Biết đủ
Ngày đăng: 02:22:04 24-04-2015 . Xem: 6173
Hỏi: Trong lúc làm Phật sự; con tiếp xúc với những người có học hàm, học vị cao, họ đều là những giáo sư - tiến sĩ đầu ngành, và họ có đặt cho con câu hỏi: “đạo Phật đề cao sự tri túc. Nhưng nếu tất cả mọi người đều tri túc, thì lấy đâu ra động lực cho sự phát triển?”
Trả lời:
Đây là một câu hỏi hay. Trong Phật học, tri túc có nghĩa đen là biết đủ. Có hai thái độ biết đủ khác nhau:
1. Thái độ của những người an phận thủ thường:
Họ không muốn phấn đấu, không có nhu cầu vượt qua chính mình, chấp nhận số phận an bày vì nghĩ rằng mọi thứ trên đời đã được định đoạt bởi Thượng đế hay duyên phận nào đó…do vậy, họ hài lòng với những gì đã có, đang có và sẽ có.
Người sống với thái độ này, thường có ít nhiều chất liệu an nhàn. Nhưng họ rất khó tiến bộ, rất khó phát triển, rất khó giàu sang, và khó phá kỷ luật với những gì mình đã đạt được. Phần lớn các tôn giáo nhất thần (cụ thể là Bà-la-môn và các nước ảnh hưởng trực tiếp từ nền văn hóa tôn giáo của Ấn Độ như Banglades, Pakistan, Nepal, Blutan…), thường nhồi sọ con người về lối sống này. Cho nên, người dân ở các nước trên thích an phận lắm vì họ nghĩ rằng: mọi thứ đã được định đoạt rồi, và có nổ lực vươn lên thì kết quả đạt được cũng chừng ấy thôi.
2. Thái độ biết đủ trong Phật giáo khác hoàn toàn.
Biết đủ được đặt ra nhằm xử lý cảm xúc để chúng ta vững tâm hơn, bền chí hơn trong các nổ lực chân chính mà mục đích đạt được của nó là các giá trị mang tính bền vững.
Đức Phật chủ trương tinh tấn (nổ lực) ba-la-mật. Nổ lực trong làm mới, trong lập nghiệp, trong đạo đức, trong tâm linh, và nổ lực ở tất cả những gì thuộc về giá trị cao quý đều là đối tượng được các Phật tử phấn đấu để đạt được.
Sau khi chúng ta nổ lực bằng phương pháp, bằng kiến thức, bằng tấm lòng, bằng những gì chúng ta có… nếu kết quả đạt được như thế nào, thì chúng ta hài lòng như thế đó vì theo đức Phật: “nhân như vậy, duyên như vậy, tác động như vậy, thì kết quả là như thế thôi, muốn khác hơn cũng không được”. Trong trường hợp này, thay vì không hài lòng (do kỳ vọng cao nhưng kết quả thấp), tự làm khó mình, thì đức Phật khuyên chúng ta: “thực tập làm chủ cảm xúc bằng sự biết đủ và hài lòng với những gì đạt được”. Điều này không thể gọi là an phận thủ thường vì chúng ta đã phấn đấu hết mình rồi.
Cho nên, tri túc là một trạng thái cảm xúc tích cực do thấy được nhân – duyên – quả của những gì mà chúng ta đã nổ lực có phương pháp. Và khi đặt những nổ lực có phương pháp vào bối cảnh của phát triển; thì phần lớn chúng ta sẽ thành công hơn, vượt trội hơn, phát triển bền vững hơn; nhưng chúng ta không bị các cảm xúc giằng co (bao gồm: tiếc nuối hay tự làm khó mình) chi phối. Đó là sự khác nhau rất căn bản giữa người an phận thủ thường và người có nhận thức biết đủ với những gì đã nổ lực.
Thông thường, kỳ vọng con người là muốn tiến bộ hơn. Để đạt được sự tiến bộ; thì người ta phải vươn lên đúng phương pháp, bằng những hỗ trợ tích cực; nhưng không phải ai cũng thành công.
Người sống với chủ nghĩa lý tưởng; thường có thói quen đặt ra các hệ tiêu chí như: nhân viên (nv) quản lý, nv trưởng phòng, nv trợ giúp của tôi…phải đạt được những tiêu chuẩn a, b, c. Đôi lúc nv đã làm hết lòng rồi, nhưng kết quả không làm mình hài lòng. Lúc đó, mình tập thói quen biết đủ vì năng lực nv có giới hạn nên họ mới làm công, làm dưới trướng mình, chứ nếu họ giỏi ngang bằng hoặc hơn mình thì đã ra lập nghiệp riêng.
Như vậy, để biết đủ không trở thành chướng ngại vật cho sự phát triển, thì chúng ta phải sáng suốt trong việc chọn nhân sự và phân bố công việc hợp lý cho những người thật sự có năng lực. Lúc đó, ta không cần phải lo lắng gì cả vì năng lực người ta giỏi, mọi thứ đạt yêu cầu, thì nhân nổ lực gieo trồng sẽ dẫn đến kết quả tương ứng…đó là quy trình của nhân quả.
*** Tóm lại, thực tập tâm lý tri túc là cách để làm chủ dòng cảm xúc của chúng ta trong những hoàn cảnh mà phần lớn là nghịch khi đã nổ lực hết mình, đúng phương pháp, đúng quy trình rồi nhưng nó không có kết quả tốt hơn. Muốn khắc phục hậu quả của nó; thì chúng ta phải phân tích các nguyên nhân, các điều kiện để không xảy ra tình trạng tương tự xảy ra trong tương lai.
Trả lời:
Đây là một câu hỏi hay. Trong Phật học, tri túc có nghĩa đen là biết đủ. Có hai thái độ biết đủ khác nhau:
1. Thái độ của những người an phận thủ thường:
Họ không muốn phấn đấu, không có nhu cầu vượt qua chính mình, chấp nhận số phận an bày vì nghĩ rằng mọi thứ trên đời đã được định đoạt bởi Thượng đế hay duyên phận nào đó…do vậy, họ hài lòng với những gì đã có, đang có và sẽ có.
Người sống với thái độ này, thường có ít nhiều chất liệu an nhàn. Nhưng họ rất khó tiến bộ, rất khó phát triển, rất khó giàu sang, và khó phá kỷ luật với những gì mình đã đạt được. Phần lớn các tôn giáo nhất thần (cụ thể là Bà-la-môn và các nước ảnh hưởng trực tiếp từ nền văn hóa tôn giáo của Ấn Độ như Banglades, Pakistan, Nepal, Blutan…), thường nhồi sọ con người về lối sống này. Cho nên, người dân ở các nước trên thích an phận lắm vì họ nghĩ rằng: mọi thứ đã được định đoạt rồi, và có nổ lực vươn lên thì kết quả đạt được cũng chừng ấy thôi.
2. Thái độ biết đủ trong Phật giáo khác hoàn toàn.
Biết đủ được đặt ra nhằm xử lý cảm xúc để chúng ta vững tâm hơn, bền chí hơn trong các nổ lực chân chính mà mục đích đạt được của nó là các giá trị mang tính bền vững.
Đức Phật chủ trương tinh tấn (nổ lực) ba-la-mật. Nổ lực trong làm mới, trong lập nghiệp, trong đạo đức, trong tâm linh, và nổ lực ở tất cả những gì thuộc về giá trị cao quý đều là đối tượng được các Phật tử phấn đấu để đạt được.
Sau khi chúng ta nổ lực bằng phương pháp, bằng kiến thức, bằng tấm lòng, bằng những gì chúng ta có… nếu kết quả đạt được như thế nào, thì chúng ta hài lòng như thế đó vì theo đức Phật: “nhân như vậy, duyên như vậy, tác động như vậy, thì kết quả là như thế thôi, muốn khác hơn cũng không được”. Trong trường hợp này, thay vì không hài lòng (do kỳ vọng cao nhưng kết quả thấp), tự làm khó mình, thì đức Phật khuyên chúng ta: “thực tập làm chủ cảm xúc bằng sự biết đủ và hài lòng với những gì đạt được”. Điều này không thể gọi là an phận thủ thường vì chúng ta đã phấn đấu hết mình rồi.
Cho nên, tri túc là một trạng thái cảm xúc tích cực do thấy được nhân – duyên – quả của những gì mà chúng ta đã nổ lực có phương pháp. Và khi đặt những nổ lực có phương pháp vào bối cảnh của phát triển; thì phần lớn chúng ta sẽ thành công hơn, vượt trội hơn, phát triển bền vững hơn; nhưng chúng ta không bị các cảm xúc giằng co (bao gồm: tiếc nuối hay tự làm khó mình) chi phối. Đó là sự khác nhau rất căn bản giữa người an phận thủ thường và người có nhận thức biết đủ với những gì đã nổ lực.
Thông thường, kỳ vọng con người là muốn tiến bộ hơn. Để đạt được sự tiến bộ; thì người ta phải vươn lên đúng phương pháp, bằng những hỗ trợ tích cực; nhưng không phải ai cũng thành công.
Người sống với chủ nghĩa lý tưởng; thường có thói quen đặt ra các hệ tiêu chí như: nhân viên (nv) quản lý, nv trưởng phòng, nv trợ giúp của tôi…phải đạt được những tiêu chuẩn a, b, c. Đôi lúc nv đã làm hết lòng rồi, nhưng kết quả không làm mình hài lòng. Lúc đó, mình tập thói quen biết đủ vì năng lực nv có giới hạn nên họ mới làm công, làm dưới trướng mình, chứ nếu họ giỏi ngang bằng hoặc hơn mình thì đã ra lập nghiệp riêng.
Như vậy, để biết đủ không trở thành chướng ngại vật cho sự phát triển, thì chúng ta phải sáng suốt trong việc chọn nhân sự và phân bố công việc hợp lý cho những người thật sự có năng lực. Lúc đó, ta không cần phải lo lắng gì cả vì năng lực người ta giỏi, mọi thứ đạt yêu cầu, thì nhân nổ lực gieo trồng sẽ dẫn đến kết quả tương ứng…đó là quy trình của nhân quả.
*** Tóm lại, thực tập tâm lý tri túc là cách để làm chủ dòng cảm xúc của chúng ta trong những hoàn cảnh mà phần lớn là nghịch khi đã nổ lực hết mình, đúng phương pháp, đúng quy trình rồi nhưng nó không có kết quả tốt hơn. Muốn khắc phục hậu quả của nó; thì chúng ta phải phân tích các nguyên nhân, các điều kiện để không xảy ra tình trạng tương tự xảy ra trong tương lai.
Thích Nhật Từ