Sống với từ tâm
Ngày đăng: 06:05:54 10-02-2015 . Xem: 1575
Hầu hết các tôn giáo lớn trên thế giới đều nhấn mạnh và khuyến khích phát triển tình thương, thực tập lòng từ đến mức tuyệt đối. Trong đạo Phật, lòng từ được cảm nhận dưới nhiều cấp độ khác nhau. Hơn nữa, lòng từ được minh thị trong nhiều kinh điển, qua nhiều quả vị tu chứng của chư Phật, chư vị Bồ tát, lịch đại Tổ sư và liệt vị Thánh Tăng.
Ở mức độ căn bản, lòng từ được diễn tả và được hiểu là khả năng cảm thông, mức độ sẻ chia nỗi thống khổ vừa tinh thần, vừa vật chất của người này với người khác, hay giữa con người với thế giới vô hình. Khi thực tập lòng từ, tuyệt đối không nên dựa vào điều kiện cá nhân, không nên phân biệt cá thể, đoàn thể, quốc gia, xã hội, mà phải trải rộng tâm hồn, bao trùm đến tất cả sanh giới hữu tình và vô tình.
Tâm thái tươi nhuận, thân thiện, mến thương phải luôn hiện hữu trong lòng con người. Thậm chí, luôn hoan hỷ hiện diện với người khởi tâm độc ác, muốn hãm hại, trù dập, đưa chúng ta đến hoạn nạn, hay đẩy vào ngõ cụt không lối thoát của cuộc đời.
1. Tình thương luôn tiềm ẩn trong mọi người
Tuyệt đối không nên coi đây là điểm trọng yếu để phát triển lòng từ. Chỉ nên xem đây là một trong trăm ngàn điều kiện cần có, để sức bật nội tâm phát triển, đồng thời đẩy mạnh tình thương vô điều kiện mà thôi. Chính tâm hồn cảm thông, lý trí nhận định, chất nhựa từ bi, là những thiên tính, bẩm sinh, luôn tiềm ẩn, nằm sẵn trong mỗi chúng sinh. Do vậy, lòng bi mẫn nơi mỗi con người, luôn liên tục, sống động trong mọi lúc mọi nơi.
Tình thương của con người thật bao la, vô cùng tận. Tuyệt đối không giống như những tiềm năng thiên nhiên đang bị con người khai thác, tiêu dụng, dần dà đến lúc cạn kiệt. Lòng từ trong trái tim con người, luôn phát triển nâng cao vô bờ bến.
Khi gặp người khác đau khổ, bất luận vi tế hay thô kệch, bất luận nhỏ nhặt hay lớn lao, chúng ta phải nhanh chóng trải rộng lòng từ đến sự khổ đau đó, một cách chân thành, tha thiết, trọn vẹn. Nhờ huân tu như thế, người có lòng từ, sẽ dễ dàng và sẵn sàng hy sinh những giá trị cao đẹp nhất của mình cho tha nhân. Mức độ ứng dụng và chứng đạt này, giáo lý đạo Phật gọi là “Tâm đại từ đại bi”.
Nhưng nói thế, không có nghĩa là mọi người có thể thực hành được một cách trọn vẹn. Vì trong thẩm sâu tâm hồn, con người rất khó có thể loại trừ bản ngã thấp bé của mình, để sẵn sàng hy sinh, nhường nhịn những lợi ích vật chất, tinh thần cho tha nhân. Hoặc tận tâm hy hiến những thành tựu, vinh hoa phú quý của mình cho người khác, mà không có điều kiện mục đích tư lợi!
Nếu chưa thực hành một cách trọn vẹn, chúng ta có thể nuôi dưỡng lý tưởng, phát triển tâm từ, trong phạm vi đơn thuần, dựa vào sự hiểu biết đơn giản: “Trên thế gian này, ai cũng muốn ấm no hạnh phúc, không ai muốn đời sống thiếu thốn, đau khổ, bất hạnh”. Nên xem đây là câu thần chú để tự thực tập, tự trau giồi từ tâm của mình.
Nhờ luôn thực tập câu thần chú này, tâm từ ngày càng phát triển, mọi xáo động ích kỷ nhỏ nhoi sẽ dễ dàng trôi qua. Tình thương nhân loại, tình yêu chúng sinh dần dà thấm dần vào tâm tư, đời sống của chúng ta một cách đáng kể.
Nhờ luôn tự đánh thức tâm tư trong mọi hành vi tạo tác, sẽ kích khởi nguồn năng lực vô biên, đủ đầy khả năng để đấu tranh, chống lại thói hư tật xấu trong tâm hồn. Năng lực nhiệm mầu này, sẽ là tiếng chuông nhắc nhở chúng ta trong mọi lúc mọi nơi.
Dù được tài lộc sung mãn, địa vị cao sang, nhưng, suy cho cùng, tất cả chỉ là những cặn bã của cuộc đời, là những phù du hư ảo nơi trần thế. Chỉ có từ bi độ lượng, thứ tha thương người, mới thật sự là tài lộc quý giá, bao la trên thế gian! Chính những tài lộc này, sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi bế tắc trong cuộc sống, và mạnh dạn thẳng tiến trở về tình thương yêu đại ngã!
2. Không nên dựa vào dáng-nét hấp dẫn bên ngoài
Thông thường, chúng ta có thói quen nhận định, đánh giá con người dựa trên những hình thức, dáng điệu bên ngoài. Ai thường xuyên giúp đỡ, chở che, nâng niu, chiều chuộng mình, thì người đó sẽ dễ dàng trở thành người tốt bụng. Nhưng khi chính người này, vì lý do nào đó, ngày hôm sau không còn điều kiện giúp đỡ tận tình, không còn cơ hội vuốt ve chiều chuộng, thậm chí, đi đến cắt đứt mọi quan hệ, thì tự nhiên, dưới ánh mắt và suy nghĩ của chúng ta, người đó trở thành kẻ thù, hay nhẹ nhàng hơn là người không tốt. Điều này dễ dẫn đến kết luận: Tình thương con người, đa phần dựa vào những nét hấp dẫn của dung mạo, tên tuổi, lý lịch, hay nét hào nhoáng bên ngoài.
Nếu tâm từ bi thương người, chỉ dựa trên những nền tảng như thế, thì ngọn gió thời gian sẽ làm khô khan tâm thức, sức nóng giận hờn sẽ làm cạn kiệt tâm hồn. Bởi lẽ, không ai có thể giữ được những nét đẹp hào nhoáng, lộng lẫy, kiêu sa bên ngoài mãi mãi!
Tình thương được dựng lập do phô diễn bên ngoài, hay thổi phồng bên trong, đều là thứ tình thương có thể thay đổi nhanh chóng. Ngược lại, với từ tâm thật sự, không do một ngoại hình, hay động lực ngoại lai tác hợp, tình thương đó có tính chất đẹp đẽ trong sáng, sẽ tồn tại miên viễn!
3. Hãy mở mắt để thấy sự đồng đẳng của mọi người
Tình thương thường được phát khởi dễ dàng, khi chúng ta có cơ may chứng kiến, sẻ chia hoàn cảnh sống của người khác. Thông thường, chúng ta sẽ dễ xúc động, hay phát khởi lòng thương hại, khi tiếp xúc với người đang mắc bệnh trầm trọng, hoặc đang lâm vào hoàn cảnh khốn cùng.
Càng dễ dàng cảm thông hơn, khi chúng ta chứng kiến những em bé thất học ở các nước nghèo, hay những phụ nữ neo đơn, khổ cực đang sinh sống ở một số nơi.
Ngược lại, khi tiếp xúc với những người giàu sang, đầy đủ tiện nghi trong học tập, bằng cấp, địa vị, lương bổng cao hơn mình, thì thái độ ganh tỵ, ghen ghét xuất hiện trong tâm thức một cách dễ dàng. Thậm chí, những người sang giàu này, không một lời xúc phạm, không một thái độ miệt khinh mình. Nhưng, chính cảm giác ích kỷ, đã ngăn cản, không cho chúng ta mở mắt để thấy sự đồng đẳng, bản năng sinh tồn của mỗi con người trên trần gian này!
Chúng ta quên rằng, ai ai cũng muốn cuộc sống an lạc và hạnh phúc ngập tràn. Bất kể người giàu sang thành đạt, hay kẻ thấp hèn thất bại trong xã hội, đều có chung niềm ước mơ như thế.
Người có tâm từ, cõi lòng phải giống như bác sĩ. Lương y như từ mẫu là người trải rộng tâm hồn, đối xử bình đẳng với tất cả bệnh nhân. Mỗi bệnh nhân đều được chăm sóc chu đáo như nhau.
Cố gắng phấn đấu đạt được trạng thái vô tư, bình đẳng với mọi người, trong việc thực hành tình thương vô bờ bến, là việc làm mang tính thường xuyên, lâu dài. Đây là cơ hội tốt, là nhân duyên thù thắng, để gieo vào đất tâm hạt giống đại từ đại bi!
Hơn thế nữa, muốn thực sự an lạc hạnh phúc, đời sống phải luôn thường trực bằng thái độ cảm thông, trang trải tình người đến với tha nhân một cách vô tư, vô phân biệt. Tâm từ tuyệt đối không tùy thuộc, lệ thuộc vào những dữ kiện, sự kiện, sở hữu, hay quan hệ thân sơ.
Khi vượt lên trên những hàng rào quy định này, cảm giác thân thương bình đẳng bắt đầu phát sinh. Lần hồi, tâm hồn sẽ mở rộng, nhận chân được giá trị đạo đức cơ bản rằng, 'mọi người chính là bản thân mình. Ai ai cũng muốn đời sống an lạc hạnh phúc, và luôn luôn xa lánh bất hạnh khổ đau!' Do vậy, mọi người nên để cho dòng cảm thông vô điều kiện tuôn chảy. Lúc nào cũng thuộc lòng và thực tập câu thần chú: “Mọi người trên thế gian này đều có cùng một bản chất ham sống, sợ chết như nhau!” Đây không phải là ý tưởng vu vơ, lý thuyết mập mờ, mà là chân lý tuyệt đối, phải thực hành trong mọi lúc, mọi nơi. Đây chính là nguồn chân phúc vô biên, là quà tặng thiêng liêng cho con người và vạn loại chúng sinh!
4. Tình thương phải được áp dụng trong mọi thể thái của đời sống
Tình thương phải được áp dụng ngay trong đời sống hằng ngày. Tuyệt đối không nên đem tình thương, lòng khoan dung, tha thứ cất vào tủ thờ, hay sơn son thếp vàng lâu lâu lấy ra nhìn. Hoặc cất giấu trong am miếu, tôn thờ trong đình chùa, cúng bái và triển lãm trong bảo tàng viện!
Một số người cho rằng, khi ứng dụng tình thương vô điều kiện, vô bờ bến trong đời sống, thì những lợi ích cá nhân sẽ bị thiệt thòi. Điều này hoàn toàn không chính xác, nếu không nói là sai lầm. Vì thực ra, khi ứng dụng tình thương vô bờ bến vào đời sống, là lúc mang lại lợi ích thiết thực, hạnh phúc vô biên cho chính mình. Bởi lẽ, tình thương, lòng khoan dung và tha thứ, là những đức tính hàm dưỡng trong niềm chân phúc vô biên của con người.
Lòng từ bi viên mãn, phải được bao hàm nhiều tính chất, nhiều ý nghĩa, trong mọi lĩnh vực của đời sống!
Hằng ngày, bất cứ giờ phút nào, nếu tình thương đích thực vắng mặt, thì mọi hoạt động xã hội có nguy cơ băng hoại. Điều này được chứng minh hùng hồn tại các nước Âu-Mỹ. Cơ quan chính phủ nào không quan tâm đến vấn đề an sinh xã hội, vệ sinh y tế, có thể nói là một chính phủ yếu kém, khó có khả năng tồn tại, đứng vững lâu dài trong lòng người dân, trong mỗi lần bầu phiếu.
Ngược lại, chính phủ nào tạo điều kiện, giúp nhân dân áp dụng những đức tính thương người, giúp đời, cùng chung tay xây dựng xã hội ổn định, thịnh cường, thì chính phủ đó được xem là gương mẫu, thương dân. Thậm chí, ai có khả năng thiết lập đạo đức xã hội, dựa trên nền tảng điều phục tâm hồn, thăng hoa đạo đức cá nhân, đạo đức xã hội và hạnh phúc con người, đều được xem là người có lòng từ vô lượng!
Hãy mạnh dạn sống đúng với lương tâm, với tình thương vô bờ bến. Phải thẳng thắn nhìn sự vật, đánh giá theo chiều hướng tích cực. Đây chính là điều kiện cần thiết, tác động mãnh liệt vào nhân cách, tâm thức con người trong mọi giai tầng, mọi thể thái của cuộc sống!
Lòng từ được nuôi dưỡng trong mọi lúc, sẽ có khả năng hạn chế tối đa sự lừa dối, hung bạo của người khác. Thậm chí, những tư tưởng, những hành động gây tổn hại đến cá nhân, gia đình, lập tức được dứt trừ, nhờ ứng dụng, thực tập bài học từ bi thương người!!!
Hãy dành thời gian tĩnh tâm, sống với lương tri và lòng từ bi vô lượng bên trong của chính mình!!!
5. Tình thương phải được kết hợp với trí tuệ siêu việt
Trong sinh hoạt hằng ngày, tình thương nên được kết hợp với trí tuệ và mọi động thái của mình. Tự khéo léo kết hợp tiềm năng sẵn có bên trong với sự quan tâm đến những lợi ích của tha nhân. Sau đó, hướng tâm đến niềm mơ ước, đến những cảm tình thi thiết, để chân lý yêu thương chiếu soi tâm hồn, lợi lạc tha nhân.
Có người cho rằng, khi đặt tất cả những khổ đau của người khác như những đau khổ của chính mình, điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta rước lấy khổ đau cho tự thân. Có thể, sẽ có những trùng hợp như thế xảy ra trong thực tế cuộc sống. Nhưng nơi đây, cần xác quyết rõ ràng rằng, tâm lý cảm thông, cảm nghiệm nỗi đau khổ của người khác, lại chính là tiến trình sẻ chia đau khổ trong cõi lòng sâu thẳm của mỗi chúng ta.
Với người thực hành từ bi ở giai đoạn đầu, tâm lý luôn cảm nghiệm, tự nhìn vào sự đau khổ của chính mình và khởi lên những ý niệm tưởng như chính mình bị người khác lợi dụng, lấn lướt. Trái lại, khi hết lòng chia sẻ nỗi đau khổ của người khác, thì chính bản thân họ biểu lộ một cách dễ thương, dễ gần gũi.
Vì vậy, nên kiên quyết đấu tranh với bản thân mình, để thực hành các hoạt động từ thiện, mang lợi ích cho tha nhân. Khi thực hiện, lúc nào cũng phải suy nghĩ việc làm từ thiện này không những cho tha nhân mà còn cho chính mình. Hãy đặt lợi ích của người khác ngang hàng với lợi ích của mình, thì việc làm mới có ý nghĩa, mới dễ dàng thực hiện và không nản lòng, thối chí.
Sống bằng tâm nhân hậu, từ bi, giải thoát là điều kiện tốt để vun bồi vườn hoa hạnh phúc. Nhưng, điều tất nhiên là, trên lộ trình mong cầu hạnh phúc cho cá nhân và tha nhân, sẽ có nhiều chướng ngại, thử thách cản ngăn. Chính sức mạnh lòng tin, lý tưởng ngày càng phát triển, sẽ vun phân tưới nước, giúp con người chứng nghiệm được giá trị của trái tim từ bi, và tình thương yêu nhân loại!
Chỉ có tình thương, sự sẻ chia nỗi khổ đau của mình với người khác là điều kiện dễ dàng gần gũi với hạnh phúc, an lạc tâm hồn. Bởi vì, thông qua mối quan hệ tình người, lòng yêu thương rộng lớn, tính nhân ái từ bi, sự cảm thông hiểu biết giữa con người và con người được nối kết, tạo ra sự hài hòa và đi đến hợp nhất.
Hơn nữa, trên cõi nhân gian, tình thương, lòng từ bi tuyệt đối chẳng phải là những món hàng xa xỉ, rẻ tiền, mà là những phẩm vật vô giá, được sản xuất nơi nhà máy tâm thức của con người.
Khi nào tâm thức lắng đọng thực sự, tình thương vô bờ bắt đầu xuất hiện và tạo thành hành động cụ thể. Ngay lúc đó, mọi khả năng sinh tồn, mọi trái tim phục vụ sẽ hiển bày một cách dễ dàng!
Lòng từ bi thương người có công năng dập tắt bạo động, mang lại hòa bình vĩnh cửu trên hành tinh này. Ở cấp độ khác, chính từ bi là suối nguồn lai láng của những đức tính khoan dung, độ lượng, hỷ xả, vị tha và là chất kết để dựng xây một xã hội hạnh phúc, an lạc tươi mát tình người!
Tâm hồn an bình, nụ cười hoan hỷ luôn là những bạn đồng hành trong đời sống. Nó có sức mạnh bẻ gãy tất cả hàng rào ngăn cản, phân tranh và phá hủy tất cả những ý niệm tách biệt giữa cá nhân và tha nhân!!!
Thích Thiện Hữu
Chùa Phật Đà, Úc châu
Ở mức độ căn bản, lòng từ được diễn tả và được hiểu là khả năng cảm thông, mức độ sẻ chia nỗi thống khổ vừa tinh thần, vừa vật chất của người này với người khác, hay giữa con người với thế giới vô hình. Khi thực tập lòng từ, tuyệt đối không nên dựa vào điều kiện cá nhân, không nên phân biệt cá thể, đoàn thể, quốc gia, xã hội, mà phải trải rộng tâm hồn, bao trùm đến tất cả sanh giới hữu tình và vô tình.
Tâm thái tươi nhuận, thân thiện, mến thương phải luôn hiện hữu trong lòng con người. Thậm chí, luôn hoan hỷ hiện diện với người khởi tâm độc ác, muốn hãm hại, trù dập, đưa chúng ta đến hoạn nạn, hay đẩy vào ngõ cụt không lối thoát của cuộc đời.
1. Tình thương luôn tiềm ẩn trong mọi người
Tuyệt đối không nên coi đây là điểm trọng yếu để phát triển lòng từ. Chỉ nên xem đây là một trong trăm ngàn điều kiện cần có, để sức bật nội tâm phát triển, đồng thời đẩy mạnh tình thương vô điều kiện mà thôi. Chính tâm hồn cảm thông, lý trí nhận định, chất nhựa từ bi, là những thiên tính, bẩm sinh, luôn tiềm ẩn, nằm sẵn trong mỗi chúng sinh. Do vậy, lòng bi mẫn nơi mỗi con người, luôn liên tục, sống động trong mọi lúc mọi nơi.
Tình thương của con người thật bao la, vô cùng tận. Tuyệt đối không giống như những tiềm năng thiên nhiên đang bị con người khai thác, tiêu dụng, dần dà đến lúc cạn kiệt. Lòng từ trong trái tim con người, luôn phát triển nâng cao vô bờ bến.
Khi gặp người khác đau khổ, bất luận vi tế hay thô kệch, bất luận nhỏ nhặt hay lớn lao, chúng ta phải nhanh chóng trải rộng lòng từ đến sự khổ đau đó, một cách chân thành, tha thiết, trọn vẹn. Nhờ huân tu như thế, người có lòng từ, sẽ dễ dàng và sẵn sàng hy sinh những giá trị cao đẹp nhất của mình cho tha nhân. Mức độ ứng dụng và chứng đạt này, giáo lý đạo Phật gọi là “Tâm đại từ đại bi”.
Nhưng nói thế, không có nghĩa là mọi người có thể thực hành được một cách trọn vẹn. Vì trong thẩm sâu tâm hồn, con người rất khó có thể loại trừ bản ngã thấp bé của mình, để sẵn sàng hy sinh, nhường nhịn những lợi ích vật chất, tinh thần cho tha nhân. Hoặc tận tâm hy hiến những thành tựu, vinh hoa phú quý của mình cho người khác, mà không có điều kiện mục đích tư lợi!
Nếu chưa thực hành một cách trọn vẹn, chúng ta có thể nuôi dưỡng lý tưởng, phát triển tâm từ, trong phạm vi đơn thuần, dựa vào sự hiểu biết đơn giản: “Trên thế gian này, ai cũng muốn ấm no hạnh phúc, không ai muốn đời sống thiếu thốn, đau khổ, bất hạnh”. Nên xem đây là câu thần chú để tự thực tập, tự trau giồi từ tâm của mình.
Nhờ luôn thực tập câu thần chú này, tâm từ ngày càng phát triển, mọi xáo động ích kỷ nhỏ nhoi sẽ dễ dàng trôi qua. Tình thương nhân loại, tình yêu chúng sinh dần dà thấm dần vào tâm tư, đời sống của chúng ta một cách đáng kể.
Nhờ luôn tự đánh thức tâm tư trong mọi hành vi tạo tác, sẽ kích khởi nguồn năng lực vô biên, đủ đầy khả năng để đấu tranh, chống lại thói hư tật xấu trong tâm hồn. Năng lực nhiệm mầu này, sẽ là tiếng chuông nhắc nhở chúng ta trong mọi lúc mọi nơi.
Dù được tài lộc sung mãn, địa vị cao sang, nhưng, suy cho cùng, tất cả chỉ là những cặn bã của cuộc đời, là những phù du hư ảo nơi trần thế. Chỉ có từ bi độ lượng, thứ tha thương người, mới thật sự là tài lộc quý giá, bao la trên thế gian! Chính những tài lộc này, sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi bế tắc trong cuộc sống, và mạnh dạn thẳng tiến trở về tình thương yêu đại ngã!
2. Không nên dựa vào dáng-nét hấp dẫn bên ngoài
Thông thường, chúng ta có thói quen nhận định, đánh giá con người dựa trên những hình thức, dáng điệu bên ngoài. Ai thường xuyên giúp đỡ, chở che, nâng niu, chiều chuộng mình, thì người đó sẽ dễ dàng trở thành người tốt bụng. Nhưng khi chính người này, vì lý do nào đó, ngày hôm sau không còn điều kiện giúp đỡ tận tình, không còn cơ hội vuốt ve chiều chuộng, thậm chí, đi đến cắt đứt mọi quan hệ, thì tự nhiên, dưới ánh mắt và suy nghĩ của chúng ta, người đó trở thành kẻ thù, hay nhẹ nhàng hơn là người không tốt. Điều này dễ dẫn đến kết luận: Tình thương con người, đa phần dựa vào những nét hấp dẫn của dung mạo, tên tuổi, lý lịch, hay nét hào nhoáng bên ngoài.
Nếu tâm từ bi thương người, chỉ dựa trên những nền tảng như thế, thì ngọn gió thời gian sẽ làm khô khan tâm thức, sức nóng giận hờn sẽ làm cạn kiệt tâm hồn. Bởi lẽ, không ai có thể giữ được những nét đẹp hào nhoáng, lộng lẫy, kiêu sa bên ngoài mãi mãi!
Tình thương được dựng lập do phô diễn bên ngoài, hay thổi phồng bên trong, đều là thứ tình thương có thể thay đổi nhanh chóng. Ngược lại, với từ tâm thật sự, không do một ngoại hình, hay động lực ngoại lai tác hợp, tình thương đó có tính chất đẹp đẽ trong sáng, sẽ tồn tại miên viễn!
3. Hãy mở mắt để thấy sự đồng đẳng của mọi người
Tình thương thường được phát khởi dễ dàng, khi chúng ta có cơ may chứng kiến, sẻ chia hoàn cảnh sống của người khác. Thông thường, chúng ta sẽ dễ xúc động, hay phát khởi lòng thương hại, khi tiếp xúc với người đang mắc bệnh trầm trọng, hoặc đang lâm vào hoàn cảnh khốn cùng.
Càng dễ dàng cảm thông hơn, khi chúng ta chứng kiến những em bé thất học ở các nước nghèo, hay những phụ nữ neo đơn, khổ cực đang sinh sống ở một số nơi.
Ngược lại, khi tiếp xúc với những người giàu sang, đầy đủ tiện nghi trong học tập, bằng cấp, địa vị, lương bổng cao hơn mình, thì thái độ ganh tỵ, ghen ghét xuất hiện trong tâm thức một cách dễ dàng. Thậm chí, những người sang giàu này, không một lời xúc phạm, không một thái độ miệt khinh mình. Nhưng, chính cảm giác ích kỷ, đã ngăn cản, không cho chúng ta mở mắt để thấy sự đồng đẳng, bản năng sinh tồn của mỗi con người trên trần gian này!
Chúng ta quên rằng, ai ai cũng muốn cuộc sống an lạc và hạnh phúc ngập tràn. Bất kể người giàu sang thành đạt, hay kẻ thấp hèn thất bại trong xã hội, đều có chung niềm ước mơ như thế.
Người có tâm từ, cõi lòng phải giống như bác sĩ. Lương y như từ mẫu là người trải rộng tâm hồn, đối xử bình đẳng với tất cả bệnh nhân. Mỗi bệnh nhân đều được chăm sóc chu đáo như nhau.
Cố gắng phấn đấu đạt được trạng thái vô tư, bình đẳng với mọi người, trong việc thực hành tình thương vô bờ bến, là việc làm mang tính thường xuyên, lâu dài. Đây là cơ hội tốt, là nhân duyên thù thắng, để gieo vào đất tâm hạt giống đại từ đại bi!
Hơn thế nữa, muốn thực sự an lạc hạnh phúc, đời sống phải luôn thường trực bằng thái độ cảm thông, trang trải tình người đến với tha nhân một cách vô tư, vô phân biệt. Tâm từ tuyệt đối không tùy thuộc, lệ thuộc vào những dữ kiện, sự kiện, sở hữu, hay quan hệ thân sơ.
Khi vượt lên trên những hàng rào quy định này, cảm giác thân thương bình đẳng bắt đầu phát sinh. Lần hồi, tâm hồn sẽ mở rộng, nhận chân được giá trị đạo đức cơ bản rằng, 'mọi người chính là bản thân mình. Ai ai cũng muốn đời sống an lạc hạnh phúc, và luôn luôn xa lánh bất hạnh khổ đau!' Do vậy, mọi người nên để cho dòng cảm thông vô điều kiện tuôn chảy. Lúc nào cũng thuộc lòng và thực tập câu thần chú: “Mọi người trên thế gian này đều có cùng một bản chất ham sống, sợ chết như nhau!” Đây không phải là ý tưởng vu vơ, lý thuyết mập mờ, mà là chân lý tuyệt đối, phải thực hành trong mọi lúc, mọi nơi. Đây chính là nguồn chân phúc vô biên, là quà tặng thiêng liêng cho con người và vạn loại chúng sinh!
4. Tình thương phải được áp dụng trong mọi thể thái của đời sống
Tình thương phải được áp dụng ngay trong đời sống hằng ngày. Tuyệt đối không nên đem tình thương, lòng khoan dung, tha thứ cất vào tủ thờ, hay sơn son thếp vàng lâu lâu lấy ra nhìn. Hoặc cất giấu trong am miếu, tôn thờ trong đình chùa, cúng bái và triển lãm trong bảo tàng viện!
Một số người cho rằng, khi ứng dụng tình thương vô điều kiện, vô bờ bến trong đời sống, thì những lợi ích cá nhân sẽ bị thiệt thòi. Điều này hoàn toàn không chính xác, nếu không nói là sai lầm. Vì thực ra, khi ứng dụng tình thương vô bờ bến vào đời sống, là lúc mang lại lợi ích thiết thực, hạnh phúc vô biên cho chính mình. Bởi lẽ, tình thương, lòng khoan dung và tha thứ, là những đức tính hàm dưỡng trong niềm chân phúc vô biên của con người.
Lòng từ bi viên mãn, phải được bao hàm nhiều tính chất, nhiều ý nghĩa, trong mọi lĩnh vực của đời sống!
Hằng ngày, bất cứ giờ phút nào, nếu tình thương đích thực vắng mặt, thì mọi hoạt động xã hội có nguy cơ băng hoại. Điều này được chứng minh hùng hồn tại các nước Âu-Mỹ. Cơ quan chính phủ nào không quan tâm đến vấn đề an sinh xã hội, vệ sinh y tế, có thể nói là một chính phủ yếu kém, khó có khả năng tồn tại, đứng vững lâu dài trong lòng người dân, trong mỗi lần bầu phiếu.
Ngược lại, chính phủ nào tạo điều kiện, giúp nhân dân áp dụng những đức tính thương người, giúp đời, cùng chung tay xây dựng xã hội ổn định, thịnh cường, thì chính phủ đó được xem là gương mẫu, thương dân. Thậm chí, ai có khả năng thiết lập đạo đức xã hội, dựa trên nền tảng điều phục tâm hồn, thăng hoa đạo đức cá nhân, đạo đức xã hội và hạnh phúc con người, đều được xem là người có lòng từ vô lượng!
Hãy mạnh dạn sống đúng với lương tâm, với tình thương vô bờ bến. Phải thẳng thắn nhìn sự vật, đánh giá theo chiều hướng tích cực. Đây chính là điều kiện cần thiết, tác động mãnh liệt vào nhân cách, tâm thức con người trong mọi giai tầng, mọi thể thái của cuộc sống!
Lòng từ được nuôi dưỡng trong mọi lúc, sẽ có khả năng hạn chế tối đa sự lừa dối, hung bạo của người khác. Thậm chí, những tư tưởng, những hành động gây tổn hại đến cá nhân, gia đình, lập tức được dứt trừ, nhờ ứng dụng, thực tập bài học từ bi thương người!!!
Hãy dành thời gian tĩnh tâm, sống với lương tri và lòng từ bi vô lượng bên trong của chính mình!!!
5. Tình thương phải được kết hợp với trí tuệ siêu việt
Trong sinh hoạt hằng ngày, tình thương nên được kết hợp với trí tuệ và mọi động thái của mình. Tự khéo léo kết hợp tiềm năng sẵn có bên trong với sự quan tâm đến những lợi ích của tha nhân. Sau đó, hướng tâm đến niềm mơ ước, đến những cảm tình thi thiết, để chân lý yêu thương chiếu soi tâm hồn, lợi lạc tha nhân.
Có người cho rằng, khi đặt tất cả những khổ đau của người khác như những đau khổ của chính mình, điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta rước lấy khổ đau cho tự thân. Có thể, sẽ có những trùng hợp như thế xảy ra trong thực tế cuộc sống. Nhưng nơi đây, cần xác quyết rõ ràng rằng, tâm lý cảm thông, cảm nghiệm nỗi đau khổ của người khác, lại chính là tiến trình sẻ chia đau khổ trong cõi lòng sâu thẳm của mỗi chúng ta.
Với người thực hành từ bi ở giai đoạn đầu, tâm lý luôn cảm nghiệm, tự nhìn vào sự đau khổ của chính mình và khởi lên những ý niệm tưởng như chính mình bị người khác lợi dụng, lấn lướt. Trái lại, khi hết lòng chia sẻ nỗi đau khổ của người khác, thì chính bản thân họ biểu lộ một cách dễ thương, dễ gần gũi.
Vì vậy, nên kiên quyết đấu tranh với bản thân mình, để thực hành các hoạt động từ thiện, mang lợi ích cho tha nhân. Khi thực hiện, lúc nào cũng phải suy nghĩ việc làm từ thiện này không những cho tha nhân mà còn cho chính mình. Hãy đặt lợi ích của người khác ngang hàng với lợi ích của mình, thì việc làm mới có ý nghĩa, mới dễ dàng thực hiện và không nản lòng, thối chí.
Sống bằng tâm nhân hậu, từ bi, giải thoát là điều kiện tốt để vun bồi vườn hoa hạnh phúc. Nhưng, điều tất nhiên là, trên lộ trình mong cầu hạnh phúc cho cá nhân và tha nhân, sẽ có nhiều chướng ngại, thử thách cản ngăn. Chính sức mạnh lòng tin, lý tưởng ngày càng phát triển, sẽ vun phân tưới nước, giúp con người chứng nghiệm được giá trị của trái tim từ bi, và tình thương yêu nhân loại!
Chỉ có tình thương, sự sẻ chia nỗi khổ đau của mình với người khác là điều kiện dễ dàng gần gũi với hạnh phúc, an lạc tâm hồn. Bởi vì, thông qua mối quan hệ tình người, lòng yêu thương rộng lớn, tính nhân ái từ bi, sự cảm thông hiểu biết giữa con người và con người được nối kết, tạo ra sự hài hòa và đi đến hợp nhất.
Hơn nữa, trên cõi nhân gian, tình thương, lòng từ bi tuyệt đối chẳng phải là những món hàng xa xỉ, rẻ tiền, mà là những phẩm vật vô giá, được sản xuất nơi nhà máy tâm thức của con người.
Khi nào tâm thức lắng đọng thực sự, tình thương vô bờ bắt đầu xuất hiện và tạo thành hành động cụ thể. Ngay lúc đó, mọi khả năng sinh tồn, mọi trái tim phục vụ sẽ hiển bày một cách dễ dàng!
Lòng từ bi thương người có công năng dập tắt bạo động, mang lại hòa bình vĩnh cửu trên hành tinh này. Ở cấp độ khác, chính từ bi là suối nguồn lai láng của những đức tính khoan dung, độ lượng, hỷ xả, vị tha và là chất kết để dựng xây một xã hội hạnh phúc, an lạc tươi mát tình người!
Tâm hồn an bình, nụ cười hoan hỷ luôn là những bạn đồng hành trong đời sống. Nó có sức mạnh bẻ gãy tất cả hàng rào ngăn cản, phân tranh và phá hủy tất cả những ý niệm tách biệt giữa cá nhân và tha nhân!!!
Thích Thiện Hữu
Chùa Phật Đà, Úc châu