Nuôi bệnh được phước
Ngày đăng: 13:53:34 20-01-2015 . Xem: 1432
Bệnh tật là vấn đề tất yếu của đời sống con người, có thân thì có bệnh. Người đời sống bên vợ chồng con cái khi đau ốm được người thân săn sóc, có đau mà đỡ khổ. Còn người xuất gia sống du hành, rày đây mai đó, tứ cố vô thân nên khi ngã bệnh quả thật gian nan. Thế Tôn hiểu rõ tâm trạng bệnh khổ nên rất quan tâm và thường chỉ dạy tứ chúng đệ tử phát tâm săn sóc người bệnh.
Nuôi bệnh, trước cần có cái tâm thương người. Ngoài hiểu và thương, người nuôi bệnh cần có những kỹ năng săn sóc thân thể và chăm dưỡng tinh thần, giúp bệnh nhân thân tâm đều thoải mái thì mới mau lành. Thế Tôn từng dạy, săn sóc người bệnh thì phước báo cũng giống như săn sóc cho Như Lai vậy. Hãy nghe Thế Tôn nói về cách săn sóc bệnh nhân nhằm giúp mình và người đều được phước báo.
“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
Nếu người săn sóc bệnh, thành tựu năm pháp này khiến người bệnh chẳng lành, nằm mãi trên giường chiếu. Thế nào là năm? Ở đây, người khán bệnh không phân biệt thuốc hay; lười biếng, tâm không dũng mãnh; thường ưa sân giận và ưa ngủ nghỉ; vì tham ăn nên coi sóc bệnh nhân không dùng pháp cung dưỡng; cũng không trò chuyện với bệnh nhân.
Đó là, Tỳ-kheo! Nếu người săn sóc bệnh thành tựu năm pháp này thì bệnh chẳng lành được.
Này Tỳ-kheo! Nếu người săn sóc bệnh thành tựu năm pháp này thì người bệnh được lành, chẳng nằm liệt giường chiếu. Thế nào là năm? Ở đây người khán bệnh phân biệt thuốc hay; cũng không lười biếng, dậy trước, nằm sau; thường ưa chuyện vãn, ít ngủ nghỉ; dùng pháp cung dưỡng, không tham ăn uống; chịu thuyết pháp cho bệnh nhân.
Này Tỳ-kheo! Đó là người săn sóc bệnh thành tựu năm pháp này, bệnh có lúc được lành.
Cho nên, các Tỳ-kheo! Lúc săn sóc người bệnh thì nên bỏ năm pháp trước, thành tựu năm pháp sau. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm Thiện tụ,
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.241)
Một người khéo nuôi bệnh, dẫu chúng ta không phải là thầy thuốc nhưng cũng nên hết sức để ý về thuốc. Biết rõ loại thuốc nào bệnh nhân dùng thì bớt, loại thuốc nào dùng không bớt hoặc có các tác dụng phụ không mong muốn để nói cho thầy thuốc biết nhằm điều chỉnh kịp thời.
Kế đến là siêng năng trong việc chăm sóc, ngủ sau và dậy trước người bệnh. Người bệnh thường đau khổ, khó chịu nên đã phát tâm nuôi bệnh thì không nên giận hờn hay bực tức với họ. Ngược lại cần chuyện trò, sẻ chia, tâm sự với người bệnh nhiều hơn. Ngoài thuốc thang thì vấn đề ăn uống, bồi bổ cho người bệnh cũng khiến cho sức khỏe bệnh nhân chóng được hồi phục.
Điều quan trọng nhất mà người nuôi bệnh cần có là tìm cách giải tỏa những tâm lý bất an, sầu muộn khiến cho người bệnh tuy có đau mà ít khổ. Thế Tôn gọi là “thuyết pháp cho bệnh nhân”. Bệnh tật dĩ nhiên là điều không ai muốn. Khi mang bệnh, rõ ràng đó là nghiệp của mình, do mình gây tạo trong quá khứ xa hoặc gần nên không phiền trách ai, không đổ lỗi cho ai, chỉ tự trách mình và lo điều trị.
Mặt khác, người nuôi bệnh cần nhắc cho bệnh nhân biết rõ là ai cũng có bệnh, bệnh tật vốn không chừa một ai, không phải chỉ một mình họ bị bệnh để không mặc cảm. Ngay cả khi biết người bệnh không thể qua khỏi, người khéo nuôi bệnh nên tìm cách nói cho người bệnh hiểu đó cũng là chuyện thường, ai mà chẳng trải qua sanh già bệnh chết. Người khỏe hay người bệnh cũng phải ra đi, chỉ khác là trước hay sau mà thôi.
Nói chung, một người khéo nuôi bệnh thì có khả năng chăm sóc cả thân thể lẫn tinh thần cho người bệnh. Làm được như vậy thì được phước vô lượng, mình và người đều hạnh phúc, an vui.
Nuôi bệnh, trước cần có cái tâm thương người. Ngoài hiểu và thương, người nuôi bệnh cần có những kỹ năng săn sóc thân thể và chăm dưỡng tinh thần, giúp bệnh nhân thân tâm đều thoải mái thì mới mau lành. Thế Tôn từng dạy, săn sóc người bệnh thì phước báo cũng giống như săn sóc cho Như Lai vậy. Hãy nghe Thế Tôn nói về cách săn sóc bệnh nhân nhằm giúp mình và người đều được phước báo.
“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
Nếu người săn sóc bệnh, thành tựu năm pháp này khiến người bệnh chẳng lành, nằm mãi trên giường chiếu. Thế nào là năm? Ở đây, người khán bệnh không phân biệt thuốc hay; lười biếng, tâm không dũng mãnh; thường ưa sân giận và ưa ngủ nghỉ; vì tham ăn nên coi sóc bệnh nhân không dùng pháp cung dưỡng; cũng không trò chuyện với bệnh nhân.
Đó là, Tỳ-kheo! Nếu người săn sóc bệnh thành tựu năm pháp này thì bệnh chẳng lành được.
Này Tỳ-kheo! Nếu người săn sóc bệnh thành tựu năm pháp này thì người bệnh được lành, chẳng nằm liệt giường chiếu. Thế nào là năm? Ở đây người khán bệnh phân biệt thuốc hay; cũng không lười biếng, dậy trước, nằm sau; thường ưa chuyện vãn, ít ngủ nghỉ; dùng pháp cung dưỡng, không tham ăn uống; chịu thuyết pháp cho bệnh nhân.
Này Tỳ-kheo! Đó là người săn sóc bệnh thành tựu năm pháp này, bệnh có lúc được lành.
Cho nên, các Tỳ-kheo! Lúc săn sóc người bệnh thì nên bỏ năm pháp trước, thành tựu năm pháp sau. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm Thiện tụ,
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.241)
Một người khéo nuôi bệnh, dẫu chúng ta không phải là thầy thuốc nhưng cũng nên hết sức để ý về thuốc. Biết rõ loại thuốc nào bệnh nhân dùng thì bớt, loại thuốc nào dùng không bớt hoặc có các tác dụng phụ không mong muốn để nói cho thầy thuốc biết nhằm điều chỉnh kịp thời.
Kế đến là siêng năng trong việc chăm sóc, ngủ sau và dậy trước người bệnh. Người bệnh thường đau khổ, khó chịu nên đã phát tâm nuôi bệnh thì không nên giận hờn hay bực tức với họ. Ngược lại cần chuyện trò, sẻ chia, tâm sự với người bệnh nhiều hơn. Ngoài thuốc thang thì vấn đề ăn uống, bồi bổ cho người bệnh cũng khiến cho sức khỏe bệnh nhân chóng được hồi phục.
Điều quan trọng nhất mà người nuôi bệnh cần có là tìm cách giải tỏa những tâm lý bất an, sầu muộn khiến cho người bệnh tuy có đau mà ít khổ. Thế Tôn gọi là “thuyết pháp cho bệnh nhân”. Bệnh tật dĩ nhiên là điều không ai muốn. Khi mang bệnh, rõ ràng đó là nghiệp của mình, do mình gây tạo trong quá khứ xa hoặc gần nên không phiền trách ai, không đổ lỗi cho ai, chỉ tự trách mình và lo điều trị.
Mặt khác, người nuôi bệnh cần nhắc cho bệnh nhân biết rõ là ai cũng có bệnh, bệnh tật vốn không chừa một ai, không phải chỉ một mình họ bị bệnh để không mặc cảm. Ngay cả khi biết người bệnh không thể qua khỏi, người khéo nuôi bệnh nên tìm cách nói cho người bệnh hiểu đó cũng là chuyện thường, ai mà chẳng trải qua sanh già bệnh chết. Người khỏe hay người bệnh cũng phải ra đi, chỉ khác là trước hay sau mà thôi.
Nói chung, một người khéo nuôi bệnh thì có khả năng chăm sóc cả thân thể lẫn tinh thần cho người bệnh. Làm được như vậy thì được phước vô lượng, mình và người đều hạnh phúc, an vui.
Quảng Tánh