Việt Phủ Thành Chương
Ngày đăng: 13:58:27 19-06-2017 . Xem: 5742
Nói đến Hà Nội ta không thể nào không nhắc đến các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng của một Thủ Đô diễm lệ cổ kính. Đền Ngọc Sơn cổ kính sang trọng, Chùa Hương trang nghiêm tráng lệ , Hồ Hoàn Kiếm huyền thoại oai nghiêm, Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử,.... Nhưng vẫn không thể nào không nhắc đến một cái tên quá đỗi quen thuộc " Việt Phủ Thành Chương "
"Việt Phủ Thành Chương là một trong những điểm đến văn hóa quan trọng bậc nhất của Hà Nội văn hiến, bao gồm Hồ Gươm, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Bảo tàng Mỹ thuật VN và Việt Phủ Thành Chương”
Việt Phủ Thành Chương toạ lạc tại Hồ Kèo Cà - Xã Hiền Ninh - Huyện Sóc Sơn - Hà Nội
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 35 phút lái xe. Cách sân bay Nội Bài chỉ 15 phút.
Nổi tiếng là một quần thể kiến trúc cung đình hoàn thiện còn lưu giữ nguyên vẹn những giá trị lịch sử, Việt Phủ Thành Chương đã được nhiều báo quốc tế như The New York Times, Herald Tribune giới thiệu. Vậy đâu là điểm hấp dẫn nhất, nổi bật nhất và kinh nghiệm khi đi tham quan khu du lịch hấp dẫn này là gì? Nhân cơ hội tiết thu Hà Nội mời bạn cùng tham gia cuộc hành trình khám phá vẻ đẹp cuốn hút này nhé !
Không ít người khi lần đầu tới đây đã lầm tưởng đây là một khu di tích lịch sử lâu đời, nhưng thực tế đây là một địa điểm được gây dựng bởi họa sĩ Thành Chương vào năm 2011.
Khi bước qua cánh cổng, bạn sẽ nhìn thấy một hình ảnh đặc trưng thôn quê miền Trung du Bắc Bộ với hồ cá xanh biếc, giếng nước trong veo, bên cạnh có thêm bộ bàn đá để du khách nghỉ ngơi hóng mát.
Khi đến đây, cảm xúc đầu tiên đến với bạn có lẽ là một nỗi niềm hoài cổ giữa không gian tĩnh lặng, trang nghiêm. Không giống như các khu du lịch ồn ào, náo nhiệt, ở đây dù đông khách tới đâu cũng giữ nguyên cho nó một nét yên tĩnh riêng biệt với cây cối, ao, vườn, sân đình,… Điểm nổi bật trong quần thể kiến trúc ở đây là những ngôi nhà được thiết kế, xây dựng với nhiều phong cách, hình dáng khác nhau từ ngôi nhà sàn của dân tộc Mường đến nhà ngôi nhà mô phỏng theo lối kiến trúc nhà 3 gian của nhân dân đồng bằng Bắc Bộ,… Mỗi nhà có một tên gọi riêng gắn liền với giá trị lịch sử mà chủ nhân muốn truyền tải như nhà Tường Vân là gian nhà cổ có từ thời nhà Nguyễn, nhà Đại Khoa được dựng lên dựa trên khuôn viên của nhà cổ khu vực Bắc Ninh, còn nếu muốn đến thưởng thức nghệ thuật bạn có thể tìm đến nhà hát Long Đình, ngôi nhà có diện tích rộng lớn và trang trí công phu.
Đến đây, du khách sẽ có dịp được chiêm ngưỡng nét đẹp tổng thể về làng quê bắc bộ Việt Nam có từ hàng trăm năm trước. Quần thể kiến trúc cổ pha chút hiện đại cùng hàng vạn hiện vật văn hoá lịch sử từ các triều đại Đinh, Lý, Trần, Lê… đã khiến Biệt phủ mặc nhiên trở thành điểm du lịch văn hoá hấp dẫn gần chốn thị thành.
Một số kiến trúc cổ :
Một số kiến trúc hiện đại :
Một số kiến trúc cổ kết hợp hiện đại :
Ngay từ cổng vào, đã gợi cho du khách nhớ đến vẻ đẹp cổ xưa của cổng làng Thổ Hà, Đường Lâm. Chiếc cổng gỗ có 3 cửa, một cửa chính và hai cửa phụ, phía trên có một tum nhỏ lợp ngói đỏ, xung quanh được bài trí nhiều tượng đá và hoa văn trạm trổ tinh tế. Khi bước vào bên trong cổng, du khách sẽ gặp những nét thân quen, dân dã của thôn quê: một hồ câu cá với chiếc cầu đá để ngồi câu nằm ở bên phải, một giếng nước cổ được họa sĩ chuyển từ Thanh Hóa về đây nằm ngay phía bên trái và con đường dẫn du khách từ cổng vào tham quan toàn bộ Biệt phủ cũng mang đậm dấu ấn xưa với những hàng gạch bát tràng được lát khá đều đặn.
Một trong những nét đẹp của quần thể kiến trúc tại đây là khu nhà cổ với những kiểu dáng và phong cách sắp đặt khác nhau. Khu nhà cổ này bao gồm 3 kiến trúc nhà đặc trưng khu vực Bắc bộ Việt Nam, trong đó, ấn tượng nhất là ngôi nhà cổ năm gian bằng gỗ lim, rộng khoảng 200m² - đặc trưng kiến trúc nhà cổ khu vực đồng bằng Bắc bộ, đã được chủ nhân chuyển nguyên bản từ Nam Định về đây. Với cái tên rất đỗi thanh bình “Thanh Tĩnh”, ngôi nhà được trạm trổ công phu và trang trí cầu kì với hai bên cửa là hàng câu đối sơn son thiếp vàng; bên trong nhà có trưng bày nhiều loại đồ cổ quý hiếm và những bức tranh sơn mài rất đẹp. Để tạo thêm nét bình dị, dân dã, phía trước ngôi nhà còn có một ao sen, giếng nước, chum, vại nước, cây cối xanh tốt; phía sau ngôi nhà là một kiểu Nhà Tranh Vách Đất - mô phỏng rất chi tiết nhà tranh vách đất của người nông dân thời xưa với cổng vào được trát bằng đất, hai bên tường nhà cũng trát đất, ở phía trước có đặt chõng tre, bàn ghế tre, bộ ấm chén cổ, chum vại, điếu cày, đặc biệt, ở hai bên đầu nhà có để một số nông cụ, vật dụng làm ruộng như: cày, bừa, cuốc, xẻng, liềm,…
Một kiến trúc khác nằm trong khu nhà cổ này cũng ấn tượng không kém đó là ngôi nhà sàn dựa theo kiến trúc nhà sàn của người dân tộc Mường ở Hoà Bình. Đây là một ngôi nhà sàn bằng gỗ với tầng trên để ở và tầng dưới để tiếp khách, xung quanh cây cối xum xuê, xanh tốt.
Để có dịp nghỉ ngơi, thư giãn tại Biệt phủ mỗi dịp Tết đến và cũng là muốn tập trung khai thác nhiều hơn nữa những nét văn hóa cổ xưa, họa sĩ Thành Chương còn cho dựng trong Biệt phủ của mình một ngôi nhà cổ 5 gian hai chái bằng gỗ lim với diện tích khoảng 120m². Trước còn có bộ bàn ghế gỗ dùng để tiếp khách. Đây cũng là ngôi nhà mang đậm nét kiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam.
Ngoài 3 kiến trúc nhà cổ đặc trưng, nơi đây còn có nhiều công trình kiến trúc rất đẹp khác, điển hình như:
Khu Thờ Phật Tổ ngoài trời. Nơi đây được bài trí trang nghiêm với tượng Phật tổ ở chính giữa, xung quanh là các cây hương bằng đá, hai bên bậc đá dẫn lên chân Phật Tổ có đặt rất nhiều cây cảnh, càng tôn thêm vẻ đẹp của nơi thờ tự.
Một khu nhà 5 tầng màu trắng có kiến trúc rất tinh tế: ẩn mình dưới những vòm mái cong theo lối đình chùa cổ, khu nhà có cái tên rất thơ mộng Tường Vân, nghĩa là mây lành. Liền đó là nếp nhà Thuỷ Đình mộc mạc với những cánh cửa gỗ đã bạc màu cùng với thời gian.
Sự tài hoa của họa sĩ Thành Chương còn được thể hiện trong việc xây dựng tại Việt phủ của ông một hội trường rộng lớn với hàng chục bộ bàn ghế cổ. Phía trước hội trường là khu nhà Lò Mạc Hương rất mộc mạc, giản dị với những cây phượng vĩ xum xuê, xanh tốt được trồng ở xung quanh. Cứ vào tháng 5 hàng năm, vẻ đẹp của Lò Mạc Hương càng đẹp lộng lẫy hơn vì nó được tô điểm bởi màu đỏ rực rỡ của hoa phượng. Liền ngay đó là nếp nhà Đại Khoa với những bộ bàn ghế đơn sơ mộc mạc, càng làm tăng thêm nét văn hóa cổ xưa...
Kể từ khi Việt phủ Thành Chương hoàn thành những công trình đầu tiên, hàng năm nơi đây đã đón rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Du khách đến đây được tự do thoải mái chiêm ngưỡng và khám phá những nét tinh hoa của văn hóa Việt Nam. Chính cái nét đẹp thôn dã, điền địa của Việt phủ và sự mến khách, khả năng sắp đăt, bày trí nghệ thuật rất khéo léo, tài tình của chủ nhân đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách mỗi khi có dịp đến đây.
Nhật Chiếu
Biên Hòa, 19.06.2017
-----------------------------------------------------------------------------------------------
"Việt Phủ Thành Chương là một trong những điểm đến văn hóa quan trọng bậc nhất của Hà Nội văn hiến, bao gồm Hồ Gươm, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Bảo tàng Mỹ thuật VN và Việt Phủ Thành Chương”
Việt Phủ Thành Chương toạ lạc tại Hồ Kèo Cà - Xã Hiền Ninh - Huyện Sóc Sơn - Hà Nội
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 35 phút lái xe. Cách sân bay Nội Bài chỉ 15 phút.
Nổi tiếng là một quần thể kiến trúc cung đình hoàn thiện còn lưu giữ nguyên vẹn những giá trị lịch sử, Việt Phủ Thành Chương đã được nhiều báo quốc tế như The New York Times, Herald Tribune giới thiệu. Vậy đâu là điểm hấp dẫn nhất, nổi bật nhất và kinh nghiệm khi đi tham quan khu du lịch hấp dẫn này là gì? Nhân cơ hội tiết thu Hà Nội mời bạn cùng tham gia cuộc hành trình khám phá vẻ đẹp cuốn hút này nhé !
Không ít người khi lần đầu tới đây đã lầm tưởng đây là một khu di tích lịch sử lâu đời, nhưng thực tế đây là một địa điểm được gây dựng bởi họa sĩ Thành Chương vào năm 2011.
Khi bước qua cánh cổng, bạn sẽ nhìn thấy một hình ảnh đặc trưng thôn quê miền Trung du Bắc Bộ với hồ cá xanh biếc, giếng nước trong veo, bên cạnh có thêm bộ bàn đá để du khách nghỉ ngơi hóng mát.
Khi đến đây, cảm xúc đầu tiên đến với bạn có lẽ là một nỗi niềm hoài cổ giữa không gian tĩnh lặng, trang nghiêm. Không giống như các khu du lịch ồn ào, náo nhiệt, ở đây dù đông khách tới đâu cũng giữ nguyên cho nó một nét yên tĩnh riêng biệt với cây cối, ao, vườn, sân đình,… Điểm nổi bật trong quần thể kiến trúc ở đây là những ngôi nhà được thiết kế, xây dựng với nhiều phong cách, hình dáng khác nhau từ ngôi nhà sàn của dân tộc Mường đến nhà ngôi nhà mô phỏng theo lối kiến trúc nhà 3 gian của nhân dân đồng bằng Bắc Bộ,… Mỗi nhà có một tên gọi riêng gắn liền với giá trị lịch sử mà chủ nhân muốn truyền tải như nhà Tường Vân là gian nhà cổ có từ thời nhà Nguyễn, nhà Đại Khoa được dựng lên dựa trên khuôn viên của nhà cổ khu vực Bắc Ninh, còn nếu muốn đến thưởng thức nghệ thuật bạn có thể tìm đến nhà hát Long Đình, ngôi nhà có diện tích rộng lớn và trang trí công phu.
Đến đây, du khách sẽ có dịp được chiêm ngưỡng nét đẹp tổng thể về làng quê bắc bộ Việt Nam có từ hàng trăm năm trước. Quần thể kiến trúc cổ pha chút hiện đại cùng hàng vạn hiện vật văn hoá lịch sử từ các triều đại Đinh, Lý, Trần, Lê… đã khiến Biệt phủ mặc nhiên trở thành điểm du lịch văn hoá hấp dẫn gần chốn thị thành.
Một số kiến trúc cổ :
Một số kiến trúc hiện đại :
Một số kiến trúc cổ kết hợp hiện đại :
Ngay từ cổng vào, đã gợi cho du khách nhớ đến vẻ đẹp cổ xưa của cổng làng Thổ Hà, Đường Lâm. Chiếc cổng gỗ có 3 cửa, một cửa chính và hai cửa phụ, phía trên có một tum nhỏ lợp ngói đỏ, xung quanh được bài trí nhiều tượng đá và hoa văn trạm trổ tinh tế. Khi bước vào bên trong cổng, du khách sẽ gặp những nét thân quen, dân dã của thôn quê: một hồ câu cá với chiếc cầu đá để ngồi câu nằm ở bên phải, một giếng nước cổ được họa sĩ chuyển từ Thanh Hóa về đây nằm ngay phía bên trái và con đường dẫn du khách từ cổng vào tham quan toàn bộ Biệt phủ cũng mang đậm dấu ấn xưa với những hàng gạch bát tràng được lát khá đều đặn.
Một trong những nét đẹp của quần thể kiến trúc tại đây là khu nhà cổ với những kiểu dáng và phong cách sắp đặt khác nhau. Khu nhà cổ này bao gồm 3 kiến trúc nhà đặc trưng khu vực Bắc bộ Việt Nam, trong đó, ấn tượng nhất là ngôi nhà cổ năm gian bằng gỗ lim, rộng khoảng 200m² - đặc trưng kiến trúc nhà cổ khu vực đồng bằng Bắc bộ, đã được chủ nhân chuyển nguyên bản từ Nam Định về đây. Với cái tên rất đỗi thanh bình “Thanh Tĩnh”, ngôi nhà được trạm trổ công phu và trang trí cầu kì với hai bên cửa là hàng câu đối sơn son thiếp vàng; bên trong nhà có trưng bày nhiều loại đồ cổ quý hiếm và những bức tranh sơn mài rất đẹp. Để tạo thêm nét bình dị, dân dã, phía trước ngôi nhà còn có một ao sen, giếng nước, chum, vại nước, cây cối xanh tốt; phía sau ngôi nhà là một kiểu Nhà Tranh Vách Đất - mô phỏng rất chi tiết nhà tranh vách đất của người nông dân thời xưa với cổng vào được trát bằng đất, hai bên tường nhà cũng trát đất, ở phía trước có đặt chõng tre, bàn ghế tre, bộ ấm chén cổ, chum vại, điếu cày, đặc biệt, ở hai bên đầu nhà có để một số nông cụ, vật dụng làm ruộng như: cày, bừa, cuốc, xẻng, liềm,…
Một kiến trúc khác nằm trong khu nhà cổ này cũng ấn tượng không kém đó là ngôi nhà sàn dựa theo kiến trúc nhà sàn của người dân tộc Mường ở Hoà Bình. Đây là một ngôi nhà sàn bằng gỗ với tầng trên để ở và tầng dưới để tiếp khách, xung quanh cây cối xum xuê, xanh tốt.
Để có dịp nghỉ ngơi, thư giãn tại Biệt phủ mỗi dịp Tết đến và cũng là muốn tập trung khai thác nhiều hơn nữa những nét văn hóa cổ xưa, họa sĩ Thành Chương còn cho dựng trong Biệt phủ của mình một ngôi nhà cổ 5 gian hai chái bằng gỗ lim với diện tích khoảng 120m². Trước còn có bộ bàn ghế gỗ dùng để tiếp khách. Đây cũng là ngôi nhà mang đậm nét kiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam.
Ngoài 3 kiến trúc nhà cổ đặc trưng, nơi đây còn có nhiều công trình kiến trúc rất đẹp khác, điển hình như:
Khu Thờ Phật Tổ ngoài trời. Nơi đây được bài trí trang nghiêm với tượng Phật tổ ở chính giữa, xung quanh là các cây hương bằng đá, hai bên bậc đá dẫn lên chân Phật Tổ có đặt rất nhiều cây cảnh, càng tôn thêm vẻ đẹp của nơi thờ tự.
Một khu nhà 5 tầng màu trắng có kiến trúc rất tinh tế: ẩn mình dưới những vòm mái cong theo lối đình chùa cổ, khu nhà có cái tên rất thơ mộng Tường Vân, nghĩa là mây lành. Liền đó là nếp nhà Thuỷ Đình mộc mạc với những cánh cửa gỗ đã bạc màu cùng với thời gian.
Sự tài hoa của họa sĩ Thành Chương còn được thể hiện trong việc xây dựng tại Việt phủ của ông một hội trường rộng lớn với hàng chục bộ bàn ghế cổ. Phía trước hội trường là khu nhà Lò Mạc Hương rất mộc mạc, giản dị với những cây phượng vĩ xum xuê, xanh tốt được trồng ở xung quanh. Cứ vào tháng 5 hàng năm, vẻ đẹp của Lò Mạc Hương càng đẹp lộng lẫy hơn vì nó được tô điểm bởi màu đỏ rực rỡ của hoa phượng. Liền ngay đó là nếp nhà Đại Khoa với những bộ bàn ghế đơn sơ mộc mạc, càng làm tăng thêm nét văn hóa cổ xưa...
Kể từ khi Việt phủ Thành Chương hoàn thành những công trình đầu tiên, hàng năm nơi đây đã đón rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Du khách đến đây được tự do thoải mái chiêm ngưỡng và khám phá những nét tinh hoa của văn hóa Việt Nam. Chính cái nét đẹp thôn dã, điền địa của Việt phủ và sự mến khách, khả năng sắp đăt, bày trí nghệ thuật rất khéo léo, tài tình của chủ nhân đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách mỗi khi có dịp đến đây.
Để xem album hình Việt Phủ Thành Chương ở chế độ chất lượng cao vui lòng vào link: Việt Phủ Thành Chương
Nhật Chiếu
Biên Hòa, 19.06.2017
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Thông tin về tác giả: Đại Đức Thích Nhật Chiếu - Mail: thichnhatchieu@gmail.com - ĐT: 0937.370.386
Các Tin Khác