Một số phương pháp trị liệu viêm họng trong Đông y
1. Mẹo vặt
Nước muối cô đặc
Có thể dùng cách đơn giản đó là pha chế một tách nước muối cô đặc để dùng. Phương pháp cụ thể là cho muối vào một cốc nước nóng và trộn đều. Chờ đến khi nước hơi ấm thì dùng nước ngậm trong khoảng 20 giây, sau đó nhổ nước muối đi.
Cần lưu ý không nên uống nước muối, ngoài ra trước khi ngậm hãy thử nhiệt độ của nước, không được súc miệng khi nhiệt độ nước còn quá cao, vì chỉ làm cho cổ họng tồi tệ hơn. Có thể cách khoảng 10 phút súc miệng một lần, mỗi ngày 10 lần.
Phương pháp chuyển động gốc lưỡi
Bị viêm họng gây sưng và ngứa họng, khi nuốt có cảm giác như có dị vật, có thể dùng phương pháp chuyển động gốc lưỡi cũng mang lại kết quả tốt. Phương pháp cụ thể là: ngậm miệng, đầu lưỡi chống vào răng, đảo lưỡi qua lại một lúc (vài chục lần), sau đó nuốt nước bọt trong miệng vài lần, thực hiện hàng ngày hai lần sáng và tối.
2. Trị bằng phương pháp ăn uống
Trà mật ong
Uống số lượng thích hợp trà pha mật ong. Cho lá trà vào một túi gạc nhỏ rồi bỏ vào ly nước sôi, sau khi nước trà nguội thì cho thêm vào mật ong vừa miệng và trộn đều, cứ cách khoảng 30 phút lại ngậm và nuốt hỗn hợp này, hiệu quả thấy rõ sau ba ngày.
Nước ngó sen và mật ong
Lấy lượng thích hợp ngó sen tươi và mật ong. Dùng khoảng 100 ml nước ép ngó sen tươi và trộn cùng mật ong để uống, dùng một lần một ngày, dùng liên tục trong vài ngày.
Canh trứng với dầu mè
Lấy một quả trứng gà và lượng thích hợp dầu mè. Đập trứng vào cốc, thêm dầu mè và trộn đều, thêm vào khoảng 200 ml nước sôi, uống từ từ khi còn nóng, dùng vào buổi sáng trước khi ăn sáng.
Hầm củ cải trắng và trám
250 gram củ cải trắng và 5 trái trám. Rửa sạch và cắt lát mỏng củ cải trắng và giã nhuyễn cùng 5 quả trám, thêm vào 1 bát nước và nấu sôi lên. Dùng mỗi ngày một lần, chia thành 10 đến 15 lần dùng. Phương pháp này cũng có tác dụng thanh nhiệt và tốt cho cổ họng, thích hợp trị viêm họng mãn tính và nóng phổi.
Uống la hán quả
9 gram la hán quả, 15 gram thiên môn đông, 3 gram hồng khô. Trước tiên rửa sạch cả ba thứ rồi cho vào cốc, pha với nước sôi để dùng. Dùng mỗi ngày một lần, uống thay trà. Phương pháp này có tác dụng dưỡng âm và làm ẩm họng, thích hợp cho viêm họng mãn tính và thận âm hư.
Nước ép chuối tiêu và bách hợp
15 gam bách hợp, 2 quả chuối tiêu, đường phèn vừa dùng, hầm chung trong nước, uống nước và ăn chuối.
Trà xanh và mật ong
5 gram trà xanh, mật ong vừa dùng. Cho trà xanh vào cốc nước sôi, thêm vào mật ong để uống, mỗi ngày một lần. Phương pháp này giúp thanh nhiệt và tốt cho họng, nhuận phổi và sinh nước bọt.
Trứng vịt và sữa đậu nành
Sữa đậu nành 250 ml đun sôi rồi thêm vào một hột vịt, thêm đường phèn đủ dùng để uống; dùng một lần một ngày, có thể dùng trong nhiều ngày đến khi khỏi bệnh.
Lòng trắng trứng gà pha đường phèn
Nguyên liệu được sử dụng trong công thức này là đường phèn và trứng gà. Phương pháp cụ thể là: đập một quả trứng gà và lấy ra lòng trắng trứng, cho vào chén và trộn vào đường phèn đã đập nhỏ. Dùng đũa khuấy đều cho đến khi lên bọt. Khi cổ họng bị ngứa hoặc khàn hãy ngậm khoảng ba muỗng và nuốt từ từ, phương pháp này rất hiệu quả để giảm ho và làm trơn cổ họng. Sau khi uống một vài lần sẽ nhận thấy cải thiện đáng kể triệu chứng cổ họng khô và khàn tiếng.
3. Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Trong cuộc sống thường ngày nên kiên quyết từ bỏ một số thói quen ăn uống xấu như: hút thuốc, uống rượu, hạn chế thực phẩm có tính kích thích, dầu mỡ, thực phẩm bảo quản; ăn nhiều rau quả tươi, ăn nhiều trái cây giàu vitamin, chẳng hạn như: kiwi, quả sung, dưa hấu cũng có tác dụng thanh nhiệt, giải khát và tốt cho cổ họng, là của báu trong các loại trái cây. Đảm bảo thói quen ăn uống lành mạnh sẽ giúp chúng ta có thể ngăn ngừa từ sớm bị viêm họng mãn tính.
Theo Thanh Xuân