ta biết sống có nhân cách và đạo lý làm người, biết chăm lo yêu thương như một đời sống tinh thần ai cũng có.
Đã mấy ngày trôi qua, hôm nay trong lúc tôi đang gõ những dòng chữ này thì người dân của tôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (DBSCL) đang trong cơn hoạn nạn trên quê hương mình ,bị thiên tai khủng khiếp, mà hơn 100 năm qua chưa có nạn hạn hán thiếu nước như bây giờ, đồng lúa trở thành những sa mạc, người dân phải thức hằng đêm để bơm được chút nước cho đồng ruộng cuối mùa, những vườn rau cũng thành những bãi cỏ úa khi bị ngập mặn, cuộc sống trở nên vô vọng của người dân nghèo thoi thóp, chính phủ thì đang nhờ vả nhà nước Trung Cộng xả cho ít nước trên sông Mekong để cứu ruộng vườn cho người dân ở DBSCL, nhưng nghe nói đang đàm phán mà mấy tuần rồi không xong (anh em kiểu con gì, đồ . . .), còn nghe nói chính phủ đang ra nghị quyết bắt chính quyền địa phương quyết liệt chống hạn hán thiên tai. Thế mới biết trong cái đẹp thi vị bằng mắt còn có sự tan thương của lòng vị kỷ và trắc ẩn tiềm tàng.
Lúc này tôi lại nhớ khúc hát Chiều Tây Đô của nhạc sỹ Lam Phương có đoạn: Kể từ khi mất quê hương gió ra khơi đưa người vượt biển/ Mẹ chờ thư về ngồi thèm thuồng miếng trầu cay/ Trẻ thơ lang thang vì cơn đói suốt bao ngày/ Vợ chờ tin chồng ngày về quá xa xăm/ Bao năm giải phóng như thế này phải không anh? . . . Hơn lúc nào hết, tôi thấy rất đúng như lời nhạc sĩ Lam Phương đã viết về Việt Nam ở hoàn cảnh thực tại. Rất nhiều điều để thấy quê hương mình thật là tuyệt vời, thật đáng thương cho thân phận sau bao nhiêu năm cái mà người ta nói là độc lập, biết bao cái đẹp tự sẳn có một cách sống có lý tưởng của chính phủ nếu biết yêu thương dân, lo cho dân có được đời sống thanh bình
Tâm hồn đẹp là nguồn cội ý thức quê hương đích thực, chúng ta sống với chân tâm là đang sống với quê hương một cách chân thành nhất. Tôi và các bạn hẳn ai cũng muốn quê hương mình thanh bình lắm, thế phải nên sống làm đẹp cái tâm để tô điểm cho quê hương, cái tâm đó không phải ở đâu rộng lớn mà là nó hiện hữu trong lời ăn tiếng nói, cử chỉ hành hộng của chúng ta đối đãi với người thân, bạn bè và xóm làng . . . và đối đãi tốt đẹp với thiên nhiên đang ban cho chúng ta không khí tốt lành để thở.
Đứng dậy đi các bạn, để sống tốt với nhau, đừng trở thành những kẻ hèn nhác nhìn quê hương mình tủi nhục. Ruộng đồng đất nước ta, từ hải đảo xa xôi đến miền núi cao đang chờ chúng ta xây đắp tình người trong ngày mới, để quê hương mình lúc nào cũng đẹp không chỉ nhìn của ánh mắt mà còn đẹp cả tâm hồn của người dân.
Tượng Phật Di Lặc tại núi Cấm - tỉnh An Giang
Chùa Vạn Linh tại núi Cấm - tỉnh An Giang
Chùa Phước Điền còn gọi là Chùa Hang tại Châu Đốc - An Giang
Tứ đại thiên vương tại chùa Phước Điền
Chùa Phước Điền - còn có tên gọi khác là chùa Hang
Gác chuông chùa Phước Điền
Đường lên chùa Phước Điền một cách nhìn như ở xứ Hoa Anh Đào
Nhạc phẩm: Chiều Tây Đô
Sáng tác: Lam Phương
Trình bày: Hoàng Thục Linh
Biên Hòa, 18-03-2016
Nhật Chiếu
>> Tản mạn về một chuyến bay
Một hành trình dài của tôi đi từ Biên Hòa về tới tỉnh An Giang, một hành trình 300km, lúc này tôi chỉ ngồi trên xe và ngắm thật kỹ những nơi mình đi qua, thật chăm chú phong cảnh chuyển động không ngừng một cách thú vị, ngẫm mới thấy quê hương mình thật đẹp, đẹp trong ánh mắt và cả trong ca dao khúc hát ngọt ngào.
Trong lúc bàng hoàng trước vẻ đẹp ấy sửng sốt đó tôi tự hỏi mình: " Những cảnh đẹp đó tại sao bình thường ta không thấy, có phải tôi và các bạn đã sống quá vội, quá vô tâm để rồi hôm nay chợt nhận ra mình đã quá hờ hững với cái đẹp? Quê hương mình đẹp lắm!
Thức tỉnh rồi tôi lại mơ, . . . mơ những giấc mơ quê hương mình đẹp lắm. Một đêm tôi mơ cảnh đất nước Việt Nam thanh bình không còn nghèo đói, con người làm đủ ăn không tham lam, nguồn kinh tế chính phủ hỗ trợ người dân đầy đủ về y tế, học đường; Tôi mơ, được ngồi trên cánh đồng cỏ để nghe mùi lúa non. Có một phút chốc tôi cảm nhận cuộc sống bằng sự tĩnh lặng, để nó hòa nhập bằng cả tình yêu trong tôi. Thiết nghĩ hằng ngày chúng ta lao động, để đáp ứng nhu cầu sống của bản thân, nhưng đôi lúc quá tham muốn sự hoàn mỹ nên tâm tham chúng ta trỗi dậy một cách vô thức làm việc bất chấp luân lý để thỏa lòng của chính bản thân. Nếu chúng ta hiểu lao động bằng lương tâm chân chánh, và chúng ta tự cảm nhận được hạnh phúc khi sống được làm người lương thiện, sự lương thiện và tử tế đó se gửi vào quỹ yêu thương muôi dưỡng hạt giống phước đức cho chính mình và người thân, thật là tuyệt vời biết mấy. Chính vì thế Chúng ta hãy học cách chăm sóc quê hương từ ý thức sinh hoạt sống hằng ngày là điều thiết thực, có thể nói đó là một hành trình tìm lại chính bản thân của mỗi người một cách mầu nhiệm
Thông thường trên mặt chữ văn chương, báo chí thường trau chuốt lời nói đến hình ảnh để thể cái tốt đẹp của hình ảnh và đời sống của người dân Việt Nam hiện tại, “che cái mặt thực tế” hay cái mà người ta rêu rao là “bản sắc tốt đẹp của dân tộc”, tôi hay các bạn có lúc lại quên con người phải thức tỉnh trước tượng đài mộng mị với cái danh vọng vô thần, chí ít phải có lòng tốt để đối đãi đúng đạo làm người với nhau, lòng tốt cũng là một tôn giáo đáng cho con người ta khát ngưỡng. Ví dụ, đừng nghĩ một dự án hoành tráng của bạn có thể che mắt được tôi hay mọi người ngoài giá trị lợi dụng kinh tế của bạn, sự ý thức của bạn có thành công hay không hãy nhìn vào quy luật của sống còn, mà người ta hay thường vẫn nói: “Không có sự thành công nào dựa trên nền tảng của dối trá” và số phận con người sẻ ra sao khi chúng ta xem nhau như một miến mồi béo bỡ, chẳng tới đâu cả khi đánh đổi cả giá trị uy tín của bạn khi làm những việt ngốc nghếch đó, một phép so sánh bằng quá tệ, hẳn nhiên lòng tốt và lương tâm phải được hình thành từ tâm hồn cao thượng cộng thêm sự cống hiến thiết thực cho đời sống cộng đồng. Tôi còn nhớ câu: “Ái bất nhiễm bất sanh ta bà” thế mới biết chấp nhận cái sự thật không đầy đủ để an ủi lương tâm của bản thân, tuy là có yêu, có thương, giận, ghét nhưng ta làm cái yêu thương, hờn giận đó nó dễ chấp nhận hơn là sự thù hận và tham lam ích kỹ.
Chúng ta biết rằng: Hẳn nhiên cuộc sống chúng ta có nhiều cái lo, nhưng phải là cái lo của tình thương chân thành là điểm đến cuối cùng của con người, vì khi chết chúng ta không mang theo được gì cả ngoài những thứ mà chúng ta đã cho đi. Đất nước đẹp khi con người ta biết sống có nhân cách và đạo lý làm người, biết chăm lo yêu thương như một đời sống tinh thần ai cũng có.
Đã mấy ngày trôi qua, hôm nay trong lúc tôi đang gõ những dòng chữ này thì người dân của tôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (DBSCL) đang trong cơn hoạn nạn trên quê hương mình ,bị thiên tai khủng khiếp, mà hơn 100 năm qua chưa có nạn hạn hán thiếu nước như bây giờ, đồng lúa trở thành những sa mạc, người dân phải thức hằng đêm để bơm được chút nước cho đồng ruộng cuối mùa, những vườn rau cũng thành những bãi cỏ úa khi bị ngập mặn, cuộc sống trở nên vô vọng của người dân nghèo thoi thóp, chính phủ thì đang nhờ vả nhà nước Trung Cộng xả cho ít nước trên sông Mekong để cứu ruộng vườn cho người dân ở DBSCL, nhưng nghe nói đang đàm phán mà mấy tuần rồi không xong (anh em kiểu con gì, đồ . . .), còn nghe nói chính phủ đang ra nghị quyết bắt chính quyền địa phương quyết liệt chống hạn hán thiên tai. Thế mới biết trong cái đẹp thi vị bằng mắt còn có sự tan thương của lòng vị kỷ và trắc ẩn tiềm tàng.
Lúc này tôi lại nhớ khúc hát Chiều Tây Đô của nhạc sỹ Lam Phương có đoạn: Kể từ khi mất quê hương gió ra khơi đưa người vượt biển/ Mẹ chờ thư về ngồi thèm thuồng miếng trầu cay/ Trẻ thơ lang thang vì cơn đói suốt bao ngày/ Vợ chờ tin chồng ngày về quá xa xăm/ Bao năm giải phóng như thế này phải không anh? . . . Hơn lúc nào hết, tôi thấy rất đúng như lời nhạc sĩ Lam Phương đã viết về Việt Nam ở hoàn cảnh thực tại. Rất nhiều điều để thấy quê hương mình thật là tuyệt vời, thật đáng thương cho thân phận sau bao nhiêu năm cái mà người ta nói là độc lập, biết bao cái đẹp tự sẳn có một cách sống có lý tưởng của chính phủ nếu biết yêu thương dân, lo cho dân có được đời sống thanh bình
Tâm hồn đẹp là nguồn cội ý thức quê hương đích thực, chúng ta sống với chân tâm là đang sống với quê hương một cách chân thành nhất. Tôi và các bạn hẳn ai cũng muốn quê hương mình thanh bình lắm, thế phải nên sống làm đẹp cái tâm để tô điểm cho quê hương, cái tâm đó không phải ở đâu rộng lớn mà là nó hiện hữu trong lời ăn tiếng nói, cử chỉ hành hộng của chúng ta đối đãi với người thân, bạn bè và xóm làng . . . và đối đãi tốt đẹp với thiên nhiên đang ban cho chúng ta không khí tốt lành để thở.
Đứng dậy đi các bạn, để sống tốt với nhau, đừng trở thành những kẻ hèn nhác nhìn quê hương mình tủi nhục. Ruộng đồng đất nước ta, từ hải đảo xa xôi đến miền núi cao đang chờ chúng ta xây đắp tình người trong ngày mới, để quê hương mình lúc nào cũng đẹp không chỉ nhìn của ánh mắt mà còn đẹp cả tâm hồn của người dân.
Tượng Phật Di Lặc tại núi Cấm - tỉnh An Giang
Chùa Vạn Linh tại núi Cấm - tỉnh An Giang
Chùa Phước Điền còn gọi là Chùa Hang tại Châu Đốc - An Giang
Tứ đại thiên vương tại chùa Phước Điền
Chùa Phước Điền - còn có tên gọi khác là chùa Hang
Gác chuông chùa Phước Điền
Đường lên chùa Phước Điền một cách nhìn như ở xứ Hoa Anh Đào
Nhạc phẩm: Chiều Tây Đô
Sáng tác: Lam Phương
Trình bày: Hoàng Thục Linh
Biên Hòa, 18-03-2016
Nhật Chiếu
Thông tin về tác giả: Đại Đức Thích Nhật Chiếu - Mail: thichnhatchieu@gmail.com - ĐT: 0937.370.386 - ADMIN Share
Các Tin Khác