Nếu ngày mai không đến
Ngày mai đến trước hay kiếp sau đến trước?
Có lẽ bạn sẽ trả lời tất nhiên là ngày mai rồi đúng không? Nếu không phải là ngày mai, thì sao? Petalia xin chia sẻ cùng bạn chuỗi các câu chuyện và bài viết về chủ đề này.
Hôm qua tôi ngẫu nhiên đọc được một câu chuyện giản dị trên facebook của một giáo viên trẻ ở Singapore, Matthew Zachary Liu. Liu nghe được tin về máy bay MH17 trên đường đến trường và quyết định rằng buổi dạy của anh ngày hôm qua sẽ không diễn ra theo cách bình thường.
Lớp học của Liu có 40 học sinh mới 9 tuổi. Anh đến và viết lên bảng chữ MH17. Không nhiều đứa biết chuyện gì đã xảy ra. Anh kể cho chúng rằng đó là một chiếc máy bay đã bị rơi ở miền Đông Ukraine và đã có gần 300 người chết. Anh hỏi chúng nghĩ thế nào. Một em đứng lên và nói rằng mình cảm thấy buồn vì có những người đã mất đi người thân của mình. Bọn trẻ cũng hiểu rằng chuyện tương tự hoàn toàn có thể đã diễn ra với một chiếc máy bay Singapore.
Anh hỏi có bao nhiêu bạn quan tâm nếu đó là một chiếc máy bay Singapore? Tất cả các cánh tay giơ lên. “Tôi bảo chúng hãy tưởng tượng rằng trên chiếc máy bay đó có một người bạn cùng lớp. Nếu như điều cuối cùng mà các bạn làm hoặc nói với bạn đó là lời trêu chọc hoặc bắt nạt thì sao? Các em sẽ cảm thấy gì?”. Thày Liu bảo các em quay sang vỗ vai bạn bên cạnh và nói rằng mình yêu bạn. Cả lớp làm theo và những tràng cười xuất hiện. “Một em còn chạy sang lớp khác để ôm bạn của mình” – Liu kể.
Thoạt trông thì việc nói với trẻ con về cái chết có vẻ lẩm cẩm, nhưng đó là một suy nghĩ không bao giờ thừa. Cho đến đêm qua, thì câu chuyện của thày Liu đã thu được 23 nghìn lượt thích và hơn 8 nghìn lượt chia sẻ.
Báo Telegraph, Anh hôm qua có bài viết: “Chuyến bay MH17 và sự hỗn loạn của thế giới mới”. Sẽ rất mất thời gian để giải thích khái niệm “sự hỗn loạn của thế giới mới” từ cái nhìn của những nhà kinh tế học và xã hội học, để hiểu được sự tranh chấp giữa các siêu cường và hệ lụy – mà thảm kịch MH17 là một trong số đó.
Trong sự hỗn loạn này, khi “lần đầu tiên sau bảy thập kỷ, thế giới không có vai trò của người dẫn dắt” (báo Foreign Policy, tháng 5/2012), khi các siêu cường vẫn đang mải mê phân chia hành tinh, mỗi con người trong chúng ta đều đối mặt với sự thiếu ổn định ở mức cao hơn trước. Hãy cứ tưởng tượng rằng một chính sách trả đũa kinh tế của Mỹ có thể khiến một doanh nghiệp Trung Quốc đóng cửa nhà máy ở Bình Dương. Bỗng nhiên có hàng nghìn thanh niên mất việc, đói khát, tuyệt vọng, không thể về quê mà tìm cách trụ lại trên đường phố TP HCM bằng nhiều cách, kể cả những cách như tôi đã đọc trên các trang báo pháp luật. Rất buồn lòng.
Một quả tên lửa bắn đi từ xung đột của các nhóm lợi ích không nhất thiết phải là một quả tên lửa theo nghĩa đen và nạn nhân không nhất thiết phải đang bay qua vùng chiến sự.
Thật ra, đó chỉ là những phân tích để cảm nhận rõ thêm sự thiếu ổn định của thế giới. Chứ không cần đến sự mất trật tự này, thì bản thân cuộc sống đã khó lường rồi. Nếu có điều gì chúng ta học được từ thảm kịch của MH17, khi hàng trăm người bỗng nhiên đi vào hư vô mà không phải bởi “nghiệp” của họ, thì đó không phải tranh chấp Nga – phương Tây, không phải là bản chất của Euromaidan hay vấn đề ngoại giao nào, mà đó là sự vô định của kiếp người.
Không phải ngẫu nhiên mà bài học quá đỗi đơn giản của thày giáo Matthew Zachary Liu lại được yêu thích như thế. Không biết lần cuối cùng chúng ta vỗ vai một người bạn, lần cuối chúng ta ôm con là khi nào. Không biết ngày mai chúng ta có còn cơ hội làm việc đó hay không. Không biết, hôm nay chúng ta đã yêu thương đủ nhiều để ngày mai ra đi cũng không phải hối tiếc hay chưa?
Đức Hoàng (Vnexpress)
Nếu ngày mai bạn chết
Nếu ngày mai bạn chết, bạn có dành thời gian cuối cùng để ở bên người thân yêu, thay vì chơi điện tử, hoặc ngồi gõ Facebook.
Chau Ny
Nếu mai bạn chết, hôm nay bạn sẽ sống thế nào?
Bố mẹ tôi đều mất vì vỡ mạch máu não, cái căn bệnh quái ác đấy mang những ngừoi thân yêu đi rất nhanh, gần như một giấc mộng. Có thể sáng hôm trước còn đang nói chuyện để chuẩn bị kế hoạch cho tương lai, hoặc chỉ để cùng nhau ăn cuối tuần, vậy mà đến ngày hôm sau tất cả trở thành trống rỗng. Không thể tả nổi cái cảm giác thực mà như mơ, chỉ muốn cắn mạnh vào tay mình để tỉnh khỏi cơn ác mộng này.
Và bài học mà tôi học được là những ngừoi thân yêu xung quanh ta, thậm chí chính ta có thể ra đi ngay ngày mai. Mỗi khi tôi nói đến điều đó, bạn bè, người thân lại mắng “nói dại mồm”. Ai cũng sợ cái chết, nhưng đa phần sợ cho những người còn sống.
Ngày mẹ tôi ra đi, tôi gần như không khóc, ngày bố tôi mất, mắt tôi cũng ráo hoảnh. Tôi lặng lẽ nuốt và gặm nhấm một nỗi đau cùng cực ở trong tim mình, trái tim cứ bóp nghẹt, tôi cảm thấy như mình không thở nữa. Ra là vậy, cái chết là như thế, và những người tồn tại như tôi trở thành cô đơn.
Rất lâu sau đó, tôi vẫn có thói quen bốc điện thoại để định gọi cho mẹ chỉ để khoe, hay để tâm sự những chuyện buồn. Còn bố, tôi vẫn nhớ căn phòng đầy tài liệu, mịt mù khói thuốc lá.
Càng ngày tôi càng nhận được nhiều tin không vui, bạn bè xung quanh người ung thư, người mất vì những bệnh mà lý ra chỉ có người già mới có. Cái xã hội này tự đầu độc nhau bằng ô nhiễm, bằng các loại thuốc độc hại, bằng cả stress và những lời chửi bới trên mạng. Nên tôi nghĩ, sao không sống như ngày mai mình sẽ chết?
Nếu biết ngày mai mình sẽ chết, bạn có dùng những lời cay độc để moi móc người khác nữa không? Hay bạn sẽ dành mọi lời yêu thương cuối cùng để nói với con cái, bố mẹ, chồng vợ, bạn bè thân, để cám ơn họ đã chăm sóc bạn suốt tháng ngày qua.
Nếu ngày mai bạn chết, bạn có dành thời gian cuối cùng để ở bên cạnh người thân yêu, thay vì chơi điện tử, hoặc ngồi gõ trên Facebook, những công việc vô bổ như tôi đang làm đây không? Bạn sẽ chuẩn bị những gì cho những người còn lại không bao giờ cảm thấy cô đơn?
Và cuối cùng là một câu hỏi: “Bạn đã sống thật sự ý nghĩa chưa?”
Chúng ta cùng đọc thêm những câu chuyện…
Đã có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi “Nếu ngày mai tôi chết tôi sẽ ra sao?” chưa? Nếu ai đã đặt được câu hỏi đó vào mỗi ngày thì người đó không những sẽ có được một cuộc sống hạnh phúc, an lạc mà còn mang lại niềm vui cho tất cả mọi người.
1.
Nếu biết trước ngày mai bạn chết bạn sẽ làm gì? Nếu là một người sống vị tha thì người đó sẽ dành trọn thời gian ngày cuối cùng đó để làm nhiều điều công đức với tâm niệm đem lại hạnh phúc cho mọi người mà không chút tính toan. Vì vậy cứ mỗi buổi sáng thức dậy bạn đều khởi lên câu nói : “Nếu ngày mai tôi chết” và hành động như trên thì chắc chắn một điều rằng phước lành mà bạn tạo được vô cùng to lớn.
Nếu chỉ còn một ngày để sống, thì hãy sống trọn vẹn một ngày được là người, bạn nhé! – Ảnh minh họa
Nếu biết trước ngày mai bạn chết tâm trạng bạn như thế nào? Có lẽ bạn sẽ rất hoảng hốt và lo sợ phải không? Đó là tâm lí chung của những người không hiểu được đạo Phật. Đức Phật có nói: “Cuộc đời này là vô thường, có sinh phải có tử (hữu hình tất hữu hoại). Mạng sống con người theo thời gian đang đi dần vào cái chết, thế nhưng có mấy ai trong chúng ta ý thức được điều đó:
“Không mời tự đến, không đuổi tự đi
Đến như thế nào, đi như thế đó
Đến như gió, hợp tan như mây
Gió mây vô thường, vấn vương chi khổ”
Chúng ta sinh ra trên đời này không ai mời mà tự đến, cũng không ai đuổi mà tự đi, đến như thế nào đi như thế đó. Sự có mặt của chúng ta trên cuộc đời này như gió thoảng mây bay, vốn vô thường, giả tạm. Biết như vậy thì sự đến và đi không có gì phải bận tâm, phải đau khổ.
Chính vì không nhận rõ về chân tướng hiện thực của cuộc đời nên con người thường lo sợ cái chết và tìm cách chạy trốn thần chết. Thật là điên rồ phải không?
Nếu ta nhìn nhận được điều đó thì ta có thể thản nhiên chấp nhận cái chết. Nếu muốn có cái chết thanh thản thì suốt cả cuộc đời này phải làm nhiều điều phước thiện và tránh các việc ác.
Nếu biết trước ngày mai bạn chết bạn sẽ nghĩ đến điều gì? Có lẽ bạn sẽ nghĩ đến chuyện buồn phải không vì cuộc đời này buồn nhiều hơn vui mà! Bạn cho rằng đời mình sao mà khổ, sao mà bất công quá! Để rổi từ đó chán ghét cuộc đời này. Nhưng bạn nên nhận thức rõ về cái khổ của thế gian theo thái độ nhận thức và xử lý của Phật giáo.
Trước hết là phải “biết khổ” – tức là biết thế gian là khổ, là vô thường. Thứ đến là biết “giải trừ khổ” – tức là biết sử dụng những phương pháp đúng đắn để giải trừ khổ. Thứ ba là “lìa khổ” – tức là từ thực tiễn và sự hiểu biết đúng đắn khi ta rời xa những đau khổ, phiền não. Cuối cùng nếu như các bạn là Bồ tát thì “cứu khổ – cứu nạn”.
Vì thế Phật giáo nói đến khổ chính là để các bạn hiểu biết, giải thoát chứ không phải khiến các bạn trở thành tiêu cực vứt bỏ. Vì vậy hãy vui vẻ lạc quan mà sống!
2.
Nếu biết trước ngày mai bạn chết bạn sẽ nhớ ai nhất? Cha mẹ hay người yêu? Có lẽ đa phần sẽ chọn nhớ người yêu phải không?
Bạn có nghĩ với đáp án đó bạn quá vô tâm và tàn nhẫn không? Mạng sống này ai đã ban cho ta? Chẳng phải cha mẹ ta sao? Ai đã nuôi dạy, yêu thương ta? Chẳng phải ba mẹ đó sao? Vậy mà chưa đền đáp được gì đã dại khờ dành trọn đời này cho người mình yêu. Thậm chí cho đến lúc chết cũng dành tình cảm cho người yêu hơn cha mẹ. Bạn quả thật là người con bất hiếu đấy!
Lạc quan lên, dẫu biết ngày mai mình không còn nữa – Ảnh minh họa
Nếu biết trước ngày mai bạn chết bạn sẽ làm gì với những lỗi lầm của người khác? Hận thù có đúng không? Đó là tâm lí chung của con người, khi có ai đó khiến ta buồn, làm tổn thương trái tim và lòng tự trọng của ta thì chúng ta thường khởi lên lòng hận thù và tìm cách trả thù. Chưa trả được thù thì ta đã đau khổ trước rồi. Thật là tội nghiệp phải không?
Bạn có muốn trở thành người tội nghiệp như vậy không? Chắc chắn bạn sẽ không dại khờ đến nỗi như vậy đâu phải không? Nếu bạn không muốn mình là một người tội nghiệp như thế thì bạn phải thực hiện điều tâm nguyện của Đức Phật : “Tha thứ là lễ vật lớn nhất của đời người.”
Chúng ta phải thực tập hạnh nhẫn nhục, tha thứ và bao dung, bởi vì những đức tính này giúp chúng ta có những quyết định đúng đắn. Chúng ta cần phải biết đồng cảm, biết chia sẻ những khó khăn của người khác, không nên có ý niệm bới lông tìm vết, cần phải hiểu người và nhất là phải biết tha thứ đối với những lỗi lầm của người khác.
Chúng ta biết những yếu kém, những khuyết điểm của người khác thì ngay trong bản thân của chúng ta cũng có, nhưng vì chúng ta không tự thấy khuyết điểm của mình mà thôi, cũng giống như con mắt thấy được mọi vật nhưng lại không thấy chính nó.
Khi thấy người khác sai lầm thì hãy nên nhìn lại bản thân mình, đó mới là người có trí tuệ. Đức Phật dạy: “Tức giận người khác thì cũng giống như người đi lạc vào núi không có đường ra”. Sự tức giận ấy không chỉ làm tổn thương người khác mà còn làm bản thân mệt mỏi và tâm trí rối loạn.
3.
Nếu biết trước ngày mai mình chết bạn sẽ chiêm nghiệm cuộc đời mình như thế nào? Hạnh phúc hay đau khổ. Tại sao hạnh phúc và vì sao đau khổ? Hạnh phúc khi ta dành trọn cả cuộc đời này làm nhiều điều phước lành mang lại niềm vui cho mọi người, đến lúc chết thì ta chẳng có điều gì hối tiếc.
Đau khổ khi ta làm biết bao nhiêu lỗi lầm, vì bản ngã to đùng của mình đã gây ra biết bao nhiêu nỗi khổ cho con người. Để rồi từ đó tự làm tổn thương mình và mọi người. Đến lúc chết bạn sẽ rất day dứt và mặc cảm. Bạn muốn ra đi với nụ cười an lạc hay đầm đìa những giọt nước mắt tiếc thương muộn màng.
Hãy mỉm cười và an trú ngay hiện tại này, đó là hạnh phúc, bạn ạ! – Ảnh: Internet
Nếu biết trước ngày mai mình chết bạn cảm thấy như thế nào về những gì bạn làm? Những việc làm của bạn xuất phát từ trái tim vị kỷ thay vị tha? Bạn đã đề cao niềm vui của mọi người lên trên cái bản ngã vì niềm vui của mình chưa? Nếu bạn có một trái tim vị tha và luôn đem lại sự lợi lạc hạnh phúc cho moi người thì bạn sẽ cảm thấy rất mãn nguyện, trái lại bạn chỉ cảm thấy dày vò và hối hận thôi!
Vì vậy bạn hãy sống trọn vẹn ngày hôm nay vì ngày mai bạn sẽ không biết mình ra sao? Sẽ đi về đâu? Còn sống hay đã chết khi vô thường đến bất chợt, hãy sống một cuộc sống thật ý nghĩa, thật thiện lành vì lối sống đó không những đem lại niềm vui và an lạc cho mình mà còn trang trải đến với mọi người. Mỗi buổi sáng thức dậy bạn hãy tâm niệm : “Nếu ngày mai tôi chết, tôi sẽ…” và mỉm cười tặng cho những ý niệm lành của mình được đặt sau dấu ba chấm, nhé!
HÃY TRỌN VẸN VỚI CUỘC SỐNG
Cuộc đời cũng giống như trò chơi tung hứng. Bạn có trong tay 5 quả bóng có tên là Công Việc, Gia Đình, Sức Khoẻ, Bạn Bè và Tinh Thần. Bạn phải cố gắng để không làm rơi quả bóng nào.
Công Việc và Tinh Thần là những quả bóng cao su, nếu rơi xuống chúng có thể nảy lên trở vào tay bạn, nhưng 3 quả bóng còn lại là những quả bóng thuỷ tinh, chúng có thể bị trày xước, sứt mẻ hoặc thậm chí vỡ tan khi rơi xuống đất.Nếu ko thể tự chủ, bạn khó có thể lường trước quả bóng nào sẽ rơi xuống đất. Vì vậy hãy học cách giữ cân bằng cho cuộc sống của mình.
Đừng hạ thấp giá trị của bản thân khi so sánh mình với người khác. Mỗi chúng ta đều là những con người đặc biệt và có giá trị riêng. Nhu cầu tình cảm lớn nhất của con người là biết mình được đánh giá và nhìn nhận đúng.
Đừng để những ước mơ, mục đích của bạn lệ thuộc vào người khác, mà phải bắt nguồn tù chính khao khát, đam mê của bạn. Chỉ có bạn mới biết điều gì là tốt nhất cho bản thân mình.
Bạn hãy giữ gìn, nâng niu những điều thân thuộc, gần gũi nhất trong trái tim bạn. Đó chính là những giá trị tinh thần để cuộc sống cả bạn thêm phần ý nghĩa.
Đừng để cuộc đời trôi qua một cách vô vị khi mãi đắm chìm trong kỉ niệm hay nỗi đau trong quá khứ hoặc lo lắng quá về tương lai. Hãy sống trọn vẹn những giây phút hiện tại bằng tất cả cảm nhận và nhiệt huyết của trái tim mình.
Đừng bao giờ bỏ cuộc khi bạn vẫn còn có thể làm được điều gì đó. Mọi thứ chỉ thật sụ chấm dứt khi bạn thôi không muốn cố gắng nữa.
Đừng ngại nhìn nhận rằng bạn là người chưa hoàn hảo. Sự trưởng thành của con người diễn ra trong một giai đoạn của cuộc sống. Chính sự nhìn nhận những khiếm khuyết đó sẽ là sợi chỉ nối kết mọi người lại với nhau. Hãy học hỏi vì kiễn thức và trải nghiệm là vốn quý nhất mà bạn luôn có thể mang bên mình.
Đừng sợ phải đối mặt với những khó khăn, thử thách vì đó chính là cơ hội để bạn vững vàng và trưởng thành hơn.
Đừng để tình yêu thiếu vắng trong cuộc đời bạn bằng cách nói thật khó tìm thấy nó. Cách nhanh nhất để nhận được tình yêu là cho đi. Cách mau chóng để đánh mát tình yêu là cố giữ nó thật chặt, và cách tốt nhất để giữ trọn vẹn tình yêu là chắp cho nó một đôi cánh.
Hãy sử dụng thời gian và ngôn ngữ một cách cẩn thận. Không một lời nói hay một khoảnh khắc nào đã qua mà có thể lấy lại được.
Đừng băng qua cuộc sống quá nhanh để rồi đến một lúc nào đó bạn sẽ phải tự hỏi mình đang ở đâu. Hãy vạch ra hành trình dể luôn ý thức được rằng mình đang ở đâu trong hành trình ấy.
Cuộc đời không phải là một cuộc đua. Nó là một hành trình để chúng ta từng bước chiêm nghiệm ý nghĩa cuộc sống. Điều quan trọng không phải là phần thưởng khi bạn đến đích mà là những gì bạn cảm nhận được trên từng chặng đường đi.
Hiện Tại Là Món Quà Của Cuộc Sống
TẬP TRUNG VÀO HIỆN TẠI có lẽ không phải là một việc dễ dàng đối với nhiều người. Chúng ta thường dễ chìm đắm vào những điều tiếc nuối trong quá khứ hay cứ mãi lo lắng về tương lại. Nhưng bạn có biết không, khi bạn tập trung làm tốt công việc ở hiện tại, tự nhiên mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn, và bạn cũng cảm thấy hài lòng và hạnh phúc hơn !
Trong tiếng Anh, hiện tại được gọi là PRESENT, nghĩa là MÓN QUÀ đó các bạn. Vì vậy hãy biết trân trọng món quà ấy nhé
Nghệ thuật sống - Hãy sống với hiện tại
Hãy tưởng tượng có một ngân hàng ghi vào tài khoản của bạn 86. 400 đô la mỗi sáng. Tuy nhiên, phần sai ngạch của ngày này không được chuyển sang ngày khác. Mỗi đêm ngân hàng sẽ xóa hết phần bạn chưa dùng hết trong ngày.
Bạn sẽ làm gì… Dĩ nhiên là tận dụng từng đồng, đúng không…
Mỗi người trong chúng ta đều có một ngân hàng như thế, đó chính là Thời Gian.
Mỗi sáng nó ghi vào tài khoản của bạn 86. 400 giây. Khi đêm về, nó xóa hết phần thời gian bạn chưa kịp đầu tư vào việc có ích. Ngân hàng này không chuyển bất cứ khoản sai ngạch nào còn lại trong này và cũng không cho bạn chi trội.
Mỗi ngày bạn nhận được một tài khoản mới. Cứ đêm về phần dư lại trong ngày sẽ bị xóa. Nếu bạn không tận dụng được khoản gởi đó, người thiệt thòi chính là bạn. Không thể quay lại quá khứ, cũng không thể cưỡng lại “ngày mai”. Bạn phải sống trong hiện tại chỉ bằng khoản đã được gởi của chính ngày hôm nay. Vì vậy, hãy đầu tư thời gian của từng ngày một cách khôn ngoan để làm lợi nhiều nhất cho sức khỏe, hạnh phúc, và sự thành đạt của chính bản thân bạn.
Đồng hồ vẫn đều đều gõ nhịp, bạn hãy tận dụng ngày hôm nay.
Để hiểu được giá trị của một năm, hãy hỏi một học sinh vừa thi rớt.
Để hiểu được giá trị của một tháng, hãy hỏi một bà mẹ sinh non.
Để hiểu được giá trị của một tuần, hãy hỏi tổng biên tập của một tờ tuần báo.
Để hiểu được giá trị của một giờ, hãy hỏi người yêu nhau đang mong chờ được gặp mặt nhau.
Để hiểu được giá trị của một phút, hãy hỏi người vừa trễ tàu.
Để hiểu được giá trị của một giây, hãy hỏi một người vừa thoát hiểm trong gang tấc.
Để hiểu giá trị của một nghìn giây, hãy hỏi chủ nhân của một chiếc huy chương Thế Vận Hội.
Hãy biết trân trọng mỗi phút giây bạn đang có trong tay! Và cần phải trân trọng nó hơn nữa khi bạn sẻ chia thời gian với một ai đó đặc biệt, đặc biệt đến mức bạn phải dành thời gian của mình cho người ấy.
Hãy nhớ rằng thời gian thì không chờ đợi ai cả.
Bạn bè thực sự là tài sản hết sức quý báu của bạn. Họ đem lại nụ cười cho bạn, động viên bạn vươn đến thành công. Họ lắng nghe lời bạn nói, cho bạn một lời khen tặng, và nhất là họ muốn thổ lộ tâm tình với bạn.
Hãy thể hiện cho họ thấy bạn quan tâm tới họ đến nhường nào.
Hãy gửi thông điệp này đến bạn mình.
Ngày hôm qua là quá khứ
Ngày mai là một điều bí ẩn
Còn hôm nay là một món quà
Chính vì vậy mà người ta vẫn gọi
Hiện tại là món quà của cuộc sống!
(ST từ petalia.org )