Ý nghĩa và giá trị của pháp môn Niệm Phật
Ngày đăng: 12:19:45 18-11-2018 . Xem: 1434
Đức Phật cho biết, tất cả đều vận hành theo quy luật duyên sinh nhân quả. Niệm Phật với dụng tâm sai lầm sẽ không đạt được giá trị to lớn của pháp môn Niệm Phật, mặc dù có được chút ít phước báo, có được sự an tâm tạm thời do niềm tin mang lại.
Do duyên nghiệp mà chúng sinh phải mang lấy xác thân, hình hài như thế này hay thế khác, sinh ra trong hoàn cảnh tốt đẹp hay không tốt đẹp. Nhưng dù thuộc loại chúng sinh nào trong bốn loài noãn thai thấp hóa, sống trong hoàn cảnh tốt đẹp hay không tốt đẹp, tất cả đều không tránh khỏi tình trạng vô thường biến đổi, cho nên con người không thể nào tránh khỏi bất mãn, thất vọng, khổ đau, không thể nào có được một đời sống hoàn toàn tốt đẹp như ý muốn. Không ai hoàn toàn hạnh phúc mà không một lần khổ đau; không ai lúc nào cũng vui mà không có nỗi buồn phiền; không ai luôn toại lòng mãn nguyện mà chưa một lần thất vọng; không ai khỏe mạnh mà chẳng ốm đau; không ai trẻ mãi, sống hoài mà không già không chết v.v...
Nếu tạo nghiệp thiện, nhân duyên lành thì đời sống hạnh phúc nhiều hơn đau khổ. Đức Phật không thể làm trái luật duyên sinh nhân quả, và cũng không ai có thể làm trái luật duyên sinh nhân quả. Cho nên cầu Phật, cầu trời, cầu thần linh gia hộ mà không thuận theo nhân quả làm lành, tạo nghiệp thiện, gieo nhân tốt thì chẳng gặt hái được kết quả gì.
Trong các kinh về Tịnh độ, Đức Phật Thích Ca và Đức Phật A Di Đà dạy chúng sinh tu tập pháp môn Niệm Phật, quán tưởng và phát nguyện vãng sinh, tạo các nhân duyên lành để hội đủ điều kiện vào thế giới Cực lạc. Nhân tố quyết định để vãng sinh là phải “nhất tâm bất loạn”, “tâm không điên đảo” (Kinh A Di Đà). Các Ngài không bảo chỉ cần tin các Ngài thôi, tin có thế giới Cực lạc thôi, gọi tên Phật A Di Đà và cầu Ngài đến đón thì Phật A Di Đà và Thánh chúng tiếp rước đưa về Cực lạc. Nếu tâm còn bị vô minh ngăn lối cản đường, bị phiền não kiết sử trói buộc thì làm sao giải thoát khỏi thế gian này. Khi tâm không còn vô minh, phiền não kiết sử thì cảnh giới Cực lạc hiển bày, Ta-bà và Tịnh độ không khác.
Niệm Phật là làm mới
Dù cho niệm Phật bao nhiêu câu, một ngày mấy thời, nếu không thay đổi nhận thức, tư duy, không điều chỉnh hành vi, lối sống của mình (chuyển nghiệp) theo hướng tích cực thì không cải thiện được gì cả, không làm mới được bản thân, không thay đổi được cuộc đời, không xây dựng được nền tảng an vui, hạnh phúc cho tương lai.
Nếu như thế thì niệm Phật để làm gì, chỉ cần thay đổi hành vi, lối sống là được rồi? Niệm Phật là một phương tiện giúp cho hành giả thanh lọc tâm ý, chuyển hóa nội tâm theo hướng tích cực để làm thay đổi hành vi, lối sống. Nhưng điều cần thiết là phải biết cách sử dụng phương tiện này, sử dụng có phương pháp để đạt được giá trị, lợi ích thiết thực.
Khi niệm Phật, hành giả nhiếp tâm vào câu Phật hiệu, từ đó tâm không khởi vọng tưởng (không nhớ chuyện đã qua, không mơ chuyện chưa tới; không suy nghĩ vẩn vơ, không để tư tưởng đi hoang vô định), tâm không tiếp xúc, không duyên với trần cảnh, không bị hoàn cảnh bên ngoài tác động, chi phối, phiền não bên trong không có điều kiện sinh khởi. Nếu chánh niệm được duy trì (tâm an trú vào câu Phật hiệu) thuần thục, chuyên nhất, lâu ngày thành tựu định lực và tuệ giác. Có định lực vững chắc và tuệ giác luôn soi sáng thì ngoại duyên không thể tác động, không thể chi phối hay gây ảnh hưởng; tâm không vọng động thì an nhiên tự tại, không có phiền não khổ đau. Có tuệ giác soi sáng thì không rơi vào mê lầm, điên đảo vì vọng chấp, thấy rõ được chân tướng của sự vật hiện tượng, bản chất của muôn pháp, từ đó mà hành vi, lối sống cũng thay đổi, cuộc đời cũng thay đổi. Đó là nương nơi câu Phật hiệu mà làm thanh tịnh tâm ý (tự tịnh kỳ ý), dẫn đến thay đổi hành vi, lối sống (vì tâm ý là chủ tạo tác, hễ tâm ý thay đổi thì hành vi, lối sống thay đổi), tức dùng phương pháp niệm Phật để chuyển ba nghiệp thân, khẩu, ý.
Nếu người niệm Phật thường nhớ nghĩ đến thân tướng, công hạnh, đại nguyện, cảnh giới trang nghiêm, thù thắng của chư Phật (thường là quán tưởng về Đức Phật A Di Đà và thế giới Cực lạc), thì dần dần chuyển hóa những chủng tử nghiệp bất thiện trong tâm thức thành chủng tử thiện, huân tập những chủng tử công đức, phước báo giống như chư Phật, chư Bồ-tát vào tâm thức của mình, làm phát triển lớn mạnh những chủng tử thiện vốn có trong tâm thức (cũng có thể hình tượng hóa là đánh thức ông Phật trong tâm mình, hay làm cho hạt giống Phật sinh trưởng và phát triển, hiện hành); càng tu tập càng chuyển hóa, từ tâm chúng sinh phàm phu thành tâm Phật.
Một khi tâm hành giả đã chuyển hóa thì chắc chắn cảnh giới sẽ chuyển hóa theo. Tùy mức độ chuyển hóa của tâm mà con người và hoàn cảnh sống của người niệm Phật có những thay đổi, và nhất là khi từ bỏ thân xác này (khi mãn phần, đời sống này chấm dứt) thì hành giả sẽ sinh vào cảnh giới tương ưng với thiện nghiệp của mình. Người tu Tịnh độ cầu vãng sinh về Cực lạc sẽ theo tâm niệm, nguyện lực của mình và công năng tu tập, nương Phật lực của Đức Phật A Di Đà mà thể nhập cảnh giới Cực lạc.
Như thế thì niệm Phật chẳng những làm thay đổi con người và hoàn cảnh hiện tại của mình, mà sau khi thân hoại mạng chung, xả bỏ báo thân này còn có thể thay đổi cảnh giới, chuyển phàm thành Thánh, từ chúng sinh thành thượng thiện nhơn, Bồ-tát, Phật. Niệm Phật thành Phật chính là giá trị cao nhất của pháp môn Niệm Phật.
Tâm tịnh thì quốc độ tịnh
Trong kinh Hoa nghiêm, Đức Phật cho biết: “Tất cả chỉ tâm tạo”, “Tâm như thợ vẽ khéo, vẽ nên các thế giới”. Thế giới Cực lạc do tâm từ bi và trí tuệ, công đức phước báo và nguyện lực của Đức Phật A Di Đà mà có. Hễ tâm ai tương ưng với cảnh giới Cực lạc thì sinh về Cực lạc.
Muốn đến thế giới Cực lạc phải có cái tâm như tâm của Phật A Di Đà, hoặc như tâm các vị Bồ-tát, các bậc thượng thiện nhơn, có chí nguyện như các vị ấy, đó là điều kiện để xây dựng thế giới Cực lạc. Nếu tâm chúng ta chỉ là những nhân tố, những thành phần xây dựng nên cõi trời, cõi người thì nó chỉ có thể kiến tạo nên cõi trời, cõi người. Nếu tâm chúng ta là những nhân tố, những thành phần có phẩm chất xấu hơn, không thể xây dựng nên cõi trời, cõi người, thì những chất liệu đó sẽ cấu thành những cảnh giới khác như a-tu-la, ngạ quỷ, súc sinh chẳng hạn.
Có người chỉ muốn niệm Phật để tâm bình an, niệm Phật để chuyển hóa phiền não khổ đau, họ không hướng về Cực lạc vì còn luyến ái cõi Ta-bà này. Người không có chí nguyện vãng sinh như thế thì khó có thể vãng sinh, bởi vì không có chí nguyện, ý hướng về Cực lạc, nói cách khác là không có những thứ cần thiết để gây dựng, thiết lập thế giới Cực lạc thì không có được thế giới này. Tuy nhiên nếu có tu tập, hành trì pháp môn Niệm Phật, có niềm tin về thế giới Cực lạc, về Đức Phật A Di Đà, tích cực hành thiện tu phước thì những nhân duyên lành đó không mất, cũng không phải không có ích trong hiện tại, và đến một lúc nào đó trong đời này hoặc đời sau những hạt giống lành đó sẽ phát triển lớn mạnh, khi hội đủ điều kiện nhân duyên chúng sẽ đơm hoa kết trái, người đó cũng sẽ phát nguyện vãng sinh hoặc chứng nhập cảnh giới Cực lạc ngay trên cõi đời này.
Trong hiện tại, pháp môn Niệm Phật giúp người hành trì thanh tịnh ba nghiệp thân, khẩu, ý; không tiếp tục tạo các nghiệp xấu, ác, bất thiện, từ đó hiện tại và tương lai không phải gánh chịu những nghiệp quả khổ đau, các nghiệp nhân bất thiện đã gieo trong quá khứ cũng không có điều kiện sinh khởi, hiện hành, chuyển hóa được phần nào nghiệp bất thiện khi chưa trổ quả, nhờ vậy cải thiện được đời sống hiện tại của mình và xây dựng được nền tảng tốt cho tương lai.
Nhờ hành trì pháp môn Niệm Phật mà tâm định tĩnh, trí sáng suốt, ngoài không bị ngoại duyên tác động, trong không bị phiền não vọng tưởng chi phối, nhờ đó không còn lo lắng, sợ hãi, khổ đau, có thể giải quyết được những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong đời sống. Đó là kết quả của đời sống chơn chánh có tu tập, thực hành nếp sống đạo đức, tuyệt nhiên không phải là sự phò trợ, giúp đỡ bằng quyền năng hay phép màu của Đức Phật.
Do duyên nghiệp mà chúng sinh phải mang lấy xác thân, hình hài như thế này hay thế khác, sinh ra trong hoàn cảnh tốt đẹp hay không tốt đẹp. Nhưng dù thuộc loại chúng sinh nào trong bốn loài noãn thai thấp hóa, sống trong hoàn cảnh tốt đẹp hay không tốt đẹp, tất cả đều không tránh khỏi tình trạng vô thường biến đổi, cho nên con người không thể nào tránh khỏi bất mãn, thất vọng, khổ đau, không thể nào có được một đời sống hoàn toàn tốt đẹp như ý muốn. Không ai hoàn toàn hạnh phúc mà không một lần khổ đau; không ai lúc nào cũng vui mà không có nỗi buồn phiền; không ai luôn toại lòng mãn nguyện mà chưa một lần thất vọng; không ai khỏe mạnh mà chẳng ốm đau; không ai trẻ mãi, sống hoài mà không già không chết v.v...
Nếu tạo nghiệp thiện, nhân duyên lành thì đời sống hạnh phúc nhiều hơn đau khổ. Đức Phật không thể làm trái luật duyên sinh nhân quả, và cũng không ai có thể làm trái luật duyên sinh nhân quả. Cho nên cầu Phật, cầu trời, cầu thần linh gia hộ mà không thuận theo nhân quả làm lành, tạo nghiệp thiện, gieo nhân tốt thì chẳng gặt hái được kết quả gì.
Trong các kinh về Tịnh độ, Đức Phật Thích Ca và Đức Phật A Di Đà dạy chúng sinh tu tập pháp môn Niệm Phật, quán tưởng và phát nguyện vãng sinh, tạo các nhân duyên lành để hội đủ điều kiện vào thế giới Cực lạc. Nhân tố quyết định để vãng sinh là phải “nhất tâm bất loạn”, “tâm không điên đảo” (Kinh A Di Đà). Các Ngài không bảo chỉ cần tin các Ngài thôi, tin có thế giới Cực lạc thôi, gọi tên Phật A Di Đà và cầu Ngài đến đón thì Phật A Di Đà và Thánh chúng tiếp rước đưa về Cực lạc. Nếu tâm còn bị vô minh ngăn lối cản đường, bị phiền não kiết sử trói buộc thì làm sao giải thoát khỏi thế gian này. Khi tâm không còn vô minh, phiền não kiết sử thì cảnh giới Cực lạc hiển bày, Ta-bà và Tịnh độ không khác.
Niệm Phật là làm mới
Dù cho niệm Phật bao nhiêu câu, một ngày mấy thời, nếu không thay đổi nhận thức, tư duy, không điều chỉnh hành vi, lối sống của mình (chuyển nghiệp) theo hướng tích cực thì không cải thiện được gì cả, không làm mới được bản thân, không thay đổi được cuộc đời, không xây dựng được nền tảng an vui, hạnh phúc cho tương lai.
Nếu như thế thì niệm Phật để làm gì, chỉ cần thay đổi hành vi, lối sống là được rồi? Niệm Phật là một phương tiện giúp cho hành giả thanh lọc tâm ý, chuyển hóa nội tâm theo hướng tích cực để làm thay đổi hành vi, lối sống. Nhưng điều cần thiết là phải biết cách sử dụng phương tiện này, sử dụng có phương pháp để đạt được giá trị, lợi ích thiết thực.
Khi niệm Phật, hành giả nhiếp tâm vào câu Phật hiệu, từ đó tâm không khởi vọng tưởng (không nhớ chuyện đã qua, không mơ chuyện chưa tới; không suy nghĩ vẩn vơ, không để tư tưởng đi hoang vô định), tâm không tiếp xúc, không duyên với trần cảnh, không bị hoàn cảnh bên ngoài tác động, chi phối, phiền não bên trong không có điều kiện sinh khởi. Nếu chánh niệm được duy trì (tâm an trú vào câu Phật hiệu) thuần thục, chuyên nhất, lâu ngày thành tựu định lực và tuệ giác. Có định lực vững chắc và tuệ giác luôn soi sáng thì ngoại duyên không thể tác động, không thể chi phối hay gây ảnh hưởng; tâm không vọng động thì an nhiên tự tại, không có phiền não khổ đau. Có tuệ giác soi sáng thì không rơi vào mê lầm, điên đảo vì vọng chấp, thấy rõ được chân tướng của sự vật hiện tượng, bản chất của muôn pháp, từ đó mà hành vi, lối sống cũng thay đổi, cuộc đời cũng thay đổi. Đó là nương nơi câu Phật hiệu mà làm thanh tịnh tâm ý (tự tịnh kỳ ý), dẫn đến thay đổi hành vi, lối sống (vì tâm ý là chủ tạo tác, hễ tâm ý thay đổi thì hành vi, lối sống thay đổi), tức dùng phương pháp niệm Phật để chuyển ba nghiệp thân, khẩu, ý.
Nếu người niệm Phật thường nhớ nghĩ đến thân tướng, công hạnh, đại nguyện, cảnh giới trang nghiêm, thù thắng của chư Phật (thường là quán tưởng về Đức Phật A Di Đà và thế giới Cực lạc), thì dần dần chuyển hóa những chủng tử nghiệp bất thiện trong tâm thức thành chủng tử thiện, huân tập những chủng tử công đức, phước báo giống như chư Phật, chư Bồ-tát vào tâm thức của mình, làm phát triển lớn mạnh những chủng tử thiện vốn có trong tâm thức (cũng có thể hình tượng hóa là đánh thức ông Phật trong tâm mình, hay làm cho hạt giống Phật sinh trưởng và phát triển, hiện hành); càng tu tập càng chuyển hóa, từ tâm chúng sinh phàm phu thành tâm Phật.
Một khi tâm hành giả đã chuyển hóa thì chắc chắn cảnh giới sẽ chuyển hóa theo. Tùy mức độ chuyển hóa của tâm mà con người và hoàn cảnh sống của người niệm Phật có những thay đổi, và nhất là khi từ bỏ thân xác này (khi mãn phần, đời sống này chấm dứt) thì hành giả sẽ sinh vào cảnh giới tương ưng với thiện nghiệp của mình. Người tu Tịnh độ cầu vãng sinh về Cực lạc sẽ theo tâm niệm, nguyện lực của mình và công năng tu tập, nương Phật lực của Đức Phật A Di Đà mà thể nhập cảnh giới Cực lạc.
Như thế thì niệm Phật chẳng những làm thay đổi con người và hoàn cảnh hiện tại của mình, mà sau khi thân hoại mạng chung, xả bỏ báo thân này còn có thể thay đổi cảnh giới, chuyển phàm thành Thánh, từ chúng sinh thành thượng thiện nhơn, Bồ-tát, Phật. Niệm Phật thành Phật chính là giá trị cao nhất của pháp môn Niệm Phật.
Tâm tịnh thì quốc độ tịnh
Trong kinh Hoa nghiêm, Đức Phật cho biết: “Tất cả chỉ tâm tạo”, “Tâm như thợ vẽ khéo, vẽ nên các thế giới”. Thế giới Cực lạc do tâm từ bi và trí tuệ, công đức phước báo và nguyện lực của Đức Phật A Di Đà mà có. Hễ tâm ai tương ưng với cảnh giới Cực lạc thì sinh về Cực lạc.
Muốn đến thế giới Cực lạc phải có cái tâm như tâm của Phật A Di Đà, hoặc như tâm các vị Bồ-tát, các bậc thượng thiện nhơn, có chí nguyện như các vị ấy, đó là điều kiện để xây dựng thế giới Cực lạc. Nếu tâm chúng ta chỉ là những nhân tố, những thành phần xây dựng nên cõi trời, cõi người thì nó chỉ có thể kiến tạo nên cõi trời, cõi người. Nếu tâm chúng ta là những nhân tố, những thành phần có phẩm chất xấu hơn, không thể xây dựng nên cõi trời, cõi người, thì những chất liệu đó sẽ cấu thành những cảnh giới khác như a-tu-la, ngạ quỷ, súc sinh chẳng hạn.
Có người chỉ muốn niệm Phật để tâm bình an, niệm Phật để chuyển hóa phiền não khổ đau, họ không hướng về Cực lạc vì còn luyến ái cõi Ta-bà này. Người không có chí nguyện vãng sinh như thế thì khó có thể vãng sinh, bởi vì không có chí nguyện, ý hướng về Cực lạc, nói cách khác là không có những thứ cần thiết để gây dựng, thiết lập thế giới Cực lạc thì không có được thế giới này. Tuy nhiên nếu có tu tập, hành trì pháp môn Niệm Phật, có niềm tin về thế giới Cực lạc, về Đức Phật A Di Đà, tích cực hành thiện tu phước thì những nhân duyên lành đó không mất, cũng không phải không có ích trong hiện tại, và đến một lúc nào đó trong đời này hoặc đời sau những hạt giống lành đó sẽ phát triển lớn mạnh, khi hội đủ điều kiện nhân duyên chúng sẽ đơm hoa kết trái, người đó cũng sẽ phát nguyện vãng sinh hoặc chứng nhập cảnh giới Cực lạc ngay trên cõi đời này.
Trong hiện tại, pháp môn Niệm Phật giúp người hành trì thanh tịnh ba nghiệp thân, khẩu, ý; không tiếp tục tạo các nghiệp xấu, ác, bất thiện, từ đó hiện tại và tương lai không phải gánh chịu những nghiệp quả khổ đau, các nghiệp nhân bất thiện đã gieo trong quá khứ cũng không có điều kiện sinh khởi, hiện hành, chuyển hóa được phần nào nghiệp bất thiện khi chưa trổ quả, nhờ vậy cải thiện được đời sống hiện tại của mình và xây dựng được nền tảng tốt cho tương lai.
Nhờ hành trì pháp môn Niệm Phật mà tâm định tĩnh, trí sáng suốt, ngoài không bị ngoại duyên tác động, trong không bị phiền não vọng tưởng chi phối, nhờ đó không còn lo lắng, sợ hãi, khổ đau, có thể giải quyết được những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong đời sống. Đó là kết quả của đời sống chơn chánh có tu tập, thực hành nếp sống đạo đức, tuyệt nhiên không phải là sự phò trợ, giúp đỡ bằng quyền năng hay phép màu của Đức Phật.
Theo Thiện Tài