• Trang Chủ
  • Thông Tin
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút - Văn học
    • Tự truyện
    • Nghệ thuật
    • Truyện ngắn
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Nhật ký hành trình
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Giới thiệu sách mới
  • Giáo Dục
    • Thai giáo
    • Thiếu nhi
    • Thanh niên
    • Hôn nhân
    • Kiến thức
    • Phật giáo
    • Gia Đình Phật Tử
  • Nghiên Cứu
    • Lịch sử
    • Phật học
    • Khoa học
    • Văn học
    • Văn hóa
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Máy ảnh - Lens
    • Gia Đình Phật Tử
  • Tam Tạng
    • Kinh
    • Luật
    • Luận
  • Tự Viện
    • Di tích
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Nghệ Thuật
    • Điện ảnh
    • Kiến trúc
    • Hội họa
    • Thư pháp
    • Đồ họa
    • Sân khấu
    • Âm nhạc
  • Pháp Âm
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Khóa tu
    • Audio Phật giáo
    • Video Phật giáo
    • Nhật ký du lịch
  • Media Đất Việt
    • Đất Việt Media
  • Hoa Sen Audio
    • Audio
    • Media Audio
    • Truyện Dài
    • Lời Phật Dạy
  • Đọc Sách
    • Văn Học Phật Giáo
    • Văn Học Dân Gian
    • Văn Học Hiện Đại
    • Văn Học Nước Ngoài
    • Sách Hay
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Thông Tin
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút - Văn học
    • Tự truyện
    • Nghệ thuật
    • Truyện ngắn
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Nhật ký hành trình
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Giới thiệu sách mới
  • Giáo Dục
    • Thai giáo
    • Thiếu nhi
    • Thanh niên
    • Hôn nhân
    • Kiến thức
    • Phật giáo
    • Gia Đình Phật Tử
  • Nghiên Cứu
    • Lịch sử
    • Phật học
    • Khoa học
    • Văn học
    • Văn hóa
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Máy ảnh - Lens
    • Gia Đình Phật Tử
  • Tam Tạng
    • Kinh
    • Luật
    • Luận
  • Tự Viện
    • Di tích
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Nghệ Thuật
    • Điện ảnh
    • Kiến trúc
    • Hội họa
    • Thư pháp
    • Đồ họa
    • Sân khấu
    • Âm nhạc
  • Pháp Âm
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Khóa tu
    • Audio Phật giáo
    • Video Phật giáo
    • Nhật ký du lịch
  • Media Đất Việt
    • Đất Việt Media
  • Hoa Sen Audio
    • Audio
    • Media Audio
    • Truyện Dài
    • Lời Phật Dạy
  • Đọc Sách
    • Văn Học Phật Giáo
    • Văn Học Dân Gian
    • Văn Học Hiện Đại
    • Văn Học Nước Ngoài
    • Sách Hay
  • Trang chủ

  • Đời Sống

  • Chia Sẻ

Tình thương yêu

Ngày đăng: 03:45:00 25-11-2014 . Xem: 1250
  • Chia sẻ
  • Google +
  • Tweet
TTPGO - Trong đạo Phật chúng ta được học rằng thương yêu được làm bằng  
hiểu biết. Khi không hiểu được một người thì mình không có thể nào thương người đó, yêu người đó sâu sắc được.


>> Nghĩ về người thầy . . . !
>> Không có phước đức nào lớn bằng sự thông thái của trí tuệ
>> Chiếc mặt nạ


Danh từ chuyên môn của đạo Phật là từ bi và trí tuệ. Từ bi tức là thương và trí tuệ là hiểu biết. Giáo lý của đức Thế tôn rất đúng vì nếu không hiểu được người đó thì làm sao thương người đó đích thực được. Người đó dáng bề ngoài dễ thương nhưng trong lòng có thể có những điều không dễ thương, có những khó khăn, khổ đau, những bức xúc mà nếu không hiểu thì không thể nào thương được và mình sẽ sinh ra giận hờn trách móc, buộc tội lên án. Vì vậy cho nên hình dáng bên ngoài không phải là tất cả, mình cần phải hiểu thêm tâm hồn bên trong. Đức Thế tôn dạy rằng, không hiểu thì không thể nào thương được, hiểu là nền tảng của thương.
Chúng ta người nào cũng có nhu yếu được hiểu và được thương, nhiều người có cảm tưởng rằng trong đời chưa có ai hiểu mình được hết mà không hiểu mình thì làm sao thương được mình, cho nên chúng ta đói cái thương nhưng mà chúng ta cũng đói cái hiểu lắm. Có những chàng thanh niên, những cô thiếu nữ lang thang trong cuộc đời, đi tìm một người hiểu được mình và từ đó có thể thương được mình nhưng chưa bao giờ có cơ hội tìm ra được một người như thế, vì vậy khi gặp được một người có khả năng hiểu được mình thì rất may mắn. Khi mình nghĩ đến tình yêu, đến hôn nhân, mình phải đặc biệt chú ý đến điểm này của giáo lý của đạo Phật.
Nếu người không hiểu mình thì sẽ không thương mình được và sẽ làm mình đau khổ suốt đời. Chồng mà không hiểu được vợ thì chỉ làm khổ vợ thôi, làm sao mà làm cho vợ có hạnh phúc được? Nếu vợ không hiểu được chồng, không hiểu được những ước mơ, những khó khăn, những bức xúc, những nỗi khổ niềm đau của chồng thì người vợ đó làm sao chấp nhận và thương chồng được, vì vậy nên chúng ta phải nhớ một điều, thương được làm bằng cái hiểu. Nếu người cha không hiểu được người con thì càng thương chừng nào đứa con nó càng khổ chừng đó, cha nào mà không muốn thương con nhưng vì không hiểu được những khó khăn, bức xúc của con, cho nên càng thương lại càng làm cho con khổ.
Nhân danh tình thương mà người ta làm khổ nhau, đó là chuyện xảy ra trong đời sống hàng ngày. Tôi là một người vốn không ưa mùi sầu riêng. Một bữa nọ trên bàn Phật có một trái sầu riêng của ai dâng cúng. Tôi đang tụng kinh Pháp Hoa mà không chú tâm, không tập trung được vì mùi sầu riêng đó (hồi đó còn trẻ, mới hơn hai mươi tuổi thôi, tôi tụng kinh Pháp Hoa một mình) nên tôi lấy cái chuông úp trái sầu riêng lại và tụng cho xong phẩm kinh. Tụng xong tôi lạy ba lạy và giải phóng trái sầu riêng ra khỏi cái chuông. Quý vị vì thương tôi tụng kinh mệt mà mời tôi ăn vài múi sầu riêng thì chắc là tôi …chết, đó là thương nhưng mà không hiểu.
Vì vậy, không hiểu con thì không thể thương con được. Người cha phải tìm hiểu con mình: con ơi, con có nghĩ rằng bố hiểu được con không? Mình phải hỏi câu đó. Mình là mẹ cũng thế, mình phải có thì giờ để hỏi: Con ơi con có nghĩ rằng mẹ hiểu được con hay không. Nếu con thấy mẹ chưa hiểu được con thì xin con nói cho mẹ biết những nỗi khổ niềm đau, những khó khăn của con để mẹ có thể hiểu và mẹ sẽ không làm khổ con như trong quá khứ? Đó là ngôn ngữ của tình thương. Nếu mình làm bố thì mình cũng phải thực tập như thế này: Con trai của bố ơi, này con gái của bố ơi, con trai của bố có nghĩ là bố hiểu được con hay không? Tình thương của bố có làm cho con ngột ngạt, khổ đau hay không? Nếu con nghĩ rằng bố chưa hiểu con thì con phải giúp bố, con nói cho bố nghe những khó khăn, những khổ đau, những bức xúc của con để bố hiểu và bố sẽ không có áp đặt lên con những ý kiến của bố. Ngôn ngữ đó đích thực là ngôn ngữ của tình thương.
Mình cũng vậy, có khi mình giận hờn bố, mình trách móc bố, mình không nói ra nhưng mà mình có giận bố, giận mẹ. Cái đó cũng do mình không hiểu rõ bố và hiểu rõ mẹ. Mình phải giúp bố, giúp mẹ: Bố ơi, bố có nghĩ là con hiểu được bố hay không? Mẹ ơi, mẹ có nghĩ rằng con hiểu được mẹ hay không? Tại vì mẹ có những nỗi khổ niềm đau, những khó khăn mà chưa bao giờ con được nghe. Nếu mà mẹ nói cho con nghe những nỗi khổ niềm đau, khó khăn của mẹ thì có thể con không còn hành xử như trong quá khứ. Con đã lì lợm, phản ứng, tẩy chay, con đã lạnh lùng. Những cái đó xảy ra là vì con không hiểu được những khó khăn, những khổ đau, những bức xúc của mẹ. Mẹ nói cho con nghe đi để từ nay về sau nhờ hiểu được mẹ mà con sẽ không hành xử như thế.
Đó là một người con có hiếu, đó là ngôn ngữ của tình thương. Bố ơi, bố có nghĩ là con hiểu được bố hay không, có thể là con chưa hiểu được bố, bố có những ước vọng, những bức xúc, những khó khăn, khổ đau, lo buồn mà con chưa biết được, vì vậy cho nên con đã hành xử không khôn ngoan. Con đã lì lợm, bất chấp, con đã thách đố bố một cách im lặng và cái không dễ thương đó là do con không hiểu được bố. Vậy xin bố nói cho con nghe những khó khăn, những khổ đau, những bức xúc của bố để con hiểu, từ nay về sau con sẽ không hành xử, sẽ không phản ứng như thế nữa.
Đó là lời nói của một người biết yêu thương. Mà cả hai bên đều phải cố gắng. Phía cha mẹ phải thế mà phía các con cũng thế, đối với bạn bè của mình, mình cũng hành xử như thế.
Gặp một người mà khi mình nói, người đó không có khả năng lắng nghe, người đó cướp lời mình hay áp đặt lên mình ý kiến riêng của người đó thì mình biết rằng nếu mình kết hôn với người ấy, mình sẽ khổ suốt đời. Tại vì cô ấy hay anh ấy không có khả năng lắng nghe, không có khả năng hiểu được mình.
Đây là điều thầy muốn trao truyền cho các con. Đây là một phương châm trong liên hệ hàng ngày. Muốn tìm một người bạn hôn phối để sống lâu dài với nhau thì mình phải theo nguyên tắc có hiểu mới có thương. Nếu người kia không có khả năng hiểu được mình thì mình biết rằng dù người đó có bằng cấp cao, có gia tài kếch sù, người đó có sắc đẹp thì người đó cũng sẽ làm khổ mình suốt đời, phải nhớ điều đó. Vì khi mình lấy một người mà người đó lại làm khổ mình suốt đời tức là mình đi vào một cái ngục tù gọi là tù chung thân. Hôn nhân có thể là mở cửa thiên đường nhưng mà cũng có thể là mở cửa tù ngục. Hôn nhân là một cuộc phiêu lưu mạo hiểm rất là lớn, vì vậy các bạn phải cẩn thận lắm mới được.
Nghe một tiếng chuông để mình suy gẫm về chuyện đó và ghi nhớ rằng không hiểu thì không thể nào thương.
Nguồn : thiền sư Thích Nhất Hạnh
Ý kiến của bạn:
  • Chia sẻ
  • Google +
  • Tweet
Các Tin Khác
  • 8 bài học tôi ước mình đã biết khi bước sang tuổi 40.

    8 bài học tôi ước mình đã biết khi bước sang tuổi 40.

  • Câu chuyện về tỷ phú cận kề cái chết và bài học từ Đức Phật.

    Câu chuyện về tỷ phú cận kề cái chết và bài học từ Đức Phật.

  • Tham Vọng, ích kỷ của người làm chính trị trút lên vai người trẻ.

    Tham Vọng, ích kỷ của người làm chính trị trút lên vai người trẻ.

  • Những người nổi tiếng trên thế giới nói gì về Thiền?

    Những người nổi tiếng trên thế giới nói gì về Thiền?

  • 15 điều tới gần cuối đời con người mới nhận ra.

    15 điều tới gần cuối đời con người mới nhận ra.

Giới thiệu sách mới

Giới thiệu sách

Giới thiệu sách " Muôn kiếp nhân sinh - Many lives Many times"

  • Vườn Thiền - Review sách Sống đơn giản cho mình thanh thản

    Vườn Thiền - Review sách Sống đơn giản cho mình thanh thản

  • Mộng và Thực - Tác Phẩm Dưới Mái Chùa Hoang của Hòa Thượng Thích Quảng Độ

    Mộng và Thực - Tác Phẩm Dưới Mái Chùa Hoang của Hòa Thượng Thích Quảng Độ

Danh Tăng

Quê Hương Của Gió

Quê Hương Của Gió

  • Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là người Việt Nam đầu tiên được Google Doodles vinh danh

    Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là người Việt Nam đầu tiên được Google Doodles vinh danh

  • Ani Choying Drolma, người cất lên những thanh âm thần thánh rung động tới cõi Phật

    Ani Choying Drolma, người cất lên những thanh âm thần thánh rung động tới cõi Phật

Nhân vật

Người Chiến Sỹ Truyền Tin - Sự Thật Đấu Tranh Phật Giáo 1963 Tại Huế

Người Chiến Sỹ Truyền Tin - Sự Thật Đấu Tranh Phật Giáo 1963 Tại Huế

  • Những đoạn văn của Trịnh Công Sơn viết về Thân Phận và Tình Yêu

    Những đoạn văn của Trịnh Công Sơn viết về Thân Phận và Tình Yêu

  • Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu Hồ Thị Hoa là người vợ đầu tiên của vua Minh Mạng

    Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu Hồ Thị Hoa là người vợ đầu tiên của vua Minh Mạng

Sức khỏe

Tại sao chúng ta lại chọn ăn hạt

Tại sao chúng ta lại chọn ăn hạt

  • Các kiểu vận động để giữ sức khỏe khi phải cách ly tại nhà

    Các kiểu vận động để giữ sức khỏe khi phải cách ly tại nhà

  • Nên làm gì để quẳng đi nỗi lo sợ trong mùa dịch Covid-19?

    Nên làm gì để quẳng đi nỗi lo sợ trong mùa dịch Covid-19?

Nghệ thuật sống

Phật Tử - “không hưởng ứng và không chối bỏ” Ngày Noel

Phật Tử - “không hưởng ứng và không chối bỏ” Ngày Noel

  • Khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất đời người

    Khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất đời người

  • Làm Sao Sống Để Vui - Lời Phật Dạy Buổi Sáng

    Làm Sao Sống Để Vui - Lời Phật Dạy Buổi Sáng

Sự kiện

Lễ tấn hương Giới Đàn Diệu Tâm - Phật Giáo Đồng Nai

Lễ tấn hương Giới Đàn Diệu Tâm - Phật Giáo Đồng Nai

  • Hạnh cúng dường - Trùng tu chùa Vạn Phước Quán Âm - Thành Phố Huế.

    Hạnh cúng dường - Trùng tu chùa Vạn Phước Quán Âm - Thành Phố Huế.

  • Khóa tu mùa hè 2019 tại Tu viện Bát Nhã( Bảo Lộc-Lâm Đồng) - Đêm Tri ân cảm động.

    Khóa tu mùa hè 2019 tại Tu viện Bát Nhã( Bảo Lộc-Lâm Đồng) - Đêm Tri ân cảm động.

Chia Sẻ

8 bài học tôi ước mình đã biết khi bước sang tuổi 40.

8 bài học tôi ước mình đã biết khi bước sang tuổi 40.

  • Câu chuyện về tỷ phú cận kề cái chết và bài học từ Đức Phật.

    Câu chuyện về tỷ phú cận kề cái chết và bài học từ Đức Phật.

  • Tham Vọng, ích kỷ của người làm chính trị trút lên vai người trẻ.

    Tham Vọng, ích kỷ của người làm chính trị trút lên vai người trẻ.

Nhật ký hành trình

Phượng Vàng Nở Rộ Tại Tu Viện Bát Nhã 2020

Phượng Vàng Nở Rộ Tại Tu Viện Bát Nhã 2020

  • Chùa Liên Hoa Đắk Nông mùa Hoa Nở Sương Rơi - Nhật Chiếu

    Chùa Liên Hoa Đắk Nông mùa Hoa Nở Sương Rơi - Nhật Chiếu

  • Thiện Nguyện Hương Từ Thăm Và Tặng Quà Tại Đưng K'nớ

    Thiện Nguyện Hương Từ Thăm Và Tặng Quà Tại Đưng K'nớ

  • Trang Chủ
  • Thông Tin
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Nghiên Cứu
  • Media Đất Việt
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Tam Tạng
  • Nghệ Thuật
  • Giáo Dục
  • Hoa Sen Audio
  • Đọc Sách


Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email: thichnhatchieu@gmail.com 
Ghi rõ nguồn www.hoasendatviet.com - Hoa Sen Đất Việt  khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Copyright by Lotus is traditional flower of Vietnam -  www.hoasendatviet.com. Designed by HSĐV