Truyền thống lễ Giao Thừa của dân tộc Việt Nam
Ngày đăng: 02:34:55 28-12-2014 . Xem: 3098
Lễ giao thừa rước năm mới là một nghi thức thiêng liêng của người Việt nói riêng và người Á Đông nói chung. Ở chốn thiền môn có nghi lễ đặc thù cho giao thừa. Nhưng tại tư gia Phật tử, nghi lễ đó được thực hiện như thế nào cho đúng với truyền thống dân tộc và giáo lý đạo Phật? Giải đáp thắc mắc này, PV Giác Ngộ đã hầu chuyện với TT.Thích Lệ Trang, Phó Trưởng ban Nghi lễ T.Ư, Trưởng ban Nghi lễ Phật giáo TP.HCM về việc này. Nói về nghi lễ giao thừa và nghi lễ đón giao thừa ở chốn thiền môn, Thượng tọa cho biết:
Và nghi lễ đón giao thừa ở chốn thiền môn, Thượng tọa cho biết:
Trước khi nói về nghi thức lễ giao thừa trong thiền môn, tôi nghĩ cũng nên tìm hiểu về tập tục cúng giao thừa trong văn hóa phương Đông.
Giao thừa, còn gọi là lễ trừ tịch, là mốc thời gian giao tiếp giữa năm cũ và năm mới, thường bắt đầu từ giờ Tý (23 giờ đến 1 giờ) của ngày mùng một tháng Giêng âm lịch.
Nguồn gốc lễ giao thừa có từ tập tục ngàn xưa, thời Ngũ Đế, Tam Vương. Triều đại Hạ, vua chuộng màu đen nên lấy tháng Dần là tháng Giêng, còn đời Thương, nhà vua lại chuộng màu trắng nên lấy tháng Sửu làm tháng Giêng, nhưng đến đời Châu thì nhà vua chuộng màu đỏ nên chọn tháng Tý là tháng Giêng… Qua những sự đổi dời như thế nên mốc giao thừa ở mỗi thời khác nhau. Đến thời Khổng Tử lại chọn lại tháng Dần làm tháng Giêng, thời Tần Thủy Hoàng lại chọn tháng Hợi làm tháng Giêng, đến đời Hán thì nhà vua lại quay về lấy tháng Dần như nhà Hạ và cho đến bây giờ không còn thay đổi nữa.
Theo quan điểm của Tam giáo, mỗi một năm có các vị thần Hành binh…, Hành khiển…, Phán quan… cai quản hạ giới khác nhau. Thế nên lễ giao thừa trong dân gian có thể hiểu như là buổi tiệc để “tống cựu nghinh tân” - tiễn đưa những vị thần năm cũ đi và nghinh đón những vị thần mới. Đây chính là một tập tục đẹp thể hiện sự tri ân báo đức, cũng như bày tỏ lòng mong ước được gia hộ cho bình an, hạnh phúc và ấm no.
Ngày xưa lễ giao thừa được tổ chức ở tại đình làng hoặc Văn miếu, được thực hiện bởi những vị tiên chỉ (người có địa vị, niên cao nhất) chủ trì, dân làng tập trung lễ bái rồi rước lộc về nhà. Lộc ở đây là những chồi non của năm mới. Người ta quan niệm ở những nơi thiêng liêng này thì tinh khiết và trang nghiêm nhất, vì thế rước những điều tốt đẹp của Thánh về nhà với mong ước có một năm mới kiết tường như ý…
Nhưng khi Phật giáo du nhập vào bản địa thì ngôi chùa dần dần trở thành điểm tựa tâm linh cho mọi người, nên vào thời khắc giao thừa nhân dân cũng đến chùa để đón giao thừa và lễ Phật đầu năm. Trên tinh thần khế lý khế cơ, chư Tổ đã dung hợp lễ chúc tán thù ân vẫn được các tự viện hành trì vào các ngày sóc - vọng (rằm và mùng một âm lịch) với tập tục dân gian thành một nghi thức giao thừa để sử dụng trong thiền môn.
Theo nghi lễ thiền gia, vào đầu giờ Tý, các chùa đều thỉnh 108 tiếng đại hồng chung để trừ tịch, kế đến là khai chuông, bảng, nghinh thiên tiếp giá, dâng hương trì chú, tụng kinh để chúc phúc đến đạo tràng và ban lộc mừng xuân đến Phật tử.
Phật tử đến chùa lễ Phật đón giao thừa - Ảnh: Mai Trung
Quan sát sơ bộ, hiện nay các tự viện chưa có sự thống nhất về nghi thức cho lễ giao thừa. Vậy, theo Thượng tọa, có cần phải có sự thống nhất, và có thể thống nhất ở phương diện nào?
- Ngày nay với chủ trương Việt hóa nghi lễ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thiết nghĩ chúng ta nên cần có một văn bản thống nhất để mọi người có thể hòa âm nhiếp niệm trong các nghi lễ đại chúng. Chúng tôi nghĩ chỉ thống nhất về mặt văn bản, còn giọng điệu, âm hưởng đặc trưng của mỗi vùng miền thì nên giữ lại để làm phong phú thêm cho nghi lễ Phật giáo Việt Nam.
Chúng tôi nghĩ việc Việt hóa và thống nhất văn bản như thế để trước hết tránh những điều lúng túng không cần thiết cho Phật tử khi tham dự các khóa lễ tại các tự viện trong thời khắc giao thừa.
Với những người sơ cơ học Phật, Thượng tọa có lời khuyên nào dành cho họ để có thể thực hiện nghi lễ giao thừa đúng Chánh pháp?
- Đối với Phật tử tại gia, khi cử hành nghi lễ ở nhà mình cũng phải có tuệ giác soi sáng ý thức về những việc mình đang làm trong giây phút hiện tại. Như vấn đề tội phước của con người, nếu hạnh phúc của ta được xây dựng trên nền tảng đau khổ của muôn loài thì hương vị của hạnh phúc đó sẽ không còn nguyên vẹn. Thế nên trong nghi lễ cúng kính như lễ rước giao thừa ở nhà cũng nên bày biện lễ phẩm trang nghiêm tinh khiết, tránh những đồ huyết nhục theo tập quán hủ tục.
Tôi thấy có nhiều Phật tử lo lắng về việc chọn ai là người “xông đất” đầu năm cho nhà mình. Xưa nay người phương Đông vẫn quan niệm tìm người hợp tuổi để xông nhà đầu năm, nhưng mình lựa chọn tuổi, lại quên chọn tính tình của người đó, thì tại sao chúng ta không là người làm chủ vận mệnh của mình mà đi lệ thuộc vào người khác.
Theo quan niệm Đông phương, con người bị chi phối bởi ngũ Hành (kim-mộc-thủy-hỏa-thổ), nên lễ cúng giao thừa đầu năm thường bày mâm ngũ quả, tức là chọn năm loại trái cây có năm màu sắc chính: xanh, vàng, đỏ, trắng và đen để tượng trung cho ngũ hành tương sinh và cũng cầu mong được ngũ phúc lâm môn (Phú-Quý-Thọ-Khương-Ninh). Thế nhưng người đời không hiểu lại quan trọng hóa năm loại trái cây dựa theo tên gọi (chôm-cầu-dừa-đủ-xoài-sung…), v.v…, Đây là một điều gây ngộ nhận thật đáng tiếc.
Về nghi lễ giao thừa tại tư gia, sau khi đèn nến lung linh, hương trầm quyện tỏa, vị trưởng thượng trong gia đình sẽ dâng hương tham lễ hoàng thiên, hậu thổ nghinh xuân tiếp phước và đọc lời khấn nguyện, sau đó tuần tự mọi người trong nhà ra bái yết. Đây là truyền thống thể hiện sự biết ơn trời đất che chở, cội nguồn tâm linh và sự tôn ti trật tự cần được duy trì khi văn hóa đạo đức đang trên đà xuống dốc như hiện nay.
Cũng cần chia sẻ thêm, hiện nay nhiều người tự xưng là Phật tử mà vẫn còn đặt nặng vấn đề chọn người “xông đất” đầu năm cho nhà mình. Người ta quan niệm rằng phải tìm người hợp tuổi với gia chủ mà quên rằng người có đạo đức quang lâm mới là quý. Theo Phật giáo, ta phải tự làm chủ vận mệnh của mình (tội phúc vô môn, duy nhân tự triệu – tội phúc không có cửa vào, chỉ do ta đem đến mà thôi). Vì thế, vào thời khắc giao thừa năm mới, mọi người đến chùa dâng hương lễ Phật để tu phúc, tích đức rồi đem những lộc Phật về xông đất nhà mình là tốt nhất.
Về việc hóa sớ giao thừa hay là các bản văn trong việc cúng kính cũng không hẳn là hình thức mê tín dị đoan mà đây là vấn đề khéo léo khi xử lý bản văn sớ. Trong văn sớ có ghi Hồng danh chư Phật, Bồ-tát và tên họ của ông bà cha mẹ của mình nên không thể vứt bỏ lung tung mà phải hóa đi để thể hiện sự trang trọng và lòng tôn kính của người có hiểu biết.
Và nghi lễ đón giao thừa ở chốn thiền môn, Thượng tọa cho biết:
Trước khi nói về nghi thức lễ giao thừa trong thiền môn, tôi nghĩ cũng nên tìm hiểu về tập tục cúng giao thừa trong văn hóa phương Đông.
Giao thừa, còn gọi là lễ trừ tịch, là mốc thời gian giao tiếp giữa năm cũ và năm mới, thường bắt đầu từ giờ Tý (23 giờ đến 1 giờ) của ngày mùng một tháng Giêng âm lịch.
Nguồn gốc lễ giao thừa có từ tập tục ngàn xưa, thời Ngũ Đế, Tam Vương. Triều đại Hạ, vua chuộng màu đen nên lấy tháng Dần là tháng Giêng, còn đời Thương, nhà vua lại chuộng màu trắng nên lấy tháng Sửu làm tháng Giêng, nhưng đến đời Châu thì nhà vua chuộng màu đỏ nên chọn tháng Tý là tháng Giêng… Qua những sự đổi dời như thế nên mốc giao thừa ở mỗi thời khác nhau. Đến thời Khổng Tử lại chọn lại tháng Dần làm tháng Giêng, thời Tần Thủy Hoàng lại chọn tháng Hợi làm tháng Giêng, đến đời Hán thì nhà vua lại quay về lấy tháng Dần như nhà Hạ và cho đến bây giờ không còn thay đổi nữa.
Theo quan điểm của Tam giáo, mỗi một năm có các vị thần Hành binh…, Hành khiển…, Phán quan… cai quản hạ giới khác nhau. Thế nên lễ giao thừa trong dân gian có thể hiểu như là buổi tiệc để “tống cựu nghinh tân” - tiễn đưa những vị thần năm cũ đi và nghinh đón những vị thần mới. Đây chính là một tập tục đẹp thể hiện sự tri ân báo đức, cũng như bày tỏ lòng mong ước được gia hộ cho bình an, hạnh phúc và ấm no.
Ngày xưa lễ giao thừa được tổ chức ở tại đình làng hoặc Văn miếu, được thực hiện bởi những vị tiên chỉ (người có địa vị, niên cao nhất) chủ trì, dân làng tập trung lễ bái rồi rước lộc về nhà. Lộc ở đây là những chồi non của năm mới. Người ta quan niệm ở những nơi thiêng liêng này thì tinh khiết và trang nghiêm nhất, vì thế rước những điều tốt đẹp của Thánh về nhà với mong ước có một năm mới kiết tường như ý…
Nhưng khi Phật giáo du nhập vào bản địa thì ngôi chùa dần dần trở thành điểm tựa tâm linh cho mọi người, nên vào thời khắc giao thừa nhân dân cũng đến chùa để đón giao thừa và lễ Phật đầu năm. Trên tinh thần khế lý khế cơ, chư Tổ đã dung hợp lễ chúc tán thù ân vẫn được các tự viện hành trì vào các ngày sóc - vọng (rằm và mùng một âm lịch) với tập tục dân gian thành một nghi thức giao thừa để sử dụng trong thiền môn.
Theo nghi lễ thiền gia, vào đầu giờ Tý, các chùa đều thỉnh 108 tiếng đại hồng chung để trừ tịch, kế đến là khai chuông, bảng, nghinh thiên tiếp giá, dâng hương trì chú, tụng kinh để chúc phúc đến đạo tràng và ban lộc mừng xuân đến Phật tử.
Phật tử đến chùa lễ Phật đón giao thừa - Ảnh: Mai Trung
Quan sát sơ bộ, hiện nay các tự viện chưa có sự thống nhất về nghi thức cho lễ giao thừa. Vậy, theo Thượng tọa, có cần phải có sự thống nhất, và có thể thống nhất ở phương diện nào?
- Ngày nay với chủ trương Việt hóa nghi lễ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thiết nghĩ chúng ta nên cần có một văn bản thống nhất để mọi người có thể hòa âm nhiếp niệm trong các nghi lễ đại chúng. Chúng tôi nghĩ chỉ thống nhất về mặt văn bản, còn giọng điệu, âm hưởng đặc trưng của mỗi vùng miền thì nên giữ lại để làm phong phú thêm cho nghi lễ Phật giáo Việt Nam.
Chúng tôi nghĩ việc Việt hóa và thống nhất văn bản như thế để trước hết tránh những điều lúng túng không cần thiết cho Phật tử khi tham dự các khóa lễ tại các tự viện trong thời khắc giao thừa.
Với những người sơ cơ học Phật, Thượng tọa có lời khuyên nào dành cho họ để có thể thực hiện nghi lễ giao thừa đúng Chánh pháp?
- Đối với Phật tử tại gia, khi cử hành nghi lễ ở nhà mình cũng phải có tuệ giác soi sáng ý thức về những việc mình đang làm trong giây phút hiện tại. Như vấn đề tội phước của con người, nếu hạnh phúc của ta được xây dựng trên nền tảng đau khổ của muôn loài thì hương vị của hạnh phúc đó sẽ không còn nguyên vẹn. Thế nên trong nghi lễ cúng kính như lễ rước giao thừa ở nhà cũng nên bày biện lễ phẩm trang nghiêm tinh khiết, tránh những đồ huyết nhục theo tập quán hủ tục.
Tôi thấy có nhiều Phật tử lo lắng về việc chọn ai là người “xông đất” đầu năm cho nhà mình. Xưa nay người phương Đông vẫn quan niệm tìm người hợp tuổi để xông nhà đầu năm, nhưng mình lựa chọn tuổi, lại quên chọn tính tình của người đó, thì tại sao chúng ta không là người làm chủ vận mệnh của mình mà đi lệ thuộc vào người khác.
Theo quan niệm Đông phương, con người bị chi phối bởi ngũ Hành (kim-mộc-thủy-hỏa-thổ), nên lễ cúng giao thừa đầu năm thường bày mâm ngũ quả, tức là chọn năm loại trái cây có năm màu sắc chính: xanh, vàng, đỏ, trắng và đen để tượng trung cho ngũ hành tương sinh và cũng cầu mong được ngũ phúc lâm môn (Phú-Quý-Thọ-Khương-Ninh). Thế nhưng người đời không hiểu lại quan trọng hóa năm loại trái cây dựa theo tên gọi (chôm-cầu-dừa-đủ-xoài-sung…), v.v…, Đây là một điều gây ngộ nhận thật đáng tiếc.
Về nghi lễ giao thừa tại tư gia, sau khi đèn nến lung linh, hương trầm quyện tỏa, vị trưởng thượng trong gia đình sẽ dâng hương tham lễ hoàng thiên, hậu thổ nghinh xuân tiếp phước và đọc lời khấn nguyện, sau đó tuần tự mọi người trong nhà ra bái yết. Đây là truyền thống thể hiện sự biết ơn trời đất che chở, cội nguồn tâm linh và sự tôn ti trật tự cần được duy trì khi văn hóa đạo đức đang trên đà xuống dốc như hiện nay.
Cũng cần chia sẻ thêm, hiện nay nhiều người tự xưng là Phật tử mà vẫn còn đặt nặng vấn đề chọn người “xông đất” đầu năm cho nhà mình. Người ta quan niệm rằng phải tìm người hợp tuổi với gia chủ mà quên rằng người có đạo đức quang lâm mới là quý. Theo Phật giáo, ta phải tự làm chủ vận mệnh của mình (tội phúc vô môn, duy nhân tự triệu – tội phúc không có cửa vào, chỉ do ta đem đến mà thôi). Vì thế, vào thời khắc giao thừa năm mới, mọi người đến chùa dâng hương lễ Phật để tu phúc, tích đức rồi đem những lộc Phật về xông đất nhà mình là tốt nhất.
Về việc hóa sớ giao thừa hay là các bản văn trong việc cúng kính cũng không hẳn là hình thức mê tín dị đoan mà đây là vấn đề khéo léo khi xử lý bản văn sớ. Trong văn sớ có ghi Hồng danh chư Phật, Bồ-tát và tên họ của ông bà cha mẹ của mình nên không thể vứt bỏ lung tung mà phải hóa đi để thể hiện sự trang trọng và lòng tôn kính của người có hiểu biết.
Quảng Hậu thực hiện (Báo Giác Ngộ)
Các Tin Khác