Bố thí cúng dường như Pháp
Ngày đăng: 05:41:23 12-02-2015 . Xem: 1668
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn của ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, mẹ của Nanda, nữ gia chủ người Velukandaki làm một thí vật gồm có sáu phần cúng dường chúng Tăng. Bấy giờ, Thế Tôn với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhiên thấy mẹ của Nanda làm một thí vật gồm có sáu phần liền bảo các Tỷ kheo:
Này các Tỷ kheo, có ba phần thuộc về người bố thí và có ba phần thuộc về người nhận vật phẩm bố thí. Thế nào là ba phần thuộc về người bố thí? Này các Tỷ kheo, người bố thí, trước khi bố thí, ý được vui lòng; trong khi bố thí, tâm được tịnh tín; sau khi bố thí, cảm thấy hoan hỷ. Đây là ba phần của người bố thí. Thế nào là ba phần của người nhận phẩm vật bố thí? Ở đây, này các Tỷ kheo, những người nhận phẩm vật bố thí, đã được ly tham hay đang thực hành hạnh ly tham; đã được ly sân hay đang thực hành hạnh ly sân; đã được ly si hay đang thực hành hạnh ly si. Đây là ba phần của người nhận phẩm vật bố thí. Như vậy, này các Tỷ kheo, đây là thí vật có sáu phần.
Này các Tỷ kheo, công đức của thí vật sáu phần thật vô lượng: “Là nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện, món ăn an lạc, thuộc thiên giới, là quả lạc dị thục, dẫn đến cõi Trời, đưa đến khả lạc, khả hỷ, hạnh phúc và an lạc”.
(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ III, phẩm Chư thiên, phần Bố thí, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.91)
LỜI BÀN:
Bố thí và cúng dường là pháp tu phổ biến của hàng Phật tử. Tuy nhiên, để đạt được sự bố thí và cúng dường đúng như pháp là việc không phải dễ dàng đối với người thí và cả người thọ thí.
Người thí chủ thực hành bố thí và cúng dường trước hết phải xuất phát từ sự hân hoan, hoàn toàn tự giác và tự nguyện. Phát tâm bố thí và cúng dường phải đứng trên nền tảng tịnh tín. Bởi lẽ, nếu thiếu tịnh tín thì việc làm cao cả ấy sẽ lệch hướng, chỉ nuôi lớn lòng ngã mạn vì thấy rằng ta là kẻ ban ơn. Vì “của cho không bằng cách cho”, do vậy chưa hẳn nhiều tiền lắm của mà thực hành được tịnh thí. Mặt khác, tu tập bố thí và cúng dường phải thành tựu hoan hỷ, vui vẻ khi đem niềm vui đến cho người. Đây là ba yếu tố cơ bản người thí chủ cần tu tập để đạt được sự bố thí và cúng dường như pháp.
Đối với chúng Tăng, những người thọ thí, lại càng phải nỗ lực để hoàn thiện tự thân hơn vì bao giờ “của biếu là của lo, của cho là của nợ”. Nếu không trau dồi, tu sửa thân tâm, đoạn trừ phiền não thì “tín thí nan tiêu”. Sự thọ nhận càng nhiều chỉ mang nợ đàn na thí chủ càng lớn đồng thời không tạo ra công đức để hồi hướng cho thí chủ. Vì vậy, song hành với tịnh thí của người thí chủ thì người thọ nhận phẩm vật bố thí, cúng dường phải đạt được sự tịnh thọ, tức sự thọ nhận với tâm thanh tịnh, tâm của người nhận đã và đang đoạn tận tham lam, sân hận và si mê.
Do đó, để việc bố thí và cúng dường như pháp, đạt được lợi ích lớn, công đức vô lượng thì người thí chủ và người thọ thí phải thành tựu “thí vật có sáu phần” như lời Đức Phật đã dạy.
Theo Giác Ngộ
Này các Tỷ kheo, có ba phần thuộc về người bố thí và có ba phần thuộc về người nhận vật phẩm bố thí. Thế nào là ba phần thuộc về người bố thí? Này các Tỷ kheo, người bố thí, trước khi bố thí, ý được vui lòng; trong khi bố thí, tâm được tịnh tín; sau khi bố thí, cảm thấy hoan hỷ. Đây là ba phần của người bố thí. Thế nào là ba phần của người nhận phẩm vật bố thí? Ở đây, này các Tỷ kheo, những người nhận phẩm vật bố thí, đã được ly tham hay đang thực hành hạnh ly tham; đã được ly sân hay đang thực hành hạnh ly sân; đã được ly si hay đang thực hành hạnh ly si. Đây là ba phần của người nhận phẩm vật bố thí. Như vậy, này các Tỷ kheo, đây là thí vật có sáu phần.
Này các Tỷ kheo, công đức của thí vật sáu phần thật vô lượng: “Là nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện, món ăn an lạc, thuộc thiên giới, là quả lạc dị thục, dẫn đến cõi Trời, đưa đến khả lạc, khả hỷ, hạnh phúc và an lạc”.
(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ III, phẩm Chư thiên, phần Bố thí, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.91)
LỜI BÀN:
Bố thí và cúng dường là pháp tu phổ biến của hàng Phật tử. Tuy nhiên, để đạt được sự bố thí và cúng dường đúng như pháp là việc không phải dễ dàng đối với người thí và cả người thọ thí.
Người thí chủ thực hành bố thí và cúng dường trước hết phải xuất phát từ sự hân hoan, hoàn toàn tự giác và tự nguyện. Phát tâm bố thí và cúng dường phải đứng trên nền tảng tịnh tín. Bởi lẽ, nếu thiếu tịnh tín thì việc làm cao cả ấy sẽ lệch hướng, chỉ nuôi lớn lòng ngã mạn vì thấy rằng ta là kẻ ban ơn. Vì “của cho không bằng cách cho”, do vậy chưa hẳn nhiều tiền lắm của mà thực hành được tịnh thí. Mặt khác, tu tập bố thí và cúng dường phải thành tựu hoan hỷ, vui vẻ khi đem niềm vui đến cho người. Đây là ba yếu tố cơ bản người thí chủ cần tu tập để đạt được sự bố thí và cúng dường như pháp.
Đối với chúng Tăng, những người thọ thí, lại càng phải nỗ lực để hoàn thiện tự thân hơn vì bao giờ “của biếu là của lo, của cho là của nợ”. Nếu không trau dồi, tu sửa thân tâm, đoạn trừ phiền não thì “tín thí nan tiêu”. Sự thọ nhận càng nhiều chỉ mang nợ đàn na thí chủ càng lớn đồng thời không tạo ra công đức để hồi hướng cho thí chủ. Vì vậy, song hành với tịnh thí của người thí chủ thì người thọ nhận phẩm vật bố thí, cúng dường phải đạt được sự tịnh thọ, tức sự thọ nhận với tâm thanh tịnh, tâm của người nhận đã và đang đoạn tận tham lam, sân hận và si mê.
Do đó, để việc bố thí và cúng dường như pháp, đạt được lợi ích lớn, công đức vô lượng thì người thí chủ và người thọ thí phải thành tựu “thí vật có sáu phần” như lời Đức Phật đã dạy.
Theo Giác Ngộ