• Trang Chủ
  • Thông Tin
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút - Văn học
    • Tự truyện
    • Nghệ thuật
    • Truyện ngắn
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Nhật ký hành trình
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Giới thiệu sách mới
  • Giáo Dục
    • Thai giáo
    • Thiếu nhi
    • Thanh niên
    • Hôn nhân
    • Kiến thức
    • Phật giáo
    • Gia Đình Phật Tử
  • Nghiên Cứu
    • Lịch sử
    • Phật học
    • Khoa học
    • Văn học
    • Văn hóa
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Máy ảnh - Lens
    • Gia Đình Phật Tử
  • Tam Tạng
    • Kinh
    • Luật
    • Luận
  • Tự Viện
    • Di tích
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Nghệ Thuật
    • Điện ảnh
    • Kiến trúc
    • Hội họa
    • Thư pháp
    • Đồ họa
    • Sân khấu
    • Âm nhạc
  • Pháp Âm
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Khóa tu
    • Audio Phật giáo
    • Video Phật giáo
    • Nhật ký du lịch
  • Media Đất Việt
    • Đất Việt Media
  • Hoa Sen Audio
    • Audio
    • Media Audio
    • Truyện Dài
    • Lời Phật Dạy
  • Đọc Sách
    • Văn Học Phật Giáo
    • Văn Học Dân Gian
    • Văn Học Hiện Đại
    • Văn Học Nước Ngoài
    • Sách Hay
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Thông Tin
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút - Văn học
    • Tự truyện
    • Nghệ thuật
    • Truyện ngắn
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Nhật ký hành trình
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Giới thiệu sách mới
  • Giáo Dục
    • Thai giáo
    • Thiếu nhi
    • Thanh niên
    • Hôn nhân
    • Kiến thức
    • Phật giáo
    • Gia Đình Phật Tử
  • Nghiên Cứu
    • Lịch sử
    • Phật học
    • Khoa học
    • Văn học
    • Văn hóa
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Máy ảnh - Lens
    • Gia Đình Phật Tử
  • Tam Tạng
    • Kinh
    • Luật
    • Luận
  • Tự Viện
    • Di tích
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Nghệ Thuật
    • Điện ảnh
    • Kiến trúc
    • Hội họa
    • Thư pháp
    • Đồ họa
    • Sân khấu
    • Âm nhạc
  • Pháp Âm
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Khóa tu
    • Audio Phật giáo
    • Video Phật giáo
    • Nhật ký du lịch
  • Media Đất Việt
    • Đất Việt Media
  • Hoa Sen Audio
    • Audio
    • Media Audio
    • Truyện Dài
    • Lời Phật Dạy
  • Đọc Sách
    • Văn Học Phật Giáo
    • Văn Học Dân Gian
    • Văn Học Hiện Đại
    • Văn Học Nước Ngoài
    • Sách Hay
  • Trang chủ

  • Phật Học

  • Phật học ứng dụng

Sống không làm hại chúng sanh

Ngày đăng: 08:11:58 18-07-2015 . Xem: 3445
  • Google +
  • Tweet
Trong 3 tiêu chuẩn của đạo đức, tiêu chuẩn không làm hại chúng sinh cũng rất quan trọng để xác định đạo đức của một con người. Người được gọi là có đạo đức ngoài 2 tiêu chuẩn không làm khổ mình và không làm khổ người khác, phải biết sống không làm hại chúng sinh nữa mới gọi là người có đạo đức. Đó là những hành động, lời nói và suy nghĩ không gây hại đến chúng sinh. Để làm được việc này, chúng ta phải xem các loài động vật như người thân của mình.  Ví dụ như:

Không đánh đập, giết hại các loài động vật.
Không ăn thịt các loài động vật.
Không nhốt, cột dây vào các loài động vật. Nhiều người rất thích nuôi chim để nghe chúng hót. Đâu ai biết rằng những tiếng hót đó là những tiếng hót ngục tù, bi ai, sầu thảm, than vãn cho cuộc đời ngục tù của mình. Chỉ có tiếng hót của những chú chim được tự do mới là những tiếng hót vui vẻ và hạnh phúc.
Không dùng các loài động vật kéo, tải, làm những việc nặng nhọc.
Không dùng các loài động vật làm trò tiêu khiển, mua vui, cá độ để kiếm tiền như múa xiếc, làm trò ngoài đường phố, đua ngựa chó, đá gà, đá dế, đá cá, đấu trâu, chọi bò...
Không buôn bán các loài động vật kể cả sống hay chết, nấu món ăn bằng thịt động vật. Không mở quán ăn, nhà hàng, quán nhậu bán thịt sống hay chết của các loài động vật.
Không nên giết các loài động vật để cúng ông bà tổ tiên, Trời, Đất hoặc Thượng Đế, Thần Thánh. Giết hại chúng sinh là sẽ mang nghiệp nặng, chúng ta muốn ông bà tổ tiên được tái sanh làm người và có phước báo trong cuộc sống kế tiếp, vậy mà chúng ta vì ông bà mà tạo nghiệp xấu thì càng hại ông bà tổ tiên. Thượng Đế, Thần Thánh là những người biết thương yêu chúng sinh, thử hỏi khi chúng ta giết hại chúng sinh để dâng cho các vị thì các vị có dám nhận hay không? Các vị có tha lỗi cho những kẻ sát sinh như chúng ta không? Hơn nữa thịt động vật chết là những thứ hôi thối bất tịnh mà đem dâng cho Thượng Đế Thần Thánh thì chúng ta coi họ ra gì?  Đức Phật dạy chỉ nên thắp 5 thứ tâm hương: Giới hương, định hương, tuệ hương, giải thoát hương và giải thoát tri kiến hương.
Không săn bắn các loài động vật.
Không làm nghề bắt các loài động vật như câu cá, đánh cá, chài lưới,…
Không làm nghề sản xuất thịt động vật hoặc các sản phẩm thủy sản như tôm, cá, bò, cua, ghẹ, mực, gà, bò, heo, …
Không nuôi các loài động vật để giết lấy thịt, để bán hoặc lấy một phần cơ thể để bán hoặc làm thuốc như nuôi gấu lấy mật,…
Không làm nghề giảng sư dạy người khác nuôi động vật để bán.
Không sản xuất, chế tạo dụng cụ săn bắn, đánh bắt, câu cá, bẫy các loài động vật.
Không vận chuyển các loài động vật như đem bán, bắt được,…
Không sản xuất những đồ vật bằng da, lông, sừng, răng, móng,.. của các loài động vật như quần áo, khăn, đồ trang sức, mũ, giày, dép, dây thắt lưng, túi sách, bóp tiền, lược, cây cài tóc, đồ cạo gió, bàn, ghế, salon, sofa, …
Không cho các loài động vật ăn cơm thừa canh cặn của mình. Tất cả những loài động vật nuôi trong nhà đều có duyên nhân quả với chúng ta như bà con cha mẹ, anh chị em của mình. Do vậy chúng ta nên đối xử với chúng cũng giống như những người thân nên cho ăn những thức ăn chay, và cũng tốt như mình ăn. Trước khi mình ăn thì nên cho các loài động vật ăn trước chứ không phải ăn sau. Bát đựng thức ăn và uống cũng phải được rữa sau mỗi bữa ăn. Ngủ cũng phải có chổ êm ấm đầy đủ, trời lạnh thì cho mặc áo,…
Thường dẫn các loài động vật đi chơi,…
Khi chúng bị bệnh cũng nên đem các loài động vật đi bác sĩ chữa bệnh, chích thuốc định kỳ để ngừa bệnh,… chăm sóc như chăm sóc con mình vậy.
Khi thấy một con vật cắn hoặc chuẩn bị cắn con vật khác thì nên ngăn cản ngay. Ví dụ thấy con rắn bắt con ếch thì nên dùng cây dọa con rắn bỏ con ếch ra và đuổi chúng đi. Nếu được thì lấy cơm hay thức ăn cho chúng ăn. Nếu thấy 2 con vật đang cắn nhau thì can chúng ra.
Thấy con vật rơi xuống nước thì cứu chúng lên. Ví dụ như con rắn, con chuột, con mèo, con kiến, con nhện, con dán,… rơi xuống nước thì dùng cây dài làm cầu cho chúng bò lên.
Khi bị các loài động vật cắn thì bình tĩnh dùng tay đuổi nhẹ chúng đi, chớ dùng tay hay vật đập chết chúng. Rồi từ từ đi tìm bác sĩ khám. Các loài vật cắn ta mà ta còn bình tĩnh thương yêu không làm hại đến chúng thì thử hỏi khi bị người khác mắng chửi, đánh đập, giết hại chúng ta vẫn sẽ thương yêu và tha thứ, bởi vì người có tri kiến nhân quả biết rằng tất cả mọi việc xảy ra trên thế gian này đều là nhân quả. Biết thương yêu nhẫn nhục thì nhân quả của chúng ta sẽ thay đổi và chuyển hóa.
Không dùng các loài động vật ngâm thuốc trị bệnh hoặc ngâm rượu uống.
Không dùng các loại thuốc hoặc các thức uống có thành phần của động vật.
Không kêu gọi, nhờ vả người khác hoặc nói nên nhốt, cột dây, bán, đánh, làm thịt, giết hại các loài động vật.
Không nói thích ăn thịt các loài động vật.
Không nói rằng ăn thịt các loài động vật là ngon, là bổ là béo, là hết bệnh,…
Không nói nên giết hại các loài động vật.
Không nói thích hoặc rủ rê người khác kinh doanh buôn bán thịt động vật hoặc động vật còn sống, hoặc nói kinh doanh động vật hoặc thịt động vật hoặc sản phẩm từ thịt động vật sẽ có lãi, sẽ lời nhiều, dễ kiếm…
Khi đi, đứng, nằm, ngồi thường phải nhìn xuống đất, ghế, giường, khắp nơi có các loài động vật bé nhỏ hay không để tránh giẫm đạp lên chúng.
Khi cầm nắm, để vật lên bàn hay mặt đất cũng nên xem trước trên vật, trên bàn, trên đất có các loài động vật nào không, kẻo vô tình làm hại đến chúng.
Có những con chó có bọ chét cắn, khi chúng ta bắt bọ chét thì không nên giết hại chúng, mà chỉ cần kiếm một chai rỗng bỏ chúng vào rồi đem bỏ vào xe rác,…
Ở những kệ tủ đựng thức ăn thường có kiến bò lên tìm thức ăn. Để tránh không cho kiến bò lên ta có thể dùng mỡ bò (grease) thoa một vòng quanh mỗi chân của tủ kệ đựng thức ăn, kiến nghe mùi mỡ bò sẽ quay ngược xuống không bò lên nữa. Hoặc có người dùng 4 chén nước để kê 4 chân tủ, nước để lâu sẽ có lăn quăn rồi thành muỗi, ta hãy lấy nước giặt đồ dùng làm nước trong 4 chén đó thì muỗi sẽ không đẻ trứng vào đó. Nhưng nếu loài côn trùng nào đó mà rơi vào chén nước giặt đồ thì sẽ chết, do vậy cách dùng mỡ bò là tốt nhất.
Các loài kiến thường vào nhà tìm thức ăn, để tránh chúng, chúng ta nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, quét dọn, lau chùi sàn nhà, bàn ghế, không nên để thức ăn đổ văng ra ngoài, ăn xong rửa chén ngay, thức ăn ăn xong cất vào tủ. Bố thí thức ăn cho chúng xa nhà để chúng rời nhà đi đến chổ gần có thức ăn để sống. Hoặc dùng chanh, dấm đổ vào hang ổ chúng để đuổi chúng đi. Trên internet có rất nhiều bài chỉ cho chúng ta cách đuổi kiến và các loài côn trùng khác. Không nên dùng hóa chất giết hại hoặc xịt chết kiến, kể cả phấn vẽ,…
V.v…
Người sống biết thương yêu các loài động vật sẽ không bao giờ làm hại đến sự sống của chúng, ngược lại còn giữ gìn và bảo vệ sự sống của các loài động vật. Trên thế giới có rất nhiều hiệp hội bảo vệ động vật như hiệp hội PETA, Worldwildlife, Animal watch,…
 
Đời sống càng cao, xã hội càng tiến bộ văn minh, con người dần dần sống có đạo đức và biết quý trọng sinh mạng của các loài động vật. Trong những trận thiên tai như lũ lụt, sóng thần, động đất, cháy nhà, cháy rừng, ngoài việc cứu người, các loài vật cũng được chú trọng để cứu sống và bảo vệ tính mạng. Những hành động đó đã nói lên lòng yêu thương của con người đã biết trải rộng ra đến mọi sự sống trên thế gian này. Con người còn biết yêu thương các loài động vật như vậy, thì thiết nghĩ nếu có Thượng Đế thì lòng yêu thương của Thượng Đế hoặc Thần Thánh còn bao la vĩ đại hơn rất nhiều.  Nếu ai nói rằng Thượng Đế cho phép con người lấy sự sống của các loài động vật làm thức ăn để nuôi mạng sống cho mình thì điều đó không thể tin được. 
 
Tóm lại người sống biết thương yêu các loài động vật sẽ không bao giờ hại và làm khổ chúng. Khi con người sống biết trải lòng yêu thương ra đến các loài động vật thì lòng yêu thương đó thật vĩ đại. Bởi vì một con vật nhỏ bé mà con người còn biết quý trọng thì thử hỏi con người làm sao có thể hại con người, làm sao có thể có chiến tranh và tội ác trên thế giới này.
 
Muốn chấm dứt chiến tranh và tội ác trên thế gian này, con người chỉ cần trải rộng lòng yêu thương không chỉ dừng lại ở con người mà nên trải rộng thêm đến cả các loài động vật có sự sống trên hành tinh này. Lúc đó thế gian này sẽ không khác gì thiên đàng, đầy tiếng cười và hạnh phúc.
 
( Sưu tầm )
Chia Sẻ
  • Google +
  • Tweet
Các Tin Khác
  • 'Trang điểm' đời mình bằng những lời Phật dạy

    'Trang điểm' đời mình bằng những lời Phật dạy

  •  CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ☀️
PHẬT THÍCH CA CÓ ĂN CHAY TRƯỜNG HAY KHÔNG?

    CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ☀️ PHẬT THÍCH CA CÓ ĂN CHAY TRƯỜNG HAY KHÔNG?

  • Bản thân hạnh phúc không đến từ bên ngoài mà đến từ trong tâm chúng ta

    Bản thân hạnh phúc không đến từ bên ngoài mà đến từ trong tâm chúng ta

  • Phật giáo độ sanh, không phải độ tử

    Phật giáo độ sanh, không phải độ tử

  • Hạnh phúc chẳng nằm ở đâu xa!!

    Hạnh phúc chẳng nằm ở đâu xa!!

Thiền tông

Cuộc sống người tu

Cuộc sống người tu

  • Pháp lạc trong tu học

    Pháp lạc trong tu học

  • Tư tưởng và phong cách Thiền tông (Hết)

    Tư tưởng và phong cách Thiền tông (Hết)

Tịnh độ

Cảm nhận về Tịnh độ Tông

Cảm nhận về Tịnh độ Tông

  • Niệm Phật và những lợi ích nhiệm màu

    Niệm Phật và những lợi ích nhiệm màu

  • Ý nghĩa và giá trị của pháp môn Niệm Phật

    Ý nghĩa và giá trị của pháp môn Niệm Phật

Phật pháp căn bản

BÀI HỌC THÀNH ĐẠO

BÀI HỌC THÀNH ĐẠO

  • Ngày Phật thành đạo là dấu ấn quan trọng trong lịch sử nhân loại

    Ngày Phật thành đạo là dấu ấn quan trọng trong lịch sử nhân loại

  • ☀️ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ☀️ 
PHẬT DI LẶC THẬT SỰ CHƯA PHẢI LÀ PHẬT

    ☀️ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ☀️ PHẬT DI LẶC THẬT SỰ CHƯA PHẢI LÀ PHẬT

Mật tông

Lỗ cây và con rùa mù

Lỗ cây và con rùa mù

  • Mantra Âm thanh của chánh giác

    Mantra Âm thanh của chánh giác

  • Từ Bi Chú – Om Mani Padme Hung

    Từ Bi Chú – Om Mani Padme Hung

Vấn đáp Phật pháp

Vì sao Đức Phật không chủ trương cầu nguyện cho người chết?

Vì sao Đức Phật không chủ trương cầu nguyện cho người chết?

  • Đức Phật hỏi:

    Đức Phật hỏi: "Sinh mệnh dài bao lâu?"

  • Làm Sao Để Suy Nghĩ Tích Cực Hơn Sau Khi Kết Thúc Một Mối Quan Hệ

    Làm Sao Để Suy Nghĩ Tích Cực Hơn Sau Khi Kết Thúc Một Mối Quan Hệ

Phật học ứng dụng

'Trang điểm' đời mình bằng những lời Phật dạy

'Trang điểm' đời mình bằng những lời Phật dạy

  •  CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ☀️
PHẬT THÍCH CA CÓ ĂN CHAY TRƯỜNG HAY KHÔNG?

    CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ☀️ PHẬT THÍCH CA CÓ ĂN CHAY TRƯỜNG HAY KHÔNG?

  • Bản thân hạnh phúc không đến từ bên ngoài mà đến từ trong tâm chúng ta

    Bản thân hạnh phúc không đến từ bên ngoài mà đến từ trong tâm chúng ta

  • Trang Chủ
  • Thông Tin
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Nghiên Cứu
  • Media Đất Việt
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Tam Tạng
  • Nghệ Thuật
  • Giáo Dục
  • Hoa Sen Audio
  • Đọc Sách


Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email: thichnhatchieu@gmail.com 
Ghi rõ nguồn www.hoasendatviet.com - Hoa Sen Đất Việt  khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Copyright by Lotus is traditional flower of Vietnam -  www.hoasendatviet.com. Designed by HSĐV