Phước đức của tự thân
Ngày đăng: 11:08:13 10-11-2018 . Xem: 1418
Chính vì họ không chú trọng về mặt đạo đức và lối sống vị tha. Phước đức ấy chính là sự tiếp nối tuệ giác của đức Thế Tôn, để ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày thông qua những biểu hiện thiết thực và có đầy đủ niềm tin, giới hạnh, bố thí và trí tuệ làm hành trang trên bước đường tu tập theo gót chân của Phật.
“Lênh đênh qua biển trần phù
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm”.
Đức Phật Thích Ca đã giải thích tường tận và đã khuyên cõi người, cõi trời nên học và thực tập mười điều phước đức tu thân để chuyển hóa nghiệp chướng, báo chướng, phiền não chướng. Duyên mới, duyên cũ, oan trái duyên từ nay đều hóa giải và cùng tất cả những người xung quanh được cộng hưởng hạnh phúc an vui. Mười điều mà đức Phật đã nói trong kinh phước đức đó là:
Điều một: Lánh xa kẻ xấu ác, được thân cận người hiền, tôn kính bậc đáng kính, là phước đức lớn nhất.
Điều hai: Sống trong môi trường tốt, được tạo tác nhân lành, được đi trên đường chánh, là phước đức lớn nhất.
Điều ba: Có học có nghề hay, biết hành trì Giới luật, biết nói lời ái ngữ, là phước đức lớn nhất.
Điều bốn: Được cung phụng mẹ cha, yêu thương gia đình, được hành nghề thích hợp, là phước đức lớn nhất.
Điều năm: Sống ngay thẳng, bố thí, giúp thân bằng quyến thuộc, hành xử không tỳ vết là phước đức lớn nhất.
Điều sáu: Tránh làm điều ác, không say sưa nghiện ngập, tinh cần làm việc lành, là phước đức lớn nhất.
Điều bảy: Biết khiêm cung lễ độ, tri túc và biết ơn, không bỏ dịp học đạo, là phước đức lớn nhất.
Điều tám: Biết kiên trì phục thiện, thân cận giới xuất gia, dự pháp đàm học hỏi, là phước đức lớn nhất.
Điều chín: Sống tinh cần tỉnh thức, học chân lý nhiệm mầu, thực chứng được Niết-bàn, là phước đức lớn nhất.
Điều mười: Chung đụng trong nhân gian, tâm không hề lay chuyển, phiền não hết an nhiên, là phước đức lớn nhất.
Đức Phật dạy, ai sống được như thế đi đâu cũng an toàn, tới đâu cũng vững mạnh phước đức của tự thân.“Không làm các việc ác, vâng làm các việc lành, giữ tâm ý trong sạch”. Tu tập những điều phước đức như vậy đưa đến thành tựu tâm ý, vô tham, vô sân, vô si. Hành trì theo lời dạy mười điều ở trên là con đường chắc chắn đưa đến đời sống hài hòa và tiến bộ của cá nhân cũng như của xã hội, quốc gia và toàn nhân loại. Xuyên suốt nội dung bản kinh, đức Thế Tôn dạy về “tạo” phước mà không hề có chuyện “xin” phước, cho nên trong đạo Phật chỉ có chủ trương cầu nguyện mà tuyệt không có cầu xin. Vì Phật không có trực tiếp ban phước cho ta an lành mà thường chỉ dạy phương cách diệt khổ, chúng ta phải thực tập hành trì để tạo ra phước đức mới được bình an và giải thoát.
Tóm lại, mong ước được an lành chính là một sự phát nguyện vun bồi phước đức của tự thân được thể hiện qua sự chuyển hóa ba nghiệp thân, miệng, ý theo hướng thiện lành. Do đó, bình an và phước đức có thể tạo dựng ngay bây giờ và ở đây. “Nhân lành phước báu do làm thiện, đạo tâm tăng trưởng bởi chuyên tu”.
“Sống TÂM luôn KHAI mở,
Tốt bụng với mọi người,
Vui vì làm điều thiện,
Mừng vì cứu độ đời”.
“Lênh đênh qua biển trần phù
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm”.
Đức Phật Thích Ca đã giải thích tường tận và đã khuyên cõi người, cõi trời nên học và thực tập mười điều phước đức tu thân để chuyển hóa nghiệp chướng, báo chướng, phiền não chướng. Duyên mới, duyên cũ, oan trái duyên từ nay đều hóa giải và cùng tất cả những người xung quanh được cộng hưởng hạnh phúc an vui. Mười điều mà đức Phật đã nói trong kinh phước đức đó là:
Điều một: Lánh xa kẻ xấu ác, được thân cận người hiền, tôn kính bậc đáng kính, là phước đức lớn nhất.
Điều hai: Sống trong môi trường tốt, được tạo tác nhân lành, được đi trên đường chánh, là phước đức lớn nhất.
Điều ba: Có học có nghề hay, biết hành trì Giới luật, biết nói lời ái ngữ, là phước đức lớn nhất.
Điều bốn: Được cung phụng mẹ cha, yêu thương gia đình, được hành nghề thích hợp, là phước đức lớn nhất.
Điều năm: Sống ngay thẳng, bố thí, giúp thân bằng quyến thuộc, hành xử không tỳ vết là phước đức lớn nhất.
Điều sáu: Tránh làm điều ác, không say sưa nghiện ngập, tinh cần làm việc lành, là phước đức lớn nhất.
Điều bảy: Biết khiêm cung lễ độ, tri túc và biết ơn, không bỏ dịp học đạo, là phước đức lớn nhất.
Điều tám: Biết kiên trì phục thiện, thân cận giới xuất gia, dự pháp đàm học hỏi, là phước đức lớn nhất.
Điều chín: Sống tinh cần tỉnh thức, học chân lý nhiệm mầu, thực chứng được Niết-bàn, là phước đức lớn nhất.
Điều mười: Chung đụng trong nhân gian, tâm không hề lay chuyển, phiền não hết an nhiên, là phước đức lớn nhất.
Đức Phật dạy, ai sống được như thế đi đâu cũng an toàn, tới đâu cũng vững mạnh phước đức của tự thân.“Không làm các việc ác, vâng làm các việc lành, giữ tâm ý trong sạch”. Tu tập những điều phước đức như vậy đưa đến thành tựu tâm ý, vô tham, vô sân, vô si. Hành trì theo lời dạy mười điều ở trên là con đường chắc chắn đưa đến đời sống hài hòa và tiến bộ của cá nhân cũng như của xã hội, quốc gia và toàn nhân loại. Xuyên suốt nội dung bản kinh, đức Thế Tôn dạy về “tạo” phước mà không hề có chuyện “xin” phước, cho nên trong đạo Phật chỉ có chủ trương cầu nguyện mà tuyệt không có cầu xin. Vì Phật không có trực tiếp ban phước cho ta an lành mà thường chỉ dạy phương cách diệt khổ, chúng ta phải thực tập hành trì để tạo ra phước đức mới được bình an và giải thoát.
Tóm lại, mong ước được an lành chính là một sự phát nguyện vun bồi phước đức của tự thân được thể hiện qua sự chuyển hóa ba nghiệp thân, miệng, ý theo hướng thiện lành. Do đó, bình an và phước đức có thể tạo dựng ngay bây giờ và ở đây. “Nhân lành phước báu do làm thiện, đạo tâm tăng trưởng bởi chuyên tu”.
“Sống TÂM luôn KHAI mở,
Tốt bụng với mọi người,
Vui vì làm điều thiện,
Mừng vì cứu độ đời”.
Theo Tâm Khai