• Trang Chủ
  • Thông Tin
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút - Văn học
    • Tự truyện
    • Nghệ thuật
    • Truyện ngắn
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Nhật ký hành trình
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Giới thiệu sách mới
  • Giáo Dục
    • Thai giáo
    • Thiếu nhi
    • Thanh niên
    • Hôn nhân
    • Kiến thức
    • Phật giáo
    • Gia Đình Phật Tử
  • Nghiên Cứu
    • Lịch sử
    • Phật học
    • Khoa học
    • Văn học
    • Văn hóa
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Máy ảnh - Lens
    • Gia Đình Phật Tử
  • Tam Tạng
    • Kinh
    • Luật
    • Luận
  • Tự Viện
    • Di tích
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Nghệ Thuật
    • Điện ảnh
    • Kiến trúc
    • Hội họa
    • Thư pháp
    • Đồ họa
    • Sân khấu
    • Âm nhạc
  • Pháp Âm
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Khóa tu
    • Audio Phật giáo
    • Video Phật giáo
    • Nhật ký du lịch
  • Media Đất Việt
    • Đất Việt Media
  • Hoa Sen Audio
    • Audio
    • Media Audio
    • Truyện Dài
    • Lời Phật Dạy
  • Đọc Sách
    • Văn Học Phật Giáo
    • Văn Học Dân Gian
    • Văn Học Hiện Đại
    • Văn Học Nước Ngoài
    • Sách Hay
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Thông Tin
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút - Văn học
    • Tự truyện
    • Nghệ thuật
    • Truyện ngắn
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Nhật ký hành trình
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Giới thiệu sách mới
  • Giáo Dục
    • Thai giáo
    • Thiếu nhi
    • Thanh niên
    • Hôn nhân
    • Kiến thức
    • Phật giáo
    • Gia Đình Phật Tử
  • Nghiên Cứu
    • Lịch sử
    • Phật học
    • Khoa học
    • Văn học
    • Văn hóa
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Máy ảnh - Lens
    • Gia Đình Phật Tử
  • Tam Tạng
    • Kinh
    • Luật
    • Luận
  • Tự Viện
    • Di tích
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Nghệ Thuật
    • Điện ảnh
    • Kiến trúc
    • Hội họa
    • Thư pháp
    • Đồ họa
    • Sân khấu
    • Âm nhạc
  • Pháp Âm
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Khóa tu
    • Audio Phật giáo
    • Video Phật giáo
    • Nhật ký du lịch
  • Media Đất Việt
    • Đất Việt Media
  • Hoa Sen Audio
    • Audio
    • Media Audio
    • Truyện Dài
    • Lời Phật Dạy
  • Đọc Sách
    • Văn Học Phật Giáo
    • Văn Học Dân Gian
    • Văn Học Hiện Đại
    • Văn Học Nước Ngoài
    • Sách Hay
  • Trang chủ

  • Văn Hoá

  • Nghi lễ - tập tục

Những bài học quý giá khi sống cùng người Nhật

Ngày đăng: 11:45:13 15-06-2015 . Xem: 6753
  • Google +
  • Tweet
Luôn đền đáp sự giúp đỡ của người khác, giữ lời, lịch sự, đặt người khác lên trước, không tham của rơi... là những điều tốt đẹp trong cách sống của người dân xứ mặt trời mọc.

>> Câu chuyện về những viên xá lợi "Sống"
>> Kết hôn với người ngoại đạo

1. Luôn đền đáp


Ở Nhật, bạn sẽ học được rằng khi được giúp đỡ, bạn cần trả ơn, càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, người Nhật không câu nệ cách bạn đền đáp họ. Ví dụ ai đó giúp bạn một tay, như chuyển chiếc ghế mới vào trong nhà, bạn chỉ cần mua một lon nước để thể hiện sự cảm kích là đủ. Mỗi lần bạn giúp đỡ người khác, bạn sẽ nhận được cử chỉ tốt đẹp nào đó đáp lại, không cần thể hiện bằng lời nói.

2. Cảm ơn người đã giúp bạn trong lần gặp sau

Nghe có vẻ hơi khách sáo, nhưng nếu bạn nhận được câu cảm ơn như “Xin chào, cảm ơn vì hôm trước đã giúp tôi chuyển ghế” thì cũng tuyệt đấy chứ.

3. Thói quen lịch sự

Văn hóa Nhật rất coi trọng sự lịch lãm, từ cách dùng kính ngữ, tới cách nhân viên bán hàng xách đồ tiễn bạn ra cửa, cách bạn được chào đón khi bước vào một nhà hàng. Nếu dừng lại hỏi đường, bạn sẽ nhận được bản đồ vẽ tay chi tiết, thậm chí còn được dẫn tới tận nơi. Với người Nhật, lịch sự nghĩa là bớt ích kỷ, vì người khác mà không nghĩ đến chuyện mình sẽ được gì.

Người dân xếp hàng ở một ga tàu điện ngầm

4. Đặt người khác lên trước

Những cử chỉ như nhường bạn bè miếng bánh to hơn, dành chỗ tốt nhất cho mẹ khi vào nhà hàng, hay để khách đứng giữa khi chụp ảnh... là một phần cuộc sống thường nhật ở xứ mặt trời mọc. Các ngôi nhà truyền thống của Nhật còn có ghế dành riêng cho khách - trước hốc tường tokonoma để khách nổi bật giữa phông nền là các bức thư pháp, lọ hoa, đồ gốm của chủ nhà... Người Nhật có nhiều cách để thắt chặt các mối quan hệ trong cuộc sống.

5. Không loại trừ ai trong nhóm

Ở Nhật, khi mời mọi người tham dự sự kiện, không có chuyện bạn lờ người mình không thích đi. Việc chỉ mời vài người trong một nhóm bạn hoặc một số đồng nghiệp đi uống bia, đi ăn bị coi là bất lịch sự. Như thế sẽ không có chuyện một người cảm thấy lạc lõng hay thừa thãi. Điều đó dạy chúng ta cách chấp nhận những người khác biệt với mình.

Những trải nghiệm du lịch chỉ có ở Nhật
Vuốt ve thú cưng ở quán cà phê, xem thi đấu Sumo, tìm hiểu bí mật của rượu sake, thưởng thức thịt bò Kobe... là những trải nghiệm du lịch chỉ có ở Nhật Bản.

6. Tôn trọng tài sản của người khác

Tại quốc gia này, việc nhặt được của rơi trả lại người bị mất trở thành nguyên tắc sống. Khi ai đó đánh rơi khăn tay trên phố, người tìm thấy sẽ đặt nó lên thùng thư ở chỗ gần nhất, để người mất có thể dễ dàng nhìn thấy lúc quay lại tìm.

7. Lựa chọn hòa bình

Ngày nay, trẻ em Nhật được dạy sử dụng bạo lực là sai và chiến tranh là không cần thiết. Hòa bình được khuyến khích qua giáo dục, các ngày lễ và trong hiến pháp Nhật.

8. Nhiều khi bớt quả quyết lại tốt hơn

Xã hội Nhật rất nhẹ nhàng. Người ta xếp hàng dài mà không phàn nàn. Không có những người nổi giận vì tắc đường, ít thấy ai to tiếng, thở dài hay lườm nguýt. Người Nhật có vẻ luôn sống trong không khí bình tĩnh, kiềm chế. Họ luôn tuân thủ theo đúng nguyên tắc, do đó đừng mong đợi họ sẽ bẻ luật cho bạn.

\
Mọi giao dịch của người Nhật đều kết thúc với cái cúi đầu lịch sự.

9. Biết lắng nghe hơn

Người Nhật thường để người khác nói xong trước khi tiếp chuyện. Việc cho người khác cơ hội  bày tỏ ý kiến mà không chen ngang rất quan trọng. Chúng ta sẽ bớt phán xét hơn khi tiếp nhận quan điểm của người khác, không còn tranh cãi mà trở thành bàn luận. Chúng ta sẽ tự động hạ giọng xuống và không chiếm hữu cuộc trò chuyện.

10. Ganbaru - Nỗ lực hết mình

Người Nhật thường cố gắng hết sức trong bất cứ việc gì, với tinh thần không bao giờ từ bỏ.

11. Giữ lời

Khi người Nhật nói điều gì đó, họ sẽ thực hiện. Nếu được mời tới dự sự kiện, người ta thường không từ chối. Và nếu họ nói sẽ tham dự thì nhất định tới, dù mưa to gió lớn. Việc nhận lời rồi không đến bị coi là bất lịch sự. Nếu có thay đổi bạn phải gọi điện báo trước hoặc cử người đi thay.

12. Luôn có ý thức bảo vệ môi trường

Người dân xứ hoa anh đào luôn dọn dẹp sạch sẽ nơi mình tổ chức các hoạt động. Bạn hầu như không thấy một chiếc cốc giấy hay một túi nilon bị vứt bừa bãi. Người bán hàng thường quét dọn trước cửa hiệu mỗi ngày. Người dân trong cùng một khu phố thường xuyên có các buổi tổng vệ sinh.

Cổ động viên Nhật Bản dọn rác ở sân vận động sau khi xem

13. Làm mọi việc với sự tôn trọng

Theo Business Insider, người dân thuộc mọi tầng lớp xã hội đều thực hiện những cử chỉ lịch sự như cúi đầu thể hiện sự tôn trọng, đưa đồ cho người khác bằng cả hai tay, ăn mặc chỉn chu, chào người khác với một nụ cười.

14. Đúng giờ

Một trong những điều quan trọng nhất người ta học được khi sống ở Nhật Bản là luôn đúng giờ. Điều đó không chỉ thể hiện sự tôn trọng người khác mà còn khiến mọi việc tiến triển suôn sẻ và hiệu quả hơn.
Chia Sẻ
  • Google +
  • Tweet
Các Tin Khác
  • MC dẫn chương trình Vu Lan Báo Hiếu

    MC dẫn chương trình Vu Lan Báo Hiếu

  • Ngày Cá tháng Tư: Ai mới là kẻ ngốc?

    Ngày Cá tháng Tư: Ai mới là kẻ ngốc?

  • Phim Toàn Bộ Tang Lễ Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ - GHPGVNTN

    Phim Toàn Bộ Tang Lễ Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ - GHPGVNTN

  • Lời Thỉnh Cầu & Cung Tiễn Của Thất Chúng Đệ Tử Dâng Lên Tôn Sư HT Thích Quảng Độ

    Lời Thỉnh Cầu & Cung Tiễn Của Thất Chúng Đệ Tử Dâng Lên Tôn Sư HT Thích Quảng Độ

  • Nét đẹp ngồi một bên phía sau xe của Phụ nữ Sài Gòn xưa. Vì sao?

    Nét đẹp ngồi một bên phía sau xe của Phụ nữ Sài Gòn xưa. Vì sao?

Tự truyện

Tìm về cuộc sống bình an

Tìm về cuộc sống bình an

  • Lời tự thuật của Thi sĩ HỮU LOAN, tác giả

    Lời tự thuật của Thi sĩ HỮU LOAN, tác giả "MÀU TÍM HOA SIM"

  • Làm chủ bản thân mình: Gió lớn không lay chuyển được núi

    Làm chủ bản thân mình: Gió lớn không lay chuyển được núi

Truyện ngắn

Truyện cổ tích Tấm Cám

Truyện cổ tích Tấm Cám

  • Hạt cơm cúng Phật - Truyện ngắn của Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh

    Hạt cơm cúng Phật - Truyện ngắn của Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh

  • Không duyên phận cũng là định mệnh - Truyện ngắn

    Không duyên phận cũng là định mệnh - Truyện ngắn

Tùy bút - Văn học

Bóng Núi, Dáng Xưa

Bóng Núi, Dáng Xưa

  • Bước ngoặt nhiệm mầu

    Bước ngoặt nhiệm mầu

  • Nắng mưa mặc đời

    Nắng mưa mặc đời

Nghệ thuật

Đừng vội lập gia đình sớm

Đừng vội lập gia đình sớm

  • 9 kỹ năng quan trọng trong nghệ thuât giao tiếp

    9 kỹ năng quan trọng trong nghệ thuât giao tiếp

  • Sắc đẹp hoa sen

    Sắc đẹp hoa sen

Thơ ca

Chút tình thôi - HT Thích Thái Hòa

Chút tình thôi - HT Thích Thái Hòa

  • Bên suối vắng trời cao trăng lồng lộng, kiếp phù sinh còn nặng bước chân trần…

    Bên suối vắng trời cao trăng lồng lộng, kiếp phù sinh còn nặng bước chân trần…

  • Thế Giới Buồn

    Thế Giới Buồn

Ẩm thực Phật Giáo

Bánh sa-kê: Một món khai vị thuần chay

Bánh sa-kê: Một món khai vị thuần chay

  • Ăn chay có giảm được ung thư?

    Ăn chay có giảm được ung thư?

  • Ẩm thực chay, nét văn hóa của người Việt

    Ẩm thực chay, nét văn hóa của người Việt

Nghi lễ - tập tục

MC dẫn chương trình Vu Lan Báo Hiếu

MC dẫn chương trình Vu Lan Báo Hiếu

  • Ngày Cá tháng Tư: Ai mới là kẻ ngốc?

    Ngày Cá tháng Tư: Ai mới là kẻ ngốc?

  • Phim Toàn Bộ Tang Lễ Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ - GHPGVNTN

    Phim Toàn Bộ Tang Lễ Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ - GHPGVNTN

  • Trang Chủ
  • Thông Tin
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Nghiên Cứu
  • Media Đất Việt
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Tam Tạng
  • Nghệ Thuật
  • Giáo Dục
  • Hoa Sen Audio
  • Đọc Sách


Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email: thichnhatchieu@gmail.com 
Ghi rõ nguồn www.hoasendatviet.com - Hoa Sen Đất Việt  khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Copyright by Lotus is traditional flower of Vietnam -  www.hoasendatviet.com. Designed by HSĐV