Bớt tin văn hóa truyện và phim Trung Hoa
Bỉ ổi nhất của điện ảnh và văn hóa Trung Quốc là bôi nhọ xuyên tạc các nền lịch sử và văn hóa tôn giáo của người Việt.
Luôn xây dựng cho mình hình tượng anh hùng dân tộc, bành trướng đế quốc luôn cho mình là cái lỗ rốn của vũ trụ. Xây dựng hình ảnh văn học và điện ảnh không có thật để đem qua các nước đã từng đô hộ để xây nên những bậc thánh nhân, dùng nhiều hình thức buôn thần, dọa ma dọa quỷ cho nước bị đô hộ, cái này gọi là bỉ ổi.
Ví dụ điển hình như có thể nhận định rằng Quang Công ( Quang Vũ ) chỉ là người kiêu căng và ngạo mạng, thậm chí có tác giả là sử gia Trần Thọ, tác giả cuốn Tam quốc chí có những đánh giá công bằng về Quan Vũ và được người đời sau ghi nhận: “Quan Vũ… sức địch vạn người, hổ thần một thời. Vũ báo ơn Tào công… có phong độ quốc sĩ. Nhưng Vũ lại tự phụ,… lấy sở đoản chuốc lấy thất bại, là lẽ thường vậy”.Về việc người đời sau tôn sùng Quan Vũ được phỏng đoán là trải qua một giai đoạn dài của nền phong kiến Trung Quốc trọng Nho giáo. Đến thời La Quán Trung, tác giả tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa đã “nâng tầm” Quan Vân Trường lên ngang với bậc thánh nhân, bằng những điển tích, những sự kiện không có thật trong lịch sử. Chính vì sự thiếu hiểu biết, hoặc vì tư lợi cá nhân nên nhiều người Việt cũng thờ và lạy lộc tin sái cổ. Những gì lịch sử đã chứng minh thiết nghĩ chúng ta nên tẩy chay, bài trừ mê tín, Quang Công là người như vậy thì có đáng gì mà học hỏi và kính trọng. Còn chưa nói là chuyện kết nghĩa “vườn đào” của ba anh em Lưu – Quan – Trương là chuyện được chính sử Tàu công nhận là chuyện không có thật, chém gió đâm hơi, ngụy tạo lịch sử.
Người Việt hay ca ngợi 36 kế của Tàu ( Trung Quốc ), nhưng thấy rằng sau trận chiến kinh tế 2018 dằn mặt giữa Hoa Kỳ ( phương Tây ) và Trung Quốc ( con thằng lằng Châu Á ) thì chết không kịp ngáp.
Dính đòn chiến lược hạt nhân kinh tế của Mỹ, Bố già Donald Trump trở thành khắc tinh của Tàu Cộng.
Về văn hóa tôn giáo thì theo nghiên cứu của lịch sử của giáo sư Lê Mạnh Thát (không chỉ là một thiền sư, là nhà khoa học có nhiều bằng tiến sĩ, thông thạo hơn 15 ngôn ngữ (Anh, Pháp, Nga, Đức, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, Do Thái, Hy Lạp, Ả Rập, Tây Tạng, chữ Phạn, chữ Hán cổ...), ông còn là một người Việt Nam "nguyên chất" với tất cả lòng tự trọng tự hào về dân tộc mình, thể hiện một cách lạ lùng ngoạn mục ở tất cả các công trình khoa học của ông ) chứng minh được trong Lĩnh Nam Chích Quái và Lục Độ Tập Kinh thì cả Phật Giáo đã có mặt tại Giao Chỉ còn trước cả Trung Hoa ( được truyền từ Ấn Độ qua câu chuyện Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung là những người Phật tử đầu tiên), Trung Quốc 4 lần đô hộ dân tộc Đại Việt đã ăn cắp văn hóa của người Giao Chỉ, ăn cắp văn minh lúa nước, rất nhiều thứ rồi về nhà rồi cho đó là văn hóa của mình, thiền sư Lê Mạnh Thát bức xúc. Nói thế để thấy kẻ thù thâm độc như thế nào trong mưu đồ triệt hạ văn hóa của dân tộc ta, triệt hạ tận gốc để dân ta không biết gốc tích của mình.
Tác giả sử học Trần Trọng Kim cũng đã nói rõ trong tác phẩm “ Việt Nam Sử Lược “ những điều tương tự như trên về lịch sử văn hóa của người Việt. Những bản kinh Phật giáo ngày nay được dịch nguyên gốc tại Ấn Độ ngày nay, do chính của Đức Phật dạy trong Tạng Pali đem ra so sánh và chứng minh được sự ngụy tạo kinh điển Phật giáo của Trung Hoa. Ngay cả chữ Hán ngày nay sẻ có bài viết riêng về nhận định nguồn gốc và các tư liệu đã đọc như: Truy lại chữ viết của tổ tiên vì vậy mà trở nên thiên nan vạn nan.Giáo sư Lê Mạnh Thát nói đầu thế kỷ trước, người Pháp đã khai quật một ngôi mộ cổ ở Bắc Ninh, phát hiện một thứ chữ viết trên gốm, "giống chữ Hán nhưng người Hán không đọc được", nghĩa là một thứ chữ viết theo kiểu Hán nhưng không phải chữ Hán, đó rất có thể là chữ Việt.
Rút ra kinh nghiệm: Là các phụ huynh muốn con cháu mình có một tương lai thì bớt xem phim tàu, nhận định cho đúng rồi hãy tin truyện tàu ( đọc chơi vui giải trí thì được chứ xảy ra thì không có đâu ), chớ dạy con cái theo kiểu là con mình lớn lên là anh hùng dân tộc, hãy để trẻ phát triển tự nhiên mà cái người ta ngày nay nói là phát triển như khoa học, tự nhiên.
Nhật Chiếu
Huế, 14.02.2019