• Trang Chủ
  • Thông Tin
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút - Văn học
    • Tự truyện
    • Nghệ thuật
    • Truyện ngắn
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Nhật ký hành trình
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Giới thiệu sách mới
  • Giáo Dục
    • Thai giáo
    • Thiếu nhi
    • Thanh niên
    • Hôn nhân
    • Kiến thức
    • Phật giáo
    • Gia Đình Phật Tử
  • Nghiên Cứu
    • Lịch sử
    • Phật học
    • Khoa học
    • Văn học
    • Văn hóa
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Máy ảnh - Lens
    • Gia Đình Phật Tử
  • Tam Tạng
    • Kinh
    • Luật
    • Luận
  • Tự Viện
    • Di tích
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Nghệ Thuật
    • Điện ảnh
    • Kiến trúc
    • Hội họa
    • Thư pháp
    • Đồ họa
    • Sân khấu
    • Âm nhạc
  • Pháp Âm
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Khóa tu
    • Audio Phật giáo
    • Video Phật giáo
    • Nhật ký du lịch
  • Media Đất Việt
    • Đất Việt Media
  • Hoa Sen Audio
    • Audio
    • Media Audio
    • Truyện Dài
    • Lời Phật Dạy
  • Đọc Sách
    • Văn Học Phật Giáo
    • Văn Học Dân Gian
    • Văn Học Hiện Đại
    • Văn Học Nước Ngoài
    • Sách Hay
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Thông Tin
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút - Văn học
    • Tự truyện
    • Nghệ thuật
    • Truyện ngắn
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Nhật ký hành trình
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Giới thiệu sách mới
  • Giáo Dục
    • Thai giáo
    • Thiếu nhi
    • Thanh niên
    • Hôn nhân
    • Kiến thức
    • Phật giáo
    • Gia Đình Phật Tử
  • Nghiên Cứu
    • Lịch sử
    • Phật học
    • Khoa học
    • Văn học
    • Văn hóa
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Máy ảnh - Lens
    • Gia Đình Phật Tử
  • Tam Tạng
    • Kinh
    • Luật
    • Luận
  • Tự Viện
    • Di tích
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Nghệ Thuật
    • Điện ảnh
    • Kiến trúc
    • Hội họa
    • Thư pháp
    • Đồ họa
    • Sân khấu
    • Âm nhạc
  • Pháp Âm
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Khóa tu
    • Audio Phật giáo
    • Video Phật giáo
    • Nhật ký du lịch
  • Media Đất Việt
    • Đất Việt Media
  • Hoa Sen Audio
    • Audio
    • Media Audio
    • Truyện Dài
    • Lời Phật Dạy
  • Đọc Sách
    • Văn Học Phật Giáo
    • Văn Học Dân Gian
    • Văn Học Hiện Đại
    • Văn Học Nước Ngoài
    • Sách Hay
  • Trang chủ

  • Đời Sống

  • Chia Sẻ

Nghĩ về người thầy . . . !

Ngày đăng: 20:21:31 19-11-2014 . Xem: 1744
  • Google +
  • Tweet
"Dạy học là một nghề cao quí trong các nghề cao quí". Bất cứ ai đã chọn nghề dạy học làm nghiệp ắt hẳn rất tự hào về nghề của mình. Nói là cao quí vì đây là nghề trực tiếp giáo dục đào tạo con người thành NGƯỜI có ích cho xã hội, cho đất nước. Nói nôm na thì đây là nghề "trồng người". Người thầy, vì thế mà được xã hội trọng vọng. 

Thời xưa, người thầy được xếp ở vị trí thứ 2 trong thang bảng xếp thứ tự những đối tượng xứng đáng được tôn kính nhất: QUÂN - SƯ - PHỤ. Dân gian đề cao vai trò người thầy "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" bởi "Không thầy đố mày làm nên" cho nên nảy sinh tình cảm tốt đẹp dành cho THẦY: "Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"...

Thời nay, những tình cảm tốt đẹp có tính truyền thống đó vẫn được duy trì. Đảng và nhà nước ta cũng đã xác định "Giáo dục là quốc sách hàng đầu", đã và đang làm những gì có thể đối với ngành giáo dục bởi tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao của ngành đặc thù này đối với sự phát triển trong hiện tại cũng như tương lai của xã hội và đất nước. Sứ mệnh "trồng người" hết sức thiêng liêng cao quí nhưng cũng hết sức nặng nề được đặt lên vai người THẦY. Vậy người thầy cần phải có những phẩm chất nào để đáp ứng được lòng mong mỏi của nhân dân, của Đảng và nhà nước?

Ngày trước khi bàn về đạo làm người, Khổng Tử từng than: Vi nhân nan ( làm người thật khó ). Khi luận về người thầy ông lại nói : Vi sư nan ( làm thầy thật khó ) . Làm người đã khó, làm THẦY lại càng khó hơn. Thiết nghĩ để người THẦY đúng với nghĩa của nó, trước hết phải có THIÊN TÂM (tấm lòng cao cả). "Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI". Đạo đức là cái gốc con người. Muốn làm THẦY trước hết phải là NGƯỜI đã. Muốn được là NGƯỜI dứt khoát phải lấy chữ NHÂN làm nền tảng. (Nhân là một khái niệm đạo đức chỉ những phẩm chất tốt đẹp cần có của con người, bao hàm lòng THIỆN và lòng nhân ái) Giữ được NHÂN là người, đánh mất NHÂN không còn là NGƯỜI nữa. Nói như vậy để thấy cái khó của làm THẦY. Xã hội luôn yêu cầu khắt khe về đạo đức người THẦY. Bởi hơn bất cứ người làm nghề nào khác, người THẦY phải là tấm gương cho học trò soi ngắm và học theo, làm theo. Cái TÂM của người THẦY phải trong vắt như gương, tuyệt đối không được vẩn chút bụi bặm, cả trên bục giảng lẫn trong đời thường. Nếu không thế thì THẦY không còn là tấm gương sáng nữa. Ấy thế mà không ít người còn nhầm lẫn khi viện cớ rằng THẦY cũng là người nên cũng có quyền thế này thế khác.

Như một tất yếu, đã chọn nghề dạy học làm nghiệp thì không thể nghĩ đến chuyện làm giàu. Muốn kiếm được nhiều tiền thì phải chọn nghề khác. Trong dạy học mà có tư tưởng kinh doanh kiến thức là sai lầm tệ hại. Từ xưa đến nay chưa thấy ai làm giàu nhờ nghiệp dạy học bao giờ. Tất nhiên, làm THẦY GIÁO không đến nổi phải "tháo giầy", "lấy giáo án dán áo" như ai đó nói quá lên, nhưng trong bản chất của nó, nghề dạy học gần gũi hơn với lối sống thanh đạm, người THẦY thường tìm thấy niềm vui nhiều hơn ở đời sống tinh thần chứ không phải ở thế giới vật chất.

Làm THẦY thì ắt phải biết yêu thương, khoan dung, độ lượng với học trò. Thiếu những phẩm chất NGƯỜI ấy, xin chớ chọn nghề THẦY. Cái tuổi "nhất quỷ nhì ma thứ ba ..." vốn chưa hoàn thiện về nhân cách, vì vậy mới rất cần đến sự giáo dục của THÂY. THẦY mà hay chấp nhặt, để bụng, định kiến...hoặc nhăm nhăm bắt lỗi, xử phạt những lầm lỗi của trò, ấy là lỗi của THẦY vậy. Và như thế, THẦY sẽ khó thành công trong nhiệm vụ "trồng người" của mình. Trong ứng xử với học trò, một điều có tính nguyên tắc THẦY cần nhớ lấy làm lòng, ấy là phải luôn luôn vì học sinh, nghĩa là phải đặt quyền lợi người học lên hàng đầu. Chúng ta có những khẩu hiệu "Tất cả vì học sinh thân yêu", "Kỉ cương - Tình thương - Trách nhiệm", "Trường học thân thiện, học sinh tích cực"... cũng là vì lẽ đó. Người THẦY phải xuất phát từ tình thương và trách nhiệm, lấy THIÊN TÂM ra mà đối xử với trò, nhất là trò cá biệt, có như thế thì mới có thể cảm hóa được chúng. 

Để thành công trong sứ mệnh "trồng người", tránh được những "tai nạn nghề nghiệp" không đáng có, người THẦY ngày nay còn cần phải được trang bị tốt những kĩ năng sống thiết yếu. Tuy thế, yêu cầu này không thể ngày một ngày hai mà có được, nó đòi hỏi người THẦY phải thường xuyên có ý thức tự rèn luyện lâu dài, không ngừng quan sát, lắng nghe, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm ở mọi nơi mọi lúc.

Một điều gần như đã thành qui luật: không có thầy giỏi thì không thể có trò giỏi. Thầy giỏi thì trò ngưỡng mộ, có sức hút đặc biệt đối với trò. THẦY không giỏi chuyên môn cũng sẽ thiếu đi sự sáng tạo trong hành nghề, sẽ khó hoàn thành nhiệm vụ được giao, đương nhiên cũng tự làm khó cho chính mình. Vì vậy, người THẦY không còn con đường nào khác là phải biết khiêm tốn học hỏi, không ngừng nổ lực rèn luyện chuyên môn, nâng cao tay nghề nghiệp vụ. Ngày xưa, các bậc tiền bối như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiếp... được đánh giá là những người "đạo cao đức trọng" được nhân dân kính trọng. Gần chúng ta hơn thì có những người THẦY đáng kính như Nguyễn Tất Thành, Dương Quảng Hàm, Đào Duy Anh... Các bậc ấy mãi mãi là tấm gương sáng về nhân cách người THẦY thắp sáng truyền thống giáo giới.

Gần đây, rải rác trên báo chí có phản ánh sự suy thoái đạo đức của người THẦY qua một số "người hành nghề dạy học" cụ thể, rồi hiện tượng "thầy rởm" ở một số trung tâm gia sư làm nhân dân bất bình, ca thán... Biết làm sao được. Ngày xưa cũng có những "thầy đồ liếm mật" dốt nát cũng núp bóng thầy đồ chính hiệu đó thôi. Những vụ báo chí đưa tin là có thật nhưng xin thưa đấy chỉ là hiện tượng đơn lẻ chứ quyết không phải là hình ảnh người THẦY rộng rãi nói chung. Đó chỉ là "những con sâu làm rầu nồi canh", mà đông đảo những người THẦY chân chính lên án. Chúng ta tin rằng những hiện tượng ấy sớm hay muộn cũng sẽ bị đào thải.
Trong cái se lạnh đầu đông và không khí "Ngày nhà giáo Việt Nam" sắp về, ngồi viết lên đây những dòng tản mạn về "người chèo đò" trên dòng sông tri thức, trong tôi ngập tràn niềm tin nhất định họ sẽ luôn luôn sáng mãi hình ảnh người THẦY cho dù cuộc sống phía trước còn nhiều bươn chải.
Sưu tầm 
Chia Sẻ
  • Google +
  • Tweet
Các Tin Khác
  • Sám Tụng Phật Khánh Đản

    Sám Tụng Phật Khánh Đản

  • Chuyện chúng ta

    Chuyện chúng ta

  • 8 Điều nên học trên đời

    8 Điều nên học trên đời

  • Vô thường

    Vô thường

  • Bài học giác ngộ

    Bài học giác ngộ

Giới thiệu sách mới

Tập San Trường Bồ Đề Khóa I - Năm 2024

Tập San Trường Bồ Đề Khóa I - Năm 2024

  • Tập san mới của trường Bồ Đề tại Mỹ Quốc

    Tập san mới của trường Bồ Đề tại Mỹ Quốc

  • Sách mới

    Sách mới "Giữa Cuộc Vui" tác giả Nhật Chiếu

Danh Tăng

Quê Hương Của Gió

Quê Hương Của Gió

  • Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là người Việt Nam đầu tiên được Google Doodles vinh danh

    Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là người Việt Nam đầu tiên được Google Doodles vinh danh

  • Ani Choying Drolma, người cất lên những thanh âm thần thánh rung động tới cõi Phật

    Ani Choying Drolma, người cất lên những thanh âm thần thánh rung động tới cõi Phật

Nhân vật

ĐẠI ĐỨC THÍCH TRUNG QUÝ-TIKTOK VỚI CHIA SẺ PHẬT PHÁP MẠNG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI NGÀY NAY

ĐẠI ĐỨC THÍCH TRUNG QUÝ-TIKTOK VỚI CHIA SẺ PHẬT PHÁP MẠNG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI NGÀY NAY

  • CÂU CHUYỆN SẢN PHẨM NHANG SẠCH THẢO MỘC VÂN HƯƠNG RA ĐỜI

    CÂU CHUYỆN SẢN PHẨM NHANG SẠCH THẢO MỘC VÂN HƯƠNG RA ĐỜI

  • Người Chiến Sỹ Truyền Tin - Sự Thật Đấu Tranh Phật Giáo 1963 Tại Huế

    Người Chiến Sỹ Truyền Tin - Sự Thật Đấu Tranh Phật Giáo 1963 Tại Huế

Sức khỏe

Tại sao chúng ta lại chọn ăn hạt

Tại sao chúng ta lại chọn ăn hạt

  • Các kiểu vận động để giữ sức khỏe khi phải cách ly tại nhà

    Các kiểu vận động để giữ sức khỏe khi phải cách ly tại nhà

  • Nên làm gì để quẳng đi nỗi lo sợ trong mùa dịch Covid-19?

    Nên làm gì để quẳng đi nỗi lo sợ trong mùa dịch Covid-19?

Nghệ thuật sống

Điều quan trọng của hạnh phúc - Samten Gyatso

Điều quan trọng của hạnh phúc - Samten Gyatso

  • Cộng trừ nhân chia của cuộc đời

    Cộng trừ nhân chia của cuộc đời

  • Đời người mỗi ngày mỗi ngắn lại

    Đời người mỗi ngày mỗi ngắn lại

Sự kiện

Lễ tấn hương Giới Đàn Diệu Tâm - Phật Giáo Đồng Nai

Lễ tấn hương Giới Đàn Diệu Tâm - Phật Giáo Đồng Nai

  • Hạnh cúng dường - Trùng tu chùa Vạn Phước Quán Âm - Thành Phố Huế.

    Hạnh cúng dường - Trùng tu chùa Vạn Phước Quán Âm - Thành Phố Huế.

  • Khóa tu mùa hè 2019 tại Tu viện Bát Nhã( Bảo Lộc-Lâm Đồng) - Đêm Tri ân cảm động.

    Khóa tu mùa hè 2019 tại Tu viện Bát Nhã( Bảo Lộc-Lâm Đồng) - Đêm Tri ân cảm động.

Chia Sẻ

Sám Tụng Phật Khánh Đản

Sám Tụng Phật Khánh Đản

  • Chuyện chúng ta

    Chuyện chúng ta

  • 8 Điều nên học trên đời

    8 Điều nên học trên đời

Nhật ký hành trình

Những lời chưa kịp nói ngày hôm ấy

Những lời chưa kịp nói ngày hôm ấy

  • Hoa Vàng Đắk Nông Nở Rộ 2023 - Phố Thị Hoa Vàng (Flowers of Caesalpinia ferrea)

    Hoa Vàng Đắk Nông Nở Rộ 2023 - Phố Thị Hoa Vàng (Flowers of Caesalpinia ferrea)

  • Chương Trình Thiện Nguyện 01.01.2023 tại Gia Lai

    Chương Trình Thiện Nguyện 01.01.2023 tại Gia Lai

  • Trang Chủ
  • Thông Tin
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Nghiên Cứu
  • Media Đất Việt
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Tam Tạng
  • Nghệ Thuật
  • Giáo Dục
  • Hoa Sen Audio
  • Đọc Sách


Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email: thichnhatchieu@gmail.com 
Ghi rõ nguồn www.hoasendatviet.com - Hoa Sen Đất Việt  khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Copyright by Lotus is traditional flower of Vietnam -  www.hoasendatviet.com. Designed by HSĐV