Lành dữ, họa phúc đều do tâm
Ngày đăng: 02:13:35 24-07-2015 . Xem: 3623
Chúng ta nên biết lành dữ, họa phúc đều do tâm tạo, vì không biết gìn giữ tâm mình, nên tự mình sống trong đau khổ, hối hận, ăn năn, ưu bi, sầu bi, lo lắng. Đức Phật muốn giúp cho chúng sinh có được cuộc sống an lành, tốt đẹp nên Phật dạy cần phải gìn giữ tâm mình canh phòng cẩn thận vì nếu không sẽ rơi vào đường tà ác.
Gìn giữ và làm chủ được tâm là điều chánh yếu, cốt lõi trong đạo Phật.
(1)
Trong kinh Pháp Cú Phật dạy rằng
Việc làm của bản thân ta
Do tâm do ý tạo ra dẫn đầu
Nói năng hành động trước sau
Ý mà ô nhiễm khổ đau theo kề
Tựa như là cái bánh xe
Theo chân con vật kéo lê trên đường
(2)
Việc làm của bản thân ta
Do tâm so ý tạo ra dẫn đầu
Nói năng hành động trước sau
Ý mà than tịnh dạt dào niềm vui
Và bao hạnh phúc trên đời
Theo ta như bóng khắp nơi theo hình
Người không tu học nên không có chánh kiến, nên để tâm tà nó dẫn vào đường ác, tạo ra tội lỗi, vì không canh phònh, ngăn chặn được tâm nên để tâm cấu uế nó lôi cuốn như tâm sân, tâm bi, tâm tham.
Đây chính là một trong những tâm sai lầm, lạc lối, khiến cho con người càng lúc càng đi sai đường, chúng ta cần phải kiểm soát tâm và ý của mình.
Bản tâm của mỗi người đều có hai mặt đó là chơn tâm và vọng tâm. Sống với chơn tâm là đưa đến hạnh phúc an lành, còn sống với vọng tâm là đưa tới đau khổ triền miên. Bởi vì vọng tâm khiến phát sinh những sư sai lầm, sự mê hoặc đưa đến hiểu biết không đúng đắn. Vì không tu tập các pháp lành nên đức Thế Tôn đã dạy ta phải canh phòng tâm, kiểm soát tâm nhờ vậy ta sẽ được an vui, sáng suốt và còn thấy rõ đâu là bờ giác để quay về.
Còn sống với vọng tâm sẽ dẫn chúng ta vào tội lỗi, tạo nên nghiệp ác sa vào ba đường dữ là địa ngục, ngạ quỷ súc sinh, khiến cho cuộc đời chíng ta đầy dẫy đau khổ, rầu lo ghen ghét, tức tối, giận hờn, trong biển khổ và không có ngày nào tìm thấy niềm vui an lạc. Nếu ngày nào ta để vọng tâm sai khiến thì ngày đó ta còn đau khổ.
Tâm con người đã quen chạy lăn xăn tìm tòi, thay đổi, hưởng thụ, chấp thủ. Cứ thích bay nhảy, hoạt động, không yên một chỗ. Trong nhà Phật có câu “Tâm viên ý mã” khó kềm chế nếu không biết tu. Người mang tâm cấu uế luôn chạy theo dục vọng, để thỏa mãn lòng tham không việc gì là không dám làm kể cả cướp của, giết người, để có được những ngũ dục tầm thường của thế gian. Chỉ có con đường ở gần Phật là chúng ta mới thấy an ổn, để được gần Phật ta phải thường xuyên niệm Phật, tụng kinh, trì chú, ngồi thiền, ra công tu tập thì ta mới thoát khỏi khổ đau, Và nếu ta không điều phục được tâm mình thì sớm hay muộn, ít hay nhiều gì ta cũng sẽ sa vào con đường tội lỗi. Khi ta xa rời con đường tu tập nghĩa là ta đang ở trong con đường ác dù là chưa làm ác, từ từ sẽ bị nhiễm nhiều hơn và dần dần ta không kền chế được tâm trí của mình và lạc lối, sai lầm mà không hay biết. Một người không tu cho dù giàu sang hay nghèo khó, vua chúa hay quan quân cũng không ai có thể tránh được một định luật an bài từ xưa cho đến nay, đó là sanh già, bệnh, chết. Không chỉ có con người mà tất cả mọi vạn vật đều phải theo quy luật của vô thường, hoại diệt.
Như vậy ta đi đâu để thấy con đường an lạc, chỉ có con đường của Bát Chánh Đạo là Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Niệm, Cháng Định, Chánh Ngữ, Chánh Mạng, Chánh Nghiệp, Chánh Tinh Tấn, trước nhất là Chánh Kiến tức cái thấy của chúng ta có chính xác hay không, thấy không chính xác là thấy ma tưởng Phật, thấy xấu tưởng tốt sẽ bị mắc sai lầm rất nguy hiểm vì vậy chúng ta nên luôn luôn lắng lòng thanh tịnh đề thấy theo cái thấy của Phật, không thấy theo cái thấy của thế gian.
Chỉ có con đường của Bát Chánh Đạo là con đường chơn chánh mới có đủ năng lực đưa tar a khỏi bến mê mà quay về bờ giác.
Nhưng tu tập là con đường khó mỗi người phải tự chiến thắng bản thân mình đừng để cho tâm tà nó chi phối ta, ngoài việc tụng kinh niệm Phật, trì chú, ta còn phải làm việc thiện để có thêm công đức tu tập như bố thí, cúng dường, giúp đỡ người nghèo khổ.
Hơn nữa chúng ta là những người tu học theo hạnh của Đức Phật, thấy người khổ cũng như mình khổ phải cứu giúp họ. Làm sao cho mọi người hết khổ được an vui, giải thoát, sanh tử, luân hồi là tâm nguyện của chư Phật và cũng là người con Phật của chúng ta.
Mạng sống ngắn ngủi của cải là giã tạm, chúng ta phải biết tận dụng thời gian của cải để làm lợi ích cho con người theo tinh thần vô ngã, vị tha mà Đức Phật đã dạy. Có được tâm thanh tịnh mới thấy Phật và nghe pháp được, tâm không thanh tịnh chỉ nghe ngôn ngữ không nghe được pháp.
Còn tâm hướng về Phật nên được gia bị tâm sáng lên đó là Pháp. Các vị chơn tu thường không ra khỏi thiền thất vì ở trong thiền thất để giữ tâm thanh tịnh mới an.
Tất cả chúng ta cũng nhận thấy rằng, cái tâm nó thúc đẩy cái thức làm việc, cũng như vua chỉ huy tất cả đình thần. Miệng nói lới ác thân làm việc ác nên hay chiêu tập quả báu đau khổ kịch liệt trong sáu đường. Nên biết rằng thân bị hủy trong diệt tan mất, việc ấy là do tâm tạo, kinh dạy rằng “Thế ngự tâm lại một chỗ thì việc gì cũng xong.
Vậy thì tâm trong sạch đó là nguồn gốc của giải thoát, ý thanh tịnh đó là nền tảng của sự tiến hóa, nhưng thân nghiệp, khẩu nghiệp thô thiển bên ngoài dễ trừ. Ý nghiệp rất vi tế bên trong thật là khó trừ.
Chỉ có Đức Phật là bậc Đại Thánh, nhất thiết trí, đối cới thân, khẩu, ý mới không cần gìn giữ, phàm phu ngu muội, mê lầm mà không canh phòng, kiểm soát thì làm sao không thoát khỏi đau lầm lạc. Vì thế nên kin dạy rằng; ‘Phòng ngừa cái ý như canh gác cửa thành, giữ gìn cái miệng như bưng kín miệng mình”. Khi giận hờn sân tâm liền khởi tập thành thói quen khó có thể sửa đổi mau chóng, không thể buông tâm mà không kiểm soát cnh phònh khiến cho thân và tâm phải khổ, là thân này nho nhớp, lại bị sự sanh già bệnh chết, nóng lạnh, đói khát, vất vã cực nhọc chi phối làm cho khổ sỡ không được tự tại an vui.
Tâm khổ là khi tâm ta khỏi phiền não, lửa thiêu đốt, dây phiền não trói buộc, tâm phiền não là vô minh tăm tối.
Người tu phải giữ vững lập trường tin chắc là lý nhân quả, đừng xao động vì tiếng hay dỡ bên ngoài, người đời vì có cái tôi nên phải khổ vì tôi.
Trong mười bốn điều tâm niệm có nói ‘Kẻ thù lớn nhất của chúng ta chính là ta’ tức cái ngã của mình làm khổ mình nhiều nhất. Trong kinh dạy rằng:
Bởi bản ngã quá to
Nên tham sân cũng bự
Bản ngã xả được rồi
Tham hận tự diệt tiêu
Nếu chúng ta khéo dụng tâm tu tập, bố thí là hạnh lành giúp cho ta buông xã chấp ngã dễ dàng. Người có trí tuệ biết rõ thân này là
đãi
da thúi, rồi đây nó sẽ chết, nên không quý trọng thân, lo lắng cho thân mà phải lợi dụng nó, khi còn sống phải gieo trồng phước đức để khi mất đi còn được cái phước, còn nếu lo tạo nghiệp để phục vụ cho thân ăn sang, mặc đẹp, lo cho nó đầy đủ thì ngày nào đó mất đi để lại cho ta đống nghiệp là đáng thương. Ngày nào còn sống ngày đó phải làm lợi ích, phước hệu song tu.
“Nay vui đời sau vui
Làm phước hai đời vui”.
Nếu biết sử dụng thân để làm việc thiện thì một ngày sống có phước, một năm sống có phước, một đời sống có phước.
Người bố thí với dụng tâm chân chính sẽ buông xã dễ dàng từ vật chất đến tâm hồn. Tâm nặng nề, mệt mỏi bời làm việc nhiều, cố chấp nhiều, căng thẳng nhiều, phải tập thư giản buông xã để thân tâm được bình an, bố thí là buông xã, buông xả để không vướng mắc, dính kẹt tự do vô ngại, không ngã, không sở
hữu n
gã sẽ không còn tham nhiễm, giận hờn, vì giận hờn là làm khổ mình, thường khoan dung tha thứ và cởi mở. Càng rộng lượng bao dung càng hạnh phúc. Càng cố chấp thì tự làm khổ ta mà thôi.
Buông xả để tâm nhẹ nhàng hồn nhiên và hạnh phúc. Cuộc đời là vô thường, tạm bợ không có gì cho ta phải lưu luyến khi sanh ra thì tay không, chẳng có gì dính thân, khi chết đi chẳng đem theo được gì. Danh vọng,nhà cửa, tiền bạc, ruộng vườn, v,v…cũng chỉ là con số không. Hãy tập bố thí để có phước đức tạo cho ta tương lai an lành tốt đẹp.
Nhờ thường xuyên bố thí
Buông xả thân tâm vật
Tham sân lần rơi rụng
Cuộc sống mới an lành.
Phật dạy khi bỏ thân này, muốn có thân khác đẹp hơn thì phải tạo duyên tốt. Như giữ được năm giới trọn vẹn thì đời sau trở lại làm người đủ năm điều kiện tốt: Không sát sanh thì tuổi thọ dài. Không trộm cướp thì có nhiều của. Không tà dâm thì đẹp đẽ trang nghiêm. Không nói dối thì ngôn ngữ được lưu loát. Không uống rượu thì trí tuệ thông minh. Chỉ có cái tâm kiên định, sáng suốt ta mới giữ được giới. Và đây cũng chính là công phu tu tập đích thực của người học đạo giải thoát bước, đi tự tại trên con đường mà đức Thế Tôn đã đi qua.
Gìn giữ và làm chủ được tâm là điều chánh yếu, cốt lõi trong đạo Phật.
(1)
Trong kinh Pháp Cú Phật dạy rằng
Việc làm của bản thân ta
Do tâm do ý tạo ra dẫn đầu
Nói năng hành động trước sau
Ý mà ô nhiễm khổ đau theo kề
Tựa như là cái bánh xe
Theo chân con vật kéo lê trên đường
(2)
Việc làm của bản thân ta
Do tâm so ý tạo ra dẫn đầu
Nói năng hành động trước sau
Ý mà than tịnh dạt dào niềm vui
Và bao hạnh phúc trên đời
Theo ta như bóng khắp nơi theo hình
Người không tu học nên không có chánh kiến, nên để tâm tà nó dẫn vào đường ác, tạo ra tội lỗi, vì không canh phònh, ngăn chặn được tâm nên để tâm cấu uế nó lôi cuốn như tâm sân, tâm bi, tâm tham.
Đây chính là một trong những tâm sai lầm, lạc lối, khiến cho con người càng lúc càng đi sai đường, chúng ta cần phải kiểm soát tâm và ý của mình.
Bản tâm của mỗi người đều có hai mặt đó là chơn tâm và vọng tâm. Sống với chơn tâm là đưa đến hạnh phúc an lành, còn sống với vọng tâm là đưa tới đau khổ triền miên. Bởi vì vọng tâm khiến phát sinh những sư sai lầm, sự mê hoặc đưa đến hiểu biết không đúng đắn. Vì không tu tập các pháp lành nên đức Thế Tôn đã dạy ta phải canh phòng tâm, kiểm soát tâm nhờ vậy ta sẽ được an vui, sáng suốt và còn thấy rõ đâu là bờ giác để quay về.
Còn sống với vọng tâm sẽ dẫn chúng ta vào tội lỗi, tạo nên nghiệp ác sa vào ba đường dữ là địa ngục, ngạ quỷ súc sinh, khiến cho cuộc đời chíng ta đầy dẫy đau khổ, rầu lo ghen ghét, tức tối, giận hờn, trong biển khổ và không có ngày nào tìm thấy niềm vui an lạc. Nếu ngày nào ta để vọng tâm sai khiến thì ngày đó ta còn đau khổ.
Tâm con người đã quen chạy lăn xăn tìm tòi, thay đổi, hưởng thụ, chấp thủ. Cứ thích bay nhảy, hoạt động, không yên một chỗ. Trong nhà Phật có câu “Tâm viên ý mã” khó kềm chế nếu không biết tu. Người mang tâm cấu uế luôn chạy theo dục vọng, để thỏa mãn lòng tham không việc gì là không dám làm kể cả cướp của, giết người, để có được những ngũ dục tầm thường của thế gian. Chỉ có con đường ở gần Phật là chúng ta mới thấy an ổn, để được gần Phật ta phải thường xuyên niệm Phật, tụng kinh, trì chú, ngồi thiền, ra công tu tập thì ta mới thoát khỏi khổ đau, Và nếu ta không điều phục được tâm mình thì sớm hay muộn, ít hay nhiều gì ta cũng sẽ sa vào con đường tội lỗi. Khi ta xa rời con đường tu tập nghĩa là ta đang ở trong con đường ác dù là chưa làm ác, từ từ sẽ bị nhiễm nhiều hơn và dần dần ta không kền chế được tâm trí của mình và lạc lối, sai lầm mà không hay biết. Một người không tu cho dù giàu sang hay nghèo khó, vua chúa hay quan quân cũng không ai có thể tránh được một định luật an bài từ xưa cho đến nay, đó là sanh già, bệnh, chết. Không chỉ có con người mà tất cả mọi vạn vật đều phải theo quy luật của vô thường, hoại diệt.
Như vậy ta đi đâu để thấy con đường an lạc, chỉ có con đường của Bát Chánh Đạo là Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Niệm, Cháng Định, Chánh Ngữ, Chánh Mạng, Chánh Nghiệp, Chánh Tinh Tấn, trước nhất là Chánh Kiến tức cái thấy của chúng ta có chính xác hay không, thấy không chính xác là thấy ma tưởng Phật, thấy xấu tưởng tốt sẽ bị mắc sai lầm rất nguy hiểm vì vậy chúng ta nên luôn luôn lắng lòng thanh tịnh đề thấy theo cái thấy của Phật, không thấy theo cái thấy của thế gian.
Chỉ có con đường của Bát Chánh Đạo là con đường chơn chánh mới có đủ năng lực đưa tar a khỏi bến mê mà quay về bờ giác.
Nhưng tu tập là con đường khó mỗi người phải tự chiến thắng bản thân mình đừng để cho tâm tà nó chi phối ta, ngoài việc tụng kinh niệm Phật, trì chú, ta còn phải làm việc thiện để có thêm công đức tu tập như bố thí, cúng dường, giúp đỡ người nghèo khổ.
Hơn nữa chúng ta là những người tu học theo hạnh của Đức Phật, thấy người khổ cũng như mình khổ phải cứu giúp họ. Làm sao cho mọi người hết khổ được an vui, giải thoát, sanh tử, luân hồi là tâm nguyện của chư Phật và cũng là người con Phật của chúng ta.
Mạng sống ngắn ngủi của cải là giã tạm, chúng ta phải biết tận dụng thời gian của cải để làm lợi ích cho con người theo tinh thần vô ngã, vị tha mà Đức Phật đã dạy. Có được tâm thanh tịnh mới thấy Phật và nghe pháp được, tâm không thanh tịnh chỉ nghe ngôn ngữ không nghe được pháp.
Còn tâm hướng về Phật nên được gia bị tâm sáng lên đó là Pháp. Các vị chơn tu thường không ra khỏi thiền thất vì ở trong thiền thất để giữ tâm thanh tịnh mới an.
Tất cả chúng ta cũng nhận thấy rằng, cái tâm nó thúc đẩy cái thức làm việc, cũng như vua chỉ huy tất cả đình thần. Miệng nói lới ác thân làm việc ác nên hay chiêu tập quả báu đau khổ kịch liệt trong sáu đường. Nên biết rằng thân bị hủy trong diệt tan mất, việc ấy là do tâm tạo, kinh dạy rằng “Thế ngự tâm lại một chỗ thì việc gì cũng xong.
Vậy thì tâm trong sạch đó là nguồn gốc của giải thoát, ý thanh tịnh đó là nền tảng của sự tiến hóa, nhưng thân nghiệp, khẩu nghiệp thô thiển bên ngoài dễ trừ. Ý nghiệp rất vi tế bên trong thật là khó trừ.
Chỉ có Đức Phật là bậc Đại Thánh, nhất thiết trí, đối cới thân, khẩu, ý mới không cần gìn giữ, phàm phu ngu muội, mê lầm mà không canh phòng, kiểm soát thì làm sao không thoát khỏi đau lầm lạc. Vì thế nên kin dạy rằng; ‘Phòng ngừa cái ý như canh gác cửa thành, giữ gìn cái miệng như bưng kín miệng mình”. Khi giận hờn sân tâm liền khởi tập thành thói quen khó có thể sửa đổi mau chóng, không thể buông tâm mà không kiểm soát cnh phònh khiến cho thân và tâm phải khổ, là thân này nho nhớp, lại bị sự sanh già bệnh chết, nóng lạnh, đói khát, vất vã cực nhọc chi phối làm cho khổ sỡ không được tự tại an vui.
Tâm khổ là khi tâm ta khỏi phiền não, lửa thiêu đốt, dây phiền não trói buộc, tâm phiền não là vô minh tăm tối.
Người tu phải giữ vững lập trường tin chắc là lý nhân quả, đừng xao động vì tiếng hay dỡ bên ngoài, người đời vì có cái tôi nên phải khổ vì tôi.
Trong mười bốn điều tâm niệm có nói ‘Kẻ thù lớn nhất của chúng ta chính là ta’ tức cái ngã của mình làm khổ mình nhiều nhất. Trong kinh dạy rằng:
Bởi bản ngã quá to
Nên tham sân cũng bự
Bản ngã xả được rồi
Tham hận tự diệt tiêu
Nếu chúng ta khéo dụng tâm tu tập, bố thí là hạnh lành giúp cho ta buông xã chấp ngã dễ dàng. Người có trí tuệ biết rõ thân này là
đãi
da thúi, rồi đây nó sẽ chết, nên không quý trọng thân, lo lắng cho thân mà phải lợi dụng nó, khi còn sống phải gieo trồng phước đức để khi mất đi còn được cái phước, còn nếu lo tạo nghiệp để phục vụ cho thân ăn sang, mặc đẹp, lo cho nó đầy đủ thì ngày nào đó mất đi để lại cho ta đống nghiệp là đáng thương. Ngày nào còn sống ngày đó phải làm lợi ích, phước hệu song tu.
“Nay vui đời sau vui
Làm phước hai đời vui”.
Nếu biết sử dụng thân để làm việc thiện thì một ngày sống có phước, một năm sống có phước, một đời sống có phước.
Người bố thí với dụng tâm chân chính sẽ buông xã dễ dàng từ vật chất đến tâm hồn. Tâm nặng nề, mệt mỏi bời làm việc nhiều, cố chấp nhiều, căng thẳng nhiều, phải tập thư giản buông xã để thân tâm được bình an, bố thí là buông xã, buông xả để không vướng mắc, dính kẹt tự do vô ngại, không ngã, không sở
hữu n
gã sẽ không còn tham nhiễm, giận hờn, vì giận hờn là làm khổ mình, thường khoan dung tha thứ và cởi mở. Càng rộng lượng bao dung càng hạnh phúc. Càng cố chấp thì tự làm khổ ta mà thôi.
Buông xả để tâm nhẹ nhàng hồn nhiên và hạnh phúc. Cuộc đời là vô thường, tạm bợ không có gì cho ta phải lưu luyến khi sanh ra thì tay không, chẳng có gì dính thân, khi chết đi chẳng đem theo được gì. Danh vọng,nhà cửa, tiền bạc, ruộng vườn, v,v…cũng chỉ là con số không. Hãy tập bố thí để có phước đức tạo cho ta tương lai an lành tốt đẹp.
Nhờ thường xuyên bố thí
Buông xả thân tâm vật
Tham sân lần rơi rụng
Cuộc sống mới an lành.
Phật dạy khi bỏ thân này, muốn có thân khác đẹp hơn thì phải tạo duyên tốt. Như giữ được năm giới trọn vẹn thì đời sau trở lại làm người đủ năm điều kiện tốt: Không sát sanh thì tuổi thọ dài. Không trộm cướp thì có nhiều của. Không tà dâm thì đẹp đẽ trang nghiêm. Không nói dối thì ngôn ngữ được lưu loát. Không uống rượu thì trí tuệ thông minh. Chỉ có cái tâm kiên định, sáng suốt ta mới giữ được giới. Và đây cũng chính là công phu tu tập đích thực của người học đạo giải thoát bước, đi tự tại trên con đường mà đức Thế Tôn đã đi qua.
Đoàn Thị Minh - Diệu Quang