Danh hiệu Phật A Di Đà có mặt từ lúc nào?
Ngày đăng: 00:15:23 13-01-2015 . Xem: 2818
Bạch Thầy, mặc dù con tu Tịnh độ, nhưng con không hiểu tại sao mình phải niệm danh hiệu Ngài? Và người ta biết đến danh hiệu Ngài vào lúc nào? Kính xin thầy giải đáp cho con được rõ.
Trả lời: Sở dĩ chúng ta niệm danh hiệu Ngài là vì chúng ta nương theo bản nguyện của Ngài. Vì đức Phật A Di Đà có phát ra 48 điều đại nguyện. Nguyện nào Ngài cũng muốn tiếp dẫn chúng sinh vãng sinh về nước của Ngài. Do đó, hầu hết người tu theo pháp môn Tịnh độ đều niệm danh hiệu của Ngài.
Khi chúng ta niệm danh hiệu Ngài, ngoài sự thầm gia hộ của Ngài ra, chúng ta còn cần phải nhiếp tâm chí thành mà niệm. Vì chủ trương của pháp môn Tịnh độ, ngoài phần tự lực ra còn có phần tha lực. Tuy nhiên, phật tử nên nhớ tự lực vẫn là phần chính yếu. Phần này rất là quan trọng. Chúng ta cần phải gia công nỗ lực tinh cần mà niệm danh hiệu Ngài. Khi niệm Phật điều quan trọng là phải nhiếp tâm thành ý. Không nên để tâm lăng xăng chạy loạn, mà phải để tâm an trụ vào câu hiệu Phật sáu chữ Di Đà. Vì niệm Phật là niệm tâm. Niệm Phật tối kỵ nhất là hai chứng bệnh hôn trầm và tán loạn. Nếu niệm với tâm tán loạn, nghĩ nhớ lung tung, thì đó là niệm chúng sinh chớ không phải niệm Phật. Còn hôn trầm là chìm trong mê tối Phật nói trạng huống đó là rơi vào hang quỷ. Cho nên khi niệm Phật, chúng ta phải cố gắng tránh hai chứng bệnh nặng nề này.
Yếu lý của sự niệm Phật quan trọng là ở nơi ba yếu tố: “tin sâu, nguyện thiết và hành chuyên”. Trong ba yếu tố này, thì tin và nguyện là điều kiện ắt có và đủ để quyết định được vãng sinh về Cực lạc. Còn nếu chúng ta hành chuyên, nghĩa là niệm Phật miên mật già dặn không gián đoạn, thì chúng ta sẽ được vãng sinh ở phẩm vị cao. Tùy theo sự thật hành của hành giả chuyên cần hay không chuyên cần, mà phẩm vị ở cõi Cực lạc có cao thấp khác nhau. Vì cửu phẩm liên hoa ở Cực lạc có chia ra làm ba bậc: Thượng, Trung và Hạ. Trong mỗi bậc lại chia làm ba. Như bậc Thượng, thì có thượng phẩm thượng sinh, thượng phẩm trung sinh và thượng phẩm hạ sinh v.v… Ba món trên còn gọi là ba món tư lương, tức hành trang lên đường về quê hương Cực lạc của hành giả.
Còn về phần tha lực, tức là chúng ta nương vào bản nguyện oai lực của đức Phật A Di Đà. Vì đức Phật A Di Đà có phát ra 48 điều đại nguyện. Nguyện nào Ngài cũng muốn tiếp rước chúng sanh về cõi nước Cực lạc của Ngài. Trong lúc lâm chung, nếu hành giả nhớ niệm danh hiệu Ngài, thì sẽ được Ngài phóng quang tiếp dẫn sanh về nước của Ngài. Dù rằng nghiệp lực của chúng ta chưa dứt sạch, nhưng nếu chúng ta chí thành niệm danh hiệu Ngài thì cũng được Ngài tiếp dẫn. Đây gọi là đới nghiệp vãng sanh. Ví như tảng đá tuy to nặng, nhưng nếu để trên chiếc thuyền thì sẽ đi rất nhanh và nhẹ nhàng không có gì khó khăn. Ngược lại, hạt cát tuy rất nhỏ, nhưng nếu bỏ xuống nước, thì hạt cát kia cũng dễ bị chìm đắm. Sự khác biệt giữa các pháp môn tự lực và tha lực là như thế. Đại khái đó là lý do tại sao người tu Tịnh độ phải niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà.
Phật tử hỏi vì sao mà chúng ta biết đến danh hiệu của đức Phật A Di Đà và biết đến Ngài vào lúc nào? Xin thưa, sở dĩ chúng ta biết đến danh hiệu của Ngài là nhờ đức Phật Thích Ca Mâu Ni giới thiệu ở trong các Kinh điển Tịnh độ. Nhất là Kinh A Di Đà. Đây là bộ kinh tự Ngài giới thiệu nói ra, chớ không có ai hỏi Ngài cả. Nên kinh này còn gọi là “vô vấn tự thuyết”.
Chính nhờ vào sự giới thiệu đó, nên chúng sanh ở cõi Ta bà nầy mới biết được. Nếu như đức Phật Thích Ca không nói, thì không ai có thể biết được. Vì đức Phật là đấng chơn thiệt ngữ, nên lời giới thiệu của Ngài là một sự thật. Chúng ta tin chắc chắn điều đó, không có gì phải nghi ngờ.
Thích Phước Thái
Trả lời: Sở dĩ chúng ta niệm danh hiệu Ngài là vì chúng ta nương theo bản nguyện của Ngài. Vì đức Phật A Di Đà có phát ra 48 điều đại nguyện. Nguyện nào Ngài cũng muốn tiếp dẫn chúng sinh vãng sinh về nước của Ngài. Do đó, hầu hết người tu theo pháp môn Tịnh độ đều niệm danh hiệu của Ngài.
Khi chúng ta niệm danh hiệu Ngài, ngoài sự thầm gia hộ của Ngài ra, chúng ta còn cần phải nhiếp tâm chí thành mà niệm. Vì chủ trương của pháp môn Tịnh độ, ngoài phần tự lực ra còn có phần tha lực. Tuy nhiên, phật tử nên nhớ tự lực vẫn là phần chính yếu. Phần này rất là quan trọng. Chúng ta cần phải gia công nỗ lực tinh cần mà niệm danh hiệu Ngài. Khi niệm Phật điều quan trọng là phải nhiếp tâm thành ý. Không nên để tâm lăng xăng chạy loạn, mà phải để tâm an trụ vào câu hiệu Phật sáu chữ Di Đà. Vì niệm Phật là niệm tâm. Niệm Phật tối kỵ nhất là hai chứng bệnh hôn trầm và tán loạn. Nếu niệm với tâm tán loạn, nghĩ nhớ lung tung, thì đó là niệm chúng sinh chớ không phải niệm Phật. Còn hôn trầm là chìm trong mê tối Phật nói trạng huống đó là rơi vào hang quỷ. Cho nên khi niệm Phật, chúng ta phải cố gắng tránh hai chứng bệnh nặng nề này.
Yếu lý của sự niệm Phật quan trọng là ở nơi ba yếu tố: “tin sâu, nguyện thiết và hành chuyên”. Trong ba yếu tố này, thì tin và nguyện là điều kiện ắt có và đủ để quyết định được vãng sinh về Cực lạc. Còn nếu chúng ta hành chuyên, nghĩa là niệm Phật miên mật già dặn không gián đoạn, thì chúng ta sẽ được vãng sinh ở phẩm vị cao. Tùy theo sự thật hành của hành giả chuyên cần hay không chuyên cần, mà phẩm vị ở cõi Cực lạc có cao thấp khác nhau. Vì cửu phẩm liên hoa ở Cực lạc có chia ra làm ba bậc: Thượng, Trung và Hạ. Trong mỗi bậc lại chia làm ba. Như bậc Thượng, thì có thượng phẩm thượng sinh, thượng phẩm trung sinh và thượng phẩm hạ sinh v.v… Ba món trên còn gọi là ba món tư lương, tức hành trang lên đường về quê hương Cực lạc của hành giả.
Còn về phần tha lực, tức là chúng ta nương vào bản nguyện oai lực của đức Phật A Di Đà. Vì đức Phật A Di Đà có phát ra 48 điều đại nguyện. Nguyện nào Ngài cũng muốn tiếp rước chúng sanh về cõi nước Cực lạc của Ngài. Trong lúc lâm chung, nếu hành giả nhớ niệm danh hiệu Ngài, thì sẽ được Ngài phóng quang tiếp dẫn sanh về nước của Ngài. Dù rằng nghiệp lực của chúng ta chưa dứt sạch, nhưng nếu chúng ta chí thành niệm danh hiệu Ngài thì cũng được Ngài tiếp dẫn. Đây gọi là đới nghiệp vãng sanh. Ví như tảng đá tuy to nặng, nhưng nếu để trên chiếc thuyền thì sẽ đi rất nhanh và nhẹ nhàng không có gì khó khăn. Ngược lại, hạt cát tuy rất nhỏ, nhưng nếu bỏ xuống nước, thì hạt cát kia cũng dễ bị chìm đắm. Sự khác biệt giữa các pháp môn tự lực và tha lực là như thế. Đại khái đó là lý do tại sao người tu Tịnh độ phải niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà.
Phật tử hỏi vì sao mà chúng ta biết đến danh hiệu của đức Phật A Di Đà và biết đến Ngài vào lúc nào? Xin thưa, sở dĩ chúng ta biết đến danh hiệu của Ngài là nhờ đức Phật Thích Ca Mâu Ni giới thiệu ở trong các Kinh điển Tịnh độ. Nhất là Kinh A Di Đà. Đây là bộ kinh tự Ngài giới thiệu nói ra, chớ không có ai hỏi Ngài cả. Nên kinh này còn gọi là “vô vấn tự thuyết”.
Chính nhờ vào sự giới thiệu đó, nên chúng sanh ở cõi Ta bà nầy mới biết được. Nếu như đức Phật Thích Ca không nói, thì không ai có thể biết được. Vì đức Phật là đấng chơn thiệt ngữ, nên lời giới thiệu của Ngài là một sự thật. Chúng ta tin chắc chắn điều đó, không có gì phải nghi ngờ.
Thích Phước Thái