Nobel Kinh tế: Ai được gì và tại sao
Ngày đăng: 09:24:41 25-11-2017 . Xem: 5216
Dưới đây là lời giới thiệu do Giáo sư Alvin Roth viết riêng cho độc giả Việt Nam nhân dịp cuốn sách về công trình đoạt giải Nobel của ông được xuất bản ở Việt Nam. (Cuốn sách Ai được gì và tại sao (Who gets what and why), Đặng Xuân Tùng dịch.)
LỜI NÓI ĐẦU CHO BẢN TIẾNG VIỆT
Việc dịch một cuốn sách về thị trường từ tiếng Anh sang tiếng Việt là một cơ hội để ghi nhớ rằng thị trường, giống như ngôn ngữ, là tạo tác cổ xưa của con người. Cả thị trường lẫn ngôn ngữ đều là những công cụ do loài người cùng nhau tạo ra để giúp chúng ta phối hợp với nhau, và do vậy chúng ta không ngừng cập nhật chúng để đáp ứng được những yêu cầu hiện đại.
Giống như việc có các ngôn ngữ khác, cũng có những kiểu thị trường khác nhau, và có những cách khác nhau để tổ chức chúng. Thị trường hàng hóa là thị trường mà trong đó giá cả quyết định việc ai sẽ được cái gì, và các thành phần tham gia thị trường có thể giao dịch với nhau mà không cần phải xưng danh. Nhưng nhiều thị trường liên quan đến các mối quan hệ, và trong những thị trường này bạn quan tâm đến việc mình sẽ giao dịch với ai, và ai sẽ được cái gì không được quyết định chỉ bởi giá cả.
Thị trường ghép đôi là thị trường mà trong đó bạn không thể chỉ lựa chọn thứ bạn muốn, mà bạn còn phải được chọn nữa. Giá cả mình nó không làm tất cả mọi việc trong thị trường ghép đôi, và thỉnh thoảng chúng ta không để giá cả đóng bất cứ vai trò nào. Việc ghép đôi ở dạng này hay dạng khác sẽ quyết định ai sẽ tới trường trung học hay trường đại học nào, ai sẽ nhận được việc làm nào, và ai sẽ cưới ai, và đôi khi là ai sẽ được nhận một loại chăm sóc y tế cụ thể nào đó, như việc cấy ghép tạng chẳng hạn.
Hầu hết các thị trường và địa điểm giao dịch vận hành ở một quãng nào đó ở giữa hai thái cực: bàn tay vô hình của Adam Smith và kế hoạch 5 năm của Chủ tịch Mao. Thị trường khác với việc kế hoạch tập trung: bởi không ai ngoài những thành phần tham gia thị trường sẽ quyết định việc ai nhận được gì. Và địa điểm giao dịch khác với bất cứ thứ gì tự do xảy ra trong nền kinh tế tự vận hành kiểu laissez-faire: bởi các thành phần tham gia địa điểm giao dịch biết rằng nơi giao dịch có những quy tắc riêng.
Việc thiết kế thị trường chính là tìm kiếm những quy tắc để thị trường vận hành suôn sẻ. Thông thường đây là một tiến trình thử và sai. Chẳng hạn, ở nhiều quốc gia, quy trình tuyển sinh vào trường trung học và xét tuyển vào đại học là rủi ro và căng thẳng đối với sinh viên nhiều hơn mức cần thiết. Cuốn sách này mô tả cách thức tôi và các đồng nghiệp của tôi giúp nhiều học sinh Mỹ có sự lựa chọn trường để vào học an toàn và đơn giản hơn, và có khả năng là các em học sinh sẽ được nhận vào trường theo đúng nguyện vọng của các em. Có lẽ kinh nghiệm của chúng tôi có thể giúp các nhà kinh tế học Việt Nam cũng như những nhà hoạch định chính sách có vài ý tưởng về cách thức cải thiện quy trình xét tuyển đại học nổi tiếng căng thẳng ở Việt Nam.
Cuốn sách cũng mô tả cách thức hệ thống ghép đôi các bác sĩ với công việc đầu đời của họ được tái thiết kế như thế nào ở Mỹ và những nơi khác, và một số vấn đề sẽ phải khắc phục trong những thị trường này cũng như những thị trường tương tự khác.
Tôi hy vọng cuốn sách này sẽ giúp các độc giả có cái nhìn sâu hơn về việc ai được gì và như thế nào ở Việt Nam, và tìm ra phương cách giúp một số thị trường như vậy hoạt động tốt hơn.
Giống như việc có các ngôn ngữ khác, cũng có những kiểu thị trường khác nhau, và có những cách khác nhau để tổ chức chúng. Thị trường hàng hóa là thị trường mà trong đó giá cả quyết định việc ai sẽ được cái gì, và các thành phần tham gia thị trường có thể giao dịch với nhau mà không cần phải xưng danh. Nhưng nhiều thị trường liên quan đến các mối quan hệ, và trong những thị trường này bạn quan tâm đến việc mình sẽ giao dịch với ai, và ai sẽ được cái gì không được quyết định chỉ bởi giá cả.
Thị trường ghép đôi là thị trường mà trong đó bạn không thể chỉ lựa chọn thứ bạn muốn, mà bạn còn phải được chọn nữa. Giá cả mình nó không làm tất cả mọi việc trong thị trường ghép đôi, và thỉnh thoảng chúng ta không để giá cả đóng bất cứ vai trò nào. Việc ghép đôi ở dạng này hay dạng khác sẽ quyết định ai sẽ tới trường trung học hay trường đại học nào, ai sẽ nhận được việc làm nào, và ai sẽ cưới ai, và đôi khi là ai sẽ được nhận một loại chăm sóc y tế cụ thể nào đó, như việc cấy ghép tạng chẳng hạn.
Hầu hết các thị trường và địa điểm giao dịch vận hành ở một quãng nào đó ở giữa hai thái cực: bàn tay vô hình của Adam Smith và kế hoạch 5 năm của Chủ tịch Mao. Thị trường khác với việc kế hoạch tập trung: bởi không ai ngoài những thành phần tham gia thị trường sẽ quyết định việc ai nhận được gì. Và địa điểm giao dịch khác với bất cứ thứ gì tự do xảy ra trong nền kinh tế tự vận hành kiểu laissez-faire: bởi các thành phần tham gia địa điểm giao dịch biết rằng nơi giao dịch có những quy tắc riêng.
Việc thiết kế thị trường chính là tìm kiếm những quy tắc để thị trường vận hành suôn sẻ. Thông thường đây là một tiến trình thử và sai. Chẳng hạn, ở nhiều quốc gia, quy trình tuyển sinh vào trường trung học và xét tuyển vào đại học là rủi ro và căng thẳng đối với sinh viên nhiều hơn mức cần thiết. Cuốn sách này mô tả cách thức tôi và các đồng nghiệp của tôi giúp nhiều học sinh Mỹ có sự lựa chọn trường để vào học an toàn và đơn giản hơn, và có khả năng là các em học sinh sẽ được nhận vào trường theo đúng nguyện vọng của các em. Có lẽ kinh nghiệm của chúng tôi có thể giúp các nhà kinh tế học Việt Nam cũng như những nhà hoạch định chính sách có vài ý tưởng về cách thức cải thiện quy trình xét tuyển đại học nổi tiếng căng thẳng ở Việt Nam.
Cuốn sách cũng mô tả cách thức hệ thống ghép đôi các bác sĩ với công việc đầu đời của họ được tái thiết kế như thế nào ở Mỹ và những nơi khác, và một số vấn đề sẽ phải khắc phục trong những thị trường này cũng như những thị trường tương tự khác.
Tôi hy vọng cuốn sách này sẽ giúp các độc giả có cái nhìn sâu hơn về việc ai được gì và như thế nào ở Việt Nam, và tìm ra phương cách giúp một số thị trường như vậy hoạt động tốt hơn.
Stanford, California, 12 tháng Một, 2017
Alvin E. Roth
Các Tin Khác