Lợi ích của ăn chay (P1)
Ngày đăng: 08:40:03 16-09-2015 . Xem: 9511
Hiện nay tại Hoa Kỳ, có khoảng 12 triệu rưỡi người ăn chay. Chủ nghĩa ăn chay đang đi vào dòng sinh hoạt chính của người dân Hoa Kỳ và có khuynh hướng thịnh hành ở các nước đang phát triển. Vậy thử hỏi ăn chay có lợi ích gì mà càng ngày càng nhiều người ăn chay?
>> Lợi ích của ăn chay (P2)
1. Xét Theo Thể Chất Cấu Tạo Cơ Thể Của Con Người
Cổ nhân nói: “Bệnh tòng khẩu nhập, họa tòng khẩu xuất”
Một cái cây bón đúng cách sẽ tươi tốt và trổ hoa thơm trái ngọt; ngược lại, sẽ cằn cỗi và hoa còi trái đẹt. Con người cũng vậy, ăn uống đúng cách sẽ khỏe mạnh, vui tươi và sáng suốt; ngược lại, có thể lắm bệnh, nóng nẩy, và ngu độn.
Thế nào là ăn uống đúng cách? Hạp tự nhiên? Chẳng hạn, con voi sinh ra để ăn cỏ là hạp tự nhiên; con cọp sinh ra để ăn thịt là hạp tự nhiên.
Chúng ta hãy thử xét xem con người sinh ra để ăn gì?
Ngày nay, các khoa học gia đã bỏ nhiều thì giờ để thí nghiệm về cơ thể loài người, đã đi đến kết luận như sau:
2. Xét Theo Sức Khỏe Của Con Người
Ăn chay ích lợi hơn ăn mặn! Tại vì người ăn chay sẽ tránh được bệnh và có sức khỏe không thua người ăn mặn nếu ăn đầy đủ chất bổ.
Theo nghiên cứu của Hiệp hội tiết chế Mỹ (ADA) và Hiệp hội Y tế Anh (BMA) “Ăn chay đáp ứng tất cả nhu cầu về dinh dưỡng cho trẻ nhỏ và người lớn. Ngoài ra ăn chay còn có thể hạn chế được các bệnh béo phì, bệnh mạch vành, huyết áp cao, rối loạn ruột, ung thư, sỏi mật…”.
Theo BS Nguyễn Thị Kim Hưng, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM “Một người chỉ cần tối đa 8-10% lượng đạm cho cơ thể mỗi ngày trong khi đó lượng chất đạm có trong rau quả, ngũ cốc chiếm 10-12%. Riêng đạm có trong gạo lên đến 10-20%. Vì thế mọi người không phải lo thiếu chất khi ăn chay, điều quan trọng là chúng ta phải biết cách phối hợp và chế biến thực phẩm chay thế nào cho đúng”. Đồng thời, bà cũng đã nói với 11 triệu dân thành phố Saigon trong một cuộc hội nghị về dinh dưỡng như sau: “Chúng tôi khuyến khích mọi người sử dụng nhiều đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành”.
2.1. Sự lợi ích của ăn chay
Ở miền Nam California có một bệnh viện khá nổi tiếng thuộc viện đại học University of Loma Linda. Đó là bệnh viện Loma Linda, mang tên thành phố Loma Linda, một tỉnh nhỏ không xa quận Cam của người Việt. Bệnh viện và viện đại học đều thuộc giáo phái Tin Lành Cơ Đốc Giáo (Seventh-Day Adventist). Tín đồ đạo này chủ trương ăn chay, tuy rằng họ cũng ăn chay theo nhiều kiểu khác nhau như trên đã nói. Gần trường đại học là một siêu thị lớn cũng mang tên Loma Linda, bán toàn đồ chay, không bán thịt cá, không bán rượu và thuốc lá. Một điều khá đặc biệt là bệnh nhân cũng như đa số bác sĩ và nhân viên bệnh viện ở đây đều ăn chay. Theo các cuộc nghiên cứu độc lập cho biết tín đồ thuộc giáo phái này ít bị chết vì bệnh tim hơn số đông người Mỹ khác. Các nhà khoa học, sau nhiều chục năm nghiên cứu đã tìm thấy nhiều bằng chứng là ăn chay có những điều lợi như sau:
♦ Ăn chay giúp ta trường thọ:
Bác s ĩ Alexis Carrell, người đã được giải thưởng Nobel về y khoa năm 1912, đã làm thí nghiệm về vấn đề này. Ông tin rằng nếu các tế bào được dinh dưỡng và đầy đủ đúng cách trong một môi trường hoàn toàn tinh khiết với các chất độc cặn bã được thanh lọc được mau lẹ thì chúng ta sẽ sống rất lâu nếu không nói là sống hoài.
Gà chỉ sống khoản 10 năm, nhưng ông đã nuôi một miếng tim gà cho đến lúc ông qua đời năm 1944, đã 40 năm mà miếng tim gà đó vẫn còn sống. Tiếc thay ông chết đi đã không ai nối tiếp công cuộc thí nghiệm này để xem miếng tim gà đó có còn sống hoài không.
Cũng lấy bản thân mình ra mà nói, tôi là một thi sĩ rất đa sầu đa cảm, nghe một bản nhạc hay cũng khóc, đừng nói chi đến coi phim hoặc coi tuồng hay đọc truyện là cứ phải lau nước mắt hoài. Tôi cũng là loại triết lý lẩm cẩm, đa tư đa lự tâm hồn, rất dằng vặt phiền muộn. Đáng lẽ tôi phải già trước tuổi; trái lại vì ăn chay trường mà tôi trẻ hơn mình cả chục năm. Xin các đọc giả hiểu cho là tôi không muốn nói về mình, chỉ dùng mình làm một thí dụ khách quan thôi.
♦ Người ăn chay dai sức hơn người ăn mặn:
Lý do là vì các tế bào càng vận động nhiều thì càng tiết ra nhiều các chất cặn bã cần đào thải đi. Nếu các chất độc này bị ứ động nhiều thì càng tiết ra nhiều các chất cằn bã cần đào thải đi. Nếu các chất độc này bị ứ đọng lại, nhẹ thì ta cảm thấy mệt mỏi, nặng thì đau nhức, nặng hơn nữa thì các bắp thịt cứng lại (vọp bẻ). Bởi vậy mà trước khi biểu diễn hoặc tranh tài, nhất là trong các cuộc thế vận hội, những người tham dự ăn uống tẩm bổ đặt biệt và kỹ lưỡng. Thay vì ăn nhiều thịt hơn, họ phải ăn ít thịt đi và bỏ hẳn thịt trong những tuần cuối.
Theo Tạp chí Liên Hoa số 12, tháng 12 năm Mậu Tuất đã đăng, “Nhà vô địch Karl Mann chạy bộ từ Berlin tới Dresden đường dài ngót 200 cây số, chỉ mất 22 giờ đồng hồ, là người ăn chay trường. Năm 1957, tại vận động trường Melbourne (Australia) một lực sĩ cũng ăn chay trường được lãnh 2 huy chương vàng trong cuộc tranh tài quốc tế này.”
Ngoài ra còn có “István Sipos là người Hùng nắm kỷ lục thế giới về môn cực-maratông & chạy đua đường dài. Murray Roselà tay bơi lội Úc, bốn lần đoạt huy chương vàng Thế Vận Hội. Bill Walton là ngôi sao bóng rổ Hoa Kỳ rất nổi tiếng, anh nổi tiếng vì các đòn tấn công vào khung thành và nhứng cú ném rất khó thực hiện. Kinh nghiệm cá nhân của anh là áp dụng chế độ ăn chay, anh đã không ngừng thuyết phục người khác về chế độ ăn này.”
Do những sự dẫn trình ở trên, chúng ta đi đến kết luận là loài người do tạo hóa sinh ra để ăn chay, ăn chay sẽ tránh được bệnh hoạn và sẽ có sức mạnh dẻo dai hơn người ăn mặn.
♦ Bớt bị bệnh tim mạch:
Những người ăn chay, nhất là ăn chay thuần tuý, có hàm lượng cholesterol rất thấp. Điều này cũng dễ hiểu, vì thực phẩm chế tạo từ nguồn thực vật không những không có cholesterol, mà cũng có rất ít chất béo bão hòa (saturated fat), là nguyên do chính làm tăng cholesterol "xấu" ở trong máu. Vì vậy nếu muốn giảm bớt rủi ro bị bệnh tim mạch như tai biến mạch máu não, bị stroke, thì ăn chay rất có lợi. Tuy vậy cũng cần nhớ là có một số thực vật như dầu dừa, nước cốt dừa hay dầu palm chẳng hạn, có rất nhiều chất béo bão hòa (không tốt). Ngoài ra ăn chay loại ăn trứng uống sữa mà lạm dụng ăn nhiều trứng, uống nhiều sữa, thì vừa mập lại vừa dễ cao cholesterol.
♦ Bớt bị bệnh cao áp huyết:
Nhiều cuộc nghiên cứu khoa học và thống kê cho thấy người ăn chay thường có huyết áp bình thường, đôi khi thấp hơn bình thường. Nguyên do tại sao ăn chay lại phòng ngừa được chứng cao áp huyết t hì chưa biết được chính xác. Tuy nhiên, cũng có thể do lối sống hàng ngày của người ăn chay, có những người ăn chay, (không phải tất cả) có cuộc sống rất đơn giản thoải mái, chỉ riêng điều này cũng giúp cho huyết áp bình thường rồi.
♦ Bớt bị bệnh đường ruột:
Người ăn chay ít bị táo bón. Điều này cũng dễ hiểu vì thực phẩm gốc thực vật có nhiều chất xơ (fiber), lại có số lượng nhiều và mềm hơn, lưu thông qua đường ruột mau hơn. Thêm vào đó, những người ăn chay ít bị bệnh màng ruột mọc chồi (diverticulosis), tức là có những túi, bọng nhỏ lồi ra từ màng ruột, nhiều khi sinh viêm, đau bụng như đau ruột dư.
♦ Bớt béo phì:
Người ăn chay ít bị mập, một phần vì thực phẩm rau đậu nhiều chất xơ hơn, dung lượng lớn hơn, nên ăn nhiều nhưng không thu nhập nhiều năng lượng calori vào cơ thể. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều đường và tinh bột, sẽ sinh nhiều năng lượng (calori) mà cơ thể không hoạt động đủ để tiêu xài năng lượng thì sẽ sinh mập và từ đó sinh ra các vấn đề sức khỏe khác. Việc béo phì và tăng mỡ máu ở những người ăn chay trường là do chế độ ăn chay thiếu cân đối, không đúng phương pháp; quá thừa chất đường và tinh bột dẫn đến việc tạo nên quá nhiều mỡ thực vật trglyceride. Trong khi đó, cholesterol lại có xu hướng thấp hơn và làm giảm nhiều cholesterol có lợi, còn cholesterol xấu lại tăng lên.
Cũng nên nói thêm, không phải cứ ăn chay mà có cơ thể thon gọn. Nhiều người ăn chay nhưng lại thiếu vận động cơ thể và đã kiêng thịt cá mà lại đi ăn những thức ăn chiên xào nhiều dầu chẳng hạn và ăn tráng miệng sau bữa ăn bằng bánh ngọt với càrem thì còn nhiều calori hơn thịt nữa.
♦ Bớt bị bệnh ung thư vú, ung thư kết tràng và ung thư nhiếp hộ tuyến:
Bài tường trình của Học Viện Khoa Học Quốc Gia Hoa Kỳ năm 1983, các chuyên gia y tế đã ân cầ n khuyên bảo dân chúng rằng: “Chúng ta có thể ngăn ngừa các chứng ung thư thông thường bằng cách tiết chế ăn thịt và nên ăn nhiều rau cải, hoa quả và ngũ cốc”. Riêng ông Rollo Russell cũng phát biểu: “Tôi đã tìm thấy trong 25 quốc gia tiêu thụ thịt nhiều nhất trên thế giới, đã có tỷ số dân chúng mắc bệnh ung thư cao nhất và chỉ có một quốc gia ở hàng tỷ số thấp. Ngược lại, trong 35 quốc gia không dùng thịt hay ít dùng thịt, không có quốc gia có tỷ số cao dân chúng mắc bệnh ung thư cả”.
♦ Bớt bị bệnh tiểu đường:
Theo Học Viện Quốc Gia Bệnh Tiểu Đường Tiêu Hóa và Thận (the National Institute of Diabet es and Digestive and Kidney Diseases), một chương trình luyện tập thể dục đều đặn kết hợp với một chế độ ăn chay có thể giảm 58% nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại II và tỏ ra hiệu quả hơn việc uống thuốc.
♦ Bớt bị bệnh xốp xương, viên khớp:
Thời gian gần đây, qua báo chí phương Tây, một số người bày tỏ quan tâm đến sức khỏe của người ăn chay, vì họ cho rằng ăn cha y có thể bất lợi cho sức khỏe của xương. Tuy nhiên, bằng chứng khoa học cho thấy ăn chay không có ảnh hưởng tiêu cực đến xương; ngược lại, ăn nhiều chất đạm động vật có thể là yếu tố nguy cơ của loãng xương và gãy xương.
Sức khỏe của xương có lẽ phản ảnh chính xác nhất qua mật độ chất khoáng trong xương (viết tắt là MĐX) và tần số gãy xương trong một quần thể. Nhiều nghiên cứu lâm sàng và dịch tễ học trên thế giới cho thấy MĐX ở người ăn chay tương đương với MĐX ở người ăn mặn. Một nghiên cứu do các bác sĩ thuộc trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh năm ngoái cũng cho thấy không có sự khác biệt nào về MĐX giữa người ăn chay và ăn mặn.
Gãy cổ xương đùi là một hệ quả nguy hiểm nhất của loãng xương, vì bệnh nhân gặp nhiều biến chứng, thậm chí sau khi bị gãy xương. Khoảng 15-20% bệnh nhân, nhất là bệnh nhân nam, tử vong sau 12 tháng gãy cổ xương đùi. Nguy cơ gãy cổ xương đùi ở người ăn chay hoặc thấp hơn so với người ăn mặn. Thật vậy, một phân tích trên 34 nước trên thế giới cho thấy những nước có lượng tiêu thụ đạm động vật nhiều cũng là những nước có tỉ lệ gãy cổ xương đùi (hệ quả nguy hiểm nhất của loãng xương) so với những nước có lượng tiêu thụ đạm thấp.
Đứng trên phương diện sinh học, ảnh hưởng tiêu cực của đạm động vật đến xương là điều có thể hiểu được. Sức khỏe của xương tùy thuộc vào sự cân bằng giữa acid và base. Tất cả các thức ăn phải được chuyển hóa qua thận dưới dạng acid hoặc base. Khi ăn nhiều chất đạm động vật, cơ thể hấp thu nhiều acid hơn base. Tăng hàm lượng acid cũng có nghĩa là máu và các mô trong cơ thể trở nên “chua” hơn, và để dung hòa tình trạng này, hệ thống nội tiết phải huy động calcium để đóng vai trò chất base. Vì phần lớn calcium xuất phát từ xương, cho nên khi cơ thể huy động calcium cũng có nghĩa là giảm chất khoáng trong xương, dẫn đến hệ quả giảm sức mạnh của xương, và làm cho xương dễ bị gãy.
Trong một nghiên cứu quan trọng về ảnh hưởng của ăn chay đến bệnh viêm thấp khớp, các nhà nghiên cứu Na Uy chia bệnh nhân thành 2 nhóm: nhóm ăn chay và nhóm ăn mặn. Sau 12 tháng theo dõi, bệnh trạng nhóm ăn chay giảm rõ rệt, trong khi nhóm ăn mặn không có thay đổi đáng kể. Dù cơ chế ảnh hưởng của ăn chay đến bệnh viêm thấp khớp chưa được hiểu rõ, nhưng có thể lí giải rằng vì chế độ ăn chay hạn chế năng lượng, đạm và một số chất khoáng có chức năng ức chế hệ thống miễn dịch, và ức chế hệ thống miễn dịch là một phương án điều trị các bệnh tự miễn, nên ăn chay có thể đem lại lợi ích cho bệnh nhân viêm thấp khớp.
2.2. Các Nghiên Cứu Chứng Minh Người Ăn Chay Có Lợi Hơn Người Ăn Mặn
Như đã trình bày ở trên, tạo hóa sinh ra con người để ăn chay, cho nên chúng ta áp dụng đúng sự ăn uống, thì không khác chúng ta thực hiện câu:
“Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong”
Bởi vì, chúng ta ăn mặn, sẽ dễ dàng đưa đến bệnh tim (xin xem về chất béo đã dẫn ở trước), gần đây các Bác sĩ chuyên gia đã bỏ nhiều thì giờ nghiên cứu, đưa đến kết quả chánh xác là người ăn thịt nhiều, thì có liên hệ mật thiết với chứng bệnh ung thư ruột già, bởi vì trong thịt chứa nhiều chất béo, nhưng lại ít chất xơ (fibre). Tiến sĩ Sharon Fleming thuộc Phân Khoa Dinh Dưỡng của Viện Đại Học California ở Berkeley đã viết rằng: “Ăn chay trường sẽ ngăn ngừa và làm giảm thiểu sự nguy hiểm của bệnh ung thư ruột già và ruột cùn“.
Gần đây, các khoa học gia đã phát hiện nhiều chất hóa học độc hại đã tiềm ẩn trong thịt các loài thú mà khách hàng tiêu thụ không hề hay biết, bằng chứng là bên Anh Quốc có bò khùng và kế đến Bỉ Quốc có gà nhiễm độc, bởi vì những mánh khóe của một số xưởng sản xuất thực phẩm phối hợp với các nhà chăn nuôi, muốn các thú vật này lớn nhanh lại béo mập để bán ra thị trường hốt được nhiều bạc, để rồi khi phát giác thì đưa đến những người dùng thịt này phải bệnh, thì việc đã muộn rồi.
Ngoài ra, họ cũng dùng thuốc để nuôi con vật ngay khi chúng còn trong bụng mẹ, để sau này con vật sẽ lớn và mập nhanh. Trong khi đó, những thịt con vật sau khi sát sinh, thì được ướp bởi chất thuốc Sodium Nitrate và Sodium Nitrite để giữ thịt tươi như mới tiêu sinh hoặc lâu hư thúi, làm cho người tiêu thụ không biết thịt con vật đó đã sát sinh thời gian quá lâu. Bởi vì, những chất hóa học này làm cho chúng ta khó phân biệt được thịt để lâu ngày và thịt mới xẻ ra. Vì vậy, các chất hóa học này sẽ làm tai họa cho những người mua thịt và sẽ đem đến bệnh hoạn bất ngờ không lường được.
Tuy nhiên, nhờ các chất hóa học này, hằng năm kỹ nghệ thịt đã thu vào một số lợi tức khổng lồ, song cũng đã gây ra biết bao sự chết chóc vì bệnh tật mà những khách hàng ngây thơ là kẻ vô tình gánh chịu. Hiện nay chưa có một quy luật nào rõ ràng bắt buộc các nhà chăn nuôi cũng như kỹ nghệ sản xuất thịt phải ghi rõ thành phần các loại thuốc mà họ đã dùng trong lúc chăn nuôi và để giữ gìn được lâu bền.
Năm 1972 Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ đã khám phá ra chất thạch tín (Arsenic) đã được sử dụng trong kỹ nghệ nuôi gà, nên đã khuyến cáo kỹ nghệ này chỉ được dùng tối đa 15% chất độc tố thạch tín mà thôi.
Ngoài những hóa chất độc hại được một số xưởng sản xuất thực phẩm phối hợp với các nhà chăn nuôi các thú vật và các kỹ nghệ sản xuất thịt cho vào thịt bán
cho người tiêu thụ vừa kể trên, còn có người kiểm soát thịt cũng bị các kỹ nghệ thịt mua chuộc hoặc thông đồng ăn chia hay vì số lượng thịt khổng lồ, nên việc kiểm tra thịt không được chu toàn, nên cũng thường đưa đến số lượng thịt bị hư hay nhiễm độc lọt qua sự kiểm soát bất cẩn và đưa đến người tiêu thụ dễ dàng, để rồi số người này sẽ bị bệnh khi ăn số thịt hư nhiễm này.
Trong một bản báo cáo của Cơ Quan Kiểm Dịch Hoa Kỳ năm 1972 xác nhận rằng có rất nhiều xác thú vật đã thông qua sự kiểm soát sau khi những bộ phận bị nhiễm bệnh được cắt bỏ hoặc tẩy rửa sạch. Điển hình gần 100.000 con bò bệnh ung thư mắt và 3.596.302 bệnh bướu gan súc vật đều qua mắt sự kiểm soát…
Đặc biệt hơn nữa, các nhà nghiên cứu về ăn thịt đối với những động vật không ăn thịt như Voi, Trâu, Bò, Ngựa, v.v… thì những động vật này vẫn có đầy đủ chất dinh dưỡng, như là chất Protein và chúng vẫn mạnh khỏe như thường. Giả thử chúng ta đem những động vật trên phân ra làm 2 nhóm, nhóm ăn thịt và nhóm không ăn thịt, rồi nuôi riêng rẽ một thời gian, chúng ta tin rằng nhóm ăn thịt sẽ từ từ bị bệnh hoạn, không thể phát triển và sinh sản bình thường được, bởi vì, chúng nó là loài ăn cỏ, ăn ngũ cốc, ăn rau cải…
Mặt khác, một cuộc nghiên cứu của Tiến sĩ Fred Stare thuộc Viện Đại Học Harward và Tiến sĩ Mavyn Hardinge thuộc Viện Đại Học Loma Linda cũng đem thí nghiệm bằng một cuộc so sánh giữa hai nhóm người ăn mặn và người ăn chay. Cuối cùng kết quả cho thấy nhóm người ăn chay đầy đủ tức là hằng ngày ăn ngũ cốc, rau đậu (nhất là đậu nành, đậu phộng), hoa quả… thì có chất lượng amino acids trong cơ thể họ tăng gấp đôi nhóm người ăn mặn nhu cầu cần thiết.
Ngoài ra, có nhiều cuộc thí nghiệm khác đã minh xác sự ăn chay đúng cách và đầy đủ sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn ăn mặn. Hơn nữa, một cuộc nghiên cứu khác nữa của Tiến sĩ J. Lotekyo V. Kipani thuộc Viện Đại Học Bruxelles Bỉ Quốc cũng đem lại kết quả là người ăn chay đầy đủ và đúng cách, họ có sức khỏe dẻo dai hơn những người ăn mặn gấp đôi hay ba lần.
Trường hợp này, không khác Giáo sư Lrwig Fischer thuộc Viện Đại Học Yale, sau nhiều cuộc thí nghiệm, đã long trọng tuyên bố rằng: “Ăn thịt hay ăn những vật có nhiều chất đạm, sẽ làm cho con người không đủ sức chịu nhọc, không khác nào như người uống rượu“. Do vậy, người ăn mặn không có sức mạnh dẻo dai chịu đựng bằng người ăn chay trường.
(Còn tiếp)
>> Lợi ích của ăn chay (P2)
1. Xét Theo Thể Chất Cấu Tạo Cơ Thể Của Con Người
Cổ nhân nói: “Bệnh tòng khẩu nhập, họa tòng khẩu xuất”
Một cái cây bón đúng cách sẽ tươi tốt và trổ hoa thơm trái ngọt; ngược lại, sẽ cằn cỗi và hoa còi trái đẹt. Con người cũng vậy, ăn uống đúng cách sẽ khỏe mạnh, vui tươi và sáng suốt; ngược lại, có thể lắm bệnh, nóng nẩy, và ngu độn.
Thế nào là ăn uống đúng cách? Hạp tự nhiên? Chẳng hạn, con voi sinh ra để ăn cỏ là hạp tự nhiên; con cọp sinh ra để ăn thịt là hạp tự nhiên.
Chúng ta hãy thử xét xem con người sinh ra để ăn gì?
Ngày nay, các khoa học gia đã bỏ nhiều thì giờ để thí nghiệm về cơ thể loài người, đã đi đến kết luận như sau:
So sánh Bộ phận |
Đặc trưng của động vật ăn rau quả |
Đặc trưng của động vật ăn thịt |
Móng tay | Không vuốt | Có vuốt |
Răng cửa | Bằng phẳng, răng nanh đưa ra không sắc nhọn | Răng nanh đưa ra sắc nhọn |
Răng sau | Răng cấm bằng phẳng có thể nhai nhiều thức ăn | Răng cấm không bằng phẳng có thể nhai nhiều thức ăn |
Khoang miệng | Tuyến nước bọt phát triển hoàn thiện, có thể sơ bộ tiêu hóa trái cây và các loại ngũ cốc | Trong miệng có tuyến nước bọt rất nhỏ |
Nước bọt | Nước bọt mang tính kiềm có nhiều men tiêu hóa có thể sơ bộ tiêu hóa các loại ngũ cốc | Nước bọt mang tính axit, không có men tiêu hóa không thể tiêu hóa các loại ngũ cốc |
Bao tử | Chất chua của bao tử so với động vật ăn thịt ít hơn 20 lần | Bao tử có chất chua rất mạnh. Đối với động vật không ăn thịt nhiều gấp 20 lần |
Ruột | Đường ruột dài gấp 12 lần cơ thể | Đường ruột ngắn chỉ dài gấp 3 lần cơ thể nên có thể nhanh chóng đưa thịt hư thối ra ngoài cơ thể |
Mồ hôi | Lớp da tiết mồ hôi, trên tuyến da có lỗ chân lông làm giảm nhiệt | Trên tuyến da không có lỗ chân lông do lưỡi làm giảm nhiệt độ cơ thể |
2. Xét Theo Sức Khỏe Của Con Người
Ăn chay ích lợi hơn ăn mặn! Tại vì người ăn chay sẽ tránh được bệnh và có sức khỏe không thua người ăn mặn nếu ăn đầy đủ chất bổ.
Theo nghiên cứu của Hiệp hội tiết chế Mỹ (ADA) và Hiệp hội Y tế Anh (BMA) “Ăn chay đáp ứng tất cả nhu cầu về dinh dưỡng cho trẻ nhỏ và người lớn. Ngoài ra ăn chay còn có thể hạn chế được các bệnh béo phì, bệnh mạch vành, huyết áp cao, rối loạn ruột, ung thư, sỏi mật…”.
Theo BS Nguyễn Thị Kim Hưng, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM “Một người chỉ cần tối đa 8-10% lượng đạm cho cơ thể mỗi ngày trong khi đó lượng chất đạm có trong rau quả, ngũ cốc chiếm 10-12%. Riêng đạm có trong gạo lên đến 10-20%. Vì thế mọi người không phải lo thiếu chất khi ăn chay, điều quan trọng là chúng ta phải biết cách phối hợp và chế biến thực phẩm chay thế nào cho đúng”. Đồng thời, bà cũng đã nói với 11 triệu dân thành phố Saigon trong một cuộc hội nghị về dinh dưỡng như sau: “Chúng tôi khuyến khích mọi người sử dụng nhiều đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành”.
2.1. Sự lợi ích của ăn chay
Ở miền Nam California có một bệnh viện khá nổi tiếng thuộc viện đại học University of Loma Linda. Đó là bệnh viện Loma Linda, mang tên thành phố Loma Linda, một tỉnh nhỏ không xa quận Cam của người Việt. Bệnh viện và viện đại học đều thuộc giáo phái Tin Lành Cơ Đốc Giáo (Seventh-Day Adventist). Tín đồ đạo này chủ trương ăn chay, tuy rằng họ cũng ăn chay theo nhiều kiểu khác nhau như trên đã nói. Gần trường đại học là một siêu thị lớn cũng mang tên Loma Linda, bán toàn đồ chay, không bán thịt cá, không bán rượu và thuốc lá. Một điều khá đặc biệt là bệnh nhân cũng như đa số bác sĩ và nhân viên bệnh viện ở đây đều ăn chay. Theo các cuộc nghiên cứu độc lập cho biết tín đồ thuộc giáo phái này ít bị chết vì bệnh tim hơn số đông người Mỹ khác. Các nhà khoa học, sau nhiều chục năm nghiên cứu đã tìm thấy nhiều bằng chứng là ăn chay có những điều lợi như sau:
♦ Ăn chay giúp ta trường thọ:
Bác s ĩ Alexis Carrell, người đã được giải thưởng Nobel về y khoa năm 1912, đã làm thí nghiệm về vấn đề này. Ông tin rằng nếu các tế bào được dinh dưỡng và đầy đủ đúng cách trong một môi trường hoàn toàn tinh khiết với các chất độc cặn bã được thanh lọc được mau lẹ thì chúng ta sẽ sống rất lâu nếu không nói là sống hoài.
Gà chỉ sống khoản 10 năm, nhưng ông đã nuôi một miếng tim gà cho đến lúc ông qua đời năm 1944, đã 40 năm mà miếng tim gà đó vẫn còn sống. Tiếc thay ông chết đi đã không ai nối tiếp công cuộc thí nghiệm này để xem miếng tim gà đó có còn sống hoài không.
Cũng lấy bản thân mình ra mà nói, tôi là một thi sĩ rất đa sầu đa cảm, nghe một bản nhạc hay cũng khóc, đừng nói chi đến coi phim hoặc coi tuồng hay đọc truyện là cứ phải lau nước mắt hoài. Tôi cũng là loại triết lý lẩm cẩm, đa tư đa lự tâm hồn, rất dằng vặt phiền muộn. Đáng lẽ tôi phải già trước tuổi; trái lại vì ăn chay trường mà tôi trẻ hơn mình cả chục năm. Xin các đọc giả hiểu cho là tôi không muốn nói về mình, chỉ dùng mình làm một thí dụ khách quan thôi.
♦ Người ăn chay dai sức hơn người ăn mặn:
Lý do là vì các tế bào càng vận động nhiều thì càng tiết ra nhiều các chất cặn bã cần đào thải đi. Nếu các chất độc này bị ứ động nhiều thì càng tiết ra nhiều các chất cằn bã cần đào thải đi. Nếu các chất độc này bị ứ đọng lại, nhẹ thì ta cảm thấy mệt mỏi, nặng thì đau nhức, nặng hơn nữa thì các bắp thịt cứng lại (vọp bẻ). Bởi vậy mà trước khi biểu diễn hoặc tranh tài, nhất là trong các cuộc thế vận hội, những người tham dự ăn uống tẩm bổ đặt biệt và kỹ lưỡng. Thay vì ăn nhiều thịt hơn, họ phải ăn ít thịt đi và bỏ hẳn thịt trong những tuần cuối.
Theo Tạp chí Liên Hoa số 12, tháng 12 năm Mậu Tuất đã đăng, “Nhà vô địch Karl Mann chạy bộ từ Berlin tới Dresden đường dài ngót 200 cây số, chỉ mất 22 giờ đồng hồ, là người ăn chay trường. Năm 1957, tại vận động trường Melbourne (Australia) một lực sĩ cũng ăn chay trường được lãnh 2 huy chương vàng trong cuộc tranh tài quốc tế này.”
Ngoài ra còn có “István Sipos là người Hùng nắm kỷ lục thế giới về môn cực-maratông & chạy đua đường dài. Murray Roselà tay bơi lội Úc, bốn lần đoạt huy chương vàng Thế Vận Hội. Bill Walton là ngôi sao bóng rổ Hoa Kỳ rất nổi tiếng, anh nổi tiếng vì các đòn tấn công vào khung thành và nhứng cú ném rất khó thực hiện. Kinh nghiệm cá nhân của anh là áp dụng chế độ ăn chay, anh đã không ngừng thuyết phục người khác về chế độ ăn này.”
Do những sự dẫn trình ở trên, chúng ta đi đến kết luận là loài người do tạo hóa sinh ra để ăn chay, ăn chay sẽ tránh được bệnh hoạn và sẽ có sức mạnh dẻo dai hơn người ăn mặn.
♦ Bớt bị bệnh tim mạch:
Những người ăn chay, nhất là ăn chay thuần tuý, có hàm lượng cholesterol rất thấp. Điều này cũng dễ hiểu, vì thực phẩm chế tạo từ nguồn thực vật không những không có cholesterol, mà cũng có rất ít chất béo bão hòa (saturated fat), là nguyên do chính làm tăng cholesterol "xấu" ở trong máu. Vì vậy nếu muốn giảm bớt rủi ro bị bệnh tim mạch như tai biến mạch máu não, bị stroke, thì ăn chay rất có lợi. Tuy vậy cũng cần nhớ là có một số thực vật như dầu dừa, nước cốt dừa hay dầu palm chẳng hạn, có rất nhiều chất béo bão hòa (không tốt). Ngoài ra ăn chay loại ăn trứng uống sữa mà lạm dụng ăn nhiều trứng, uống nhiều sữa, thì vừa mập lại vừa dễ cao cholesterol.
♦ Bớt bị bệnh cao áp huyết:
Nhiều cuộc nghiên cứu khoa học và thống kê cho thấy người ăn chay thường có huyết áp bình thường, đôi khi thấp hơn bình thường. Nguyên do tại sao ăn chay lại phòng ngừa được chứng cao áp huyết t hì chưa biết được chính xác. Tuy nhiên, cũng có thể do lối sống hàng ngày của người ăn chay, có những người ăn chay, (không phải tất cả) có cuộc sống rất đơn giản thoải mái, chỉ riêng điều này cũng giúp cho huyết áp bình thường rồi.
♦ Bớt bị bệnh đường ruột:
Người ăn chay ít bị táo bón. Điều này cũng dễ hiểu vì thực phẩm gốc thực vật có nhiều chất xơ (fiber), lại có số lượng nhiều và mềm hơn, lưu thông qua đường ruột mau hơn. Thêm vào đó, những người ăn chay ít bị bệnh màng ruột mọc chồi (diverticulosis), tức là có những túi, bọng nhỏ lồi ra từ màng ruột, nhiều khi sinh viêm, đau bụng như đau ruột dư.
♦ Bớt béo phì:
Người ăn chay ít bị mập, một phần vì thực phẩm rau đậu nhiều chất xơ hơn, dung lượng lớn hơn, nên ăn nhiều nhưng không thu nhập nhiều năng lượng calori vào cơ thể. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều đường và tinh bột, sẽ sinh nhiều năng lượng (calori) mà cơ thể không hoạt động đủ để tiêu xài năng lượng thì sẽ sinh mập và từ đó sinh ra các vấn đề sức khỏe khác. Việc béo phì và tăng mỡ máu ở những người ăn chay trường là do chế độ ăn chay thiếu cân đối, không đúng phương pháp; quá thừa chất đường và tinh bột dẫn đến việc tạo nên quá nhiều mỡ thực vật trglyceride. Trong khi đó, cholesterol lại có xu hướng thấp hơn và làm giảm nhiều cholesterol có lợi, còn cholesterol xấu lại tăng lên.
Cũng nên nói thêm, không phải cứ ăn chay mà có cơ thể thon gọn. Nhiều người ăn chay nhưng lại thiếu vận động cơ thể và đã kiêng thịt cá mà lại đi ăn những thức ăn chiên xào nhiều dầu chẳng hạn và ăn tráng miệng sau bữa ăn bằng bánh ngọt với càrem thì còn nhiều calori hơn thịt nữa.
♦ Bớt bị bệnh ung thư vú, ung thư kết tràng và ung thư nhiếp hộ tuyến:
Bài tường trình của Học Viện Khoa Học Quốc Gia Hoa Kỳ năm 1983, các chuyên gia y tế đã ân cầ n khuyên bảo dân chúng rằng: “Chúng ta có thể ngăn ngừa các chứng ung thư thông thường bằng cách tiết chế ăn thịt và nên ăn nhiều rau cải, hoa quả và ngũ cốc”. Riêng ông Rollo Russell cũng phát biểu: “Tôi đã tìm thấy trong 25 quốc gia tiêu thụ thịt nhiều nhất trên thế giới, đã có tỷ số dân chúng mắc bệnh ung thư cao nhất và chỉ có một quốc gia ở hàng tỷ số thấp. Ngược lại, trong 35 quốc gia không dùng thịt hay ít dùng thịt, không có quốc gia có tỷ số cao dân chúng mắc bệnh ung thư cả”.
♦ Bớt bị bệnh tiểu đường:
Theo Học Viện Quốc Gia Bệnh Tiểu Đường Tiêu Hóa và Thận (the National Institute of Diabet es and Digestive and Kidney Diseases), một chương trình luyện tập thể dục đều đặn kết hợp với một chế độ ăn chay có thể giảm 58% nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại II và tỏ ra hiệu quả hơn việc uống thuốc.
♦ Bớt bị bệnh xốp xương, viên khớp:
Thời gian gần đây, qua báo chí phương Tây, một số người bày tỏ quan tâm đến sức khỏe của người ăn chay, vì họ cho rằng ăn cha y có thể bất lợi cho sức khỏe của xương. Tuy nhiên, bằng chứng khoa học cho thấy ăn chay không có ảnh hưởng tiêu cực đến xương; ngược lại, ăn nhiều chất đạm động vật có thể là yếu tố nguy cơ của loãng xương và gãy xương.
Sức khỏe của xương có lẽ phản ảnh chính xác nhất qua mật độ chất khoáng trong xương (viết tắt là MĐX) và tần số gãy xương trong một quần thể. Nhiều nghiên cứu lâm sàng và dịch tễ học trên thế giới cho thấy MĐX ở người ăn chay tương đương với MĐX ở người ăn mặn. Một nghiên cứu do các bác sĩ thuộc trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh năm ngoái cũng cho thấy không có sự khác biệt nào về MĐX giữa người ăn chay và ăn mặn.
Gãy cổ xương đùi là một hệ quả nguy hiểm nhất của loãng xương, vì bệnh nhân gặp nhiều biến chứng, thậm chí sau khi bị gãy xương. Khoảng 15-20% bệnh nhân, nhất là bệnh nhân nam, tử vong sau 12 tháng gãy cổ xương đùi. Nguy cơ gãy cổ xương đùi ở người ăn chay hoặc thấp hơn so với người ăn mặn. Thật vậy, một phân tích trên 34 nước trên thế giới cho thấy những nước có lượng tiêu thụ đạm động vật nhiều cũng là những nước có tỉ lệ gãy cổ xương đùi (hệ quả nguy hiểm nhất của loãng xương) so với những nước có lượng tiêu thụ đạm thấp.
Đứng trên phương diện sinh học, ảnh hưởng tiêu cực của đạm động vật đến xương là điều có thể hiểu được. Sức khỏe của xương tùy thuộc vào sự cân bằng giữa acid và base. Tất cả các thức ăn phải được chuyển hóa qua thận dưới dạng acid hoặc base. Khi ăn nhiều chất đạm động vật, cơ thể hấp thu nhiều acid hơn base. Tăng hàm lượng acid cũng có nghĩa là máu và các mô trong cơ thể trở nên “chua” hơn, và để dung hòa tình trạng này, hệ thống nội tiết phải huy động calcium để đóng vai trò chất base. Vì phần lớn calcium xuất phát từ xương, cho nên khi cơ thể huy động calcium cũng có nghĩa là giảm chất khoáng trong xương, dẫn đến hệ quả giảm sức mạnh của xương, và làm cho xương dễ bị gãy.
Trong một nghiên cứu quan trọng về ảnh hưởng của ăn chay đến bệnh viêm thấp khớp, các nhà nghiên cứu Na Uy chia bệnh nhân thành 2 nhóm: nhóm ăn chay và nhóm ăn mặn. Sau 12 tháng theo dõi, bệnh trạng nhóm ăn chay giảm rõ rệt, trong khi nhóm ăn mặn không có thay đổi đáng kể. Dù cơ chế ảnh hưởng của ăn chay đến bệnh viêm thấp khớp chưa được hiểu rõ, nhưng có thể lí giải rằng vì chế độ ăn chay hạn chế năng lượng, đạm và một số chất khoáng có chức năng ức chế hệ thống miễn dịch, và ức chế hệ thống miễn dịch là một phương án điều trị các bệnh tự miễn, nên ăn chay có thể đem lại lợi ích cho bệnh nhân viêm thấp khớp.
2.2. Các Nghiên Cứu Chứng Minh Người Ăn Chay Có Lợi Hơn Người Ăn Mặn
Như đã trình bày ở trên, tạo hóa sinh ra con người để ăn chay, cho nên chúng ta áp dụng đúng sự ăn uống, thì không khác chúng ta thực hiện câu:
“Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong”
Bởi vì, chúng ta ăn mặn, sẽ dễ dàng đưa đến bệnh tim (xin xem về chất béo đã dẫn ở trước), gần đây các Bác sĩ chuyên gia đã bỏ nhiều thì giờ nghiên cứu, đưa đến kết quả chánh xác là người ăn thịt nhiều, thì có liên hệ mật thiết với chứng bệnh ung thư ruột già, bởi vì trong thịt chứa nhiều chất béo, nhưng lại ít chất xơ (fibre). Tiến sĩ Sharon Fleming thuộc Phân Khoa Dinh Dưỡng của Viện Đại Học California ở Berkeley đã viết rằng: “Ăn chay trường sẽ ngăn ngừa và làm giảm thiểu sự nguy hiểm của bệnh ung thư ruột già và ruột cùn“.
Gần đây, các khoa học gia đã phát hiện nhiều chất hóa học độc hại đã tiềm ẩn trong thịt các loài thú mà khách hàng tiêu thụ không hề hay biết, bằng chứng là bên Anh Quốc có bò khùng và kế đến Bỉ Quốc có gà nhiễm độc, bởi vì những mánh khóe của một số xưởng sản xuất thực phẩm phối hợp với các nhà chăn nuôi, muốn các thú vật này lớn nhanh lại béo mập để bán ra thị trường hốt được nhiều bạc, để rồi khi phát giác thì đưa đến những người dùng thịt này phải bệnh, thì việc đã muộn rồi.
Ngoài ra, họ cũng dùng thuốc để nuôi con vật ngay khi chúng còn trong bụng mẹ, để sau này con vật sẽ lớn và mập nhanh. Trong khi đó, những thịt con vật sau khi sát sinh, thì được ướp bởi chất thuốc Sodium Nitrate và Sodium Nitrite để giữ thịt tươi như mới tiêu sinh hoặc lâu hư thúi, làm cho người tiêu thụ không biết thịt con vật đó đã sát sinh thời gian quá lâu. Bởi vì, những chất hóa học này làm cho chúng ta khó phân biệt được thịt để lâu ngày và thịt mới xẻ ra. Vì vậy, các chất hóa học này sẽ làm tai họa cho những người mua thịt và sẽ đem đến bệnh hoạn bất ngờ không lường được.
Tuy nhiên, nhờ các chất hóa học này, hằng năm kỹ nghệ thịt đã thu vào một số lợi tức khổng lồ, song cũng đã gây ra biết bao sự chết chóc vì bệnh tật mà những khách hàng ngây thơ là kẻ vô tình gánh chịu. Hiện nay chưa có một quy luật nào rõ ràng bắt buộc các nhà chăn nuôi cũng như kỹ nghệ sản xuất thịt phải ghi rõ thành phần các loại thuốc mà họ đã dùng trong lúc chăn nuôi và để giữ gìn được lâu bền.
Năm 1972 Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ đã khám phá ra chất thạch tín (Arsenic) đã được sử dụng trong kỹ nghệ nuôi gà, nên đã khuyến cáo kỹ nghệ này chỉ được dùng tối đa 15% chất độc tố thạch tín mà thôi.
Ngoài những hóa chất độc hại được một số xưởng sản xuất thực phẩm phối hợp với các nhà chăn nuôi các thú vật và các kỹ nghệ sản xuất thịt cho vào thịt bán
cho người tiêu thụ vừa kể trên, còn có người kiểm soát thịt cũng bị các kỹ nghệ thịt mua chuộc hoặc thông đồng ăn chia hay vì số lượng thịt khổng lồ, nên việc kiểm tra thịt không được chu toàn, nên cũng thường đưa đến số lượng thịt bị hư hay nhiễm độc lọt qua sự kiểm soát bất cẩn và đưa đến người tiêu thụ dễ dàng, để rồi số người này sẽ bị bệnh khi ăn số thịt hư nhiễm này.
Trong một bản báo cáo của Cơ Quan Kiểm Dịch Hoa Kỳ năm 1972 xác nhận rằng có rất nhiều xác thú vật đã thông qua sự kiểm soát sau khi những bộ phận bị nhiễm bệnh được cắt bỏ hoặc tẩy rửa sạch. Điển hình gần 100.000 con bò bệnh ung thư mắt và 3.596.302 bệnh bướu gan súc vật đều qua mắt sự kiểm soát…
Đặc biệt hơn nữa, các nhà nghiên cứu về ăn thịt đối với những động vật không ăn thịt như Voi, Trâu, Bò, Ngựa, v.v… thì những động vật này vẫn có đầy đủ chất dinh dưỡng, như là chất Protein và chúng vẫn mạnh khỏe như thường. Giả thử chúng ta đem những động vật trên phân ra làm 2 nhóm, nhóm ăn thịt và nhóm không ăn thịt, rồi nuôi riêng rẽ một thời gian, chúng ta tin rằng nhóm ăn thịt sẽ từ từ bị bệnh hoạn, không thể phát triển và sinh sản bình thường được, bởi vì, chúng nó là loài ăn cỏ, ăn ngũ cốc, ăn rau cải…
Mặt khác, một cuộc nghiên cứu của Tiến sĩ Fred Stare thuộc Viện Đại Học Harward và Tiến sĩ Mavyn Hardinge thuộc Viện Đại Học Loma Linda cũng đem thí nghiệm bằng một cuộc so sánh giữa hai nhóm người ăn mặn và người ăn chay. Cuối cùng kết quả cho thấy nhóm người ăn chay đầy đủ tức là hằng ngày ăn ngũ cốc, rau đậu (nhất là đậu nành, đậu phộng), hoa quả… thì có chất lượng amino acids trong cơ thể họ tăng gấp đôi nhóm người ăn mặn nhu cầu cần thiết.
Ngoài ra, có nhiều cuộc thí nghiệm khác đã minh xác sự ăn chay đúng cách và đầy đủ sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn ăn mặn. Hơn nữa, một cuộc nghiên cứu khác nữa của Tiến sĩ J. Lotekyo V. Kipani thuộc Viện Đại Học Bruxelles Bỉ Quốc cũng đem lại kết quả là người ăn chay đầy đủ và đúng cách, họ có sức khỏe dẻo dai hơn những người ăn mặn gấp đôi hay ba lần.
Trường hợp này, không khác Giáo sư Lrwig Fischer thuộc Viện Đại Học Yale, sau nhiều cuộc thí nghiệm, đã long trọng tuyên bố rằng: “Ăn thịt hay ăn những vật có nhiều chất đạm, sẽ làm cho con người không đủ sức chịu nhọc, không khác nào như người uống rượu“. Do vậy, người ăn mặn không có sức mạnh dẻo dai chịu đựng bằng người ăn chay trường.
(Còn tiếp)
Các Tin Khác