Phải buông những thứ mình thích ôm
Ngày đăng: 22:58:45 09-01-2019 . Xem: 1169
Học Phật, tu Phật là phải buông hết những thứ mà mình vẫn thích ôm. Nếu thấy tự xét khả năng buông bỏ quá kém thì nên hạn chế sở hữu những thứ khó buông.
Tôi nói chuyện của tôi luôn, tôi năm chục tuổi rồi, bây giờ có cho tôi cái gì đi nữa tôi cũng đem đi làm phước hết. Nói như vậy không có nghĩa là tôi khoe tôi hay, tôi bố thí, tôi tu hành tinh tấn.
Không có. Nhưng tôi biết trước là tôi sẽ đau lòng khi tôi ra đi mà để lại quá nhiều thứ, đặc biệt là bỏ lại cho những kẻ mà tôi không quen biết hoặc tôi thấy họ không xứng đáng. Tôi không có cam tâm , tôi không có đành lòng.
Chiều nay mà xe cứu thương đưa tôi vô bệnh viện, nếu tôi phải để lại các bức tượng, để lại cái tủ Đại Tạng Nam Truyền, tôi sẽ để lại cho ai?
Tôi đã tính rồi, những thứ đó tôi sẽ chuyển hết về Miến Điện, ở Maymyo đó. Một, nếu gấp quá mà tôi chưa tạo được chỗ nào cho hành giả VN thì tôi sẽ đẩy hết vô học viện Sitagu, hoặc là trường đại học Thevada University ở Yangon. Tôi cúng cho họ là họ lấy liền. Còn nếu có tạo được một chỗ cho bà con thì tôi sẽ rước hết về đó, tôi tôn trí ở đó. Nghĩa là trong chỗ gọi là thiền đường của VN tại Miến Điện đó. Sẽ có những bức tượng nhìn vô là tê tái, sẽ có một tủ Nam Truyền Đại Tạng phải nói là chói chang nắng hạ nghen.
Nhưng nếu thấy không xong thì tôi phải trối lại người nào chăm sóc tôi ở bệnh viện: Làm ơn chuyển hết về Sitagu cho tôi. Sitagu là Đại học thứ hai của Phật giáo Theravada tại Sagaing Mandalay đó. Phải như vậy chứ tôi không có cam tâm mơ hồ về những số phận của những thứ mà tôi thương quí một đời. Bây giờ nó đi về đâu đây, uổng lắm! Những thứ đó giá trị vật chất không bao nhiêu, nhưng những pho tượng, tủ sách của tôi… “kinh dị” lắm. Chẳng hạn như riêng sách tiếng Việt là quí vị đọc lạnh xương sống rồi: nguyên bộ A Tỳ Đạt Ma Tỳ Bà Sa Luận, tiếng Việt đó, một bộ A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận, một bộ Du Già Sư Địa Luận, Thành Thật Luận, rồi nguyên bộ đặc san Tư Tưởng (Vạn Hạnh, trước 75), rồi nguyên bộ Mật Giáo Toàn Tập bằng tiếng Hán và tiếng Nhật, dĩ nhiên là trong đó tiếng Tất Đàn dày đặc như quân Nguyên. Mấy thầy tu Mật mà thấy tủ sách Mật giáo của tôi là mấy thầy… khóc ròng, ‘không có cửa’ bằng tôi nghen. Tủ của tôi là phải xuất sắc, tủ sách về Mật giáo bộ đó! Tôi là Nam Tông Theravada chánh hiệu nhưng mà phải nói tủ sách đó là ngất ngây, các vị ấy nhìn là chỉ có… điên (vì mê) thôi.
Và tôi chủ trương đi đâu cũng chỉ mang theo những hình Phật ở trong phone hay trong ipad thôi nhưng trụ xứ của tôi luôn luôn có những bức tượng phải nói nhìn là ‘mệt mỏi’ lắm nghen. Những thứ đó tôi tự thấy khó có khả năng buông bỏ.
Chiều nay trong room này tôi mong rằng những ai mà có lòng tu thiệt tình nên ghi nhận mấy câu nói này:
Đây là những câu bà con phải nhớ nằm lòng. Bởi vì, có bao nhiêu thầy bà, bạn bè hộ niệm vẫn không bằng mấy câu này.
Tôi nói chuyện của tôi luôn, tôi năm chục tuổi rồi, bây giờ có cho tôi cái gì đi nữa tôi cũng đem đi làm phước hết. Nói như vậy không có nghĩa là tôi khoe tôi hay, tôi bố thí, tôi tu hành tinh tấn.
Không có. Nhưng tôi biết trước là tôi sẽ đau lòng khi tôi ra đi mà để lại quá nhiều thứ, đặc biệt là bỏ lại cho những kẻ mà tôi không quen biết hoặc tôi thấy họ không xứng đáng. Tôi không có cam tâm , tôi không có đành lòng.
Chiều nay mà xe cứu thương đưa tôi vô bệnh viện, nếu tôi phải để lại các bức tượng, để lại cái tủ Đại Tạng Nam Truyền, tôi sẽ để lại cho ai?
Tôi đã tính rồi, những thứ đó tôi sẽ chuyển hết về Miến Điện, ở Maymyo đó. Một, nếu gấp quá mà tôi chưa tạo được chỗ nào cho hành giả VN thì tôi sẽ đẩy hết vô học viện Sitagu, hoặc là trường đại học Thevada University ở Yangon. Tôi cúng cho họ là họ lấy liền. Còn nếu có tạo được một chỗ cho bà con thì tôi sẽ rước hết về đó, tôi tôn trí ở đó. Nghĩa là trong chỗ gọi là thiền đường của VN tại Miến Điện đó. Sẽ có những bức tượng nhìn vô là tê tái, sẽ có một tủ Nam Truyền Đại Tạng phải nói là chói chang nắng hạ nghen.
Nhưng nếu thấy không xong thì tôi phải trối lại người nào chăm sóc tôi ở bệnh viện: Làm ơn chuyển hết về Sitagu cho tôi. Sitagu là Đại học thứ hai của Phật giáo Theravada tại Sagaing Mandalay đó. Phải như vậy chứ tôi không có cam tâm mơ hồ về những số phận của những thứ mà tôi thương quí một đời. Bây giờ nó đi về đâu đây, uổng lắm! Những thứ đó giá trị vật chất không bao nhiêu, nhưng những pho tượng, tủ sách của tôi… “kinh dị” lắm. Chẳng hạn như riêng sách tiếng Việt là quí vị đọc lạnh xương sống rồi: nguyên bộ A Tỳ Đạt Ma Tỳ Bà Sa Luận, tiếng Việt đó, một bộ A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận, một bộ Du Già Sư Địa Luận, Thành Thật Luận, rồi nguyên bộ đặc san Tư Tưởng (Vạn Hạnh, trước 75), rồi nguyên bộ Mật Giáo Toàn Tập bằng tiếng Hán và tiếng Nhật, dĩ nhiên là trong đó tiếng Tất Đàn dày đặc như quân Nguyên. Mấy thầy tu Mật mà thấy tủ sách Mật giáo của tôi là mấy thầy… khóc ròng, ‘không có cửa’ bằng tôi nghen. Tủ của tôi là phải xuất sắc, tủ sách về Mật giáo bộ đó! Tôi là Nam Tông Theravada chánh hiệu nhưng mà phải nói tủ sách đó là ngất ngây, các vị ấy nhìn là chỉ có… điên (vì mê) thôi.
Và tôi chủ trương đi đâu cũng chỉ mang theo những hình Phật ở trong phone hay trong ipad thôi nhưng trụ xứ của tôi luôn luôn có những bức tượng phải nói nhìn là ‘mệt mỏi’ lắm nghen. Những thứ đó tôi tự thấy khó có khả năng buông bỏ.
Chiều nay trong room này tôi mong rằng những ai mà có lòng tu thiệt tình nên ghi nhận mấy câu nói này:
1. Đừng bao giờ để mình chết trong sự sợ hãi và tiếc nuối và thay vào đó nên chết trong sự thanh thản hoặc tệ lắm là trong sự chán chường.
2. Nếu tự xét thấy khả năng buông bỏ của mình quá kém thì ngay bây giờ nên hạn chế việc sở hữu những thứ khó buông bỏ.
2. Nếu tự xét thấy khả năng buông bỏ của mình quá kém thì ngay bây giờ nên hạn chế việc sở hữu những thứ khó buông bỏ.
Đây là những câu bà con phải nhớ nằm lòng. Bởi vì, có bao nhiêu thầy bà, bạn bè hộ niệm vẫn không bằng mấy câu này.