• Trang Chủ
  • Thông Tin
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút - Văn học
    • Tự truyện
    • Nghệ thuật
    • Truyện ngắn
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Nhật ký hành trình
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Giới thiệu sách mới
  • Giáo Dục
    • Thai giáo
    • Thiếu nhi
    • Thanh niên
    • Hôn nhân
    • Kiến thức
    • Phật giáo
    • Gia Đình Phật Tử
  • Nghiên Cứu
    • Lịch sử
    • Phật học
    • Khoa học
    • Văn học
    • Văn hóa
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Máy ảnh - Lens
    • Gia Đình Phật Tử
  • Tam Tạng
    • Kinh
    • Luật
    • Luận
  • Tự Viện
    • Di tích
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Nghệ Thuật
    • Điện ảnh
    • Kiến trúc
    • Hội họa
    • Thư pháp
    • Đồ họa
    • Sân khấu
    • Âm nhạc
  • Pháp Âm
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Khóa tu
    • Audio Phật giáo
    • Video Phật giáo
    • Nhật ký du lịch
  • Media Đất Việt
    • Đất Việt Media
  • Hoa Sen Audio
    • Audio
    • Media Audio
    • Truyện Dài
    • Lời Phật Dạy
  • Đọc Sách
    • Văn Học Phật Giáo
    • Văn Học Dân Gian
    • Văn Học Hiện Đại
    • Văn Học Nước Ngoài
    • Sách Hay
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Thông Tin
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút - Văn học
    • Tự truyện
    • Nghệ thuật
    • Truyện ngắn
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Nhật ký hành trình
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Giới thiệu sách mới
  • Giáo Dục
    • Thai giáo
    • Thiếu nhi
    • Thanh niên
    • Hôn nhân
    • Kiến thức
    • Phật giáo
    • Gia Đình Phật Tử
  • Nghiên Cứu
    • Lịch sử
    • Phật học
    • Khoa học
    • Văn học
    • Văn hóa
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Máy ảnh - Lens
    • Gia Đình Phật Tử
  • Tam Tạng
    • Kinh
    • Luật
    • Luận
  • Tự Viện
    • Di tích
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Nghệ Thuật
    • Điện ảnh
    • Kiến trúc
    • Hội họa
    • Thư pháp
    • Đồ họa
    • Sân khấu
    • Âm nhạc
  • Pháp Âm
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Khóa tu
    • Audio Phật giáo
    • Video Phật giáo
    • Nhật ký du lịch
  • Media Đất Việt
    • Đất Việt Media
  • Hoa Sen Audio
    • Audio
    • Media Audio
    • Truyện Dài
    • Lời Phật Dạy
  • Đọc Sách
    • Văn Học Phật Giáo
    • Văn Học Dân Gian
    • Văn Học Hiện Đại
    • Văn Học Nước Ngoài
    • Sách Hay
  • Trang chủ

  • Đời Sống

  • Chia Sẻ

10 điều tốt đẹp trong đời, đoán xem bạn đã đánh mất bao nhiêu?

Ngày đăng: 12:42:09 24-10-2018 . Xem: 812
  • Google +
  • Tweet
Tiền có thể từ từ kiếm, nhưng có nhiều thứ, một khi mất đi, thì không thể tìm lại được, chỉ có thể hoài niệm mà hối tiếc. Chung quy lại, con người cơ bản là có 10 thứ tốt đẹp này, hãy xem bạn đã đánh mất bao nhiêu thứ rồi nhé.

1. Sự yên tâm

Trước đây, khi ở trong một căn nhà cũ, đêm ngủ không cần đóng cửa mà vẫn có thể thoải mái ngủ say, càng không cần phải lo lắng bị trộm lấy mất đồ đạc trong nhà. Mặc dù trong nhà không có máy điều hòa, nhưng không khí thật thoáng đãng, tươi mát, yên tĩnh.

Còn bây giờ, bước vào một căn nhà rộng lớn, rất sang trọng, rất đẹp, nhưng từ lầu trên cho đến ngoài cổng đều là cửa khóa then cài chắc chắn. Đem cả nhà đều bao vây chặt chẽ, không một kẽ hở khiến đôi khi, ngay cả bản thân chủ nhà còn không thể vào được nhà.

2. Lòng nhiệt tình

Trước đây, ở quê, mọi người quả thực thân thiết với nhau, xem nhau như người thân. Nhà cùng chung một ngõ, có món gì ngon đều mang biếu hàng xóm láng giềng nếm thử. Nhà ai có việc, mọi người đều xúm lại hỗ trợ.

Còn bây giờ, chúng ta ở cùng trong một tòa nhà, thậm chí là ở cùng một dãy, ngày ngày giáp mặt nhau nhưng không biết đối phương tên họ là gì. 

3. Sức khỏe

Trước đây, trẻ con ở nông thôn thích nhất là lội sông bắt cá, hoặc là chạy khắp ruộng vườn hái dưa, bẻ trái, ăn trực tiếp, thưởng thức vị tươi xanh thuần tự nhiên.
Còn bây giờ, hàng hóa trong siêu thị vừa nhiều vừa hấp dẫn, cá rất lớn, rau dưa hoa trái nhìn rất mướt, nhưng mà dù cho có rửa bao nhiêu lần cũng sẽ không yên tâm, cũng sẽ lo lắng rửa chưa sạch, không dám ăn.

4. Sự an toàn

Trước đây, bọn trẻ nhỏ cứ tụ tập ven đường vui chơi chạy nhảy, chỉ cần dùng mấy nhánh cây, ngọn cỏ bên đường là có thể chơi đến say sưa náo nhiệt.

Còn bây giờ, xã hội phát triển, đường ngày càng rộng, xe ngày càng nhiều, cho nên bọn trẻ cũng không thể vui chơi chạy nhảy ở ven đường, bởi vì chỉ cần sơ ý một chút là có thể gặp nguy hiểm ngay.

5. Ký ức

Trước đây, tiệm chụp ảnh cũng không nhiều, một năm có được mấy lần đi chụp ảnh. Mỗi một tấm ảnh đều được giữ gìn cẩn thận, được tập hợp vào một quyển album, lưu trữ, hoặc lồng vào khung, được đặt ngay ngắn trên bàn, trên tủ… Mỗi lần mở ra xem, cảm xúc và ký ức vẫn còn nguyên vẹn.

Còn bây giờ, không mấy ai đi vào tiệm chụp ảnh, ai cũng có máy ảnh, máy quay phim, di động thông minh… thích chụp ảnh là chụp ngay, từ chụp bản thân, phong cảnh đến cả thức ăn ngon. Những bức ảnh chụp đó được lưu trữ đầy thiết bị, nhiều khi bị quên lãng nằm im lìm trong một góc nào đó của bộ nhớ thiết bị, không có một giá trị lưu niệm khơi gợi ký ức nào.

6. Vui vẻ, náo nhiệt

Trước đây, rất hiếm gia đình có tivi. Đến xế chiều, hàng xóm láng giềng kéo đến xem, có người thậm chí bưng luôn bát cơm đang ăn dở chạy qua xem. Tivi chỉ là tivi đen trắng, hình ảnh đôi khi bị nhòe không rõ nét, người thì nhiều, nhưng không hề cảm thấy chen chúc chật chội, mà ngược lại cảm thấy rất náo nhiệt, vui vẻ.

Còn bây giờ, suốt ngày trên tay không hề rời cái điện thoại di động, cho dù đi đến đâu cũng có thể xem được phim, lướt được mạng. Tuy rằng mấy người tụ tập lại cùng ngồi với nhau, nhưng chẳng nói được mấy câu với nhau, mỗi người chỉ chăm chú vào cái di động trên tay mình.

7. Sự thỏa mãn

Trước đây, trẻ nhỏ chỉ có vài ba bộ áo quần đơn giản, màu sắc cũng đơn giản, phần lớn là mặc lại áo quần cũ của anh chị trong nhà đã mặc chật. Tuy nhiên, mỗi một cái quần cái áo được chúng ta xem như là bảo bối vậy, đặc biệt thích, có được đã là thỏa mãn rồi.

Còn bây giờ, áo quần đủ mọi sắc màu, mọi chất liệu, kiểu dáng, trong tủ treo đầy từng dãy áo quần. Tuy vậy, vẫn cảm thấy áo quần của mình không đủ xinh đẹp, vẫn cảm thấy không đủ đồ để mặc.

8. Đơn giản

Trước đây, đồ chơi của trẻ nhỏ cũng không nhiều, chỉ là mấy viên bi, dây cao su, bao cát, giấy báo… Tuy đồ chơi không nhiều, nhưng mỗi một loại đồ chơi, trẻ có thể chơi say sưa suốt cả ngày, chơi rất vui vẻ, thích ý!

Còn bây giờ, trong điện thoại của người nào mà không có dăm ba loại game? Đứa trẻ nào mà không có một đống đồ chơi các loại các kiểu?

Cho dù xã hội ngày càng hiện đại, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển đã mang đến cho con người môi trường giải trí càng phong phú, nhưng chúng ta lại đánh mất đi tình cảm thân mật khăng khít với bạn bè như thuở trước đây.

9. Tự do

Trong ký ức, trước đây chỉ có một rạp chiếu phim, người dân bình thường là không thể đến xem phim, mà người có thể đến xem phim cũng không nhiều. Có hôm trong thôn thông báo có chiếu phim ngoài trời, mấy đứa trẻ trong thôn liền hẹn hò cùng nhau đi xem, đứa thì leo lên cành cây ngồi, đứa thì leo lên mái nhà ngồi, hoặc là leo lên cột điện, vừa xem vừa cắn hạt dưa mang theo từ nhà, vui thích vô cùng!

Còn bây giờ, rạp chiếu phim nhiều vô cùng, thể loại phim cũng nhiều vô kể, nào là phim hiệu ứng 3D, nào là phim bom tấn của Hollywood, tùy thích chọn lựa. Nhưng phải xếp hàng mua vé, đăng ký chỗ ngồi trên mạng, đến rạp còn phải kiểm vé thêm lần nữa, lại không cho mang theo đồ ăn vặt, thức uống. Người ngồi bên cạnh hoàn toàn xa lạ, mỗi người chỉ biết chăm chú xem, xem hết phim mỗi người đi về mỗi hướng.

10. Chân tình

Ngày trước, ông nội cưới bà nội chỉ cần dùng nửa đấu gạo, ba cưới mẹ cũng chỉ cần nửa con trâu. Khi kết hôn, cũng chỉ nhận một tấm giấy hôn thú, làm một vài mâm cỗ mời mọi người vậy là đủ. Đồ cưới không có nhiều, thế nhưng rất vui vẻ, sống với nhau thực hạnh phúc.

Còn bây giờ, kết hôn phải có nhà lầu, phải có xe hơi, phải có nhiều tiền, nếu không thì cảm thấy không hạnh phúc.

Khi chúng ta dần dần trưởng thành thì cũng có nhiều thứ dần mất đi theo, sẽ không bao giờ có thể tìm lại được nữa. Nhân sinh có rất nhiều loại tư vị, nhưng phải đến một độ tuổi nhất định nào đấy, mới có thể thưởng thức được mùi vị tinh tế của nó.

Nhưng một khi hiểu được hết thảy giá trị trân quý của nó, thì nó đã mãi mãi rời xa. Cho nên, hãy trân quý cuộc sống hiện tại, bởi chỉ cần một giây sau, thì những gì hiện tại bạn đang trải qua liền biến mất. Đừng để đến cuối cùng mất đi rồi mới hối tiếc sao mình đã không biết trân trọng.
 
Theo Minh Phúc
 
Chia Sẻ
  • Google +
  • Tweet
Các Tin Khác
  • Sám Tụng Phật Khánh Đản

    Sám Tụng Phật Khánh Đản

  • Chuyện chúng ta

    Chuyện chúng ta

  • 8 Điều nên học trên đời

    8 Điều nên học trên đời

  • Vô thường

    Vô thường

  • Bài học giác ngộ

    Bài học giác ngộ

Giới thiệu sách mới

Tập San Trường Bồ Đề Khóa I - Năm 2024

Tập San Trường Bồ Đề Khóa I - Năm 2024

  • Tập san mới của trường Bồ Đề tại Mỹ Quốc

    Tập san mới của trường Bồ Đề tại Mỹ Quốc

  • Sách mới

    Sách mới "Giữa Cuộc Vui" tác giả Nhật Chiếu

Danh Tăng

Quê Hương Của Gió

Quê Hương Của Gió

  • Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là người Việt Nam đầu tiên được Google Doodles vinh danh

    Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là người Việt Nam đầu tiên được Google Doodles vinh danh

  • Ani Choying Drolma, người cất lên những thanh âm thần thánh rung động tới cõi Phật

    Ani Choying Drolma, người cất lên những thanh âm thần thánh rung động tới cõi Phật

Nhân vật

ĐẠI ĐỨC THÍCH TRUNG QUÝ-TIKTOK VỚI CHIA SẺ PHẬT PHÁP MẠNG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI NGÀY NAY

ĐẠI ĐỨC THÍCH TRUNG QUÝ-TIKTOK VỚI CHIA SẺ PHẬT PHÁP MẠNG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI NGÀY NAY

  • CÂU CHUYỆN SẢN PHẨM NHANG SẠCH THẢO MỘC VÂN HƯƠNG RA ĐỜI

    CÂU CHUYỆN SẢN PHẨM NHANG SẠCH THẢO MỘC VÂN HƯƠNG RA ĐỜI

  • Người Chiến Sỹ Truyền Tin - Sự Thật Đấu Tranh Phật Giáo 1963 Tại Huế

    Người Chiến Sỹ Truyền Tin - Sự Thật Đấu Tranh Phật Giáo 1963 Tại Huế

Sức khỏe

Tại sao chúng ta lại chọn ăn hạt

Tại sao chúng ta lại chọn ăn hạt

  • Các kiểu vận động để giữ sức khỏe khi phải cách ly tại nhà

    Các kiểu vận động để giữ sức khỏe khi phải cách ly tại nhà

  • Nên làm gì để quẳng đi nỗi lo sợ trong mùa dịch Covid-19?

    Nên làm gì để quẳng đi nỗi lo sợ trong mùa dịch Covid-19?

Nghệ thuật sống

Điều quan trọng của hạnh phúc - Samten Gyatso

Điều quan trọng của hạnh phúc - Samten Gyatso

  • Cộng trừ nhân chia của cuộc đời

    Cộng trừ nhân chia của cuộc đời

  • Đời người mỗi ngày mỗi ngắn lại

    Đời người mỗi ngày mỗi ngắn lại

Sự kiện

Lễ tấn hương Giới Đàn Diệu Tâm - Phật Giáo Đồng Nai

Lễ tấn hương Giới Đàn Diệu Tâm - Phật Giáo Đồng Nai

  • Hạnh cúng dường - Trùng tu chùa Vạn Phước Quán Âm - Thành Phố Huế.

    Hạnh cúng dường - Trùng tu chùa Vạn Phước Quán Âm - Thành Phố Huế.

  • Khóa tu mùa hè 2019 tại Tu viện Bát Nhã( Bảo Lộc-Lâm Đồng) - Đêm Tri ân cảm động.

    Khóa tu mùa hè 2019 tại Tu viện Bát Nhã( Bảo Lộc-Lâm Đồng) - Đêm Tri ân cảm động.

Chia Sẻ

Sám Tụng Phật Khánh Đản

Sám Tụng Phật Khánh Đản

  • Chuyện chúng ta

    Chuyện chúng ta

  • 8 Điều nên học trên đời

    8 Điều nên học trên đời

Nhật ký hành trình

Những lời chưa kịp nói ngày hôm ấy

Những lời chưa kịp nói ngày hôm ấy

  • Hoa Vàng Đắk Nông Nở Rộ 2023 - Phố Thị Hoa Vàng (Flowers of Caesalpinia ferrea)

    Hoa Vàng Đắk Nông Nở Rộ 2023 - Phố Thị Hoa Vàng (Flowers of Caesalpinia ferrea)

  • Chương Trình Thiện Nguyện 01.01.2023 tại Gia Lai

    Chương Trình Thiện Nguyện 01.01.2023 tại Gia Lai

  • Trang Chủ
  • Thông Tin
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Nghiên Cứu
  • Media Đất Việt
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Tam Tạng
  • Nghệ Thuật
  • Giáo Dục
  • Hoa Sen Audio
  • Đọc Sách


Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email: thichnhatchieu@gmail.com 
Ghi rõ nguồn www.hoasendatviet.com - Hoa Sen Đất Việt  khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Copyright by Lotus is traditional flower of Vietnam -  www.hoasendatviet.com. Designed by HSĐV