Bão táp triều Trần
Ngày đăng: 23:27:15 07-09-2018 . Xem: 1497
Bão Táp Triều Trần, một tác phẩm trường thiên tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải, một tác phẩm xứng đáng để đọc.
Tác phẩm được chia thành 6 cuốn, trình bày trọn vẹn những sự kiện quan trọng của triều đại rực rỡ và hùng mạnh nhất trong lịch sử Việt Nam.
Trong tập 1, Bão Táp Cung Đình, tác giả miêu tả rất chi tiết những tâm trạng, hoàn cảnh, suy tính của Trần Thủ Độ trong công cuộc âm mưu đoạt ngôi để họ Trần thay thế họ Lý. Thái sư Trần Thủ Độ đã tự gò ép bản thân phải tuân theo bộ luật do chính mình đưa ra để xây dựng một bộ máy nhà nước hoàn thiện và thương dân nhất mực. Ông thể hiện được tinh thần cao thượng tuyệt vời khi đứng trong vị trí chủ chốt của một quốc gia. Có lẽ vì đó, nhà Trần mới trở thành triều đại hưng thịnh.
Trong giai đoạn lịch sử đó, chúng ta sẽ chẳng quên được sự kiện đế quốc Nguyên Mông đã xâm chiếm khắp châu Á cùng một phần châu Âu nhưng lại thảm bại ở Đại Việt. Dưới sự lãnh đạo của liên tiếp mấy đời vua Trần, chúng ta đã chiến bại toàn bộ 3 lần xâm lược của giặc Nguyên. Thắng rất đẹp, thắng thuyết phục, Đại Việt đã giúp anh chàng Tống bên lấy lại được niềm tin chiến đấu, từ đó mới tìm lại được nền độc lập. Người Việt cũng oai hùng lắm chứ, đâu phải đùa! Ba lần chống giặc này được tác giả diễn tả rất hấp dẫn trong ba tập 2-3-4 là Đuổi quân Mông Thát, Thăng Long nổi giận, Huyết chiến Bạch Đằng.
Ở tập thứ 5, Hoàng Quốc Hải nhắc đến một sự kiện rất quan trọng, đó là việc hòa thân của Huyền Trân Công Chúa với vua Chế Mân của Chămpa. Đây chính là sự kiện đánh dấu sự khởi đầu cho quá trình nam tiến của người Việt. Để rồi đến bây giờ, chúng ta có một dải đất hình chữ S mang tên Việt Nam.
Tập cuối cùng, Vương Triều Sụp Đổ, tác giả miêu tả sự chấm hết của nhà Trần sau hơn 170 năm vàng son. (À, mấy chục năm cuối chắc không vàng không son gì lắm ^^). Giai đoạn sau, theo vết xe đổ của các triều đại trước, vua quan nhà Trần sa vào ăn chơi sa đọa, tham nhũng bóc lột sách nhiễu dân chúng, coi thường kỉ luật do tiền nhân đặt ra. Cuối cùng, ngai vàng lại bị ngoại tộc chiếm đoạt. Hồ Quý Ly vừa là họ ngoại của vua cuối cùng, vừa tự xưng là hậu duệ của người Hồ ở Triết Giang, nên từ ngoại tộc ý nào cũng đúng.
Đọc xong bộ truyện, tớ cảm thấy yêu mến lịch sử quá đi thôi. Biết rằng, lịch sử này được trình bày dưới dạng một bộ truyện mà người ta vẫn gọi là truyện lịch sử, hay là dã sử. Nhưng theo tớ, nếu lịch sử Việt Nam được trình bày thật nhiều dưới hình thức này, qua thật nhiều góc độ khác nhau thì ngại gì việc dân ta không biết sử ta mà lại cực rành sử tàu nhờ ơn Tam Quốc Diễn Nghĩa. Có người bảo rằng ít ai dám trình bày truyện sử, vì trong đó sẽ có rất nhiều chi tiết lịch sử bị sai lệch. Xin thưa, mình đang viết truyện, mình đang đọc truyện mà, chứ có phải mình đang đọc sử liệu hay đọc sách giáo khoa về lịch sử đâu. Truyện sử sẽ mang lại tình yêu lịch sử cho thật nhiều người, để từ đó họ mới có hứng thú tìm tòi về sử liệu đích thực chứ. Tớ nghĩ: ngay cả lịch sử chính quy cũng được viết lên bởi người thắng cuộc, nào có lịch sử được viết qua lời người thua cuộc bao giờ, vậy ta ngại gì một xíu bụi nằm trong một bộ dã sử chứ.
Tớ rất hy vọng sẽ có thật nhiều bộ tiểu thuyết lịch sử như thế này. Mới biết được mấy bộ: Đất Việt Trời Nam (nhà Trần), Sông Côn Mùa Lũ (nhà hậu Lê), Bão Táp Triều Trần (nhà Trần), Tám Triều Vua Lý (nhà Lý), Thiên Hạ Là Nàng (Lê Bang Cơ, vị vua thứ 3 triều hậu Lê cùng với hậu duệ của Nguyễn Trãi), Bảo Kiếm và Giai Nhân (nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê), Hào Kiệt Lam Sơn (nhà hậu Lê), Nam Quốc Sơn Hà (Nguyên Phi Ỷ Lan và nhà Lý)... đều là những tác phẩm cực kì hay. Mời mọi người tìm đọc nhé.
Tác phẩm được chia thành 6 cuốn, trình bày trọn vẹn những sự kiện quan trọng của triều đại rực rỡ và hùng mạnh nhất trong lịch sử Việt Nam.
Trong tập 1, Bão Táp Cung Đình, tác giả miêu tả rất chi tiết những tâm trạng, hoàn cảnh, suy tính của Trần Thủ Độ trong công cuộc âm mưu đoạt ngôi để họ Trần thay thế họ Lý. Thái sư Trần Thủ Độ đã tự gò ép bản thân phải tuân theo bộ luật do chính mình đưa ra để xây dựng một bộ máy nhà nước hoàn thiện và thương dân nhất mực. Ông thể hiện được tinh thần cao thượng tuyệt vời khi đứng trong vị trí chủ chốt của một quốc gia. Có lẽ vì đó, nhà Trần mới trở thành triều đại hưng thịnh.
Trong giai đoạn lịch sử đó, chúng ta sẽ chẳng quên được sự kiện đế quốc Nguyên Mông đã xâm chiếm khắp châu Á cùng một phần châu Âu nhưng lại thảm bại ở Đại Việt. Dưới sự lãnh đạo của liên tiếp mấy đời vua Trần, chúng ta đã chiến bại toàn bộ 3 lần xâm lược của giặc Nguyên. Thắng rất đẹp, thắng thuyết phục, Đại Việt đã giúp anh chàng Tống bên lấy lại được niềm tin chiến đấu, từ đó mới tìm lại được nền độc lập. Người Việt cũng oai hùng lắm chứ, đâu phải đùa! Ba lần chống giặc này được tác giả diễn tả rất hấp dẫn trong ba tập 2-3-4 là Đuổi quân Mông Thát, Thăng Long nổi giận, Huyết chiến Bạch Đằng.
Ở tập thứ 5, Hoàng Quốc Hải nhắc đến một sự kiện rất quan trọng, đó là việc hòa thân của Huyền Trân Công Chúa với vua Chế Mân của Chămpa. Đây chính là sự kiện đánh dấu sự khởi đầu cho quá trình nam tiến của người Việt. Để rồi đến bây giờ, chúng ta có một dải đất hình chữ S mang tên Việt Nam.
Tập cuối cùng, Vương Triều Sụp Đổ, tác giả miêu tả sự chấm hết của nhà Trần sau hơn 170 năm vàng son. (À, mấy chục năm cuối chắc không vàng không son gì lắm ^^). Giai đoạn sau, theo vết xe đổ của các triều đại trước, vua quan nhà Trần sa vào ăn chơi sa đọa, tham nhũng bóc lột sách nhiễu dân chúng, coi thường kỉ luật do tiền nhân đặt ra. Cuối cùng, ngai vàng lại bị ngoại tộc chiếm đoạt. Hồ Quý Ly vừa là họ ngoại của vua cuối cùng, vừa tự xưng là hậu duệ của người Hồ ở Triết Giang, nên từ ngoại tộc ý nào cũng đúng.
Đọc xong bộ truyện, tớ cảm thấy yêu mến lịch sử quá đi thôi. Biết rằng, lịch sử này được trình bày dưới dạng một bộ truyện mà người ta vẫn gọi là truyện lịch sử, hay là dã sử. Nhưng theo tớ, nếu lịch sử Việt Nam được trình bày thật nhiều dưới hình thức này, qua thật nhiều góc độ khác nhau thì ngại gì việc dân ta không biết sử ta mà lại cực rành sử tàu nhờ ơn Tam Quốc Diễn Nghĩa. Có người bảo rằng ít ai dám trình bày truyện sử, vì trong đó sẽ có rất nhiều chi tiết lịch sử bị sai lệch. Xin thưa, mình đang viết truyện, mình đang đọc truyện mà, chứ có phải mình đang đọc sử liệu hay đọc sách giáo khoa về lịch sử đâu. Truyện sử sẽ mang lại tình yêu lịch sử cho thật nhiều người, để từ đó họ mới có hứng thú tìm tòi về sử liệu đích thực chứ. Tớ nghĩ: ngay cả lịch sử chính quy cũng được viết lên bởi người thắng cuộc, nào có lịch sử được viết qua lời người thua cuộc bao giờ, vậy ta ngại gì một xíu bụi nằm trong một bộ dã sử chứ.
Tớ rất hy vọng sẽ có thật nhiều bộ tiểu thuyết lịch sử như thế này. Mới biết được mấy bộ: Đất Việt Trời Nam (nhà Trần), Sông Côn Mùa Lũ (nhà hậu Lê), Bão Táp Triều Trần (nhà Trần), Tám Triều Vua Lý (nhà Lý), Thiên Hạ Là Nàng (Lê Bang Cơ, vị vua thứ 3 triều hậu Lê cùng với hậu duệ của Nguyễn Trãi), Bảo Kiếm và Giai Nhân (nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê), Hào Kiệt Lam Sơn (nhà hậu Lê), Nam Quốc Sơn Hà (Nguyên Phi Ỷ Lan và nhà Lý)... đều là những tác phẩm cực kì hay. Mời mọi người tìm đọc nhé.
Ngân Sơn
Saigon, 08.09.2018
Saigon, 08.09.2018
Các Tin Khác