Lá thư gửi Giáo hoàng của những đứa trẻ lớp 6
Ngày đăng: 03:46:57 21-06-2015 . Xem: 3649
Qua một bài tập sáng tạo, cô giáo đã góp phần giúp trẻ trở thành con người khác biệt, dám nói lên suy nghĩ của mình, biết bảo vệ quan điểm ấy trước mọi người.
>> Người đi tìm hạnh phúc
>> Trí thức và trí huệ
Con gái đi học về, kể rằng hôm rồi, cô giáo cho cả lớp viết thư. Chủ đề của lá thư như sau: "Em hãy viết một lá thư gửi cho các vị lãnh đạo thế giới, yêu cầu họ hãy làm tất cả những gì có thể nhằm đem lại hòa bình cho thế giới".
Những đứa trẻ lớp 6 hào hứng lắm. Chúng ý ới hỏi nhau ông nào bây giờ là người quyền lực nhất Italy và thế giới. Chúng bàn luận một cách say sưa về việc sẽ gọi các ông ấy là gì, "thưa ngài" hay "thưa quý ông". Chúng nói đến những cuộc chiến tranh đang xảy ra ở Syria, Iraq và Ukraina. Và rồi, trong vòng nửa tiếng, chúng hoàn thiện lá thư.
Những lá thư ấy gửi cho ai? Có lá được gửi cho Tổng thống Mỹ Obama, có lá gửi ông Putin, lá lại ghi đích đến là Văn phòng của Thủ tướng Italy, Renzi, nhưng một phần không nhỏ các lá thư được gửi đến cho Giáo hoàng Francis.
Không ngạc nhiên khi người đứng đầu Nhà thờ Công giáo thế giới được bọn trẻ hâm mộ đến như thế. Ngài nổi tiếng là một người gần gũi với mọi người, rất yêu thương bọn trẻ và luôn tạo ra một cảm giác rằng chỉ cần viết thư cho ngài là ngài sẽ đọc. Mà ngài sống ở ngay giữa lòng Rome, rất gần với tất cả. Một lá thư của bọn trẻ viết: "Thưa Giáo hoàng, ngài hãy làm một điều gì đó cho thế giới hòa bình. Hãy làm im tiếng súng, làm nước mắt và máu không rơi xuống. Hãy để bọn trẻ được đến trường".
Những lá thư ấy được nộp cho cô giáo và cô đọc cho cả lớp nghe sau đó, như một phần của một buổi học ở trường, với những kiến thức rất rộng mang tính xã hội và thời sự, chứ không chỉ bó hẹp trong các môn văn hóa thông thường. Thư không được gửi đến các vị lãnh đạo thế giới. Bọn trẻ hiểu điều ấy. Nhưng chúng vẫn say mê viết, say sưa tranh luận và hào hứng điền tên những vị nguyên thủ mà chúng cho là có đủ năng lực để giải quyết những vấn đề nghiêm trọng, đem đến cho thế giới hòa bình.
Ai đó sẽ phì cười khi hỏi rằng, vậy thì bọn trẻ Tây làm những thứ này để làm gì một khi những lá thư không được gửi, và liệu có gửi thì chắc gì những người như Obama hay Giáo hoàng có thời gian để đọc? Nhưng cô giáo không nghĩ như thế, và bản thân bọn trẻ cũng không nghĩ thế. Chúng nghĩ là chúng đang làm một việc gì đó rất tốt. Còn với cô giáo, "bài tập" này đơn giản là một cách để lũ trẻ được nói lên những suy nghĩ của chúng về một vấn đề nào đó mà chúng quan tâm, một hình thức để bọn trẻ nắm bắt và hiểu được những vấn đề của thế giới.
Nhưng quan trọng hơn cả, có lẽ bằng cách ấy, cô tin rằng bọn trẻ sẽ hiểu được những cơ chế dân chủ để tham gia vào các hoạt động trong cuộc sống của chúng và mạnh dạn tham gia đóng góp ý kiến, nói lên chính kiến của mình mà không hề e ngại điều gì cả. Vấn đề đầu tiên chưa phải là chúng sẽ nói đúng hay sai, mà là chúng nói, vì chúng được khuyến khích nói, khuyến khích tham gia các hoạt động của nhà trường. Trong các hoạt động của nhà trường, người ta lại khéo léo lồng ghép những vấn đề thời sự của thế giới, giúp bọn trẻ hiểu là chúng đang sống trong một thế giới như thế nào.
Tôi hỏi một người bạn Italy về cách dạy này. Anh bảo, ở đây người ta dạy bọn trẻ nói lên chính kiến của chúng từ khi chúng còn nhỏ. Cách mà cô giáo này đã làm với các học sinh lớp con gái tôi trên thực tế chỉ là một hành động nằm trong một chuỗi các phương pháp có hệ thống nhằm giúp trẻ phát huy tư duy độc lập, thúc đẩy chính kiến cá nhân và tạo cơ hội cho chúng nói lên những gì chúng nghĩ.
Ừ, phải, thế mới có chuyện Tổng thống Mỹ Obama đang nói thì bị một chú nhóc 12 tuổi cắt ngang lời với lý do ông nói dài quá. Chuyện này ta nghe qua có thể bảo rằng thế là "hỗn", nhưng với cách giáo dục ở đây, thì đấy là chuyện rất bình thường vì các ông bố bà mẹ thường xuyên đối thoại với bọn trẻ. Vì các cô giáo ở trường, cũng thế. Họ tôn trọng những suy nghĩ của chúng hơn là cười khẩy vào mũi chúng, bảo rằng những suy nghĩ đó quá trẻ con.
Bạn tôi bảo: "Một khi đứa trẻ muốn nói lên điều nó nghĩ mà ta không cho nó làm điều ấy, hoặc bắt nó theo suy nghĩ của ta một cách cứng nhắc, hoặc không cho nó nói lên chính kiến, ta sẽ giết chết con người của nó, điều làm cho nó khác với tất cả những người khác". Từ cách nói của bạn, tôi hiểu được tại sao ở đây người ta không ép bọn trẻ mới đi học lớp 1 đã phải luyện chữ đẹp theo cùng một kiểu, không buộc chúng phải lao đầu vào những chương trình học văn hóa nặng nề mà kích thích chúng học và hiểu thêm về văn hóa nghệ thuật, mở rộng kỹ năng thể hiện chính kiến của chúng bằng những buổi viết thư như thế này.
Biết đâu đấy, trong số những đứa trẻ viết thư gửi Giáo hoàng kia, sau này sẽ có những đứa trở thành những chính trị gia. Những đứa còn lại, dù không làm "một ai đấy", sẽ vẫn là con người luôn khác biệt, vì dám nói lên suy nghĩ của mình, biết bảo vệ quan điểm ấy trước mọi người. Điều này khác với thế hệ của chính tôi, nhút nhát, im lặng, không dám lên tiếng khi có suy nghĩ khác người, vì đã bị tước hết sự can đảm trong một nền giáo dục đã tạo ra quá nhiều cái máy.
Trương Anh Ngọc
>> Người đi tìm hạnh phúc
>> Trí thức và trí huệ
Con gái đi học về, kể rằng hôm rồi, cô giáo cho cả lớp viết thư. Chủ đề của lá thư như sau: "Em hãy viết một lá thư gửi cho các vị lãnh đạo thế giới, yêu cầu họ hãy làm tất cả những gì có thể nhằm đem lại hòa bình cho thế giới".
Những đứa trẻ lớp 6 hào hứng lắm. Chúng ý ới hỏi nhau ông nào bây giờ là người quyền lực nhất Italy và thế giới. Chúng bàn luận một cách say sưa về việc sẽ gọi các ông ấy là gì, "thưa ngài" hay "thưa quý ông". Chúng nói đến những cuộc chiến tranh đang xảy ra ở Syria, Iraq và Ukraina. Và rồi, trong vòng nửa tiếng, chúng hoàn thiện lá thư.
Giáo hoàng Francis nổi tiếng với sự giản dị, tình yêu thương dành cho mọi
người nên được nhiều em nhỏ tín nhiệm.
người nên được nhiều em nhỏ tín nhiệm.
Những lá thư ấy gửi cho ai? Có lá được gửi cho Tổng thống Mỹ Obama, có lá gửi ông Putin, lá lại ghi đích đến là Văn phòng của Thủ tướng Italy, Renzi, nhưng một phần không nhỏ các lá thư được gửi đến cho Giáo hoàng Francis.
Không ngạc nhiên khi người đứng đầu Nhà thờ Công giáo thế giới được bọn trẻ hâm mộ đến như thế. Ngài nổi tiếng là một người gần gũi với mọi người, rất yêu thương bọn trẻ và luôn tạo ra một cảm giác rằng chỉ cần viết thư cho ngài là ngài sẽ đọc. Mà ngài sống ở ngay giữa lòng Rome, rất gần với tất cả. Một lá thư của bọn trẻ viết: "Thưa Giáo hoàng, ngài hãy làm một điều gì đó cho thế giới hòa bình. Hãy làm im tiếng súng, làm nước mắt và máu không rơi xuống. Hãy để bọn trẻ được đến trường".
Những lá thư ấy được nộp cho cô giáo và cô đọc cho cả lớp nghe sau đó, như một phần của một buổi học ở trường, với những kiến thức rất rộng mang tính xã hội và thời sự, chứ không chỉ bó hẹp trong các môn văn hóa thông thường. Thư không được gửi đến các vị lãnh đạo thế giới. Bọn trẻ hiểu điều ấy. Nhưng chúng vẫn say mê viết, say sưa tranh luận và hào hứng điền tên những vị nguyên thủ mà chúng cho là có đủ năng lực để giải quyết những vấn đề nghiêm trọng, đem đến cho thế giới hòa bình.
Ai đó sẽ phì cười khi hỏi rằng, vậy thì bọn trẻ Tây làm những thứ này để làm gì một khi những lá thư không được gửi, và liệu có gửi thì chắc gì những người như Obama hay Giáo hoàng có thời gian để đọc? Nhưng cô giáo không nghĩ như thế, và bản thân bọn trẻ cũng không nghĩ thế. Chúng nghĩ là chúng đang làm một việc gì đó rất tốt. Còn với cô giáo, "bài tập" này đơn giản là một cách để lũ trẻ được nói lên những suy nghĩ của chúng về một vấn đề nào đó mà chúng quan tâm, một hình thức để bọn trẻ nắm bắt và hiểu được những vấn đề của thế giới.
Nhưng quan trọng hơn cả, có lẽ bằng cách ấy, cô tin rằng bọn trẻ sẽ hiểu được những cơ chế dân chủ để tham gia vào các hoạt động trong cuộc sống của chúng và mạnh dạn tham gia đóng góp ý kiến, nói lên chính kiến của mình mà không hề e ngại điều gì cả. Vấn đề đầu tiên chưa phải là chúng sẽ nói đúng hay sai, mà là chúng nói, vì chúng được khuyến khích nói, khuyến khích tham gia các hoạt động của nhà trường. Trong các hoạt động của nhà trường, người ta lại khéo léo lồng ghép những vấn đề thời sự của thế giới, giúp bọn trẻ hiểu là chúng đang sống trong một thế giới như thế nào.
Tôi hỏi một người bạn Italy về cách dạy này. Anh bảo, ở đây người ta dạy bọn trẻ nói lên chính kiến của chúng từ khi chúng còn nhỏ. Cách mà cô giáo này đã làm với các học sinh lớp con gái tôi trên thực tế chỉ là một hành động nằm trong một chuỗi các phương pháp có hệ thống nhằm giúp trẻ phát huy tư duy độc lập, thúc đẩy chính kiến cá nhân và tạo cơ hội cho chúng nói lên những gì chúng nghĩ.
Ừ, phải, thế mới có chuyện Tổng thống Mỹ Obama đang nói thì bị một chú nhóc 12 tuổi cắt ngang lời với lý do ông nói dài quá. Chuyện này ta nghe qua có thể bảo rằng thế là "hỗn", nhưng với cách giáo dục ở đây, thì đấy là chuyện rất bình thường vì các ông bố bà mẹ thường xuyên đối thoại với bọn trẻ. Vì các cô giáo ở trường, cũng thế. Họ tôn trọng những suy nghĩ của chúng hơn là cười khẩy vào mũi chúng, bảo rằng những suy nghĩ đó quá trẻ con.
Bạn tôi bảo: "Một khi đứa trẻ muốn nói lên điều nó nghĩ mà ta không cho nó làm điều ấy, hoặc bắt nó theo suy nghĩ của ta một cách cứng nhắc, hoặc không cho nó nói lên chính kiến, ta sẽ giết chết con người của nó, điều làm cho nó khác với tất cả những người khác". Từ cách nói của bạn, tôi hiểu được tại sao ở đây người ta không ép bọn trẻ mới đi học lớp 1 đã phải luyện chữ đẹp theo cùng một kiểu, không buộc chúng phải lao đầu vào những chương trình học văn hóa nặng nề mà kích thích chúng học và hiểu thêm về văn hóa nghệ thuật, mở rộng kỹ năng thể hiện chính kiến của chúng bằng những buổi viết thư như thế này.
Biết đâu đấy, trong số những đứa trẻ viết thư gửi Giáo hoàng kia, sau này sẽ có những đứa trở thành những chính trị gia. Những đứa còn lại, dù không làm "một ai đấy", sẽ vẫn là con người luôn khác biệt, vì dám nói lên suy nghĩ của mình, biết bảo vệ quan điểm ấy trước mọi người. Điều này khác với thế hệ của chính tôi, nhút nhát, im lặng, không dám lên tiếng khi có suy nghĩ khác người, vì đã bị tước hết sự can đảm trong một nền giáo dục đã tạo ra quá nhiều cái máy.
Trương Anh Ngọc
Các Tin Khác