Lợi ích của ăn chay (P2)
Ngày đăng: 09:21:06 16-09-2015 . Xem: 10079
>> Lợi ích của ăn chay (P1)
3. Ăn Chay Sẽ Có Hữu Ích Đối Với Xung Quanh Con Người
3.1. Tránh Ô Nhiễm Môi Trường
Theo Cơ quan Nghiên cứu Nông Học Hoa Kỳ đã cho biết những cặn bã do các lò sát sinh thải ra làm dơ bẩn sông rạch, đưa đến các nguồn nước thiên nhiên tinh khiết càng ngày cạn dần. Bằng chứng là năm 1973, tờ báo New York Post đã đăng một tin đáng cho chúng ta chú ý như sau: Một lò sát sinh lớn tại Hoa Kỳ, chuyên cung cấp thịt gà, đã sử dụng tới 100 triệu gallon nước mỗi ngày tương đương lượng nước cung cấp cho một thành phố có 25.000 dân cư. Ngoài ra, trong quyển Population, Resources and Environment (Dân số, Tài nguyên và Môi sinh), tác giả Paul và Anne Ehrlich đã so sánh: Nếu chúng ta muốn thu hoạch 1 cân lúa mì, chỉ cần 60 cân nước, nhưng nếu chúng ta muốn sản xuất 1 cân thịt, phải tiêu thụ từ 2.500 đến 6.000 cân nước. Do vậy, nếu chúng ta ăn chay sẽ tránh được lượng nước ô nhiễm môi trường.
Năm 2006, tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc (FAO) đã ước tính rằng chăn nuôi gia súc để lấy thịt và bơ sữa chịu trách nhiệm cho 18 % khí thải nhà kính trong khi khí thải của các phương tiện giao thông chỉ là 14%.
Năm 2007, một nhà nghiên cứu người Nhật đã tính rằng để có 1 kg thịt bò người ta đã cho thoát ra không trung 36,4 kg khí tức là tương đương với việc lái xe liên tục trong 3 tiếng đồng hồ đồng thời quên tắt đèn trong nhà hay cũng tương đương với việc thắp một bóng đèn 100 watt trong 20 ngày.
Khoảng 70% rừng vùng Amazon đã bị phá để dùng cho chăn nuôi.
Những chất khí như mêtan, ammôniác… bay ra từ các chất thải và phân súc vật gây ô nhiễm trầm trọng chung quanh các trại chăn nuôi lớn. Các chất thải từ trại chăn nuôi gây ô nhiễm lớn cho nguồn nước ngầm. Các loại vi sinh vật và ký sinh trùng thải ra từ phân, rác chăn nuôi cũng là một hiểm họa lớn cho sức khỏe con người.
Khoảng 64% lượng ammôniác do con người tạo nên là từ chăn nuôi. Phân súc vật khi phân hủy trong môi trường yếm khí cũng phát ra khí mê tan (18 triệu tấn mỗi năm) và một lượng lớn oxit nitrơ (khoảng 3,6 triệu tấn/năm). Nếu mêtan mạnh gấp 21 lần CO2 trong việc gây ra biến đổi khí hậu thì oxit nitrơ còn mạnh gấp 296 lần.
Bởi vậy, một báo cáo của Liên Hiệp Quốc khẳng định: "Bò chứ không phải xe hơi, là đe dọa hàng đầu cho môi trường".
Tiến sĩ Rajendra Pachauri, chủ tịch Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu IPCC đã đưa ra con số: một người ăn chay trong 70 năm đã giảm được 100 tấn khí CO2 thải ra môi trường.
3.2. Tránh Được Chiến Tranh Và Cũng Là Giải Pháp Cho Nạn Đói Trên Thế Giới
Quả thật vậy, nếu mọi người trên quả đất này ăn chay, thì con người sẽ giảm bớt sự tham, sân, si. Bởi vì, chúng ta sẽ không giết những loài vật như: Gà, Vịt, Heo, Bò… để cung phụng cho chúng ta bữa cơm hằng ngày và từ đó thế giới này sẽ không còn những lò sát sinh cũng như những tiếng rên la vì chết oan của chúng, do nhu cầu ăn mặn, cho nên thế giới này mới có cảnh nước lớn đến lấn chiếm nước nhỏ, từ đó gây nên chiến tranh. Một nhà Bác học đã nói: Muốn thế giới hòa bình,
bắt đầu trong bữa ăn của con người phải không có một chút máu hay một miếng thịt, cá… Đây là lời nói rất đạo đức, không khác với câu của cổ nhân là: “Nhất thế chúng sinh vô sát nghiệp, hà sầu thế giới động binh đao”; xin tạm dịch: Nếu tất cả mọi người không sát hại lẫn nhau, thì sợ gì thế giới có chiến tranh.
Trong gia đình hay ngoài xã hội cũng thế, nếu chúng ta ăn mặn, thì đôi khi vì miếng ăn mà tranh giành, để rồi đưa đến kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu, giết hại lẫn nhau, làm cho anh em tương tàn, nồi da xáo thịt. Nên chúng ta ăn chay, thì sẽ tránh được sự xung đột xã hội là thế đó.
Theo tài liệu của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, Khoảng ½ lượng nước sạch, 80% đất làm ruộng tại Hoa Kỳ, 90% sản lượng đậu nành, và hơn một nửa số thóc gạo của thế giới được dùng để nuôi thú vật lấy thịt. Để có được 1kg thịt bò người ta cần 10 kg ngũ cốc làm thức ăn cho chăn nuôi, 1 kg thịt heo cần từ 4 đến 5,5 kg ngũ cốc, 1 kg thịt gia cầm cần 2,1 đến 3 kg ngũ cốc, lượng nước cần dùng lên đến 15500 lít. Nếu để sản xuất 1kg bắp người ta chỉ cần 900 lít nước.
Theo Tiến sĩ Aaron Altshul, viết trong tác phẩm Protein: Their Chemistry and Politics (Protein: Hóa học và Chánh trị) đã viết: “Nếu chúng ta sử dụng một diện tích đất một mẫu Anh (4.046m2) để trồng hoa màu cung cấp lương thực cho người ăn chay, chúng ta sẽ được một sản lượng gấp 20 lần hơn là chúng ta sử dụng đất ấy để chăn nuôi sản xuất thịt”.
Hiện nay ở Hoa Kỳ, phân nửa diện tích đất trồng trọt được dùng để sản xuất thực phẩm gia súc. Trong khi đó 1 tỷ người đang bị đói và thiếu dinh dưỡng, 24.000 trẻ em qua đời mỗi ngày bên cạnh những cánh đồng lúa dùng để nuôi súc vật. Nếu trên quả đất này, chúng ta đều trồng hoa màu, nông phẩm cho mọi người, thì chúng ta sẽ đầy đủ lương thực cung ứng cho 20 tỷ dân một cách dễ dàng. Từ đó sẽ không còn xảy ra nạn đói hay những cuộc chiến tranh xảy ra việc tranh giành sự sống nữa.
4. Theo Quan Điểm Từ Bi
Mạnh Tử viết: “Nhìn thấy nó sống không nhẫn thấy nó chết, nghe tiếng nó không nỡ ăn thịt nó”, cho nên người quân tử lánh xa nhà bếp.
Ăn chay đối với nhân loại chúng ta mà nói, bất luận là duy trì thân thể ta khỏe mạnh hay là để tránh khỏi nghiệp báo của nhân quả đều có sự lợi ích rất lớn. Có thể nói rằng ăn chay tăng trưởng lòng từ bi, lời nói này giải thích thế nào đây. Đại Trí Độ Luân có nói “Từ bi là căn bản nguyên lý của Đạo Phật”. Từ bi là thể tánh của Niết Bàn, ai đạt đến lòng từ bi không cùng tận, người đó đã đạt đến giác ngộ giải thoát, ngồi vào địa vị Phật. Nói một cách rõ ràng hơn, người có lòng từ bi có thể mau thành Phật. Ý nghĩa của từ bi là “Dữ lạc nhật từ, bạt khổ nhật bi” Từ bi đến cực điểm, đại từ đại bi tức đồng Như Lai.
"Vì lòng từ bi, vì sự tinh khiết, các Bồ tát không được ăn thịt vì nó được sinh ra từ máu mủ..v..v.. Vì nỗi lo ngại những nguyên nhân cấu thành sự kinh hoàng của chúng sinh, vị Bồ Tát, người đã tự rèn luyện để có được từ tâm không được ăn thịt".
"Thật là điều không đúng sự thật khi cho rằng thịt là thực phẩm thích đáng và dùng được khi con vật không bị giết bởi chính người ăn, khi người ăn không ra lệnh cho người khác giết, và khi người khác không đặc biệt giết để cho mình ăn ".
"Trong tương lai có thể có những người bị sự cám dỗ bởi mùi vị của thịt, sẽ kết hợp lại với nhau để tạo ra nhiều cách ngụy biện cho việc ăn thịt. Nhưng dù thịt được ăn dưới bất cứ hình thức nào, bất cứ kiểu cách nào, bất cứ ở đâu, đều bị tuyệt đối cấm chỉ đối với bất cứ ai.
Kinh Lăng Nghiêm nói, "Người tu hành chánh định, cốt để giải thoát khỏi khổ đau của cuộc đời. Nhưng trong khi tìm kiếm sự giải thoát nỗi khổ đau của chính mình, tại sao chúng ta lại làm khổ đau cho kẻ khác. Trừ khi chúng ta kiểm soát được tâm, biết ghê tởm ngay cả đến ý tưởng về sự hung ác, tàn bạo, và giết chóc; chúng ta sẽ chẳng bao giờ có thể giải thoát khỏi cảnh trần lao khổ ải"...
"Sau khi ta diệt độ, có nhiều loại quỷ thần sôi nổi trên khắp thế gian lừa gạt chúng sinh, và dạy rằng ăn thịt cũng có thể đạt đạo giác ngộ. Có thể nào một vị Sư hy vọng trở nên vị Bồ Tát cứu độ chúng sinh lại có thể sinh sống bằng thịt của chúng sinh"?
Kinh "Đại Bát Niết Bàn" phiên bản tiếng Sanckrit nói rằng: "Ăn thịt làm tiêu tan hạt giống từ bi".
Ngài nói: “Này Ca Diếp! Bắt đầu từ ngày nay trở đi, Như Lai không cho phép hàng Thanh Văn đệ tử ăn thịt, nếu đàn việt đem đến dâng thí, phải xem thịt ấy như thịt con mình…”
Ngài cũng cho biết lý do tại sao ngày trước Ngài cho phép hàng Tỳ Kheo ăn ba thứ tịnh nhục. Ngài nói: “Này Ca Diếp! Ba thứ tịnh nhục ấy chỉ là theo việc mà tạm chế thôi”… Cũng là nhân nơi sự mà lần lượt chế…Này Ca Diếp! bao nhiêu giới cấm của Như Lai chế ra đều có dị ý. Vì dị ý nên cho ăn ba thứ tịnh nhục. Vì dị ý nên cấm ăn mười thứ thịt. Vì dị ý nên cấm tất cả thứ thịt đều không được ăn, dầu là thịt của con vật tự chết. Này Ca Diếp! Từ nay Như Lai cấm các đệ tử không được ăn tất cả thứ thịt.” [Phẩm Tứ Tướng thứ 7 Kinh Đại Bát Niết Bàn].
Không hết, trước khi Ngài diệt độ, trong những giây phút cuối cùng, Ngài căn dặn các đệ tử: “Phải thương xót chúng sinh, chớ giết hại dầu là côn trùng nhỏ nhít. Thân nghiệp thanh tịnh thường sinh cõi tốt đẹp. Khẩu nghiệp thanh tịnh xa lìa những lỗi ác. Chớ ăn thịt, chớ uống rượu. Phải suy nghĩ kỹ nghiệp nhân thiện ác cảm báo tốt xấu. Nhân quả ba đời tuần hoàn chẳng mất, như bóng theo hình. Đời này luống qua về sau ăn năn không kịp. Giờ Niết Bàn đã đến, ta tóm tắt dạy bảo như vậy.” [Phẩm Di Giáo thứ 26 Kinh Đại Bát Niết Bàn]
5. Theo Quan Điểm Nhân Quả
Đối với người Phật tử trong Đạo Phật, cần phải biết giữ “Tam Quy và Ngũ Giới“. Tam Quy là ba phép gìn giữ về: Quy y Phật, Quy y Pháp và Quy y Tăng. Còn Ngũ Giới là năm điều cấm không được “Sát sinh, Đạo tặc, Tà dâm, Nói dối và Uống rượu”. Cho nên, nếu chúng ta ăn chay thì chúng ta đã thực hiện được điều thứ nhất trong ngũ giới cấm trong Đạo Phật rồi, từ đó chúng ta tránh được giết hại những sinh vật để cung ứng thức ăn hằng ngày cho chúng ta.
Ngoài ra, sự thù oán lớn nhất của thế giới không gì hơn là “sát sinh”. Cho nên nói: “Giết người đền mạng, thiếu nợ trả tiền.” Nếu quý vị giết cha, anh của người ta thì người ta sẽ giết cha, anh của quý vị. Cứ như vậy mà tàn sát lẫn nhau, không bao giờ chấm dứt. Bởi nhân sát sinh quá nhiều, cho nên quả báo đến rất mau, gọi là: “hiện thế hiện báo” tức quả báo hiện tiền.
Tại sao người thời nay hay phát sinh nhiều chứng bệnh lạ kỳ như vậy? Nói tóm lại một câu, đó là từ sát sinh mà ra. Quý vị giết mạng chúng sinh, thì chúng sinh sẽ tìm đến quý vị để đòi mạng. Đối với những thứ bệnh tật kỳ quái đó, bác sĩ cũng đành bó tay thôi. Thế thì quý vị nên làm sao đây? Tức là quý vị phải nên thành tâm sám hối, sửa đổi lỗi lầm để làm lại con người mới và làm nhiều việc công đức có lợi ích cho chúng sinh, như thế mới có thể tiêu trừ được các tội nghiệp từ xưa nay. Nếu quý vị không làm như thế, e rằng quý vị sẽ không dễ gì lành bệnh được. Đây là chân lý chứ không phải là mê tín đâu.
3. Ăn Chay Sẽ Có Hữu Ích Đối Với Xung Quanh Con Người
3.1. Tránh Ô Nhiễm Môi Trường
Theo Cơ quan Nghiên cứu Nông Học Hoa Kỳ đã cho biết những cặn bã do các lò sát sinh thải ra làm dơ bẩn sông rạch, đưa đến các nguồn nước thiên nhiên tinh khiết càng ngày cạn dần. Bằng chứng là năm 1973, tờ báo New York Post đã đăng một tin đáng cho chúng ta chú ý như sau: Một lò sát sinh lớn tại Hoa Kỳ, chuyên cung cấp thịt gà, đã sử dụng tới 100 triệu gallon nước mỗi ngày tương đương lượng nước cung cấp cho một thành phố có 25.000 dân cư. Ngoài ra, trong quyển Population, Resources and Environment (Dân số, Tài nguyên và Môi sinh), tác giả Paul và Anne Ehrlich đã so sánh: Nếu chúng ta muốn thu hoạch 1 cân lúa mì, chỉ cần 60 cân nước, nhưng nếu chúng ta muốn sản xuất 1 cân thịt, phải tiêu thụ từ 2.500 đến 6.000 cân nước. Do vậy, nếu chúng ta ăn chay sẽ tránh được lượng nước ô nhiễm môi trường.
Năm 2006, tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc (FAO) đã ước tính rằng chăn nuôi gia súc để lấy thịt và bơ sữa chịu trách nhiệm cho 18 % khí thải nhà kính trong khi khí thải của các phương tiện giao thông chỉ là 14%.
Năm 2007, một nhà nghiên cứu người Nhật đã tính rằng để có 1 kg thịt bò người ta đã cho thoát ra không trung 36,4 kg khí tức là tương đương với việc lái xe liên tục trong 3 tiếng đồng hồ đồng thời quên tắt đèn trong nhà hay cũng tương đương với việc thắp một bóng đèn 100 watt trong 20 ngày.
Khoảng 70% rừng vùng Amazon đã bị phá để dùng cho chăn nuôi.
Những chất khí như mêtan, ammôniác… bay ra từ các chất thải và phân súc vật gây ô nhiễm trầm trọng chung quanh các trại chăn nuôi lớn. Các chất thải từ trại chăn nuôi gây ô nhiễm lớn cho nguồn nước ngầm. Các loại vi sinh vật và ký sinh trùng thải ra từ phân, rác chăn nuôi cũng là một hiểm họa lớn cho sức khỏe con người.
Khoảng 64% lượng ammôniác do con người tạo nên là từ chăn nuôi. Phân súc vật khi phân hủy trong môi trường yếm khí cũng phát ra khí mê tan (18 triệu tấn mỗi năm) và một lượng lớn oxit nitrơ (khoảng 3,6 triệu tấn/năm). Nếu mêtan mạnh gấp 21 lần CO2 trong việc gây ra biến đổi khí hậu thì oxit nitrơ còn mạnh gấp 296 lần.
Bởi vậy, một báo cáo của Liên Hiệp Quốc khẳng định: "Bò chứ không phải xe hơi, là đe dọa hàng đầu cho môi trường".
Tiến sĩ Rajendra Pachauri, chủ tịch Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu IPCC đã đưa ra con số: một người ăn chay trong 70 năm đã giảm được 100 tấn khí CO2 thải ra môi trường.
3.2. Tránh Được Chiến Tranh Và Cũng Là Giải Pháp Cho Nạn Đói Trên Thế Giới
Quả thật vậy, nếu mọi người trên quả đất này ăn chay, thì con người sẽ giảm bớt sự tham, sân, si. Bởi vì, chúng ta sẽ không giết những loài vật như: Gà, Vịt, Heo, Bò… để cung phụng cho chúng ta bữa cơm hằng ngày và từ đó thế giới này sẽ không còn những lò sát sinh cũng như những tiếng rên la vì chết oan của chúng, do nhu cầu ăn mặn, cho nên thế giới này mới có cảnh nước lớn đến lấn chiếm nước nhỏ, từ đó gây nên chiến tranh. Một nhà Bác học đã nói: Muốn thế giới hòa bình,
bắt đầu trong bữa ăn của con người phải không có một chút máu hay một miếng thịt, cá… Đây là lời nói rất đạo đức, không khác với câu của cổ nhân là: “Nhất thế chúng sinh vô sát nghiệp, hà sầu thế giới động binh đao”; xin tạm dịch: Nếu tất cả mọi người không sát hại lẫn nhau, thì sợ gì thế giới có chiến tranh.
Trong gia đình hay ngoài xã hội cũng thế, nếu chúng ta ăn mặn, thì đôi khi vì miếng ăn mà tranh giành, để rồi đưa đến kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu, giết hại lẫn nhau, làm cho anh em tương tàn, nồi da xáo thịt. Nên chúng ta ăn chay, thì sẽ tránh được sự xung đột xã hội là thế đó.
Theo tài liệu của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, Khoảng ½ lượng nước sạch, 80% đất làm ruộng tại Hoa Kỳ, 90% sản lượng đậu nành, và hơn một nửa số thóc gạo của thế giới được dùng để nuôi thú vật lấy thịt. Để có được 1kg thịt bò người ta cần 10 kg ngũ cốc làm thức ăn cho chăn nuôi, 1 kg thịt heo cần từ 4 đến 5,5 kg ngũ cốc, 1 kg thịt gia cầm cần 2,1 đến 3 kg ngũ cốc, lượng nước cần dùng lên đến 15500 lít. Nếu để sản xuất 1kg bắp người ta chỉ cần 900 lít nước.
Theo Tiến sĩ Aaron Altshul, viết trong tác phẩm Protein: Their Chemistry and Politics (Protein: Hóa học và Chánh trị) đã viết: “Nếu chúng ta sử dụng một diện tích đất một mẫu Anh (4.046m2) để trồng hoa màu cung cấp lương thực cho người ăn chay, chúng ta sẽ được một sản lượng gấp 20 lần hơn là chúng ta sử dụng đất ấy để chăn nuôi sản xuất thịt”.
Hiện nay ở Hoa Kỳ, phân nửa diện tích đất trồng trọt được dùng để sản xuất thực phẩm gia súc. Trong khi đó 1 tỷ người đang bị đói và thiếu dinh dưỡng, 24.000 trẻ em qua đời mỗi ngày bên cạnh những cánh đồng lúa dùng để nuôi súc vật. Nếu trên quả đất này, chúng ta đều trồng hoa màu, nông phẩm cho mọi người, thì chúng ta sẽ đầy đủ lương thực cung ứng cho 20 tỷ dân một cách dễ dàng. Từ đó sẽ không còn xảy ra nạn đói hay những cuộc chiến tranh xảy ra việc tranh giành sự sống nữa.
4. Theo Quan Điểm Từ Bi
Mạnh Tử viết: “Nhìn thấy nó sống không nhẫn thấy nó chết, nghe tiếng nó không nỡ ăn thịt nó”, cho nên người quân tử lánh xa nhà bếp.
Ăn chay đối với nhân loại chúng ta mà nói, bất luận là duy trì thân thể ta khỏe mạnh hay là để tránh khỏi nghiệp báo của nhân quả đều có sự lợi ích rất lớn. Có thể nói rằng ăn chay tăng trưởng lòng từ bi, lời nói này giải thích thế nào đây. Đại Trí Độ Luân có nói “Từ bi là căn bản nguyên lý của Đạo Phật”. Từ bi là thể tánh của Niết Bàn, ai đạt đến lòng từ bi không cùng tận, người đó đã đạt đến giác ngộ giải thoát, ngồi vào địa vị Phật. Nói một cách rõ ràng hơn, người có lòng từ bi có thể mau thành Phật. Ý nghĩa của từ bi là “Dữ lạc nhật từ, bạt khổ nhật bi” Từ bi đến cực điểm, đại từ đại bi tức đồng Như Lai.
"Vì lòng từ bi, vì sự tinh khiết, các Bồ tát không được ăn thịt vì nó được sinh ra từ máu mủ..v..v.. Vì nỗi lo ngại những nguyên nhân cấu thành sự kinh hoàng của chúng sinh, vị Bồ Tát, người đã tự rèn luyện để có được từ tâm không được ăn thịt".
"Thật là điều không đúng sự thật khi cho rằng thịt là thực phẩm thích đáng và dùng được khi con vật không bị giết bởi chính người ăn, khi người ăn không ra lệnh cho người khác giết, và khi người khác không đặc biệt giết để cho mình ăn ".
"Trong tương lai có thể có những người bị sự cám dỗ bởi mùi vị của thịt, sẽ kết hợp lại với nhau để tạo ra nhiều cách ngụy biện cho việc ăn thịt. Nhưng dù thịt được ăn dưới bất cứ hình thức nào, bất cứ kiểu cách nào, bất cứ ở đâu, đều bị tuyệt đối cấm chỉ đối với bất cứ ai.
Kinh Lăng Nghiêm nói, "Người tu hành chánh định, cốt để giải thoát khỏi khổ đau của cuộc đời. Nhưng trong khi tìm kiếm sự giải thoát nỗi khổ đau của chính mình, tại sao chúng ta lại làm khổ đau cho kẻ khác. Trừ khi chúng ta kiểm soát được tâm, biết ghê tởm ngay cả đến ý tưởng về sự hung ác, tàn bạo, và giết chóc; chúng ta sẽ chẳng bao giờ có thể giải thoát khỏi cảnh trần lao khổ ải"...
"Sau khi ta diệt độ, có nhiều loại quỷ thần sôi nổi trên khắp thế gian lừa gạt chúng sinh, và dạy rằng ăn thịt cũng có thể đạt đạo giác ngộ. Có thể nào một vị Sư hy vọng trở nên vị Bồ Tát cứu độ chúng sinh lại có thể sinh sống bằng thịt của chúng sinh"?
Kinh "Đại Bát Niết Bàn" phiên bản tiếng Sanckrit nói rằng: "Ăn thịt làm tiêu tan hạt giống từ bi".
Ngài nói: “Này Ca Diếp! Bắt đầu từ ngày nay trở đi, Như Lai không cho phép hàng Thanh Văn đệ tử ăn thịt, nếu đàn việt đem đến dâng thí, phải xem thịt ấy như thịt con mình…”
Ngài cũng cho biết lý do tại sao ngày trước Ngài cho phép hàng Tỳ Kheo ăn ba thứ tịnh nhục. Ngài nói: “Này Ca Diếp! Ba thứ tịnh nhục ấy chỉ là theo việc mà tạm chế thôi”… Cũng là nhân nơi sự mà lần lượt chế…Này Ca Diếp! bao nhiêu giới cấm của Như Lai chế ra đều có dị ý. Vì dị ý nên cho ăn ba thứ tịnh nhục. Vì dị ý nên cấm ăn mười thứ thịt. Vì dị ý nên cấm tất cả thứ thịt đều không được ăn, dầu là thịt của con vật tự chết. Này Ca Diếp! Từ nay Như Lai cấm các đệ tử không được ăn tất cả thứ thịt.” [Phẩm Tứ Tướng thứ 7 Kinh Đại Bát Niết Bàn].
Không hết, trước khi Ngài diệt độ, trong những giây phút cuối cùng, Ngài căn dặn các đệ tử: “Phải thương xót chúng sinh, chớ giết hại dầu là côn trùng nhỏ nhít. Thân nghiệp thanh tịnh thường sinh cõi tốt đẹp. Khẩu nghiệp thanh tịnh xa lìa những lỗi ác. Chớ ăn thịt, chớ uống rượu. Phải suy nghĩ kỹ nghiệp nhân thiện ác cảm báo tốt xấu. Nhân quả ba đời tuần hoàn chẳng mất, như bóng theo hình. Đời này luống qua về sau ăn năn không kịp. Giờ Niết Bàn đã đến, ta tóm tắt dạy bảo như vậy.” [Phẩm Di Giáo thứ 26 Kinh Đại Bát Niết Bàn]
5. Theo Quan Điểm Nhân Quả
Đối với người Phật tử trong Đạo Phật, cần phải biết giữ “Tam Quy và Ngũ Giới“. Tam Quy là ba phép gìn giữ về: Quy y Phật, Quy y Pháp và Quy y Tăng. Còn Ngũ Giới là năm điều cấm không được “Sát sinh, Đạo tặc, Tà dâm, Nói dối và Uống rượu”. Cho nên, nếu chúng ta ăn chay thì chúng ta đã thực hiện được điều thứ nhất trong ngũ giới cấm trong Đạo Phật rồi, từ đó chúng ta tránh được giết hại những sinh vật để cung ứng thức ăn hằng ngày cho chúng ta.
Ngoài ra, sự thù oán lớn nhất của thế giới không gì hơn là “sát sinh”. Cho nên nói: “Giết người đền mạng, thiếu nợ trả tiền.” Nếu quý vị giết cha, anh của người ta thì người ta sẽ giết cha, anh của quý vị. Cứ như vậy mà tàn sát lẫn nhau, không bao giờ chấm dứt. Bởi nhân sát sinh quá nhiều, cho nên quả báo đến rất mau, gọi là: “hiện thế hiện báo” tức quả báo hiện tiền.
Tại sao người thời nay hay phát sinh nhiều chứng bệnh lạ kỳ như vậy? Nói tóm lại một câu, đó là từ sát sinh mà ra. Quý vị giết mạng chúng sinh, thì chúng sinh sẽ tìm đến quý vị để đòi mạng. Đối với những thứ bệnh tật kỳ quái đó, bác sĩ cũng đành bó tay thôi. Thế thì quý vị nên làm sao đây? Tức là quý vị phải nên thành tâm sám hối, sửa đổi lỗi lầm để làm lại con người mới và làm nhiều việc công đức có lợi ích cho chúng sinh, như thế mới có thể tiêu trừ được các tội nghiệp từ xưa nay. Nếu quý vị không làm như thế, e rằng quý vị sẽ không dễ gì lành bệnh được. Đây là chân lý chứ không phải là mê tín đâu.
Các Tin Khác